« Home « Kết quả tìm kiếm

AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA: NHÌN TỪ KHÍA CẠNH NÔNG DÂN TRỒNG LÚA VÀ GIẢI PHÁP LIÊN KẾT VÙNG VÀ THAM GIA "4 NHÀ" TẠI VÙNG ĐBSCL


Tóm tắt Xem thử

- AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA: NHÌN TỪ KHÍA CẠNH NÔNG DÂN TRỒNG LÚA VÀ GIẢI PHÁP LIÊN KẾT.
- An ninh lương thực (ANLT) là vấn đề lớn được quan tâm, không những ở Việt nam, mà cả trên Thế giới.
- Ý nghĩa chung về ANLT là làm thế nào sản xuất đủ lương thực cho mọi người, và tăng thu nhập người sản xuất lương thực thì mới bền vững.
- Kết quả cho thấy xu thế chung Thế giơi và Việt Nam về sản xuất lương thực sẽ gặp nhiều khó khăn tại vì đất trồng lúa bị thu hẹp do tiến trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, trong khi đó nhu cầu lương thực do tăng dân số, sử dụng lương thực cho thức ăn gia súc và làm xăng sinh học ngày càng tăng.
- Các yếu tố này sẽ tác động làm tăng và không ổn định giá lương thực trong tương lai..
- Nhưng nông dân càng sản xuất lúa càng nghèo.
- Như thế rất khủng hoảng, không những cho người sản xuất mà cả ANLT quốc gia.
- Vì vậy để góp phần giải quyết các đối mặt này, việc nâng cao năng lực sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thông qua liên kết vùng và tham gia “ 4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) nhằm chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác giảm giá thành, tổ chức sản xuất nông dân nối kết thị trường, và thông tin thị trường thì được đề nghị..
- Từ khóa: An ninh lương thực, hoàn cảnh nông dân trồng lúa, Đồng bằng sông Cửu long và giải pháp tham gia “4 nhà”.
- Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, an ninh lương thực (ANLT) là chủ đề được quan tâm nhiều hơn, nhất là trong 1 vài năm trở lại đây.
- Trước đây, người ta thường chỉ chú ý đến mối liên quan giữa an ninh lương thực và tốc độ gia tăng dân số.
- Tuy nhiên, hiện nay bối cảnh và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược về an ninh lương thực trở nên phức tạp hơn tại vì có nhiều yếu tố tác động và thách thức nhiều hơn.
- Vấn đề an ninh lương thực trở nên nóng bỏng, không chỉ ở các nước nghèo mà cả các nước giàu.
- Phân tích an ninh lương thực trong bối cảnh thế giới và Việt Nam.
- Đề ra giải pháp chiến lược, nhấn mạnh nhu cầu liên kết vùng và tham gia “4 nhà” nhằm góp phần ổn định an ninh luơng thực quốc gia và tăng thu nhập nông dân trồng lúa..
- Số liệu được thu thập từ các nguồn: (1) Tổng quan tài lệu liên quan đến ANLT thế giới của tổ chức FAO, Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ (USAID) và Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), (2) Số liệu thống kê về sản xuất, sản lượng và năng suất lúa của các tỉnh/thành ở ĐBSCL (Tổng cục Thống kê, 2007) và (3) số liệu điều tra kỹ thuật và kinh tế sản xuất lúa của 334 hộ nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL và (4) Phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia Đại học Cần thơ và Viện Lúa ĐBSCL về chiến lược liên kết vùng và tham gia “4 nhà” để sản xuất và tiêu thụ lúa gạo vùng ĐBSCL..
- Phân tích cụm (cluster) được áp dụng để phân loại các vùng sản xuất lúa chính và phân tích xu hướng sản xuất lúa ở các vùng này.
- Các biến được sử dụng để phân loại vùng sản xuất lúa gồm: năng suất vụ lúa Đông xuân, Xuân hè và Hè thu và diện tích lúa mùa của hai năm 2005 và 2006.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận sản xuất lúa và tổng thu nhập của nông hộ trong năm được xác định bằng cách áp dụng phương pháp phân tích hàm tương quan đa biến (canonical correlation) (Hair et al., 1998).
- Biến phụ thuộc là năng suất, lợi nhuận sản xuất lúa.
- và tổng thu nhập của nông hộ, và biến độc lập là diện tích sản xuất, đầu tư vật tư và giá bán lúa của nông dân..
- 3.1 Phân tích bối cảnh về dân số-môi trường-lương thực thế giới.
- Tổ chức Lương - Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã đặt ra vấn đề an ninh lương thực trong bối cảnh gia tăng dân số, đặc biệt ở các nước kém phát triển, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, sản xuất lương thực tăng trưởng chậm, giá lương thực tăng nhanh, sản xuất “xăng” sinh học và khủng hoảng kinh tế.
- Do nhiều yếu tố ảnh hưởng nêu trên, các chiến lược toàn cầu về an ninh lương thực mang lại rất ít kết quả khả quan.
- An ninh lương thực toàn cầu liên quan đến kinh tế, ổn định xã hội và chính trị..
- Bên cạnh các loại cây lương thực chính như bắp, lúa mì và khoai tây, lúa là cây lương thực quan trọng hàng đầu, nuôi sống khoảng ½ dân số và khoảng ¾ người nghèo của thế giới.
- Mặc dù nhu cầu tăng cao, nhưng nghịch lý là giá lúa gạo tăng chậm, và giá vật tư tăng cao, dẫn đến nông dân trồng lúa gặp rất nhiều khó khăn..
- Hai thử thách quan trọng cho sản xuất lúa trong thời gian tới ở Châu Á là: (1) làm sao đảm bảo nhu cầu lượng thực ngày càng gia tăng khi tài nguyên đất và nước giảm về số lượng và chất lượng (hàng năm phải gia tăng 235 triệu tấn lúa để nuôi sống khoảng 1,3 tỉ người tăng thêm đến 2025), và (2) xoá đói và cải thiện thu nhập nông dân trồng lúa.
- Vì thế theo các chuyên gia, đối phó với nạn thiếu lương thực trên thế giới cần có giải pháp đồng bộ:.
- Đầu tư thích đáng cho phát triển nông nghiệp bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nông dân sản xuất lượng thực;.
- Xây dựng hệ thống dự trữ lương thực để chống lại tình trạng đầu cơ thị trường hàng hóa..
- 3.2 Phân tích bối cảnh Việt nam trong chiến lược an ninh lương thực thế giới Lúa là cây lương thực quan trọng nhất cho an ninh lương thực quốc gia.
- Từ năm 1992 đến nay, tốc độ tăng trưởng của sản lượng cao hơn diện tích, có nghĩa là sản xuất lúa cả nước vẫn ở mức độ thâm canh.
- Trong giai đọan diện tích sản xuất lúa giảm trung bình 51.000 ha/năm, riêng 2007 giảm 66.600 ha.
- Về lâu dài, Chính phủ cần phải chú ý quy hoạch hợp lý và giữ ổn định diện tích sản xuất lúa..
- Chiến lược “an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” xuất phát từ bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực trước những nguy cơ gia tăng về thiên tai và dịch bệnh do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể xảy ra.
- Nước ta có thuận lợi là có đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vựa lương thực của quốc gia, và trình độ canh tác lúa của nông dân ở ĐBSCL càng ngày càng nâng cao.
- Dân số tiếp tục gia tăng, làm cho diện tích đất nông nghiệp tính trên nhân khẩu giảm trong khi nhu cầu lương thực tăng;.
- Tốc độ tăng năng suất và lợi nhuận sản xuất lúa đang có xu hướng ngày càng giảm dần;.
- Thiên tai do biến đổi khí hậu toàn cầu (hạn, xâm nhập mặn và lũ) có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất lúa;.
- Chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm, dẫn đến khó khăn về tích tụ đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn..
- Ở phạm vi vĩ mô, các thách thức về an ninh lương thực cần phải được xem xét ở nghĩa rộng như sau:.
- Sản xuất lương thực làm sao đủ để nuôi sống xã hội, không những đảm bảo no mà còn tốt cho sức khoẻ;.
- Làm sao nguời dân có thể tiếp cận nguồn lương thực dễ dàng khi cần, và.
- Năng lực và chất lượng cuộc sống của nông dân sản xuất lúa cần phải được cải thiện và từng buớc giảm dần tính dể bị tổn thương cho đối tượng này..
- Quy hoạch tổng thể đất nông nghiệp, đặc biệt đất sản xuất lương thực, của quốc gia và từng vùng với lợi thế sinh thái nông nghiệp, dựa vào bối cảnh và tình huống liên quan của quốc tế và trong nước;.
- Đào tạo thế hệ nông dân mới có trình độ kỹ thuật canh tác và quản lý nông trại tiên tiến, có thể tiếp cận thông tin dễ dàng để cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên cho sản xuất lương thực và thích ứng với thay đổi khi hậu sắp tới;.
- Đa dạng hoá sản xuất lương thực thông qua áp dụng các hệ thống nông nghiệp bền vững và thích nghi theo vùng sinh thái, giảm sự lệ thuộc chỉ dựa vào lúa gạo;.
- Xây dựng nhóm nông dân hợp tác sản xuất, hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng lúa- gạo nhằm sử dụng hiệu quả dịch vụ và cơ sở hạ tầng.
- Đồng thời, tạo cơ hội phân phối lợi nhuận cho người trực tiếp sản xuất lương thực;.
- Xây dựng chiến lược cải thiện tập quán tiêu thụ lương thực của người Việt Nam theo hướng đa dạng thực phẩm và giảm tiêu thụ gạo;.
- Xây dựng mạng thông tin an ninh lương thực quốc gia để cung cấp cho Chính phủ những số liệu chính xác trong và ngoài nước về sản xuất, thu hoạch, dự trữ, thị trường và xuất khẩu..
- 3.3 Hiện trạng sản xuất lúa vùng ĐBSCL.
- Ở ĐBSCL, lúa vẫn là cây trồng quan trọng nhất cho sinh kế của phần lớn người dân trong vùng, an toàn lương thực quốc gia và xuất khẩu.
- Ở ĐBSCL có thể phân thành 2 vùng sản xuất lúa chính khác nhau: (1) vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất.
- Từ khi có chủ trương đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp vào năm 2000, sản xuất lúa ở ĐBSCL chuyển dần từ độc canh sang các hệ thống canh tác kết hợp và chú trọng chất lượng gạo.
- 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập nông dân trồng lúa Trong thập niên 1980 và 1990, năng suất lúa gia tăng điều đặn do cải thiện hệ thống tưới tiêu, cải tạo đất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh.
- Ngoài ra, nông dân sản xuất lúa có lời nhiều hơn khi và chỉ khi giá lúa cao và sản xuất với diện tích lớn.
- Các biện pháp thâm canh như tăng vụ, bón phân và sử dụng thuốc hoá học không làm gia tăng năng suất cũng như hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.
- Kết quả nghiên cứu từ 1995 đến nay của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL- ĐHCT cho thấy hiệu quả đầu tư sản xuất lúa giảm vì lý do tốc độ gia tăng giá vật tư, nhiên liệu và lao động cao hơn tăng giá lúa.
- Nếu nông dân duy trì đuợc năng xuất thì cần thâm canh cao và như thế lợi nhuận sẽ càng giảm thêm.
- Do đó, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giảm xuống, thấy rõ nhất ở những vùng có điều kiện đất và nước, cơ sở hạ tầng (giao thông và thủy lợi) và dịch vụ sản xuất lúa kém..
- Nông dân trồng lúa ở ĐBSCL có thu nhập và trình độ văn hoá thấp, đặc biệt ở vùng khó khăn như bị nhiễm phèn và mặn (Bảng 2 và 3).
- Do đó, đầu tư để tái sản xuất phụ thuộc chủ yếu ở các đại lý vật tư và giá bán lúa lúc thu hoạch, vì vậy rũi ro về kinh tế cao.
- Bảng 1: Năng suất và hiệu quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của sản xuất lúa 2 vụ/năm và 3 vụ/năm ở ĐBSCL.
- của nông dân sản xuất lúa theo tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.
- Phân tích chi tiêu và tích lũy của nông hộ ở các vùng sinh thái khác nhau cho thấy xu hướng chung là hàng năm, sau khi thu hoạch, nông dân phải trả cho nhà vật tư hơn 50% tổng chi tiêu (Bảng 3).
- Điều này giải thích tại sao đời sống nông dân trồng lúa bấp bênh với giá vật tư gia tăng và giá lúa giảm xuống.
- Điều này thì ít xảy ra với nhóm nông dân trung bình và nghèo trong nông thôn.
- Tóm lại, để đảm bảo vai trò xã hội trong việc ổn định an ninh lương thực quốc gia và quốc tế, nông dân trồng lúa ĐBSCL gặp khó khăn và thách thức sau:.
- Quy mô sản xuất nhỏ, thiếu tổ chức và liên kết “4 Nhà” để sản xuất mang tính hàng hóa (lượng, chất, thời điểm và giá) và sử dụng có hiệu quả dịch vụ cung ứng và các chuơng trình hổ trợ nhà nước;.
- Trình độ ứng dụng kỹ thuật và quản lý sản xuất chưa đáp ứng với nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới hiện nay;.
- Lợi nhuận sản xuất lúa thấp, nông dân thiếu tích lũy, nên nghèo và gặp nhiều rũi ro;.
- ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nhưng từ trước đến nay đầu tư cho sản xuất lúa không đồng bộ, sự tương hợp giữa chính sách vĩ mô và vi mô còn nhiều bất cập.
- Xét từ bối cảnh của nông dân trồng lúa, cơ bản của giải pháp tổng hợp là cần quy họach đất lúa hợp lý theo vùng sinh thái hướng tới đa mục tiêu (lương thực, kinh tế, môi trường và xã hội) và thực hiện chính sách đầu tư cho quy họach thành công, trong đó giải pháp liên kết và tham gia “4 Nhà” là cần thiết..
- Bảng 3: Bình quân chi tiêu cho 4 nhà xung quanh mình và tích lũy của nông dân theo tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL (triệu đồng/hộ/năm).
- Qua các kết quả nghiên cứu và phân tích trên, đồng thời qua các cuộc họp giữa Đại học Cần thơ, Viện NC lúa ĐBSCL và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã nhận ra rằng cần có giải pháp liên kết vùng và tham gia “4 nhà” để sản xuất và tiêu thụ gạo tại vùng ĐBSCL với các nội dung như sau.
- Nghị Quyết 26 của Đảng về Nông nghiệp- Nông dân- Nông thôn sẽ là quốc sách kịp thời cho phát triển nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, ổn định sản xuất.
- ĐBSCL là vùng trọng điểm an ninh lương thực quốc gia, diện tích và sản lượng lúa trong 8 năm qua có xu hướng giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu gia tăng;.
- Liên kết sẽ giúp thực thi các kế hoạch và chiến lược sản xuất lúa và an ninh lương thực đến tận địa phương;.
- Tìm sự đồng thuận không những nguồn lực nhà nuớc mà cả xã hội để sản xuất và tiêu thụ nhằm gia tăng thu nhập cho nông dân cao nhất, ổn định cuộc sống;.
- Hiện tại, ĐBSCL có nhiều mô hình “tham gia 4 Nhà” thành công rất cần thiết nhân rộng để phát triển sản xuất và tiêu thụ.
- Thông qua sự liên kết và tham gia này thì hoạt động trở thành hệ thống, từ đó giúp Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra các chính sách và cơ chế phù hợp để phát triển lúa gạo và tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa trong vùng..
- Nhằm tìm ra giống lúa cho năng suất cao ổn định, phầm chất gạo tốt, kháng sâu bệnh, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và thích nghi điều kiện tiểu vùng sinh thái và thay đổi khí hậu tác động từng vùng sản xuất ĐBSCL;.
- Tìm giải pháp kỹ thuật sản xuất lúa thích ứng cho hội nhập kinh tế và sự biến đổi khí hậu, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm gía thành và tạo lợi nhuận cho nông dân;.
- Phát triển các hình thức tổ chức nông dân để chuyên giao công nghệ và các chính sách đầu tư khác nhằm nâng cao năng lực sản xuất và nối kết với thị trường qua giải pháp tham gia “4 nhà“;.
- Nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh lúa gạo vùng ĐBSCL từ khâu dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, trong đó tổ chức liên kết nông dân trong chuỗi cung ứng lúa gạo và xây dựng thương hiệu được đặc biệt quan tâm..
- Liên kết nhà nước: Bao gồm Bộ/Ngành TW, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ kết họp lãnh đạo các tỉnh/thành để cụ thể hoá về quy hoạch và kế hoạch sản xuất và tiêu thụ lúa-gạo, huấn luyện và nâng cao năng lực nông dân, và cơ chế, tổ chức và chính sách thực hiện NQ 24 của Chính phủ liên quan đến an ninh lương thực quốc gia..
- Qua đó dựa vào thế mạnh từng cơ quan để họp tác lại nhằm nghiên cứu và đề xuất 3 nhà còn lại tham gia thực hiện sản xuất và tiêu thụ và tăng thu nhập nông dân trồng lúa..
- Liên kết các nhà doanh nghiệp: Dựa vào tổ chức hoạt động các hiệp hội và các doanh nghiệp liên quan đến đầu tư đầu vào, sản xuất và tiêu thụ lúa-gạo vùng ĐBSCL.
- Hàng năm các doanh nghiệp sẽ được mời tham gia và ký kết với các tổ chức sản xuất nông dân trên từng vùng nguyên liệu đã được quy hoạch của nhà nước..
- Liên kết nhà nông: Nông dân được xem là đối tượng hưởng lợi từ giải pháp này.
- Đó cũng là cơ hội giúp nông dân nối kết với thị trường, giảm rủi ro và thích ứng cao trong sản xuất của họ..
- Khi liên kết 4 nhà nhằm giúp nông dân trồng lúa có nhiều cơ hội tăng thu nhập và vùng ĐBSCL đóng góp ANLT Quốc gia.
- Kỹ thuật sản xuất giảm gía thành và giảm thất thoát sau thu hoạch.
- Tổ chức sản xuất và liên kết dựa vào chuỗi cung ứng từ đầu vào, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ,.
- Nông nghiệp, nông thôn và nông dân ĐBSCL sẽ bị áp lực rất lớn trong tiến trình hậu WTO và thay đổi khí hậu rất lớn.
- Nếu không có giải pháp ngay từ bây giờ thì rất khó tận dụng cơ hội và vượt thử thách để phát triển vùng ĐBSCL một cách bền vững về sản xuất lúa gạo, tăng thu nhập cho nông dân và an ninh lương thực quốc gia trong tương lai..
- Liên kết vùng và tham gia “4 Nhà” để phát triển sản xuất lúa-gạo và nâng cao thu nhập nông dân sản xuất lúa là giải pháp then chốt.
- Phân tích tác động kinh tế, xã hội và môi trường của thâm canh lúa cao sản ở ĐBSCL và cơ hội hướng tới sản xuất lúa bền vững