« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP THỤ PHẤN CHÉO BỔ SUNG BẰNG CÁC LOẠI PHẤN KHÁC NHAU ĐẾN PHẨM CHẤT CƠM SẦU RIÊNG SỮA HẠT LÉP (DURIO ZIBETHINUS MURR.)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP THỤ PHẤN CHÉO BỔ SUNG BẰNG CÁC LOẠI PHẤN KHÁC NHAU ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CƠM SẦU RIÊNG SỮA.
- HẠT LÉP (Durio zibethinus MURR.).
- Có 5 nghiệm thức là đối chứng để hoa thụ phấn tự nhiên, tự thụ phấn bằng phấn hoa sầu riêng Sữa Hạt Lép và thụ phấn chéo với phấn của sầu riêng Monthong, RI 6 và Khổ Qua Xanh.
- Kết quả cho thấy Sầu riêng Sữa Hạt Lép có thể có đặc tính tự bất tương hợp một phần (partially self-incompatible).
- Thụ phấn chéo bổ sung cho sầu riêng Sữa Hạt Lép làm tăng tỉ lệ đậu trái, giữ trái trên cây dẫn đến tăng năng suất.
- Số hạt/trái tăng dẫn đến tăng tỉ lệ hộc ăn được, tỉ lệ cơm/trái, làm tăng tỉ lệ trái cân đối dẫn đến tăng trọng lượng trái lúc thu hoạch.
- Tuy nhiên, thụ phấn chéo bằng phấn sầu riêng Monthong, RI 6 và Khổ Qua Xanh không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt lép, hàm lượng nước trong cơm và tổng số chất rắn hòa tan.
- Thụ phấn chéo bổ sung bằng phấn sầu riêng Monthong cho cơm trái có màu vàng đền vàng đậm gần giống như cơm trái do sự tự thụ phấn nhưng có vị ngọt, béo và ráo cơm hơn so với thụ phấn RI 6 hay Khổ Qua Xanh..
- Từ khóa: Thụ phấn chéo bổ sung, tự bất tương hợp một phần, Sữa Hạt Lép.
- Sầu riêng (Durio zibethinus Murr.) được mệnh danh là vua của các loại cây ăn trái, rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á.
- Ở đồng bằng sông Cửu Long, sầu riêng cũng là loại cây ăn trái có giá trị cao và là một trong 11 loại cây ăn trái được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khuyến khích phát triển ở nước ta.
- Sầu riêng nở hoa vào buổi chiều tối nhưng có sự lệch pha giữa pha đực và pha cái và.
- sự thụ phấn chủ yếu nhờ vào công trùng nên sự thụ phấn tự nhiên thường gặp nhiều trở ngại dẫn đến tỉ lệ đậu trái thấp.
- Ngòai ra, ở một số giống sầu riêng còn có hiện tượng tự bất tương hợp (self-incompatible) (nên sự thụ phấn chéo với các giống sầu riêng khác để đảm bảo sự đậu trái là rất cần thiết).
- Sự thụ phấn bổ sung còn giúp tăng năng suất và phẩm chất trái.
- Nguyễn Thị Bích Vân (2001) nhận thấy thụ phấn bổ sung bằng phấn sầu riêng Khổ Qua Xanh hoặc sầu riêng Monthong cho sầu riêng Sữa Hạt Lép sẽ làm tăng năng suất và số hộc/trái.
- Tuy nhiên, biện pháp thụ phấn chéo với các nguồn phấn khác nhau có ảnh hưởng đến phẩm chất cơm trái hay số hạt/trái đối với những giống hạt lép? Đề tài nầy được thực hiện nhằm mục đích xác định khả năng tự thụ phấn và ảnh hưởng của biện pháp thụ phần bổ sung bằng các nguồn phấn khác nhau đến năng suất và phẩm chất trái sầu riêng Sữa Hạt Lép..
- Thí nghiệm được thực hiện trên giống sầu riêng Sữa Hạt Lép 13 năm tuổi trồng tại trại Thực Nghiệm Giống Cây Trồng, trường đại học Cần Thơ từ tháng 9/2005 đến tháng 5/2006.
- Hạt phấn của sầu riêng Monthong, RI 6 và Khổ Qua Xanh được lấy ở vườn của nông dân tại huyện Phong Điền, Cần Thơ.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại thụ phấn 10 chùm hoa.
- Nghiệm thức của thí nghiệm là biện pháp thụ phấn bổ sung bằng phấn của sầu riêng Monthong, Khổ Qua Xanh, RI 6, Sữa Hạt Lép (tự thụ phấn) và nghiệm thức đối chứng là để hoa thụ phấn tự nhiên.
- Ngoại trừ các hoa để thụ phấn tự nhiên, tất cả các hoa của nghiệm thức thụ phấn bổ sung đều được khử đực và bao lại bằng giấy bóng mờ một ngày trước khi hoa nở và mở ra sau khi hoa đã rụng cánh hoàn toàn.
- Tiến hành thụ phấn khi hoa nở (từ giờ) bằng cách dùng que nhỏ phết hạt phấn lên núm nhụy..
- Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm tỉ lệ đậu trái, trọng lượng trái thu hoạch, dày vỏ trái, tỉ lệ phần ăn được, số hạt trên trái, trọng lượng một hạt, tỉ lệ hạt lép, tỉ lệ trái mất cân đối, tỉ lệ hộc ăn được, hàm lượng nước trong thịt trái, tổng số chất rắn hoà tan (TSS).
- Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm SPSS để tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tỉ lệ đậu trái.
- Tỉ lệ đậu trái của nghiệm thức đối chứng (30,1%) thấp hơn nghiệm thức tự thụ phấn và các nghiệm thức thụ phấn chéo có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- Khảo sát quá trình rụng trái non cho đến khi thu họach cho thấy giai đoạn 3 tuần sau khi thụ phấn tỉ lệ trái còn lại của các nghiệm thức thụ phấn chéo bao gồm phấn Sữa Hạt Lép đều cao hơn so với nghiệm thức thụ phấn tự nhiên, nhưng bắt đầu giai đoạn 4 tuần sau khi đậu trái cho đến khi thu họach thì tỉ lệ trái còn lại của các nghiệm thức thụ phấn chéo cao hơn so với tự thụ và thụ phấn tự nhiên (Hình 2)..
- Phấn Sữa Hạt Lép (tự thụ) Phấn Mon-thong Phấn Khổ Qua Xanh Phấn RI 6.
- Hình 1: Tỉ lệ đậu trái ở giai đoạn 7 ngày sau khi thụ phấn phấn của sầu riêng Sữa Hạt Lép dưới ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau tại Trại Thực Nghiệm Giống Cây Trồng, ĐHCT, mùa thuận 2005-2006.
- Ngày sau khi thụ phấn.
- Hình 2: Tỉ lệ trái còn lại ở giai đoạn từ 14-84 ngày sau khi thụ phấn phấn của sầu riêng Sữa Hạt Lép dưới ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau tại Trại Thực Nghiệm Giống Cây Trồng, trường Đại Học Cần Thơ, mùa thuận 2005-2006.
- Kết quả nầy cho thấy rằng mặc dù tự thụ phấn cho sầu riêng Sữa Hạt Lép có đạt tỉ lệ đậu trái và tỉ lệ giữ trái trong 42 ngày ngày đầu sau khi đậu trái tương đương với biện pháp thụ phấn chéo nhưng sau đó cả hai nghiệm thức thụ phấn tự nhiên và tự thụ phấn đều cho tỉ lệ giữ trái thấp.
- (1965, trích dẫn bởi Lim và Luders, 1996) cho rằng những giống có hiện tượng tự bất tương hợp đòi hỏi phải thụ phấn chéo mới tạo trái còn nếu tự thụ phấn sẽ không thể đậu trái.
- Từ kết quả nghiên cứu về sự đậu trái trên sầu riêng Monthong, Lim và Luders (1996) cho rằng.
- điểm thụ phấn thành ba kiểu là tự bất tương hợp (self-incompatible), tự bất tương hợp một phần (partially self-incompatible) và tương hợp hoàn toàn (totally compatible).
- Trong thí nghiệm nầy tỉ lệ đậu trái và giữ trái cao trong giai đoạn đầu nhưng cuối cùng đạt số trái thấp hơn so với biện pháp thụ phấn chéo có thể sầu Sữa Hạt Lép có đặc tính tự bất tương hợp một phần và như thế biện pháp thụ phấn chéo với các giống sầu riêng khác sẽ có tỉ lệ đậu trái và giữ trái cao hơn so với tự thụ phấn hay thụ phấn tự nhiên.
- Trên giống sầu riêng D 24 ở Malaysia, George et al.
- (1993) nhận thấy giống thụ phấn chéo đạt tỉ lệ đậu trái cuối cùng từ 54-60% so với 5% nếu tự thụ phấn.
- Lim và Luder (1996) tìm thấy thụ phấn chéo làm tăng sự đậu trái dẫn đến tăng năng suất và chất lượng sầu riêng Monthong, trong khi tự thụ phấn cho năng suất thấp do làm rụng trái non nhiều..
- Trọng lượng trái thu hoạch ở các nghiệm thức thụ chéo cao hơn hẳn so với nghiệm thức đối chứng, khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% nhưng giữa các nghiệm thức thụ chéo thì sự khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% (Hình 3).
- Lim và Luders (1994) cũng cho biết sự tự thụ phấn sẽ cho trái có trọng lượng thấp hơn sự thụ phấn chéo 33-50%.
- Trọng lượng trái (kg).
- Hình 3: Trọng lượng trái khi thu hoạch của sầu riêng Sữa Hạt Lép dưới ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau tại Trại Thực Nghiệm Giống Cây Trồng, trường Đại Học Cần Thơ, mùa thuận 2005-2006.
- Bề dày vỏ trái ở cả ba vị trí giữa, đầu và đít trái khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các biện pháp thụ phấn chéo.
- Qua kết quả này cho thấy ưu điểm của việc thụ phấn chéo là làm trái lớn hơn nhưng không làm dày vỏ trái..
- Bảng 1: Dày vỏ trái tại ba vị trí: giữa, đầu và đít trái của sầu riêng Sữa Hạt Lép dưới ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau tại Trại Thực Nghiệm Giống Cây Trồng, trường Đại Học Cần Thơ, mùa thuận 2005-2006.
- STT Nghiệm Thức Bề dày vỏ trái (mm).
- Phấn Sữa Hạt Lép .
- Phấn Khổ Qua Xanh .
- F ns ns ns Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%..
- 3.4 Tỉ lệ phần ăn được, tỉ lệ trái mất cân đối và tỉ lệ hộc ăn được.
- Bảng 2: Tỉ lệ phần ăn được và tỉ lệ hộc ăn của sầu riêng Sữa Hạt Lép dưới ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau tại Trại Thực Nghiệm Giống Cây Trồng, trường Đại Học Cần Thơ, mùa thuận 2005-2006.
- STT Nghiệm Thức Tỉ lệ phần ăn được/trái.
- Tỉ lệ trái mất cân đối.
- Tỉ lệ hộc ăn được/trái.
- 2 Phấn Sữa Hạt Lép 22,1 a 81,9 a 52,7 a.
- khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%..
- Tỉ lệ ăn được trên trái, tỉ lệ trái mất đối và tỉ lệ hộc ăn được giữa các nghiệm thức thức thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 2).
- Tỉ lệ ăn được trên trái của trái được thụ phấn chéo bằng các loại phấn Monthong, Khổ Qua Xanh và RI 6 có tỉ lệ ăn được cao hơn tự thụ bằng phấn Sữa Lạt Lép và thụ phấn tự nhiên.
- Đối với chỉ tiêu tỉ lệ trái mất cân đối, nghiệm thức tự thụ phấn bằng phấn của giống Sữa Hạt Lép có tỉ lệ trái mất cân đối rất cao (81,9%) và tiếp theo là thụ phấn tự nhiên (55,9%) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức thụ phấn chéo.
- Biện pháp thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau cũng có số hộc trên trái cao hơn so với đối chứng và thụ phấn phấn Sữa hạt Lép.
- Lim và Luders (1996) cho biết sự tự thụ phấn sẽ làm bị méo mó, mất cân đối, trái nhỏ hơn từ 33-50%.
- Nghiệm thức tự thụ có tỉ lệ trái mất cân đối, tỉ lệ cơm trên hộc và tỉ lệ cơm trên trái thấp.
- 3.5 Số hột trên trái, trọng lượng một hột và tỉ lệ hột lép.
- Số hột trên trái của các biện pháp thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% nhưng trọng lượng trung bình một.
- nghĩa thống kê.
- Biện pháp thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau đã làm tăng số hạt trên trái cao hơn so với thụ phấn tự nhiên và tự thụ với phấn Sữa Hạt Lép.
- Trong khi đó, giữa các nghiệm thức thụ phấn chéo khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 3)..
- Kết quả nầy cho thấy biện pháp thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau đã làm tăng tỉ lệ thụ tinh và làm cho trái có hạt số hộc trên trái nhiều hơn trái thụ phấn bằng chính hạt phấn Sữa Hạt Lép nhưng không làm giảm tỉ lệ hạt lép trên trái.
- Kết quả nầy, một lần nữa cho thấy có thể do hiện tượng tự bất tương hợp một phần nên khi tự thụ phấn sầu riêng Sữa Hạt Lép sẽ có tỉ lệ cơm trái phát triển kém làm cho tỉ lệ ăn được thấp và trọng lượng trái nhỏ.
- Lim và Luders (1996) cho biết tự thụ phấn tạo ra trái méo mó, tỉ lệ ăn được thấp, số hạt ít nhưng thường bị lép và rối loạn chức năng..
- Bảng 3: Số hột trên trái, trọng lượng một hột và tỉ lệ hột lép của sầu riêng Sữa Hạt Lép dưới ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau tại Trại Thực Nghiệm Giống Cây Trồng, trường Đại Học Cần Thơ, mùa thuận 2005-2006.
- STT Nghiệm Thức Số hột trên trái.
- (hột) Trọng lượng một.
- hột (g) Tỉ lệ hột lép.
- 2 Phân Sữa Hạt Lép 10,1a 10,9 44,8.
- khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1.
- ns khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%..
- Bảng 4: Hàm lượng nước và tổng số chất rắn hòa tan (TSS) trong thịt trái của sầu riêng Sữa Hạt Lép dưới ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau tại Trại Thực Nghiệm Giống Cây Trồng, trường Đại Học Cần Thơ, mùa thuận 2005-2006.
- STT Nghiệm Thức Hàm lượng nước trong thịt trái.
- 2 Phấn Sữa Hạt Lép 74,3 14,3.
- 4 Phấn Khổ Qua Xanh 79,0 11,3.
- Ghi chú: ns khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%..
- Kết quả đánh giá cảm quan chất lượng cơm sầu riêng dưới ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau cho thấy cơm trái sầu riêng thụ phấn tự nhiên và tự thụ phấn có màu vàng đậm, vị ngọt, béo và ráo cơm trong khi cơm trái thụ phấn Khổ Qua Xanh hay RI 6 cơm có màu vàng nhạt, ít béo và hơi nhão.
- Kết quả đánh gía nầy cho rằng tự thụ phấn hay thụ phấn tự nhiên cơm trái sầu riêng sẽ có cảm quan tốt hơn nhưng nếu thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau thì cơm trái thụ phấn Monthong được đánh giá cao nhất..
- Bảng 5: Đánh giá cảm quan chất lượng cơm của sầu riêng Sữa Hạt Lép dưới ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn chéo bằng các loại phấn khác nhau tại Trại Thực Nghiệm Giống Cây Trồng, trường Đại Học Cần Thơ, mùa thuận 2005-2006.
- 2 Phấn Sữa Hạt Lép Vàng đậm Ngọt-rất béo Ráo.
- Sầu riêng Sữa Hạt Lép có thể có đặc tính tự bất tương hợp một phần (partially self-incompatible)..
- Thụ phấn chéo bổ sung cho sầu riêng Sữa Hạt Lép sẽ làm tăng tỉ lệ đậu trái, giữ trái trên cây dẫn đến tăng năng suất.
- Số hạt/trái tăng dẫn đến tăng tỉ lệ hộc ăn được, tỉ lệ cơm/trái, làm tăng tỉ lệ trái cân đối dẫn đến tăng trọng lượng trái lúc thu họach.
- Tuy nhiên, thụ phấn chéo bằng phấn sầu riêng Monthong, RI 6 và Khổ Qua Xanh không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt lép, hàm lượng nước trong cơm và tổng số chất rắn hòa tan..
- Nên áp dụng biện pháp thụ phấn chéo bổ sung cho sầu riêng Sữa Hạt Lép, đặc biệt là phấn sầu riêng Monthong để tăng năng suất và chất lượng cơm..
- Tăng khả năng đậu trái của sầu riêng Sữa Hạt Lép Cái Mơn bằng biện pháp thụ phấn nhân tạo bổ sung