« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA BAO POLYETHYLENE KẾT HỢP VỚI BẢO QUẢN LẠNH ĐẾN PHẨM CHẤT VÀ THỜI GIAN TỒN TRỮ TRÁI QUÝT HỒNG (CITRUS RETICULATA BLANCO CV. HONG)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA BAO POLYETHYLENE KẾT HỢP VỚI BẢO QUẢN LẠNH ĐẾN PHẨM CHẤT VÀ THỜI GIAN TỒN.
- Nhằm nâng cao phẩm chất, kéo dài thời gian tồn trữ và giảm bớt tổn thất sau thu hoạch trái quít Hồng.
- Kết quả được ghi nhận như sau: (1) Bảo quản trong bao PE có đục ba lỗ ở điều kiện phòng thí nghiệm có thể tồn trữ trái đến 5 tuần, tỷ lệ hao hụt trọng lượng rất thấp, trái luôn tươi, vỏ trái lên màu khá đẹp.
- (2) Bảo quản ở 15C có thể tồn trữ trái đến 7 tuần, màu sắc vỏ trái thể hiện rất đẹp, không phát hiện trái bị thiệt hại do nấm bệnh và không có biểu hiện tổn thương lạnh, tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái ở mức thấp, độ brix và trị số pH dịch trái luôn ổn định.
- (3) Sự kết hợp bảo quản trong bao PE có đục ba lỗ ở 15C cho thấy có thể kéo dài thời gian tồn trữ trái đến 9 tuần, tỷ lệ hao hụt trọng lượng và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất, màu sắc vỏ trái thể hiện đồng đều và rất đẹp, các chỉ tiêu về phẩm chất bên trong trái luôn duy trì ổn định và ở mức cao trong suốt thời gian tồn trữ..
- Từ khoá: Quít Hồng, bao polyethylene, bảo quản lạnh, phẩm chất sau thu hoạch, thời gian tồn trữ.
- dài thời gian tồn trữ trái.
- Do đó, việc thử nghiệm để tìm ra loại bao PE với sự điều tiết lượng khí trao đổi thích hợp nhằm kéo dài thời gian tồn trữ mà vẫn đảm bảo chất lượng trái quít Hồng cũng rất cần được nghiên cứu thật kỹ lưỡng..
- Bên cạnh việc dùng bao PE để bao trái, sự bảo quản trái cây trong điều kiện nhiệt độ thấp là rất quan trọng giúp kéo dài thời gian tồn trữ và vận chuyển đến nơi tiêu thụ mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt.
- Tuy nhiên, mỗi loại trái cây có thể chịu đựng được những ngưỡng nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ cao quá hay thấp quá đều ảnh hưởng đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái.
- Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra ngưỡng nhiệt độ tối hảo trong bảo quản trái quít Hồng là rất cần thiết..
- Đề tài được thực hiện nhằm mục đích: Tìm ra quy trình bảo quản trái quít Hồng để nâng cao giá trị thương phẩm, giảm bớt sự mất mát và kéo dài thời gian tồn trữ sau thu hoạch..
- Thời gian thực hiện từ 12/2004 đến 4/2005..
- 2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của biện pháp bao gói bằng bao PE đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái quít Hồng.
- Bố trí: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với sáu nghiệm thức và ba lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 12 trái quít Hồng.
- Bao gồm các nghiệm thức: không bao PE, bao PE không đục lỗ, bao PE đục 3, 6, 9 và 15 lỗ..
- Trái quít Hồng được thu từ vườn về phòng thí nghiệm (PTN), rửa sạch, nhúng dung dịch chlorine ở nồng độ 200 ppm trong thời gian 10 phút, để trái thật ráo nước rồi cho vào bao PE, bảo quản ở nhiệt độ PTN..
- 2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái quít Hồng.
- Bố trí: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức và ba lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 12 trái quít Hồng.
- Các nghiệm thức được bố trí như sau: Đối chứng (tồn trữ ở nhiệt độ PTN), 5, 15 và 25C..
- (50-52C), trong 3 phút  Để trái ráo nước  Bảo quản ở nhiệt độ khác nhau  Theo dõi, ghi nhận chỉ tiêu và đánh giá..
- Tìm ra nghiệm thức có hiệu quả nhất của từng thí nghiệm để tiến hành thí nghiệm 3..
- Ảnh hưởng của bao PE kết hợp với bảo quản lạnh đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái quít Hồng.
- Bố trí: Hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức và ba lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 15 trái quít Hồng.
- Bao gồm bốn nghiệm thức: (1) Đối chứng: không bao PE, tồn trữ ở nhiệt độ PTN.
- (2) Không bao PE, tồn trữ ở nhiệt độ 15C.
- (3) Bao PE đục ba lỗ, tồn trữ ở nhiệt độ PTN.
- (4) Bao PE đục ba lỗ, tồn trữ ở nhiệt độ 15C..
- Phương pháp: Cách xử lý trái trước khi bảo quản, bao gói và bảo quản lạnh theo các nghiệm thức khác nhau được thực hiện tương tự như ở thí nghiệm 1 và 2..
- Ảnh hưởng của biện pháp bao gói bằng bao PE đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái quít Hồng.
- 3.1.1 Diễn biến tỷ lệ nhiễm bệnh theo thời gian tồn trữ.
- Kết quả ở Hình 1 cho thấy, tỷ lệ nhiễm bệnh của các nghiệm thức bao PE có số lỗ đục khác nhau có sự khác biệt thống kê so với nghiệm thức đối chứng (không bao PE) trong suốt thời gian tồn trữ ở mức ý nghĩa 1%.
- Từ tuần thứ nhất đến tuần thứ sáu sau thu hoạch, nghiệm thức bao PE không đục lỗ có tỷ lệ bệnh xuất hiện cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.
- Điều này có thể là do ở nhiệt độ PTN, bao PE không đục lỗ bị đọng nước ở bên trong, ẩm độ quá cao là điều kiện tốt để nấm bệnh phát triển và gây hại nặng hơn so với các nghiệm thức khác.
- Các nghiệm thức bao PE có số lỗ đục từ 3-15 lỗ có tỷ lệ bệnh xuất hiện cũng khá cao trong suốt thời gian tồn trữ nhưng giữa các nghiệm thức này không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- xuất hiện của các nghiệm thức bao PE theo thời gian tồn trữ 3.1.2 Tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái theo thời gian tồn trữ.
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái tăng dần theo thời gian tồn trữ, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% qua các tuần lấy chỉ tiêu (Bảng 2)..
- Nghiệm thức có tỷ lệ hao hụt trong lượng cao nhất là nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức bao PE không đục lỗ có tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp nhất trong suốt thời gian tồn trữ (Bảng 2), nhưng qua kết quả trình bày ở Hình 1 thì nghiệm thức này có tỷ lệ bệnh xuất hiện trên trái cao nhất trong suốt thời gian tồn trữ.
- Nghiệm thức có ba lỗ đục thì trọng lượng trái bị hao hụt ở mức thấp, trái luôn tươi, có màu sắc biến đổi rất đẹp.
- của các nghiệm thức bao PE theo thời gian tồn trữ Nghiệm thức.
- Thời gian tồn trữ (tuần).
- 3.1.3 Sự thay đổi độ Brix theo thời gian tồn trữ.
- Kết quả ở Bảng 3 cho thấy, nghiệm thức đối chứng có độ Brix luôn cao, có thể là do tồn trữ ở nhiệt độ PTN có ẩm độ tương đối thấp (68%) cho nên ở nghiệm thức đối chứng trái bị mất nước nhiều hơn so với các nghiệm thức khác.
- Nghiệm thức bao PE không đục lỗ có độ brix thấp có thể là do trái không đủ lượng oxy để hô hấp nên có thể xảy ra hiện tượng hô hấp yếm khí (sản phẩm.
- Tỷ lệ bệnh.
- tạo ra là rượu), hàm lượng đường trong trái cũng bị giảm hơn so với các nghiệm thức bao PE có đục lỗ.
- Bảng 3: Sự thay đổi độ Brix của các nghiệm thức bao PE theo thời gian tồn trữ Nghiệm thức.
- 3.1.4 Sự thay đổi pH theo thời gian tồn trữ.
- Qua số liệu ở Bảng 4 cho thấy, từ 3 đến 7 tuần sau thu hoạch, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%, nghiệm thức có trị số pH cao nhất là nghiệm thức đối chứng và thấp nhất là nghiệm thức bao PE không đục lỗ..
- Bảng 4: Sự thay đổi pH của các nghiệm thức bao PE theo thời gian tồn trữ Nghiệm thức.
- 3.2 Thí nghiệm 2:Ảnh hưởng của nhiệt độ đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái quít Hồng.
- 3.2.1 Tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái theo thời gian tồn trữ.
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái ở các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% qua các tuần lấy chỉ tiêu (Bảng 5).
- Nghiệm thức bảo quản ở 5 và 15C có tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp, thấp nhất là nghiệm thức 5C trong suốt thời gian tồn trữ.
- Mặc dù nghiệm thức 5C có tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp nhất, nhưng qua khảo sát và ghi nhận chúng tôi thấy rằng từ tuần thứ 3 trở đi trái quít có dấu hiệu tổn thương lạnh (vỏ của một số trái có vài đốm màu nâu, màu sắc trái biến đổi không đồng đều), từ tuần thứ 5 trở đi thì hầu hết các trái bị tổn thương.
- Các nghiệm thức còn lại thì màu sắc biến đổi bình thường, đặc biệt là nghiệm thức tồn trữ ở 15C có màu sắc biến đổi rất đẹp trong suốt thời gian tồn trữ sau thu hoạch..
- Bảng 5: Phần trăm trọng lượng trái bị hao hụt của các nghiệm thức nhiệt độ khác nhau theo thời gian tồn trữ.
- Nghiệm thức.
- (Nhiệt độ, C) Thời gian tồn trữ (tuần).
- 3.2.2 Sự thay đổi độ Brix theo thời gian tồn trữ.
- Các nghiệm thức có độ Brix diễn biến tương tự từ tuần 1 đến tuần 8 và giữa các nghiệm thức đều có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% qua các tuần lấy chỉ tiêu (Hình 3).
- Nghiệm thức tồn trữ ở 25C và nghiệm thức đối chứng (29,5C) có độ brix tăng cao trong suốt thời gian tồn trữ, có thể do trái quít Hồng tồn trữ ở nhiệt độ cao nên trái hô hấp mạnh hơn và các enzym thủy phân hoạt động mạnh hơn để phân giải những chất dự trữ thành những chất tan, làm cho độ Brix tăng lên.
- Mặt khác, nghiệm thức tồn trữ ở nhiệt độ phòng (29,5C) và nhiệt độ 25C có ẩm độ rất thấp, tương ứng là 63 và 52%, nên trong thời gian tồn trữ trái đã bị mất nước nhiều dẫn đến nồng độ chất rắn trong trái tăng lên, từ đó độ Brix của trái tăng cao..
- Hình 3: Diễn biến độ Brix của trái quít Hồng được bảo quản ở nhiệt độ khác nhau theo thời gian tồn trữ.
- 3.2.3 Sự thay đổi pH theo thời gian tồn trữ.
- Trị số pH ở các nghiệm thức khác nhau có xu hướng tăng dần theo thời gian tồn trữ, các nghiệm thức tồn trữ ở nhiệt độ thấp thì trị số pH tương đối ổn định hơn và thấp hơn so với các nghiệm thức tồn trữ ở nhiệt độ cao (Bảng 6).
- Bảng 6: Sự thay đổi trị số pH của các nghiệm thức bảo quản ở nhiệt độ khác nhau theo thời gian tồn trữ.
- 3.3.1 Tỷ lệ nhiễm bệnh theo thời gian tồn trữ.
- Tỷ lệ nhiễm bệnh của các nghiệm thức bao PE kết hợp với nhiệt độ khác nhau có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% trong suốt thời gian tồn trữ (Bảng 7).
- Nghiệm thức bao PE đục ba lỗ tồn trữ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (29,5C) có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất, từ tuần thứ 6 thì nghiệm thức này đã bị nhiễm bệnh 100%.
- Điều này chứng tỏ nhiệt độ thấp là rất quan trọng khi tồn trữ trái cây để hạn chế sự thiệt hại do nấm bệnh gây ra.
- Theo Salunkhe và Desai (1984), tồn trữ trái cây họ cam quít ở nhiệt độ thấp là biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế sự phát triển bệnh thối trái, đặc biệt trong trường hợp mầm bệnh nhiễm sâu vào bên trong trái mà việc xử lý bệnh không còn hiệu quả nữa.
- xuất hiện trên vỏ trái quít Hồng của các nghiệm thức bao PE kết hợp nhiệt độ theo thời gian tồn trữ.
- thức Thời gian tồn trữ (tuần).
- NT 1: không bao PE bảo quản ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (29  C).
- NT 2: không bao PE bảo quản ở 15  C NT 3: bao PE đục ba lỗ bảo quản ở 15  C.
- NT 4: bao PE đục ba lỗ bảo quản ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (29  C).
- 3.3.2 Tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái theo thời gian tồn trữ.
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái quít Hồng giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% qua các tuần lấy chỉ tiêu (Hình 4).
- Trong suốt thời gian tồn trữ, nghiệm thức bao PE đục ba lỗ bảo quản ở nhiệt độ 15C có tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp nhất.
- Điều này cho thấy, việc sử dụng bao PE để bao trái kết hợp với nhiệt độ thấp trong bảo quản trái quít Hồng có hiệu quả rất tốt trong việc hạn chế sự mất nước, duy trì diện mạo và kéo dài thời gian tồn trữ trái..
- Hình 4: Diễn biến phần trăm trọng lượng trái quít Hồng bị hao hụt của các nghiệm thức bao PE kết hợp nhiệt độ theo thời gian tồn trữ.
- 3.3.3 Sự thay đổi hàm lượng đường tổng số theo thời gian tồn trữ.
- Kết quả ở Bảng 8 cho thấy, từ 3 đến 9 tuần sau thu hoạch thì hàm lượng đường tổng số giữa các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- Nhìn chung, nghiệm thức có hàm lượng đường tổng số tương đối ổn định trong suốt thời gian tồn trữ là nghiệm thức bao PE bảo quản ở nhiệt độ 15C..
- Theo Trần Minh Tâm (2000), thời gian tồn trữ càng dài thì trái càng chín và hàm lượng đường tổng số càng tăng (chủ yếu là đường đơn), nhưng hàm lượng đường tổng số có thể giảm vì thời gian tồn trữ quá dài thì lượng đường giảm để cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp, lên men rượu....
- của trái quít Hồng ở các nghiệm thức bao PE kết hợp nhiệt độ theo thời gian tồn trữ.
- Nghiệm thức Thời gian tồn trữ (tuần).
- Tỷ lệ hao hụt TL.
- 3.3.4 Sự thay đổi hàm lượng acid tổng số theo thời gian tồn trữ.
- Kết quả ở Bảng 9 cho thấy, hàm lượng acid tổng của các nghiệm thức giảm dần theo thời gian tồn trữ, nghiệm thức bao PE đục ba lỗ bảo quản ở nhiệt độ 15C có hàm lượng acid cao trong suốt thời gian tồn trữ.
- Điều này chứng tỏ việc bao trái bằng bao PE kết hợp với bảo quản ở nhiệt độ thấp có khả năng duy trì hàm lượng acid trong trái được lâu hơn.
- của các nghiệm thức bao PE kết hợp nhiệt độ theo thời gian tồn trữ.
- Bảo quản trái trong bao PE có đục ba lỗ với đường kính mỗi lỗ 1 mm có thời gian tồn trữ đến 5 tuần ở điều kiện phòng thí nghiệm, tỷ lệ hao hụt trọng lượng rất thấp, trái luôn tươi, biểu hiện màu sắc khá đẹp, độ Brix và pH dịch trái luôn ổn định.
- Tỷ lệ nhiễm bệnh của nghiệm thức này khá cao nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức bao PE có số lỗ đục nhiều hơn..
- Bảo quản ở 15C có thể tồn trữ trái quít Hồng đến 7 tuần, màu sắc vỏ trái biểu hiện rất đẹp, không quan sát thấy trái bị thiệt hại do bệnh và không xuất hiện triệu chứng tổn thương lạnh, tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái ở mức thấp, độ Brix và trị số pH dịch trái luôn ổn định..
- Kết hợp bảo quản trái trong bao PE có đục ba lỗ với đường kính mỗi lỗ 1 mm và ở nhiệt độ 15C có thời gian tồn trữ kéo dài đến 9 tuần.
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất, màu sắc vỏ trái biểu hiện đồng đều và rất đẹp, các chỉ tiêu về phẩm chất bên trong trái luôn duy trì ổn định trong suốt thời gian tồn trữ..
- Để nâng cao giá trị thương phẩm, giảm bớt tổn thất sau thu hoạch, kéo dài thời gian tồn trữ đồng thời đáp ứng yêu cầu vận chuyển xa và có thể xuất khẩu trái quít Hồng, có thể áp dụng quy trình xử lý trái một cách tóm tắt như sau: khi trái đạt độ chín thu hoạch, thu trái về rửa sạch  xử lý nước nóng (50-52C) trong 3 phút  để ráo nước  nhúng trái trong dung dịch chlorine 200 ppm (10 phút.
- để cho thật ráo nước  cho từng trái vào bao PE (tùy thuộc vào kích cỡ trái mà chọn cỡ bao PE cho thích hợp, độ dày 0,065 mm được đục ba lỗ (đường kính lỗ 1 mm)) và ghép mí lại bằng máy ép  bảo quản ở nhiệt độ 15C.