« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng các yếu tố môi trường chuồng nuôi lên sinh trưởng của gà thịt


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG CHUỒNG NUÔI LÊN SINH TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT.
- Đề tài được thực hiện trên bốn chuồng của một trang trại chăn nuôi gà thịt giống Cobb500 thuộc công ty TNHH Emivest Việt Nam ở Bình Phước để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố môi trường như nhiệt độ ( o C), ẩm độ tương đối.
- tốc độ gió (m/s), khí O 2 (vol.
- trong chuồng nuôi lên khối lượng, tiêu tốn và chuyển hóa thức ăn từ 1 - 42 ngày tuổi.
- Kết quả chỉ rằng, không phát hiện được khí độc như NH 3 , H 2 S, CO và khí cháy trong chuồng nuôi.
- Khối lượng gà 42 ngày tuổi cao nhất ở vị trí gần quạt thổi gió (3.026 g/con) và thấp nhất ở cuối dãy gần quạt hút (2.871 g/con), trong khi tăng trọng và tiêu tốn thức ăn tương đương nhau.
- Chất lượng không khí trong chuồng nuôi tốt, mật độ vi sinh trong phân gà ở mức không gây bệnh, gà nuôi đầu dãy chuồng có khối lượng cao hơn cuối dãy chuồng..
- Ảnh hưởng các yếu tố môi trường chuồng nuôi lên sinh trưởng của gà thịt.
- Chuồng kín thông gió làm mát được áp dụng tại nhiều địa phương trong nước, nhất là một số tỉnh miền Ðông Nam Bộ như Bình Dương, Ðồng Nai mang lại thu nhập ổn định không kể thời tiết, mùa vụ, gà nuôi có tỷ lệ nuôi sống cao, tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ việc trang bị hệ thống chuồng trại phục vụ chăn nuôi, các điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi như nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió được kiểm soát và cài đặt tự động theo độ tuổi của gà..
- Tuy nhiên, nếu chuồng nuôi kém thông thoáng gà sẽ chậm phát triển, thiếu khí oxy, dễ bị ngộ độc do tích tụ thán khí như NH 3 , CO, H 2 S, CH 4 là những sản phẩm từ quá trình trao đổi chất của động vật và từ chất thải bị phân hủy tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh.
- Mục tiêu đề tài là ghi nhận các chỉ tiêu tiểu khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ gió.
- các loại khí trong chuồng nuôi gồm H 2 S, NH 3 , CO, O 2 và khí cháy, kiểm tra mật độ vi sinh trong phân gà là.
- Eimeria spp và Escherichia coli để đánh giá điều kiện vệ sinh và khả năng tăng trọng và chuyển hóa thức ăn trong một chu kỳ sản xuất của gà thịt..
- Chuồng kín có lắp đặt hệ thống gồm 8 quạt hút ở cuối dãy chuồng và hai quạt bên hông trại để điều tiết tiểu khí hậu chuồng nuôi.
- Hệ thống làm lạnh được lắp ở đầu dãy chuồng, quạt thổi giúp cho nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng được lưu thông đều.
- Khi quạt thổi hoạt động sẽ hút hơi nước từ tấm làm mát để đảm bảo cân bằng nhiệt độ trong khoảng 25 - 27 o C, ẩm độ trung bình từ 65 - 95% và tốc độ gió trung bình từ 2 - 2,5 m/s.
- Mỗi ô chuồng nuôi có diện tích bằng nhau và bằng 360 m 2.
- Hình 1: Bố trí các ô thí nghiệm trong một dãy chuồng 2.2 Động vật thí nghiệm và thức ăn.
- Sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng hạt và viên cho gà thịt của công ty Emivest Việt Nam gồm các loại Ô CHUỒNG 1.
- Các chỉ tiêu theo dõi gồm nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ gió được đo bằng máy hiệu Kestrel 3000 của Hoa Kỳ.
- 2.4.3 Chỉ tiêu về sinh trưởng của gà qua các tuần tuổi.
- Khối lượng (KL) gà qua các ngày tuổi (g/con):.
- Tiêu tốn thức ăn (TTTA.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA.
- Cách lấy phân gà: phân được lấy lần lượt trong từng ô chuồng nuôi từ ô chuồng 1 đến ô chuồng 4 trong một dãy chuồng, mỗi ô chuồng chọn lấy phân ở 3 vị trí ngẫu nhiên sau đó trộn đều và lấy thành 1 mẫu khoảng 10 g.
- Có tất cả 4 dãy chuồng nuôi nên có tổng cộng 16 mẫu phân gà, sau đó đưa về phòng thí nghiệm Vi sinh, Bộ môn Thú Y, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ để nuôi cấy..
- 3 KẾT QUẢ – THẢO LUẬN 3.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi.
- Sự biến động của nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ gió từ 1 đến 6 tuần tuổi của gà được trình bày qua Bảng 1, Hình 1 và 2..
- Nhiệt độ trong chuồng nuôi được cài đặt theo quy trình tiêu chuẩn nuôi gà thịt Cobb500 của công ty Chăn Nuôi Emivest.
- Lý do không giảm nhiệt độ bằng tấm làm mát của trại là để tiết kiệm điện, thay vào đó thì họ tăng tốc độ gió bằng các quạt thổi và hút..
- Bảng 1: Sự biến động tiểu khí hậu ở các ô chuồng theo tuần tuổi của gà.
- độ (°C) Ẩm độ.
- Tốc độ gió (m/s).
- Ẩm độ.
- Ẩm độ giữa các ô chuồng gần như tương đương nhau từ tuần 1 - 6.
- Tuần 1 ẩm độ như nhau tại các ô chuồng khoảng 63%, ẩm độ thấp do tuần 1 là tuẫn lễ úm gà.
- Tuần 5 và 6 ẩm độ rất cao hơn 90%.
- Ẩm độ trong các tuần cao.
- do gà đã lớn, trại bắt đầu sử dụng hệ thống làm lạnh điều hòa nhiệt, lượng hơi nước từ tấm làm mát được quạt hút hút vào các ô chuồng nuôi làm ẩm độ tăng cao.
- Theo Hulzebosch (2004), ẩm độ tương đối tối hảo cho gà nên ở khoảng 60 - 80%, nhiệt độ trại càng cao thì ẩm độ càng tăng.
- Tuần thứ 3 đến tuần thứ 6, ẩm độ của trại cao hơn 80 - 90.
- Tốc độ gió.
- Tuần thứ nhất là tuần lễ úm nên trại chỉ mở 2 quạt để trãi nhiệt đều trong trại, Ô1 gần quạt nên có tốc độ gió cao nhất (0,41 m/s) còn lại các Ô2, Ô3, Ô4 lần lượt là 0,37 m/s, 0,39 m/s và 0,38.
- Ở tuần 3 tốc độ gió tăng cao do lúc này gà đã phủ lông tơ có thể chịu được gió, nhu cầu thông thoáng cao hơn..
- Trong tuần 4 tốc độ gió cao do trại đã chạy 5/8 quạt, tốc độ gió trong khoảng m/s, cao hơn tuần 3 là 0,8 m/s (tương đương công suất 2 quạt hút).
- Tốc độ gió thấp ở Ô1 do xa quạt hút nhất.
- Gà đang trong giai đoạn tăng trưởng, khối lượng cơ thể tăng nhanh, sự thoát nhiệt cao, cần lượng dưỡng khí trao đổi lớn nên tốc độ gió lớn đảm bảo sự thông thoáng cho gà.
- Tuần 5 tốc độ gió từ m/s cao hơn tuần 4 là 0,4 m/s.
- Ô1 xa quạt hút nhất nên có tốc độ gió thấp nhất.
- Tuần này hầu như đã mở tất cả quạt do gà đã lớn và chuẩn bị cho giai đoạn vỗ béo, mật độ gà cao, khí do gà thải ra nhiều cần tốc độ gió cao để thải thán khí ra ngoài, cung cấp lượng dưỡng khí mới cho gà.
- Tuần 6 có tốc độ gió cao nhất trong các tuần do đã mở tất cả các quạt, Ô1 xa quạt hút nhất nên tốc độ gió thấp nhất 2,16 m/s, cao nhất ở Ô2 là 2,87 m/s, Ô3 là 2,64 m/s và Ô4 là 2,48 m/s.
- Hình 2: Sự biến động về ẩm độ và nhiệt độ giữa các ô chuồng từ tuần 1 đến 6 tuần tuổi.
- Hình 3: Sự biến động về tốc độ gió giữa các ô chuồng từ 1 đến 6 tuần tuổi 3.2 Các chỉ tiêu khí trong chuồng.
- Trong thời gian thí nghiệm chỉ đo được dưỡng khí O 2 được duy trì ở mức cao 20,9 vol% từ lúc nhập gà đến lúc xuất chuồng tại các thời điểm trong ngày và trong từng ô chuồng nuôi.
- Các loại thán khí như NH 3 , H 2 S, CO 2 , CO, khí cháy không phát hiện được trong chuồng nuôi hoặc do hàm lượng quá nhỏ mà máy đo không ghi nhận được.
- Ô chuồng Ẩm độ.
- Tốc độ gió, m/s.
- Nồng độ khí NH 3 trong trại gà phụ thuộc vào độ thông thoáng, nhiệt độ, ẩm độ tương đối và mật độ đàn.
- Chứng tỏ chuồng nuôi có sự thông thoáng cao, hiệu quả hoạt động của các quạt hút tốt liên tục đẩy thán khí ra môi trường ngoài và cung cấp dưỡng khí, gà nuôi có môi trường phát triển tốt..
- 3.3 Các chỉ tiêu sinh trưởng của gà Cobb500.
- 3.3.1 Tốc độ tăng trưởng của gà thịt Cobb500 giai đoạn khởi động.
- Bảng 2 trình bày kết quả khối lượng, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn.
- của gà thí nghiệm.
- Khối lượng gà 1 ngày tuổi ở từng ô chuồng tương đương nhau 53 g/con.
- Khối lượng gà 7 ngày tuổi 201 - 205 g/con, tăng gấp 4 lần so với khối lượng gà ban đầu, khối lượng của gà tương đương giữa các ô chuồng (p=0,78).
- Theo tiêu chuẩn giống Cobb500, khối lượng gà lúc 7 ngày tuổi là 185 g (Cobb-vantress.com, 2015)..
- Khối lượng gà 14 ngày tuổi tương đương nhau giữa các ô chuồng (p=0,76), cao hơn tiêu chuẩn giống là 465 g/con.
- Không có sự khác biệt về lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các ô chuồng nuôi, điều này chứng tỏ trong tuần đầu gà được nuôi úm tốt, điều kiện tiểu khí hậu đạt yêu cầu, phát huy được tiềm năng sinh trưởng của con giống..
- Bảng 2: Khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở các vị trí chuồng nuôi khác nhau giai đoạn khởi động 1 - 21 ngày tuổi.
- 3.3.2 Tốc độ tăng trưởng của gà thịt Cobb500 giai đoạn tăng trưởng.
- Khối lượng gà 28 ngày tuổi cao hơn ở Ô1, Ô2 và Ô3 có cao hơn O4 (p=0,06).
- Lúc 35 ngày tuổi, khối lượng gà cao nhất ở Ô1 và Ô2 lần lượt là (2416 và 2401 g/con), kế tiếp là Ô3 (2340 g/con) và thấp nhất là Ô4 (2245 g/con).
- Tiêu tốn thức ăn như nhau giữa các ô chuồng trong giai đoạn này, gà ăn 0,9 kg/con ở tuần 4 và tuần 5 là 1,1 kg/con..
- Hệ số chuyển hóa thức ăn ở tuần 4 tương đương nhau ở các ô chuồng (1,4-1,5) và tuần 5 có sự.
- chênh lệch, thấp ở Ô1 là 1,71 và Ô2 là 1,72 cao hơn ở Ô3 và Ô4 hệ số chuyển hóa thức ăn lần lượt là 1,87 và 1,94..
- Bảng 3: Khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở các vị trí chuồng nuôi khác nhau giai đoạn tăng trưởng 22 - 35 ngày tuổi.
- 3.3.3 Tốc độ tăng trưởng của gà thịt Cobb500 từ giai đoạn vỗ béo.
- Tiêu tốn thức ăn như nhau tại các ô chuồng, trung bình 1,2 kg/con.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn cũng tương đương nhau >1,8.
- thức ăn trong tuần lễ này là cao so với tiêu chuẩn trong sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb500 (HSCHTA=1,75)..
- Tuy nhiên, hệ số chuyển hóa thức ăn cho toàn giai đoạn nuôi dưỡng từ 1 - 42 ngày có sự khác biệt, HSCHTA thấp nhất ở Ô1 (1,52) và Ô2 (1,53), tăng lên ở Ô3 (1,55) và cao nhất ở Ô4 (1,6)..
- Theo tiêu chuẩn con giống, khối lượng gà lúc 42 ngày tuổi là 2.857 g/con (Cobb-vantress.com, 2015).
- Bảng 4: Ảnh hưởng vị trí chuồng nuôi lên sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của gà giai đoạn vỗ béo 35 - 42 ngày.
- Mặc dù nhiệt độ và ẩm độ là 2 yếu tố ảnh hưởng rất lớn lên sinh trưởng của gà thịt (đã được Yahav tổng kết, 2000), nhưng kết quả đo đạc về nhiệt độ và ẩm độ ở 4 vị trí khác nhau trong chuồng nuôi đã chỉ rằng không có sự khác biệt giữa các ô chuồng, chỉ có tốc độ gió khác nhau vì cuối dãy chuồng có hệ thống quạt hút để thải khí ra ngoài.
- Như vậy, tốc độ gió trong chuồng nuôi là yếu tố tiểu khí hậu ảnh hưởng lên sinh trưởng của gà trong chuồng kín thống gió.
- Quan hệ giữa khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi với tốc độ gió được thể hiện qua phương trình:.
- (1997) đã chứng minh rằng tốc độ gió không ảnh hưởng lên tổng thất thoát nhiệt, nhưng khi tăng vận tốc không khí làm tăng tản nhiệt trong chuồng và làm giảm mất nhiệt của cơ thể.
- Simmons kết luận rằng, gà thịt ở 4-5 tuần tuổi với tốc độ gió 2 m/s cho khối lượng cao nhất, trong khi giai đoạn vỗ béo 6 - 7 tuần tuổi thì tốc độ gió nên ở trong khoảng 2 - 3 m/s (Lott et al., 1998.
- Năm 2001, Yahav et al., cho biết tốc độ gió là 1,5 – 2 m/s cho tăng trưởng tốt nhất.
- (2004) cho rằng mức độ mất nhiệt cao ở gà nuôi với tốc độ gió 3 m/s sẽ dẫn đến mất nước ở bề mặt cơ thể và uống không đủ nước, dẫn đến mất nước cơ thể kết hợp với tăng áp suất thẩm thấu của máu..
- (2006) cho rằng đối với gà thịt từ 37 đến 51 ngày tuổi, tốc độ gió liên tục là 2,79 m/s.
- suất sinh trưởng của gà đã thay đổi theo thời gian 3.4 Chỉ tiêu vi sinh trong phân gà.
- coli và Eimeria spp trong phân gà qua các ô chuồng nuôi.
- coli biến động từ 8,3 x x 10 6 và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các ô chuồng nuôi (p=0,26), cao nhất ở Ô4 là 21,9×10 6 CFU/g, thấp hơn là Ô2 và Ô3 lần lượt là 12,7×10 6 CFU/g và 13,4×10 6 CFU/g và thấp nhất ở Ô1 là 8,3×10 6 CFU/g.
- coli trong phân gà ở các ô chuồng nuôi đạt mức bình thường, theo Barnes et al..
- Không phát hiện sự có mặt của noãn nang cầu trùng trong phân ở các ô chuồng nuôi..
- Không có sự khác biệt về nhiệt độ và ẩm độ giữa các ô chuồng nuôi trong hệ thống chuồng kín, tuy nhiên tốc độ gió cao hơn ở các ô chuồng gần cuối và cuối do gần quạt hút.
- Chất lượng không khí trong chuồng nuôi được duy trì tốt, lượng dưỡng khí O 2 được duy trì ở mức cao (20,9 vol%) và không phát hiện thán khí..
- Gà nuôi ở các vị trí đầu dãy chuồng như Ô1, Ô2 có khối lượng lúc 6 tuần tuổi cao nhất, và thấp nhất ở Ô 4 cuối dãy chuồng.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn hiệu quả nhất cũng ở các ô đầu dãy chuồng.
- Khối lượng gà qua các tuần tuổi có quan hệ tuyến tính cao với tốc độ gió trong chuồng nuôi.