« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của bao trái trước thu hoạch đến trọng lượng và chất lượng trái bòn bon (Lansium domesticum Corr.) khi thu hoạch tại Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA BAO TRÁI TRƯỚC THU HOẠCH ĐẾN TRỌNG LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TRÁI BÒN BON (Lansium domesticum CORR.) KHI THU HOẠCH TẠI TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG.
- Lansium domesticum Corr., bòn bon, thời điểm bao trái, vật dụng bao trái, năng suất, chất lượng trái.
- Đề tài được thực hiện nhằm xác định loại bao trái (i) và thời điểm bao trái (ii) thích hợp trước thu hoạch lên năng suất và chất lượng của chùm trái bòn bon..
- Thí nghiệm được bố trí trên vườn bòn bon Thái 11 năm tuổi tại Lục Sĩ Thành, Trà Ôn, Vĩnh Long từ tháng 4-8/2013.
- và (2) bố trí tại 3 thời điểm bao chùm trái khác nhau (14, 28 và 42 ngày sau khi đậu trái.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy, các nghiệm thức bao chùm trái ở thời điểm 14 ngày sau khi đậu trái là phù hợp nhất.
- Hai nghiệm thức bao giấy dầu vàng và giấy dầu trắng có hiệu quả tốt nhất do duy trì số lượng trái trên chùm nhiều (>21 trái), trọng lượng chùm trái (g) cao, giảm rụng trái non và tỉ lệ nấm bệnh bồ hóng giảm, màu sắc trái đẹp, độ Brix và pH ổn định..
- Bòn bon (Lansium domesticum Corr.) là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á (Paull and Chen, 1987.
- Theo Nakasone và Paull (1998), bòn bon có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy theo mỗi nước với hình dáng và số lượng trái trên chùm thay đổi tùy theo mỗi giống.
- Diện tích trồng bòn bon Thái đang được mở rộng ở Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang.
- Đối với bòn bon, màu sắc vỏ trái bị đen trước thu hoạch do ảnh hưởng của nấm bồ hóng đã làm giảm giá trị thương phẩm của trái, việc xác định vật liệu bao chùm trái thích hợp trước thu hoạch và thời điểm thu hoạch phù hợp cho mỗi giống bòn bon cũng đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng trái và thời gian tồn trữ sau thu hoạch (Norlia, 1997.
- Do đó, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của loại vật dụng bao trái và thời điểm bao trái đến năng suất và chất lượng trái bòn bon Thái (Lansium domesticum Corr.) khi thu hoạch tại Trà Ôn, Vĩnh Long” được thực hiện với mục tiêu:.
- (i) tìm ra loại vật dụng bao chùm trái và (ii) thời điểm bao chùm trái thích hợp nhằm giảm rụng trái non, giảm nấm bệnh trên vỏ trái, giúp trái có màu sắc đẹp, duy trì năng suất và chất lượng trái khi thu hoạch..
- Đối tượng khảo sát: 156 chùm trái bòn bon trên 15 cây bòn bon Thái có gốc ghép bòn bon Ta, độ tuổi của cây 11 năm tuổi, đã cho thu hoạch được 3 năm.
- thời điểm bao trái (nhân tố B) gồm 3 thời điểm bao trái (14, 28 và 42 ngày sau khi đậu trái – SKĐT) (Hình 2).
- Tổng số đơn vị thí nghiệm: 13 x 3 x 4 = 156 chùm trái bòn bon..
- Các chỉ tiêu được ghi nhận ở thời điểm bố trí thí nghiệm của nhân tố B (14, 28 và 42 ngày SKĐT) và vào thời điểm thu hoạch (khoảng 90 ngày SKĐT).
- Bảng 1: Sơ đồ bố trí các nghiệm thức Nghiệm thức (A).
- Thời điểm bao chùm trái (B) (ngày sau khi đậu trái).
- Hình 1: Các nghiệm thức có bao chùm trái bòn bon (theo trình tự Bảng 1).
- Hình 2: Trái bòn bon trên chùm ở các thời điểm bố trí thí nghiệm a) 14 ngày SKĐT, b) 28 ngày SKĐT, c) 42 ngày SKĐT.
- 3.1 Số lượng trái bòn bon trên chùm và tỉ lệ rụng trái non tại các thời điểm bố trí thí nghiệm so với ở thời điểm 14 ngày SKĐT.
- Kết quả Bảng 3 cho thấy, số lượng trái/chùm ở ba thời điểm bố trí khác nhau vào 14, 28 và 42 ngày SKĐT có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- Ở thời điểm 14 ngày SKĐT, các chùm trái có số lượng trái/chùm là cao nhất.
- Số lượng trái/chùm giảm dần chỉ còn 18,5 trái/chùm và 15,7 trái/chùm tương ứng ở 2 thời điểm 28 ngày và 42 ngày SKĐT.
- Do đã chọn sẵn các chùm trái trước thời điểm bố trí đầu tiên là 14 ngày SKĐT nên số lượng trái/chùm tại cùng thời điểm bố trí thí nghiệm giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt qua phân tích thống kê.
- Điều này là do ảnh hưởng của việc rụng trái non sau khi đậu trái nên số lượng trái trên chùm ở các thời điểm bố trí thí nghiệm khác nhau..
- Bảng 3: Số lượng trái bòn bon trên chùm ở ba thời điểm khi bố trí thí nghiệm với các loại bao trái khác nhau.
- Hiện tượng rụng trái non cũng chính là nguyên nhân làm giảm số lượng trái khi bố trí các nghiệm thức vào thời điểm 28 ngày và 42 ngày SKĐT với tỉ lệ trái rụng tương ứng lần lượt là và kết quả không trình bày).
- Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hâu và Lê Thị Thảo (2009), bòn bon có hai giai đoạn.
- Mặt khác, do thời tiết khí hậu nóng ẩm cao, mưa nhiều, số lượng trái/chùm và số chùm trái/cây nhiều, chế độ dinh dưỡng chưa cân đối cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ rụng trái bòn bon Thái..
- 3.2 Số lượng trái bòn bon trên chùm ở thời điểm thu hoạch.
- Kết quả Bảng 4 cho thấy, sau khi thu hoạch, số lượng trái bòn bon Thái trên chùm của các nghiệm thức có bao trái cao hơn so với nghiệm thức đối chứng không bao.
- Trung bình số lượng trái/chùm của các nghiệm thức có bao trái ở thời điểm 14 ngày SKĐT (18,1 trái/chùm) có xu hướng cao hơn so với số trái trên chùm của các nghiệm thức tiến hành bao trái ở thời điểm 28 ngày và 42 ngày SKĐT (lượng trái/chùm tương ứng lần lượt là 13,5 và 13,1 trái/chùm)..
- Tại thời điểm 14 ngày SKĐT, số lượng trái/chùm của các nghiệm thức có bao trái duy trì ở mức cao hơn so với cùng nghiệm thức nhưng bố trí ở thời điểm 28 ngày và 42 ngày SKĐT, ngoại trừ nghiệm thức đối chứng.
- thức có sử dụng vật liệu bao trái ở thời điểm 14 ngày SKĐT có số lượng trái/chùm lớn hơn 16 trái, khác biệt so với nghiệm thức đối chứng không bao qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- Các nghiệm thức bao giấy dầu màu vàng và trắng giúp duy trì số trái/chùm khá cao (>21 trái/chùm), các nghiệm thức còn lại dao động khoảng 16 - 20 trái/chùm.
- Như vậy, thời điểm bao trái khác nhau có ảnh hưởng đến số lượng trái/chùm ở thời điểm thu hoạch.
- Vì vậy, thực hiện bao trái sớm sẽ giúp duy trì số trái/chùm cao, hạn chế hiện tượng rụng trái non..
- Bảng 4: Ảnh hưởng của loại bao trái và thời điểm bao đến số lượng trái trên chùm lúc thu hoạch Loại màng bao (A).
- Thời điểm bao trái (B).
- trái bòn bon trên chùm có nấm bồ hóng trên vỏ trái tại thời điểm thu hoạch.
- Trên các chùm trái, đặc biệt là nghiệm thức đối.
- Hình 3: Rệp sáp phấn (Pseudococcus sp.) (a), kiến đen (kiến hôi) (b) và nấm bồ hóng mảng (Capnodium sp.) (c, d) trên chùm bòn bon.
- Bảng 5: Ảnh hưởng của loại bao trái và thời điểm bao trái đến tỷ lệ phần trăm.
- vỏ trái bòn bon trên chùm có nấm bồ hóng (đốm đen trên vỏ trái) tại thời điểm thu hoạch.
- Trung bình thời điểm bao trái 27,8 b 42,8 a 46,3 a.
- Theo kết quả khảo sát tỷ lệ nấm bệnh bồ hóng xuất hiện trên vỏ trái tại thời điểm thu hoạch cho thấy, có sự khác biệt về tỷ lệ nấm bệnh trên chùm trái bòn bon giữa các thời điểm bao trái khác nhau.
- và giữa các nghiệm thức bao trái qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Hình 3 c và d, Bảng 5).
- Trong đó, việc bao trái sớm ở thời điểm 14 ngày SKĐT đã hạn chế được tỷ lệ trái bị đốm bồ hóng (27,8%) so với bao trái ở thời điểm 28 ngày.
- Các nghiệm thức có bao trái có tỷ lệ trái nấm bệnh khá thấp (<50.
- Đa số các nghiệm thức có bao trái ở thời điểm 14 ngày SKĐT có tỷ lệ trái nấm bệnh nhỏ hơn 35%, thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức bao bằng màng bao trái chuyên dùng..
- Sử dụng màng bao chuyên dùng tuy phù hợp trên nhiều loại trái cây như xoài, bưởi nhưng không có hiệu quả trong việc giảm hiện tượng nấm bồ hóng trên vỏ trái bòn bon so với nghiệm thức không bao, có thể là do màng bao mỏng và có những khoảng trống.
- Nghiệm thức bao giấy dầu vàng và bao giấy dầu trắng ở thời điểm 14 ngày SKĐT giúp hạn chế hiện tượng nấm bồ hóng trên thấp nhất (<15%)..
- Việc bao trái ở thời điểm từ 28 ngày SKĐT về sau đã không giúp cải thiện hiện tượng nấm bồ hóng xuất hiện trên vỏ trái ở thời điểm thu hoạch.
- Như vậy, nên thực hiện việc bao trái sớm cho chùm trái, sử dụng loại bao giấy dầu vàng và giấy dầu trắng ở giai đoạn 14 ngày SKĐT sẽ làm giảm hiện tượng nấm bồ hóng trên vỏ chùm trái bòn bon so với các loại bao chùm trái còn lại.
- Trên xoài, việc bao chùm trái đúng thời điểm có thể giảm được hơn 98% hiện tượng nấm bồ hóng (do nấm Capnodium mangiferae) trên vỏ trái (Ploetz, 2003.
- 3.4 Màu sắc của vỏ trái bòn bon (trị số E và b (trong không gian màu L, a, b) đánh giá màu vàng vỏ trái bòn bon khi chín).
- Khảo sát sự chuyển màu sắc trái bòn bon ở giai đoạn thu hoạch qua chỉ số màu sắc E về sự khác màu của vỏ trái cho thấy, việc sử dụng các loại màng bao chùm trái không làm thay đổi màu vàng của vỏ trái khi chín, trị số E màu sắc vỏ trái của các nghiệm thức tại thời điểm bao trái khác nhau có khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- Các nghiệm thức bố trí bao trái ở 14 ngày SKĐT có trung bình trị số E màu sắc trái (69,6) cao hơn các giai đoạn được bố trí tại thời điểm 28 ngày SKĐT (66,4) và 42 ngày SKĐT (64,4)..
- Bảng 6: Ảnh hưởng của loại bao trái và thời điểm bao trái đến trị số màu sắc E và trị số b của vỏ trái bòn bon tại thời điểm thu hoạch.
- Thời điểm bao trái (ngày SKĐT) E Trị số b Trung bình 14.
- Khảo sát trị số b đánh giá màu vàng của vỏ trái bòn bon khi thu hoạch giữa các nghiệm thức có bao trái qua ba thời điểm bao trái, cho thấy trị số b về màu sắc vỏ trái bòn bon có khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 6).
- Trị số b của các nghiệm thức ở ba thời điểm bố trí không khác biệt qua phân tích thống kê, dao động từ 37,4-37,7..
- Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức bao trái và không bao trái có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, trị số b của nghiệm thức bao PE trắng + giấy báo (42,1) và nghiệm thức bao giấy dầu trắng (39,9) cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức sử dụng bao chuyên dụng và một nghiệm thức khác..
- Nhìn chung, chưa có sự khác biệt về trị số b giữa các nghiệm thức có thời điểm bao trái khác nhau và chưa thể hiện sự khác biệt rõ khi so sánh giữa một số nghiệm thức được bao trái.
- 3.5 Trọng lượng chùm trái bòn bon (g) khi thu hoạch.
- Khảo sát trọng lượng chùm trái bòn bon tại thời điểm thu hoạch cho thấy, trọng lượng chùm trái ở thời điểm thu hoạch giữa các nghiệm thức có hoặc không bao chùm trái và giữa các thời điểm bao trái có khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 7).
- Kết quả tại thời điểm thu hoạch cho thấy, thực hiện bao trái sớm ở giai đoạn 14 ngày SKĐT có trung bình trọng lượng chùm trái cân được ở thời điểm thu hoạch là cao nhất (234,2 g), cao hơn so với các chùm trái được bao trái ở giai đoạn 28 ngày (172,1 g) và 42 ngày SKĐT (167,6 g).
- Nhìn chung, trung bình trọng lượng chùm trái của các nghiệm thức được bao trái đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng không bao chùm trái..
- Về tương tác giữa thời điểm bao trái và các nghiệm thức có hoặc không bao trái cho thấy, trọng lượng chùm trái khi thu hoạch của đa số các nghiệm thức có bao trái ở thời điểm 14 ngày SKĐT lớn hơn 200 g, ngoại trừ nghiệm thức bao PE đen (179,9 g) và PE vàng (có giấy báo bên trong) (194,4 g).
- Đặc biệt, nghiệm thức bao giấy dầu vàng (286,1 g) và nghiệm thức bao giấy dầu trắng (283,2 g) là hai nghiệm thức có trọng lượng chùm trái cao nhất so với các nghiệm thức còn lại.
- Trọng lượng chùm trái ở các nghiệm thức bố trí ở thời điểm này có xu hướng cao hơn các nghiệm thức ở hai thời điểm còn lại là do việc bao trái sớm đã hạn chế hiện tượng rụng trái non, duy trì số lượng trái trên chùm cao (kết quả Bảng 4).
- Như vậy, bao chùm trái ở giai đoạn 14 ngày SKĐT giúp duy trì số lượng trái trên chùm nhiều hơn và trọng lượng chùm trái sẽ cao hơn so với không bao trái và một số nghiệm thức còn lại, nổi trội là nghiệm thức bao giấy dầu vàng và trắng..
- Bảng 7: Ảnh hưởng của loại bao trái và thời gian bao trái đến trọng lượng chùm trái bòn bon (g) tại thời điểm thu hoạch.
- giữa vỏ trái và múi thịt trái bòn bon Thái khi thu hoạch.
- Tỉ lệ phần vỏ trái và tỉ lệ múi thịt trái bòn bon Thái ở ba thời điểm bố trí thí nghiệm và giữa các nghiệm thức không hoặc có sử dụng vật liệu bao chùm trái khác nhau ở thời điểm thu hoạch không khác biệt so với đối chứng.
- Trung bình tỉ lệ vỏ trái của các nghiệm thức ở ba thời điểm bao trái khác.
- Kết quả này cho thấy, tỉ lệ vỏ trái bòn bon thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Thảo (2009) và Morton (1987) nghiên cứu tỷ lệ vỏ trái khoảng 28,9%.
- Như vậy, giữa các thời điểm bố trí thí nghiệm và các nghiệm thức khác nhau không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ vỏ trái và tỉ lệ múi thịt trái bòn bon Thái so với đối chứng..
- vỏ trái và múi thịt trái bòn bon Thái ở ba thời điểm bố trí thí nghiệm ở thời điểm thu hoạch.
- 3.7 pH và độ Brix dịch trái bòn bon Thái khi thu hoạch.
- Trị số pH dịch trái bòn bon tại thời điểm thu hoạch giữa các nghiệm thức không hoặc có sử dụng các loại vật liệu bao trái khác nhau và bố trí ở ba thời điểm khác nhau không khác biệt so với đối chứng (số liệu không trình bày).
- Trị số pH trung bình ở thời điểm 14 ngày, 28 ngày và 42 ngày SKĐT là 3,8.
- Các nghiệm thức không hoặc bao chùm trái có pH trung bình dao động khoảng 3,7.
- Như vậy, thực hiện bao trái với các loại vật liệu bao trái khác nhau ở ba thời điểm khác nhau không làm ảnh hưởng đến pH dịch trái bòn bon khi thu hoạch, do pH không khác biệt nhau (pH từ .
- Bảng 8: Ảnh hưởng của loại màng bao trái và thời điểm bao trái đến độ Brix trái bòn bon tại thời điểm thu hoạch.
- Theo kết quả Bảng 8, trung bình độ Brix dịch trái ở thời điểm thu hoạch của ba thời điểm bố trí thí nghiệm có khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- Trong đó, trung bình độ Brix của các nghiệm thức bố trí thí nghiệm ở giai đoạn 14 ngày SKĐT cao nhất (15,6), khác biệt so với thời điểm 28 ngày và 42 ngày SKĐT (có trung bình độ Brix là 14,9).
- Tương tác giữa các vật liệu bao trái và ba thời điểm bao trái cho thấy, độ Brix của các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, tuy nhiên không biểu hiện rõ theo xu hướng chung.
- Nghiệm thức bao PE hồng (16,5) ở thời điểm 28 ngày SKĐT và nghiệm thức bao PE trắng + giấy báo (16,7) ở 42 ngày SKĐT có độ Brix đo được ở thời điểm thu hoạch cao nhất,.
- tuy không khác biệt so với các nghiệm thức được bố trí ở thời điểm 14 ngày SKĐT nhưng khác biệt so với một số nghiệm thức ở hai thời điểm bố trí còn lại.
- Tóm lại, kết quả cho thấy, độ Brix dịch trái của các nghiệm thức bố trí ở thời điểm 14 ngày SKĐT có xu hướng cao hơn các nghiệm thức bao trái ở giai đoạn 28 ngày và 42 ngày SKĐT với độ Brix >15,0, và có trung bình độ Brix lớn hơn 15,6 khác biệt so với hai giai đoạn sau..
- Thời điểm bao chùm trái bòn bon Thái tốt nhất ở thời điểm 14 ngày SKĐT, số lượng trái trên chùm khi thu hoạch luôn cao, giảm hiện tượng rụng trái non, giảm được nấm bồ hóng trên vỏ trái, trái có màu sắc đẹp, trọng lượng chùm trái cao, độ Brix cao và không ảnh hưởng đến pH dịch trái bòn bon cũng như tỷ lệ vỏ và ruột trái khi thu hoạch..
- Nghiệm thức bao giấy dầu vàng và bao giấy dầu trắng khi thực hiện bao chùm trái bòn bon Thái đặc biệt ở thời điểm 14 ngày SKĐT có những ưu điểm tốt như: duy trì được số lượng trái trên chùm nhiều hơn, ít nấm bệnh và trọng lượng chùm trái khi thu hoạch cao..
- Sử dụng bao giấy dầu màu trắng và vàng bao chùm trái bòn bon ở thời điểm 14 ngày SKĐT..
- Khảo sát thêm vai trò của các loại vật liệu bao trái ở các thời điểm đậu trái, tuổi cây khác nhau đến năng suất và chất lượng chùm trái..
- Nguyễn Văn Huỳnh (2000), Bòn Bon-biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
- Những điều lưu ý khi trồng cây bòn bon.
- Trần Văn Hâu và Lê Thị Thảo (2009), Đặc tính sinh học sự ra hoa và sự phát triển trái bòn bon Ta và bòn bon Thái (Lansium domesticum Corr.) tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 16a năm 2010.