« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ĐỘ PROTEIN LÊN NĂNG SUẤT HEO CON THEO MẸ ĐẾN CAI SỮA


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu ảnh hưởng các mức độ protein thô và năng lượng lên khả năng sinh trưởng và phát triển của heo con, được tiến hành trên 16 ổ heo con theo mẹ lúc 7 ngày tuổi có trọng lượng từ 2,2-2,4 kg, bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẩu nhiên thừa số hai nhân tố là protein và năng lượng với bốn nghiệm thức và bốn lần lập lại.
- Thí nghiệm chia làm hai giai đoạn:.
- Giai đoạn heo con theo mẹ từ 7 – 24 ngày tuổi.
- Gồm có hai mức độ protein (24% và 22%) và năng lượng (14,3MJ/kg và 13,3 MJ/kg) Giai đoạn heo con cai sữa từ 24-60 ngày tuổi.
- Giai đoạn 7-24 ngày tuổi, sự tương tác của cả hai yếu tố protein và năng lượng lên các chỉ tiêu theo dõi là không có sự khác biệt về tăng trọng và tiêu tốn thức ăn..
- Giai đoạn 24-60 ngày tuổi sự tương tác của cả hai yếu tố protein và năng lượng giữa các nghiệm thức là không có sự khác biệt..
- Nhưng ảnh hưởng của yếu tố năng lượng có ảnh hưởng khác biệt lên các chỉ tiêu.
- Tăng trọng (kg/con/ngày) ở khẩu phần có năng lượng cao (14,3MJ/kg) và khẩu phần có năng lượng thấp (13,3 MJ/kg) là: 0,36 và 0,321 (P=0,05).
- Hệ số chuyển hóa thức ăn khẩu phần có năng lượng cao (14,3MJ/kg) và khẩu phần có năng lượng thấp (13,3 MJ/kg) là 1,35 và 1,46.
- Kết quả này cho phép kết luận có thể sử dụng nghiệm thức II để nuôi heo trong giai đoạn từ 7-60 ngày tuổi để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi..
- Heo con có tốc độ sinh trưởng rất nhanh trong giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa.
- Do heo là con vật tăng trưởng rất nhanh nên nhu cầu protein, tỷ lệ và sự cân đối của các acid amin thiết yếu và năng lựơng rất quan trọng nhất là đối với heo con giai đoạn tập ăn lúc 7 ngày đến cai sửa lúc 24 ngày và tách mẹ lúc 60 ngày tuổi..
- Nhu cầu năng lượng và protein của heo con trong giai đoạn này rất đặc biệt do cấu tạo bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh và phụ thuộc vào sữa mẹ vì vậy tác động của thức ăn cho heo con trong giai đoạn này là rất quan trọng..
- Xuất phát từ nhu cầu thiết thực trên nên chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của các mức độ protein và năng lượng lên năng suất của heo con từ 7 – 60 ngày tuổi.” Mục đích của đề tài là xác định nhu cầu protein và năng lượng của khẩu phần hiệu quả nhất về tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và đạt hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi..
- Kết thúc thí nghiệm lúc heo con đạt 60 ngày tuổi..
- 2.1.3 Thức ăn thí nghiệm.
- premix khoáng, vitamin (0 – 1) Khẩu phần cho heo con được chia ra làm hai giai đoạn:.
- Giai đoạn 1: Heo con theo mẹ từ 7 – 24 ngày tuổi..
- Có bốn nghiệm thức thí nghiệm.
- Nghiệm thức I (NTI): 24%CP + 14,3 MJ/kg + 1,40%Lys + 0,62%Met - Nghiệm thức II (NT II): 24%CP + 13,3 MJ/kg + 1,40%Lys + 0,62%Met - Nghiệm thức III (NT III): 22%CP +14,3 MJ/kg +1,40%Lys + 0,62%Met - Nghiệm thức IV (NTIV): 22%CP + 13,3MJ/kg +1,40%Lys + 0,62%Met Giai đoạn 2: Heo con theo mẹ từ 24 – 60 ngày tuổi..
- Gồm các nghiệm thức sau:.
- Nghiệm thức I (NTI): 22%CP + 14,3 MJ/kg + 1,12%Lys.
- Nghiệm thức II (NTII): 22%CP + 13,3 MJ/kg + 1,12%Lys.
- trong khẩu phần) của thức ăn thí nghiệm giai đoạn 7- 24 ngày tuổi.
- GE: năng lượng thô.
- ME: năng lượng trao đổi, ước tính (NRC, 1998).
- Bảng 2: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm giai đoạn 24-60 ngày tuổi.
- Bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên thừa số hai nhân tố là protein và năng lượng của khẩu phần..
- Heo con sau cai sữa lúc 24 ngày tuổi.
- Trong giai đoạn đầu được trộn thuốc ngừa tiêu chảy và pha vitamin C vào nước uống..
- Heo được cân vào buổi sáng trước khi cho ăn vào các giai đoạn 7, 24 và 60 ngày tuổi để xác định các chỉ tiêu tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, tỉ lệ tiêu chảy và hiệu quả kinh tế qua các giai đoạn 7-24 ngày tuổi, 24-60 ngày tuổi.
- Năng lượng trao đổi (ME) tính theo NRC (2000).
- Năng lượng thô (GE) đựoc xác định bằng nhiệt lượng kế bomb (adibated bomb calorimeter)..
- 3.1 Kết quả về tăng trọng giai đoạn 7-24 ngày tuổi 3.1.1 Ảnh hưởng của yếu tố năng lượng.
- Ảnh hưởng của năng lượng lên tốc độ tăng trọng của heo con trong giai đoạn 7-24 ngày tuổi được trình bày qua Bảng 3, giai đoạn 7-24 ngày tuổi tốc độ tăng trọng của heo ở các mức năng lựong khác nhau không có sự khác biệt.
- Khuynh hướng cho tăng trọng cao ở khẩu phần có mức năng lượng cao.
- Sự tương tác của năng lượng và protein lên tăng trọng của heo con.
- Bảng 3: Ảnh hưởng của yếu tố protein thô và năng lượng lên tăng trọng của heo qua các giai đoạn Protein thô.
- P Năng lượng (MJ/kg) P.
- Giai đoạn 7-24 ngày.
- Tăng trọng BQ, kg/con/ngày Giai đoạn 24-60 ngày.
- Giai đoạn 7-60 ngày.
- TT BQ toàn ổ kỳ TN, kg/ổ Tăng trọng BQ, kg/con Tăng trọng BQ, kg/con/ngày Bảng 4: Tương tác giữa mức độ protein và năng lượng lên tăng trọng của heo thí nghiệm qua.
- các giai đoạn.
- Chỉ tiêu Nghiệm thức P.
- 7 ngày tuổi .
- 24 ngày tuổi .
- 60 ngày tuổi .
- 7-60 ngày .
- Sự tương tác của năng lượng và protein được trình bày qua Bảng 4.
- Tăng trọng bình quân/con ở các nghiệm thức trung bình từ 2,5- 3,2 kg Ở giai đoạn 7-24 ngày tuổi tốc độ tăng trọng bình quân ở nghiệm thức III là cao nhất (187g/con/ngày), kế đến là NT II (160g/con/ngày).
- 3.2 Tăng trọng giai đoạn 24-60 ngày tuổi 3.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố năng lượng.
- Ảnh hưởng của yếu tố năng lượng được trình bày qua Bảng 4, giai đoan 24-60 ngày tuổi tốc độ tăng trọng của heo ở các mức năng lựơng khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ (P = 0,05).
- Tăng trọng bình quân ở mức năng lượng 14,3 MJ/kg là 0,361(kg/con/ngày) cao hơn mức năng lượng 13,3 MJ/kg là 0,321(kg/con/ngày).
- Heo nhận khẩu phần có năng lượng cao cho tăng trọng cao hơn.Ngoài ra heo trong giai đoạn này rất hoạt động nên chúng cần nhiều năng lượng và năng lượng cũng cần thiết cho hoạt động của cơ thể..
- 3.2.3 Ảnh hưởng sự tương tác của năng lượng và protein lên tăng trọng của heo con Ảnh hưởng sự tương tác của năng lượng và protein lên tăng trọng của heo con qua Bảng 5.
- Ở giai đoạn 24-60 ngày tuổi tốc độ tăng trọng bình quân (kg/con/ngày) ở các nghiệm thức I, II, III, và IV lần lượt là 0,372.
- Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê.
- thấp nhất là nghiệm thức III (13,94 kg) và nghiệm thức IV (13,93 kg).
- Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (P>0.05).
- 3.3 Về tiêu tốn thức ăn.
- 3.3.1 Giai đoạn 7-24 ngày tuổi (a) Ảnh hưởng của năng lượng.
- Ảnh hưởng của năng lượng đến số lượng thức ăn tiêu tốn được trình bày qua Bảng 5.
- Ở giai đoạn 7-24 ngày tuổi, số lượng thức ăn tiêu tốn ở mức độ năng lượng 14,3MJ/kg là 1,12 (g/con/ngày) cao hơn mức độ năng lượng 13,3 MJ/kg là 1,26 (g/con/ngày).
- Qua Bảng 5 cho thấy ảnh hưởng của Protein đến số lượng thức ăn tiêu tốn ở giai đoạn 7- 24 ngày tuổi là không có sự khác biệt.
- Bảng 5: Ảnh hưởng của yếu tố protein thô và năng lượng lên tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo con.
- Protein thô P Năng lượng (MJ/kg) P.
- Giai đoạn 24-60 ngày.
- Ảnh hưởng tương tác của năng lượng và protein lên tiêu tốn thức ăn của heo con.
- NT I NT II NTIII NT IV Giai đoạn 7-24 ngày.
- Giai đoạn 24 60 ngày.
- Qua Bảng 6, chúng tôi nhận thấy số lượng thức ăn tiêu thụ (g/con) của heo con trong giai đoạn 7-24 ngày tuổi lần lượt ở các Nghiệm thức I,II, III, IV là 1,02.
- Sự khác biệt về số lượng thức ăn ở các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (P> Giai đoan 24-60 ngày tuổi.
- (a) Ảnh hưởng của yếu tố năng lượng.
- Qua bảng 5 cho thấy số lượng thức ăn tiêu tốn ở mức năng lượng 14,3MJ/kg cao hơn mức năng lượng 13,3 MJ/kg.Về phương diện thống kê sự khác biệt này có ý nghĩa (P = 0,02)..
- Về hệ số chuyển hóa thức ăn ở mức năng lượng 14,3 MJ/kg là 1.35 thấp hơn mức năng lượng 13,3 MJ/kg là 1,46.
- Như vậy, khẩu phần 20 % Protein đã đáp ứng được nhu cầu dinh cho heo trong giai đoạn 24-60 ngày tuổi..
- (c) Ảnh hưởng tương tác của năng lượng và protein.
- Ảnh hưởng của năng lượng và protein ở các nghiệm thức được trình bày qua Bảng 6, Số lượng thức ăn tiêu tốn cao nhất ở nghiệm thức I là 0,530 kg/con/ngày, ME ăn vào là 7,16 MJ/kg và CP ăn vào là 108 g/con/ngày, kế đến là nghiệm thức II là 0,472 kg/con/ngày, ME ăn vào là 6,71 MJ/kg và CP ăn vào là 99 g/con/ngày, nghiệm thức III là 0,459kg/con/ngày, ME ăn vào là 6,16 MJ/kg và CP ăn vào là 98g/con/ngày và thấp nhất là nghiệm thức IV là 0,447kg/con/ngày, ME ăn vào là 5,99 MJ/kg và CP ăn vào là 91g/con/ngày..
- Qua Bảng 6 cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn nghiệm thức II là thấp nhất (1,35), kế đến là nghiệm thức thức I (1,36), nghiệm thức III (1,43) và thấp nhất là nghiệm thức IV (1,48).
- Số lượt tiêu chảy, lượt Tỷ lệ tiêu chảy Giai đoạn 24-60 ngày.
- Qua Bảng 7 chúng tôi nhận thấy trong giai đoạn 7-14 ngày tuổi heo con tiêu chảy nhiều..
- Sự khác biệt về số lượng tiêu chảy trung bình của heo ở các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê..
- Giai đoạn từ 24- 60 ngày tuổi tỷ lệ tiêu chảy của heo ở các nghiệm thức là không có sự khác biệt.
- Tỷ lệ tiêu chảy (%)lần lượt ở các nghiệm thức I.
- Chỉ tiêu Nghiệm thức.
- NTI NT II NT III NT IV Giai đoạn 7-24 ngày.
- Trong giai đoạn theo mẹ, nhất trong giai đoạn bú 3 tuần tuổi heo con sử nguồn dưỡng chất chủ yếu từ sữa mẹ nên có thể được đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng từ bú mẹ, nên tăng trọng của heo con chủ yếu do sữa mẹ cung cấp thức ăn hoàn toàn có ảnh hưởng rất ít do lượng thức ăn tiêu tốn ít.
- Do đó khẩu phần có mức độ protein khác nhau không ảnh hưởng đến tăng trọng của heo con.
- Nói cách khác ở mức protein 20% đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho heo con trong giai đoạn 24-60 ngày tuổi.
- Tác động này có ý nghĩa quan trọng hổ trợ cho heo con phát triển tốt trong giai đoạn cai sữa..
- Theo NRC (1998) nhu cầu CP của heo giai đoạn 3-5 kg là 26 và 24% CP và nhu cầu năng lượng là 13.66 MJ ME/kg (NRC, 2000), tuy nhiên trong giai đoạn này heo con theo tiêu tốn thức ăn rất ít nên mức độ 20 hay 22% CP hay năng lượng khác nhau trong thí nghiệm điều không ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi và mức độ 20% lại tỏ ra có hiệu quả kinh tế do chi phí thức ăn thấp.
- Trong giai đoạn sau cai sữa từ 24-60 ngày tuổi mức độ CP không ảnh hưởng nên năng suất vật nuôi nhưng năng lượng lại có ảnh hưởng lên tăng trọng..
- Khẩu phần có năng lượng cao cho tiêu tốn thức ăn cao và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn khẩu phần có năng lượng thấp, nhưng mức độ protein thì không ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu này.
- Điều này có thể giải thích trong giai đoạn này heo con rất họat động, theo Petley và Bayley (1988), Noblet và ctv.
- Ngoài ra heo được nuôi trên chuồng lồng, gió và lạnh về đêm cũng là nguồn làm tiêu hao nhiều năng lượng do heo con cần sản sinh nhiệt lượng chống lạnh (NRC, 1981;.
- Năng lượng khẩu phần cao giúp cho heo con đảm bảo được hoạt động sống và tích lũy cao nhất..
- Giai đoạn 7 – 24 ngày tuổi, ảnh hưởng của protein và năng lượng giữa các nghiệm thức là không có sự khác biệt.
- Giai đoạn 24-60 ngày tuổi, ảnh hưởng tương tác của protein giữa các nghiệm thức là không có sự khác biệt.
- Có thể áp dụng được khẩu phần II (20% protein và 14,3 MJ/kg) để nuôi heo trong giai đoạn 24 – 60 ngày tuổi để tăng năng suất heo con và đạt hiệu quả kinh tế.