« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG BÃ MÍA Ủ UREA HAY MẬT ĐƯỜNG SO SÁNH VỚI RƠM LÊN TỈ LỆ TIÊU HÓA, TĂNG TRỌNG VÀ TIÊU TỐN THỨC ĂN TRÊN KHẨU PHẦN CỦA BÒ TĂNG TRƯỞNG


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG BÃ MÍA Ủ UREA HAY MẬT ĐƯỜNG SO SÁNH VỚI RƠM LÊN TỈ LỆ TIÊU HÓA, TĂNG TRỌNG VÀ TIÊU TỐN.
- Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng bổ sung bã mía ủ 4% urea và 4% mật đường lên tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) được tiến hành trên 12 bò đực lai hướng sữa F 2 .
- Thí nghiệm bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức (NT) và bốn lần lặp lại.
- Mỗi NT nhận 1 khẩu phần thức ăn thí nghiệm bổ sung rơm (NTI), bã mía ủ urea (NTII) và bã mía ủ mật đường (NTIII).
- Kết quả thí nghiệm về tăng trọng của NTII và NTIII tương đương nhau (0.52 kg/ngày) và cao hơn có ý nghĩa (P = 0.01) so với NTI (0.42 kg/ngày).
- Cả hai bã mía ủ urea hay mật đường đều cải tiến rõ rệt tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và tỉ lệ tiêu hóa của bò..
- Từ khóa: bã mía ủ, bò, urea, mật đường, tăng trọng, chuyển hóa thức ăn, mức tiêu hóa.
- Nguồn thức ăn xanh và nhiều xơ cho gia súc có nhiều vào mùa mưa nhưng khan hiếm mùa khô, chỉ có rơm là nguồn thức ăn thay thế vì thế vật nuôi tăng trưởng rất thấp hay không tăng trưởng do rơm nghèo dưỡng chất.
- Trong khi mía thu hoạch vào mùa khô vì vậy các phụ phẩm của mía là nguồn thức ăn rất dồi dào cho vật.
- Bã mía là phần còn lại sau khi ép lấy đường chiếm khoảng 20-30% trọng lượng cây mía.
- Vào giữa những năm 1960 cây mía đã được dùng như là thức ăn cơ sở để nuôi bò thâm canh cao sản vỗ béo.
- Tầm quan trọng trong việc sử dụng cây mía làm thức ăn gia súc đã được trình bày trong một hội nghi do FAO tổ chức tại nước Cộng Hòa Dominican năm 1986 (Sansoucy, Aarts &.
- Một con bò trong một ngày có thể ăn được từ 2-3 kg bã mía (Hội Chăn nuôi Việt Nam 2002).
- Bã mía có thể sử dụng như sử dụng như nguồn thức ăn cho bò giá rẻ (Calderon et al., 1977.
- Kết quả nghiên cứu tương tự bã mía là nguồn thức ăn thay thế có hiệu quả trên bò tơ (Joshi et al.,1984) bò vỗ béo (Tudor et al., 1986 và 1998.
- Để cải tiến mức tiêu hóa của bã mía làm thức ăn cho gia súc nhai lại, có nhiều rất nhiều phương pháp xử lý bằng cách kiềm hóa với urea, urea và NaOH, NaOH hay NH 4 (OH) (Torres et al., 1982.
- Với hy vọng tận dụng được nguồn bã mía sẵn có dồi dào, rẻ tiền không bị giá cả thị trường chi phối để giải quyết nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại và mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
- Mục tiêu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung bã mía xử lý bằng cách kiềm hóa với urea, lên men với mật đường lên mức tiêu hóa, tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế trong khẩu phần của bò tăng trưởng..
- 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm.
- Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2004 tại trại bò, nông trường Tân Lập, Tiền Giang..
- 2.2 Động vật thí nghiệm.
- Thí nghiệm được tiến hành trên 12 bò đực lai hướng sữa F 2 , có trọng lượng trung là 145 kg 15 tất cả bê được tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng trước khi tiến hành thí nghiệm..
- 2.3 Thức ăn thí nghiệm.
- Thức ăn thí nghiệm gồm có bã mía, rơm, cỏ voi và thức ăn hỗn hợp do công ty Proconco sản xuất..
- Bã mía được lấy từ nhà máy đường Công ty đường Bến Tre, bã mía là thành phần còn lại sau khi ép lấy đường, xác bã bao gồm cả vỏ và ruột được nghiền nát, kích thước khoảng 3- 5 cm.
- Tất cả thức ăn thí nghiệm được mua một lần để chuẩn bị cho toàn bộ thí nghiệm.
- Thức ăn hỗn hợp (TĂHH) do Proconco sản xuất có hàm lượng 15% CP và năng lượng là 2.550 kcal/kg..
- Urea, mật đường loại C và khoáng (đá liếm) trọng lượng của mỗi khối 5 kg.
- Thành phần hóa học các thực liệu và khẩu phần thí nghiệm được trình bày qua Bảng 1..
- Bảng 1: Thành phần hóa học (1) của các thực liệu và khẩu phần thí nghiệm Thực liệu pH DM,.
- TĂHH Bã mía (2.
- Bã mía ủ urea Bã mía ủ mật đường Nghiệm thức I Nghiệm thức II Nghiệm thức III .
- (1) DM: vật chất khô.
- (2) Bã mía do Công ty Đường Bến Tre sản xuất có hàm lượng lignin là 14.45%.
- 2.4 Theo dõi mức ăn tối đa, tăng trọng và tiêu tốn thức ăn.
- Bò được nuôi cá thể trên nền chuồng xi măng, có máng đựng thức ăn và nước uống riêng.
- Thức ăn xét nghiệm là bã mía ủ urea, mật đường và rơm được đặt để cho bò dễ tiếp cận và tự do lấy thức ăn trước đến khi con vật từ chối ăn.
- Mỗi bò được nhận 1,5 kg thức ăn hỗn hợp, được cho ăn làm 3 lần/ngày..
- Bảy ngày đầu tiên là thời gian nuôi thích nghi của bò đối với thức ăn xét nghiệm, giai đoạn tiếp theo thu thập số liệu mức ăn tự do của bò để từ đó xác định số lượng ăn tối đa đối với thức ăn xét nghiệm để làm cơ sở bố trí tỉ lệ thức ăn xét nghiệm vào khẩu phần đồng đều giữa các nghiệm thức.
- Số liệu được ghi chép hàng ngày về số lượng thức ăn cho ăn và thức ăn thừa.
- Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được xác định ẩm độ để tính số lượng thức ăn ăn vào..
- Thức ăn được cân cho ăn mỗi ngày, cân thức ăn thừa vào sáng hôm sau.
- Thức ăn và thức ăn thừa được lấy mẫu phân tích xác định hàm lượng vật chất khô để xác định lượng vật chất khô ăn vào..
- Công thức thức ăn thí nghiệm:.
- Nghiệm thức I (NT1): cỏ voi (51.
- Nghiệm thức II (NT2): cỏ voi (51.
- bã mía ủ 4% urea (16.
- Nghiệm thức III (NT3): cỏ voi (51.
- bã mía ủ 4% mật đường (16%).
- Số lượng của thức ăn thí nghiệm tương ứng với từng nghiệm thức ở trạng thái tươi..
- NT 2: 13,3(kg) cỏ voi + 1,5(kg) TĂHH + 3(kg) bã mía ủ urea 4%..
- NT 3: 13,3(kg) cỏ voi + 1,5(kg) TĂHH + 3(kg) bã mía ủ mật đường 4%..
- 2.5 Bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 khối và 3 nghiệm thức (rơm cỏ, bã mía ủ 4% urea và bã mía ủ 4% mật đường), mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần.
- Có tổng cộng 12 đơn vị thí nghiệm, mỗi đơn vị thí nghiệm nhận 1 bò.
- Có tổng cộng 12 bò thí nghiệm..
- Các thức ăn thí nghiệm được phân tích hàm lượng vật chất khô (DM) tro, protein thô (CP = N%*6.25) theo qui trình tiêu chuẩn của AOAC (1984).
- Số liệu các thí nghiệm được xử lý bằng phân tích phương sai theo mô hình hồi qui tuyến tính tổng quát (GLM) và so sánh cặp trung bình nghiệm thức được phân tích theo phép thử Tukey bằng chương trình Minitab 13.2 (Ryan, 2000)..
- 3.1 Tỉ lệ tiêu hóa các khẩu phần thí nghiệm.
- Kết quả về mức tiêu hóa các dưỡng chất của các khẩu phần thí nghiệm được trình bày qua Bảng 2.
- Nghiệm thức II và III có mức tiêu hóa protein thô tương đương nhau (Bảng 2) và cao hơn có ý nghĩa so với NTI (P=0.01).
- Bảng 2: Ảnh hưởng việc bổ sung bã mía ủ urea hay ủ mật đường lên tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các khẩu phần thí nghiệm.
- Vật chất khô.
- Mức tiêu hóa vật chất khô ở NTII và NTIII bã mía ủ mật đường và urea tăng cao là do bã mía đã được xử lý bằng urea hay mật đường.
- Mật đường là một carbohydrate hòa tan cung cấp cơ chất cho quá trình lên men acid lactic, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân cắt một phần liên kết ligno-cellulose, đặc biệt là tạo điều kiện thụân lợi cho sự hoà tan của hemicellulose trong môi.
- Kết quả về mức ăn tối đa các thức ăn xét nghiệm của bò thí nghiệm được trình bày qua Bảng 3.
- Mức ăn tối đa của rơm, bã mía ủ urea và mật đường tương đương nhau là 0.66 kg/ngày nên tỉ lệ thức ăn xét nghiệm so với vật chất khô ăn vào cũng tương đương nhau là 16%, nên số lượng vật chất khô và protein ăn vào của bò giữa các nghiệm thức giống nhau (Hình 1).
- Các tỉ lệ DM ăn vào so với thể trọng hay phần trăm thức ăn thí nghiệm so với DM ăn vào giống nhau giữa ba nghiệm thức..
- Tuy nhiên tổng vật chất khô ăn vào so với thể trọng trao đổi của NT I (8.19%) cao hơn so với NT II (7.95%) và NT III (7.9%) do bò nuôi ở NT I có tăng trọng thấp hơn (Bảng 4).
- Tỉ lệ vật chất khô ăn vào so với trọng lượng cơ thể tương đương nhau giữa các nghiệm thức (P=0.46), biến động rất nhỏ từ 2.44-2.5%.
- Theo Richie (1991) vật chất khô ăn vào biến động lớn trên bò ăn tự do từ 1.5 đến 3% thể trọng cơ thể, trung bình DMI của bê sau cai sữa đến hạ thịt là 2.3%, mặc dù bê thí nghiệm nuôi điều kiện nhiệt đới, hàm lượng vật chất khô ăn vào tương đối đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của con vật..
- Có sự khác biệt có ý nghĩa về hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) giữa các nghiệm thức thí nghiệm (P=0.01), NT II và NT III có HSCHTĂ tương đương nhau (7.91 và 7.93) và cao hơn NT I là 9.44.
- Như vậy hai, bã mía ủ urea hay mật đường đều có cải tiến đáng kể HSCHTĂ so với rơm khô do làm gia tăng được tăng trọng bò..
- Bảng 3: Ảnh hưởng việc bổ sung bã mía ủ mật đường hay ủ urea lên mức ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của bò thí nghiệm.
- Bã mía ủ urea - 0,66 - Bã mía ủ mật đường.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn 9,44 b 7,91 a 7,93 a 0,01 0,21.
- DM ăn vào so với thể trọng .
- thức ăn thô so với DM ăn vào .
- thức ăn thí nghiệm so với DM ăn vào.
- (a) DM: vật chất khô.
- 3.3 Kết quả về tăng trọng của bò thí nghiệm.
- Kết quả tăng trọng của bò thí nghiệm được trình bày qua Bảng 4 và Hình 1..
- Bảng 4: Ảnh hưởng của bã mía ủ urea hay ủ mật đường lên tăng trọng bò thí nghiệm NT I NT II NT III P SEM Trọng lượng bò, kg.
- Đầu thí nghiệm Cuối thí nghiệm .
- Tăng trọng toàn kỳ 39,00 b 46,50 a 46,50 a .
- Tăng trọng/ngày 0,430 b 0,52 a 0,52 a .
- NT rơm NT ủ urea NT ủ M Đ Tăng trọng/ngày, kg HSCHTĂ.
- Hình 1: Ảnh hưởng bổ sung bã mía ủ urea hay mật đường lên tăng trọng (kg/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) bò thí nghiệm.
- Bã mía ủ urea hay mật đường có ảnh hưởng rõ rệt lên tăng trọng của bò thí nghiệm, NT I và II có tăng trọng giống nhau là 0,52 kg/ngày, cao hơn có ý nghĩa (P=0.003) so với khẩu phần rơm (NT I) có tăng trọng là 0.43 kg/ngày..
- Kết quả về tăng trọng tương tự cũng được Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly công bố (2001) trên bò lai F1 (Hostein x bò địa phương) tăng trưởng nuôi bằng khẩu phần rơm khô, bổ sung urea và bánh urea mật đường và xử lý ammoniac cho tăng tương ứng là 0.336 và 0.449 kg/ ngày.
- Tuy nhiên hệ số chuyển hóa thức ăn hai khẩu phần tham khảo rất cao là 12.7 và 11.8 so với số liệu của đề tài (Bảng 3).
- Kết quả tăng trọng của bò thí nghiệm thấp hơn số liệu do Odai et al.
- (2002) công bố rằng bê Holstein nuôi với khẩu phần bã mía ủ chua cho tăng trọng cao hơn khẩu phần cỏ Ruzi tương ứng là 1.21 và 1.02 kg/ngày, lý do bò lai F 2 có thể chưa thích nghi tốt với điều kiện khí hậu đồng thời các điều kiện chăn nuôi như nước uống cũng ảnh hưởng rất lớn lên tăng trọng bò.
- Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly (2001) khẳng định bã mía được kiềm hóa hoàn toàn có thể sử dụng cho bò vào giai đoạn mùa khô thiếu thức ăn vẫn cho kết quả tăng trọng có hiệu quả..
- Tăng trọng của vật nuôi còn ảnh hưởng bởi chất lượng thức ăn.
- Rơm là thức ăn chăn nuôi gia súc nhai lại truyền thống, so với bã mía rơm còn có chất lượng tốt do thấp hơn về chất xơ, lignin và silic.
- Tuy nhiên bã mía đã được xử lý với urea hay mật đường đã cải tiến được chất lượng hơn so với rơm..
- Bã mía ủ urea hay mật đường là nguồn cung cấp thức ăn tốt cho gia súc nhai lại..
- Cần tận dụng nguồn nguyên liệu nầy để làm thức ăn bổ sung cho vật nuôi để cải tiến tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn..
- Thức ăn chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc