« Home « Kết quả tìm kiếm

Ẩn dụ ý niệm trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận


Tóm tắt Xem thử

- ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN Đồng Thủy Thảo.
- Ẩn dụ, ẩn dụ ý niệm thi ca, miền ý niệm, ngôn ngữ học tri nhận, ý niệm.
- Ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphors) là một khái niệm của Ngữ nghĩa học tri nhận.
- Tìm hiểu những ẩn dụ ý niệm trong Tràng giang của Huy Cận, một mặt giới thiệu những hình ảnh ẩn dụ phổ quát, quen thuộc trong tư duy của người Việt, mặt khác đi vào lý giải, phân tích các yếu tố sáng tạo trong việc cụ thể hóa ẩn dụ ý niệm của Huy Cận qua Tràng giang.
- Ẩn dụ ý niệm trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.
- Đó không chỉ là bức tranh thiên nhiên mênh mông của sóng nước trên dòng tràng giang mà đó còn là tâm trạng cô đơn rợn ngợp của con người trước không gian vũ trụ mênh mông.
- Trong hầu hết các tài liệu nghiên cứu, phân tích tác phẩm Tràng giang từ trước đến nay chưa có bất cứ tài liệu nào phân tích tác phẩm này theo hướng ẩn dụ tri nhận.
- dụ ý niệm để từ đó đi vào tìm hiểu, phân tích các ẩn dụ ý niệm trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận, nhằm có thêm cách hiểu mới góp phần làm phong phú thêm cho nội dung bài thơ cả ở mặt ngữ nghĩa lẫn mặt hình tượng..
- 2 ẨN DỤ Ý NIỆM VÀ ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN.
- 2.1 Ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ý niệm trong thơ 2.1.1 Ẩn dụ ý niệm.
- Ẩn dụ ý niệm (Conceptual metaphors) là một khái niệm của Ngữ nghĩa học tri nhận.
- Khác với quan niệm truyền thống cho ẩn dụ là một phương tiện thuần túy của sáng tạo văn chương, Ngôn ngữ học tri nhận xác định ẩn dụ là công cụ của tư duy, ẩn dụ thâm nhập khắp trong cuộc sống hàng ngày,.
- Hệ thống ý niệm thông thường của chúng ta, thông qua đó chúng ta tư duy và hành động, về cơ bản là có tính ẩn dụ (George P.Lakoff.
- Ẩn dụ ý niệm là sự ý niệm hóa một miền tinh thần qua một miền tinh thần khác, gọi là sự ánh xạ (mapping) có hệ thống từ một miền nguồn sang một miền đích nhằm tạo nên một mô hình tri nhận (mô hình ẩn dụ) giúp lĩnh hội miền đích cụ thể, hiệu quả hơn.
- Với tư cách là một công cụ tri nhận, ẩn dụ được tạo ra một cách vô thức trong giao tiếp, tư duy..
- Ngôn ngữ học tri nhận phân biệt ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngôn ngữ (linguistics metaphor).
- Theo đó, ẩn dụ ngôn ngữ chỉ là các biểu thức ẩn dụ, là dạng cụ thể của ẩn dụ tri nhận – vốn trừu tượng và khái quát.
- Các biểu thức ẩn dụ có thể rất đa dạng nhưng nếu nó chỉ được ánh xạ từ một miền nguồn duy nhất tới một miền đích tương ứng thì đó chỉ là một ẩn dụ ý niệm.
- Ẩn dụ được phân loại thành: ẩn dụ cấu trúc.
- ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng.
- trong đó ẩn dụ cấu trúc là dạng phong phú nhất..
- Khi xem xét ẩn dụ trong các ngôn ngữ, ta sẽ bắt gặp các ẩn dụ mang tính phổ quát (universial metaphor), tức là các ẩn dụ có thể tìm thấy được trong phần lớn những văn hóa khác nhau.
- Tuy vậy, bên cạnh chúng còn có một lượng rất lớn các ẩn dụ không phổ quát, tức mang những đặc trưng cho từng văn hóa xác định.
- Ẩn dụ phổ quát (hay nguyên cấp) có thể được nhóm lại với nhau trong các ngôn ngữ và văn hóa cụ thể để tạo ra các ẩn dụ phức hợp.
- Các ẩn dụ nguyên cấp có khuynh hướng phổ quát, trong khi các ẩn dụ phức hợp hình thành từ chúng thường chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa.
- Chính các ẩn dụ phức hợp – chứ không phải các ẩn dụ nguyên cấp – là thứ làm nên sự khác biệt trong tư duy của con người trên cơ sở các bối cảnh của một nền văn hóa thực.
- Để xác định được các dấu ấn văn hóa xuất hiện trong ẩn dụ ý niệm, người nghiên cứu nhất thiết phải tập trung vào các ẩn dụ phức hợp này..
- 2.1.2 Ẩn dụ ý niệm trong thơ.
- Xét về đặc tính thể loại, thơ vốn được kiến tạo chủ yếu bằng phương thức ẩn dụ, trong đó có ẩn dụ ý niệm.
- Sự tương tác giữa miền Nguồn và miền Đích trong việc hình thành ẩn dụ ý niệm ở đây là sự chuyển đổi năng động giữa hai phạm trù cảm xúc và lý trí để tạo ra tín hiệu thẩm mỹ.
- Trong thơ, ẩn dụ không chỉ bó hẹp ở phương thức chuyển nghĩa từ vựng mà nó mở rộng theo nhiều cung bậc tri giác.
- Cho nên, khi khảo sát ẩn dụ ý niệm trong thơ, chúng ta phải tập trung chỉ ra sự tạo nghĩa từ phạm trù trừu tượng sang phạm trù cụ thể..
- Từ góc độ tri nhận luận, ẩn dụ thi ca phần lớn là sự mở rộng của hệ thống tư duy ẩn dụ truyền thống thường ngày của chúng ta (G.
- Theo đó, ta nên hiểu các ẩn dụ thi ca trong mối quan hệ với các ẩn dụ trong giao tiếp thường ngày bởi việc nghiên cứu các ẩn dụ văn chương là sự mở rộng việc nghiên cứu các ẩn dụ thường ngày (G.
- Lakoff, 1993) và các ẩn dụ thi ca mới mẻ nên được xem là mở rộng của những ẩn dụ cơ bản cấu trúc nên hệ thống tri nhận của con người.
- Sự cách tân của ẩn dụ trong thi ca có thể được hình dung trên hai phương diện: (i) các ẩn dụ mới mẻ về ngôn ngữ trên cơ sở các ẩn dụ thường quy, (ii) các ẩn dụ mới mẻ về ý niệm dựa trên việc chi tiết hóa và phức hóa các ẩn dụ ý niệm thường quy.
- Turner (1989) đề ra bốn cơ chế tạo thành các ẩn dụ thi ca dựa trên các ẩn dụ thường quy: mở rộng, chi tiết hóa, kết hợp, đặt vấn đề..
- Kinh nghiệm của con người không chỉ là kết quả của quá trình tương tác với thế giới khách quan mà còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa.
- Do đó, các ẩn dụ ý niệm phổ quát không phải là sự sáng tạo độc nhất của cá nhân các nhà thơ mà là một phần trong cách thức thành viên một văn hóa ý niệm hóa kinh nghiệm của họ.
- Nhà thơ trong cương vị là thành viên của một văn hóa nhất định sẽ sử dụng (một cách tự nhiên và thuần thục) các ẩn dụ ý niệm cơ bản này để giao tiếp với những thành viên khác, tức là độc giả của họ.
- 2.2 Giải mã Tràng giang của Huy Cận bằng ẩn dụ ý niệm.
- Vận dụng lí thuyết của Ngôn ngữ học tri nhận, bài viết này tìm hiểu cơ chế xác lập và giải mã các ẩn dụ trong Tràng giang của Huy Cận, để từ đó cung cấp thêm một cái nhìn về thơ ông trên các phương diện: năng lực tư duy, sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật, đặc biệt là dấu ấn tư duy – văn hoá dân tộc và lý tưởng của con người thời đại phản chiếu trong thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả..
- 2.2.2 Trong quan điểm ngôn ngữ học tri nhận, một ẩn dụ ý niệm là kết quả của các ánh xạ từ một miền nguồn thường cụ thể hơn sang một miền đích trừu tượng hơn, nghĩa là người ta dùng ẩn dụ để hiểu các đối tượng trừu tượng thông qua các đối tượng cụ thể.
- Trong thơ Huy Cận ta cũng thấy những ẩn dụ như vậy: Những hình ảnh vốn quen thuộc như dòng sông, chiếc thuyền, cỏ cây… được tác giả dùng để nhận hiểu những đối tượng trừu tượng, khó nắm bắt hơn, đồng thời cũng biểu thị những thông điệp biểu cảm sâu sắc..
- Theo tác giả Trịnh Sâm (2011), trong quá trình tương tác với tự nhiên cùng với sự ảnh hưởng của văn hóa dân tộc, đã dần hình thành nên những ý tưởng gắn với tự nhiên, con người đã dùng những ẩn dụ ý niệm cụ thể để biểu đạt cho những yếu tố trừu tượng.
- Tác giả Trịnh Sâm đã thống kê bốn loại ẩn dụ ý niệm Miền sông nước trong tri nhận của người Việt.
- Đó là các ẩn dụ ý niệm hành trình đời người.
- là hành trình của dòng sông, cuộc đời là dòng sông, môi trường xã hội là nước, ứng xử của con người là vận động của nước.
- Đây là các ẩn dụ ý niệm mang tính phổ quát chung cho tư duy của người Việt..
- Có thể thấy, ẩn dụ ý niệm sông nước xuất hiện với tần số rất cao trong sinh hoạt, văn hóa, văn chương người Việt.
- Nó khơi nguồn từ ẩn dụ ý niệm phổ quát trong tư duy của con người, nhất là người Việt.
- Sống gần gũi với sông nước, nên nhiều ý niệm của con người được gắn với những thuộc tính của sông nước.
- Trong tư duy của con người dòng sông rộng lớn là biểu tượng của không gian bao la, vô tận.
- Ẩn dụ ý niệm Dòng sông là dòng đời, như một cách cụ thể hóa những trải nghiệm mang tính nghiệm thân của con người để lý giải những cái trừu tượng (cuộc đời), bằng hình ảnh cụ thể (dòng sông).
- Vận dụng một cách sáng tạo ẩn dụ ý niệm phổ quát đó, Huy Cận cũng tạo nên một dòng sông cho riêng mình.
- Đó là dòng Tràng giang! Một dòng sông – biểu trưng của dòng đời mà ở đó, chính vì sự rộng lớn vô biên của nó càng khiến con người trở nên nhỏ bé, cô đơn.
- Đứng trước cái vô biên của vũ trụ, tâm trạng con người trở nên lạc lõng, buồn thương.
- Bắt nguồn từ các ẩn dụ ý niệm Cuộc đời là một cuộc hành trình, Cuộc đời là dòng sông, Dòng đời là dòng sông, để giải mã khổ thơ, chúng ta cảm nhận được ngoài vẻ đẹp của một bức tranh thiên nhiên sông nước mênh mông, hình ảnh một con thuyền xuôi mái phó mặc cho dòng nước đưa đẩy và một cành củi nhỏ nổi nênh trên dòng nước trôi vô định, còn là hình ảnh của con người nhỏ bé trên.
- Cuộc đời của con người là một cuộc hành trình chính sự nghiệm thân về cuộc đời của mình, con người đã nhận thức và tư duy bằng hình ảnh cụ thể trong sự so sánh tương đồng.
- Ở đây, không chỉ có ẩn dụ ý niệm Cuộc đời là một cuộc hành trình mà còn có sự kết hợp của rất nhiều ẩn dụ ý niệm khác.
- Các ẩn dụ ý niệm Cuộc đời là dòng sông, Dòng đời là dòng sông, Hành trình đời người là hành trình của dòng sông, Con người là đồ vật, Phương tiện là con người… đã kết hợp một cách hòa quyện với nhau tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho bức tranh thơ.
- Nỗi buồn đó được tạo nên bởi các ẩn dụ ý niệm sáng tạo trong câu thơ của Huy Cận.
- Trên dòng sông thực thể, ẩn dụ dòng đời mang theo cả nghĩa thực thể, dòng đời mà con người phải đi qua có bao nhiêu sóng gió, bao nhiêu ngả rẽ mà với thân phận nhỏ bé, con người khó có thể đoán định được.
- Câu thơ “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” đã vẽ nên một không gian sóng nước trùng điệp vô biên – đó là không gian xã hội mà con người đang phải đối diện – không gian của đời sống con người Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
- Trong không gian đó, con người chỉ như một con thuyền nhỏ bé, lạc loài, phó mặc cho dòng đời.
- Ẩn dụ ý niệm Cảm.
- xúc là sự vận động qua hình ảnh so sánh những đợt sóng liên tiếp xô nhau “điệp điệp” như nỗi buồn dâng lên tràn ngập trong tâm hồn con người..
- Hay đó là “điệp điệp” những nỗi buồn mà dòng đời mang lại cho con người trong cuộc đời..
- Không gian ẩn dụ dòng sông trong ý niệm dòng đời bao trùm xuyên suốt toàn bộ bài thơ, mỗi lúc nó càng được mở rộng ra hơn, càng trở nên rộng lớn mênh mông hơn, và cứ thế nó mở ra đến vô cùng vô tận.
- Theo ẩn dụ định hướng lên, xuống, thường dùng để chỉ mức độ, hay đánh giá, biểu đạt một thái độ, một vai trò nào đó.
- Ẩn dụ ý niệm Dòng đời là dòng sông kết hợp cùng với ẩn dụ Cuộc đời là mặt nước mênh mông tạo nên một ẩn dụ mới trong bài thơ - Tâm hồn cô đơn, tâm trạng cô đơn là thiên nhiên rộng lớn mênh mông.
- Chính các ẩn dụ ý niệm này đã tạo nên hàm nghĩa cho ý thơ, cho tứ thơ.
- Huy Cận cũng thế thôi! Cũng là một con người, nhưng lại là con người sống trong một hoàn cảnh xã hội đầy biến động trước Cách mạng tháng Tám, tâm trạng cũng không thể thoát khỏi những ám ảnh về không gian thời gian của cuộc đời bởi những biến động khó lường.
- Từ thực tế nghiệm thân đó, nhà thơ đã gửi hồn thơ vào những hình ảnh cụ thể để giãi bày, để có thể cụ thể hóa cái tâm trạng cô đơn vốn rất trừu tượng của con người.
- Chính nhờ các ẩn dụ ý niệm này mà ý thơ được trở nên rõ ràng, minh bạch và dễ cảm nhận hơn.
- Đối diện với không gian vô biên, trống trải, cái tôi ấy đi tìm kiếm sự cảm thông nhưng con người hoàn toàn vắng bóng.
- Và như để góp phần làm đậm tô cho không gian rộng lớn và trạng thái cô đơn đó, nhà thơ lại còn sử dụng kết hợp rất nhiều những ẩn dụ ý niệm để cực tả trạng thái của không gian và tâm hồn con người.
- Những yếu tố trừu tượng, khó có thể nắm bắt bỗng chốc hiện ra rõ rệt qua các ẩn dụ ý niệm được sử dụng trong bài thơ.
- Các ẩn dụ ý niệm phổ quát được Huy Cận sáng tạo thông qua sự cụ thể hóa bằng hình ảnh, từ ngữ.
- Ẩn dụ ý niệm Tư tưởng là vật chứa trong hình ảnh sầu trăm ngả, nỗi sầu là nước.
- ẩn dụ ý niệm Vui thì rộng, buồn thì hẹp được cụ thể hóa trong sự đối lập vô cực giữa không gian mênh mông vô tận của vũ trụ vô biên với bến nhỏ cô liêu.
- Mặt khác, cũng chính vì sự trơ trọi cô đơn đó của con người trong thế giới vô biên mà những hình ảnh thơ tưởng chừng như vụn vặt bỗng trở nên có nghĩa.
- Trong tư duy cảm quan con người các ẩn dụ ý niệm Phương tiện là con người, Con người là đồ vật, Con người là thực vật, Đời người là cỏ cây… được kết hợp vận dụng trong bài thơ và phát huy tối đa hàm nghĩa trong tương quan so sánh: thân phận bé nhỏ, lạc loài, vô định của kiếp người trong dòng đời.
- Các hình ảnh ẩn dụ: con thuyền, cành củi khô, những đám bèo trôi nổi, một cánh chim nhỏ bé… Tất cả đều góp phận tạo nên tâm trạng và thân phận con người..
- Từ ẩn dụ ý niệm mang tính phổ quát Phương tiện là con người, Huy Cận đã chi tiết hóa thành hình ảnh con thuyền mang ý nghĩa biểu trưng Con thuyền là con người.
- Cái cô đơn lạc lõng đến tội nghiệp của cái tôi trữ tình được nhân lên thêm khi nhà thơ cụ thể hóa ý niệm phổ quát Con người là đồ vật bằng ẩn dụ sáng tạo Con người là một cành.
- gợi cho người đọc cảm nhận sự đáng thương, tội nghiệp, nhỏ bé lạc loài, vô định của thân phận con người trong dòng đời muôn nẻo.
- Ẩn dụ ý niệm có tính phổ quát Đời người là cỏ cây, Con người là thực vật được sáng tạo qua hình ảnh Con người là cánh bèo.
- Và để hoàn thiện cho bức tranh thân phận đó, ẩn dụ ý niệm Con người là động vật được sáng tạo thành hình ảnh ước lệ mang dáng dấp Đường thi “chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”.
- Đó phải chăng là tâm trạng của chính con người..
- Nếu không từ các ẩn dụ ý niệm phổ quát, rõ ràng ta chẳng thể hiểu hết hàm ngôn của ý thơ.
- Cái hay của ngôn từ mà ẩn dụ tri nhận mang đến chính là ở đó.
- Nó giúp cho cảm giác tương đồng của con người được nhận thức từ cái nhìn tư duy mang tính khoa học hơn..
- Trong ý niệm phổ quát Cơ thể là vật chứa đựng tình cảm được Huy Cận cụ thể hóa, sáng tạo thành các ẩn dụ Thế giới nội tâm của con người là lòng người, Lòng người là dòng sông, Tưởng nhớ là thực thể.
- Để từ những ẩn dụ ý niệm đó nhà thơ hoàn thành xuất sắc bức tranh tâm cảnh của một con người..
- Tràng giang vẫn điềm nhiên, dửng dưng không thèm biết đến sự có mặt của con người.
- Phải chăng đây là chiều thứ tư đầy mơ hồ và hư ảo của không gian Tràng giang? Chính nhờ ta cảm nhận bài thơ không chỉ theo hình thức tiền tri nhận mà còn cảm nhận, giải mã Tràng giang thông qua các ẩn dụ tri nhận, nên sự đồng cảm của ta và thi nhân mới trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.
- Và cũng chính nhờ các lớp ngôn từ được giải mã bằng ẩn dụ ý niệm nên các lớp nghĩa hàm ẩn của lời thơ được lý giải hợp tình, hợp lý hơn vậy..
- Như vậy, ẩn dụ ý niệm chính là một phương thức tư duy tạo ra mối liên hệ giữa sự cảm quan cụ thể và sự tri nhận trừu tượng vốn nằm trong ngôn ngữ.
- Trong thơ, ẩn dụ không chỉ bó hẹp ở phương.
- Từ những phân tích về mô hình ẩn dụ ý niệm ở trên, có thể khẳng định cách tri nhận trong thơ Huy Cận xuất phát từ những tri thức nền được xác lập từ cơ sở kinh nghiệm thực tiễn của nhân loại nói chung, người Việt nói riêng về những tình cảm của con người