« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ TIỀN THU HOẠCH ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI SẦU RIÊNG MONTHONG (DURIO ZIBETHINUS MURR.) TẠI CHỢ LÁCH, BẾN TRE


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ TIỀN THU HOẠCH ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI SẦU RIÊNG MONTHONG (DURIO ZIBETHINUS MURR.) TẠI CHỢ LÁCH, BẾN TRE.
- Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xác định hiệu quả của biện pháp phun Ca(NO 3 ) 2 , MgSO 4 và KNO 3 kết hợp với phủ gốc bằng plastic đến phẩm chất trái sầu riêng Monthong.
- Thí nghiệm được thực hiện trên giống sầu riêng Monthong 10 năm tuổi tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, từ .
- Các nghiệm thức của thí nghiệm là đối chứng không xử lý phun phân qua lá và không phủ plastic (A), phun Ca(NO ở giai đoạn 2 tháng sau khi đậu trái, 15 ngày sau phun tiếp MgSO 4 0,2% kết hợp với phun KNO 3 1% giai đoạn một tháng trước khi thu hoạch (B) Phủ gốc bằng plastic 25 ngày trước khi thu hoạch (C.
- Kết quả cho thấy cả ba biện pháp xử lý tiền thu hoạch đều có tác dụng làm giảm tỷ lệ cơm sượng trên trái so với đối chứng nhưng không ảnh hưởng lên TSS và hàm lượng nước trong cơm.
- Xử lý tiền thu hoạch làm giảm hàm lượng tinh bột trong cơm trái, hàm lượng N, P, K nhưng tăng Ca trong lá.
- Hàm lượng canxi (X1) và kali (X2) trong lá lúc thu hoạch là hai biến dự đoán tốt nhất cho tỷ lệ cơm sượng (Y) theo phương trình hồi qui Y = -6,26X1 + 11,32X2 + 10,1 (R2 = 0,79)..
- Sầu riêng (Durio zibethinus Murr.) là loại cây ăn quả nhiệt đới khá đặc biệt, rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á.
- Những nước trồng sầu riêng nhiều nhất là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Philippin (Trần Thế Tục và Chu Doãn Thành, 2004).
- Ở Việt Nam, cây sầu riêng được trồng tập trung ở các tỉnh phía Nam như: Đắc Lắc, Bình Dương, Bình Phước, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long với diện tích khoảng 13.000 hecta, sản lượng 150.000 tấn (VNNCĂQMN, 2003).
- Tuy vậy, một trong những trở ngại lớn đối với người trồng sầu riêng là hiện tượng sượng cơm (physilogical disorders).
- Ở Việt Nam, nghiên cứu biện pháp khắc phục hiện tượng sượng cơm sầu riêng Monthong tại Chợ Lách, Huỳnh Văn Tấn và Nguyễn Minh Châu (2004) cho biết phun qua lá các loại phân KNO 3 + Ca(NO 3 ) 2 + Ca 3 (PO 4 ) 2 kết hợp với bón gốc phân KNO 3 đã khắc phục được hiện tượng sượng cơm.
- Trong khi đó, Anon (1993) và George et al., 1993, trích dẫn bởi Sapii và Nanthachai, 1994) cho rằng can-xi và Ma-nhê là chất có thể ảnh hưởng đến hiện tượng sượng cơm sầu riêng..
- Do đó, đề tài được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của biện pháp phun các loại phân MgSO 4 , Ca(NO 3 ) 2 và KNO 3 và phủ plastic lên chất lượng trái sầu riêng Monthong..
- Phủ gốc bằng plastic 25 ngày trước khi thu hoạch (C.
- Mẫu lá được thu ở thời điểm thu hoạch..
- Mẫu lá dùng để phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng được thu cùng lúc với thu trái, mỗi cây 5 chồi xung quanh tán cây.
- Hàm lượng chất đạm được đo bằng phương pháp Kjeldahl.
- Hàm lượng tinh bột và đường trong lá được trích và đo theo phương pháp của Dubois et al.
- 3.1 Ẩm độ đất ở thời kỳ thu hoạch.
- Điều đó cho thấy biện pháp phủ plastic trước khi thu hoạch đã làm giảm phần trăm ẩm độ khối lượng đất trồng sầu riêng Monthong.
- Phan Hà (2007) khi phân tích ẩm độ khối lượng đất trồng sầu riêng Monthong tại Chợ Lách, Bến Tre cũng có nhận định rằng ẩm độ đất ở các nghiệm thức phun hóa chất giai đoạn tiền thu hoạch khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng.
- Như vậy, việc phủ plastic tiền thu hoạch đã giúp làm giảm ẩm độ đất qua đó làm giảm phần trăm cơm sầu riêng sượng..
- ở độ sâu 0-20 cm và 20-40 cm ở giai đoạn thu hoạch sầu riêng Monthong dưới ảnh hưởng của biện pháp xử lý tiền thu hoạch tại Chợ Lách, Bến Tre, 2007.
- 3.2 Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá.
- Kết quả ở Bảng 2 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hàm lượng đạm.
- trong lá sầu riêng giữa các nghiệm thức, tất cả các nghiệm thức xử lý đều thấp hơn so với đối chứng (2.
- Tuy nhiên, hàm lượng đạm ở thí nghiệm này biến thiên từ phù hợp với kết quả khuyến cáo của Lim và Luders (1996) khi phân tích lá sầu riêng Monthong giai đoạn thu hoạch ở Darwin là .
- Hàm lượng lân.
- trong lá sầu riêng cũng giống như đạm, ở các nghiệm thức xử lý đều khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng không xử lý.
- Khi so với tiêu chuẩn dinh dưỡng lá sầu riêng Monthong của Poovarodom et al.
- Diczbalis và Westerhuis (2005), với hàm lượng lân cho thấy hàm lượng lân ở các nghiệm thức xử lý của thí nghiệm này là khá phù hợp..
- Hàm lượng kali.
- trong lá có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.
- Hàm lượng kali ở các nghiệm thức xử lý đều thấp hơn so với đối chứng.
- Tuy nhiên, hàm lượng kali ở nghiệm thức đối chứng (0,99%) ở thí nghiệm này là cao nhất nhưng vẫn thấp hơn so với kết quả của Lim và Luders (1996) khi phân tích mẫu lá của sầu riêng tại Darwin là giai đoạn phát triển trái) và lúc thu hoạch), cho thấy hàm lượng kali trong thí nghiệm này hơi thấp, điều này có thể là do có mối tương quan nghịch giữa kali với can-xi và ma-nhê bổ sung bằng cách phun phân qua lá.
- (2001) cho rằng hàm lượng kali <1,21% là ở mức thấp, trong tình trạng thiếu kali..
- Hàm lượng can-xi trong lá ở tất cả các nghiệm thức có xử lý tiền thu hoạch đều cao hơn đối chứng, trong đó cao nhất là nghiệm thức phủ liếp bằng plastic (2,25%) (Bảng 2).
- Ở mức dinh dưỡng nầy tương đương với mức dinh dưỡng tiêu chuẩn trên sầu riêng Monthong ở Thái Lan Poovarodom và csv., 2001) nhưng cao hơn so với ở Malaysia Zakarai, 1994) và Úc Lim et al.
- Trong khi đó hàm lượng can-xi trong lá ở nghiệm thức đối chứng đều rất thấp so tiêu chuẩn của các nước và đây có thể là yếu tố gây ra hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng.
- Biện pháp phun dinh dưỡng qua lá có thể là yếu tố làm tăng hàm lượng can-xi như khi De Rijck và Schrevens (1998) đạt được sự gia tăng hàm lượng các chất trong trái khi tăng hàm lượng K, Ca và Mg trong dung dịch dinh dưỡng.
- Hàm lượng can- xi tăng khi lá trưởng thành và có sự biến động theo mùa vụ trong năm (Poovarodom et al., 2001) nhưng giải thích sự gia tăng trong lá gây ra do sự khô hạn vẫn còn hạn chế vì có ít nghiên cứu về vấn đề nầy.
- Hàm lượng ma-nhê.
- trong lá sầu riêng Monthong có giá trị trung bình là 0,49%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.
- Điều đó cho thấy biện pháp xử lý tiền thu hoạch (phun phân bón lá và phủ plastic) không ảnh hưởng đến hàm lượng ma-nhê trong lá nhưng việc bổ sung ma-nhê có tác dụng gia tăng hàm lượng can-xi như ghi nhận của Lim và Luders (1996), hàm lượng can-xi và ma-giê trong lá có mối tương quan thuận với nhau.
- Điều đó cũng được thể hiện khi phân tích mối tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá ở thí nghiệm này..
- Ketsa và Pangkool (1994) cho rằng màu sắc cơm của sầu riêng thay đổi là do sự tổng hợp của ß-carotene.
- Qua kết quả phân tích ở Bảng 3 cho thấy độ khác màu (∆E) của cơm trái sầu riêng Monthong giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê.
- Như vậy, biện pháp xử lý tiền thu hoạch không có ảnh hưởng lên màu sắc cơm trái sầu riêng..
- Bảng 2: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý tiền thu hoạch lên hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá sầu riêng Monthong lúc thu hoạch tại Chợ Lách, Bến Tre, 2007.
- Bảng 3: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý tiền thu hoạch lên màu sắc cơm trái sầu riêng (∆E) Monthong tại Chợ Lách, Bến Tre, 2007.
- Nghiệm thức ∆E L a b.
- 3.3.2 Hàm lượng nước và TSS trong cơm.
- Hàm lượng nước trong cơm sầu riêng và tổng chất rắn hòa tan (TSS) giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%..
- Hàm lượng nước trong cơm trái và TSS có giá trị trung bình lần lượt là 68,06% và 12,96%.
- Phan Hà (2007) cũng ghi nhận kết quả tương tự, khi phun kết hợp các loại phân khác nhau thì không làm thay đổi hàm lượng nước trong cơm và TSS so với đối chứng.
- Như vậy, biện pháp phun các loại phân Mg, Ca và K qua lá không ảnh hưởng lên hàm lượng nước và TSS trong cơm sầu riêng Monthong.
- Trong khi đó, trên giống sầu riêng Sữa Hạt Lép phủ gốc 25 ngày trước khi thu hoạch làm giảm.
- hàm lượng nước trong cơm và TSS cao hơn so với đối chứng (Triệu Quốc Dương, 2007)..
- Bảng 4: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý tiền thu hoạch lên hàm lượng nước trong cơm.
- và tổng chất rắn hoà tan - TSS ( 0 Brix) sầu riêng Monthong tại Chợ Lách, Bến Tre, 2007.
- Nghiệm thức Hàm lượng nước trong cơm.
- 3.3.3 Hàm lượng đường và tinh bột trong cơm.
- Hàm lượng đường trong cơm giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê với hàm lượng đường trung bình là 14,15% (Bảng 5).
- Lượng đường trong cơm trái ở thí nghiệm này thấp hơn so với 29,3% của sầu riêng Monthong sau 12 ngày ở 20 o C (Sutthapon, 1993 trích dẫn bởi Trần Thế Tục và Chu Doãn Thành, 2002) và 25,45% ở sầu riêng sau 5 ngày với 33 o C, ẩm độ tương đối 70% (Ketsa và Pangkool, 1995).
- Theo Trần Minh Tâm (2004), thời gian tồn trữ càng dài thì trái càng chín và hàm lượng đường tổng số càng tăng (chủ yếu là đường đơn) nhưng hàm lượng đường tổng số có thể giảm vì thời gian tồn trữ quá dài thì lượng đường giảm để cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp, lên men rượu.
- Hàm lượng tinh bột giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Tất cả các nghiệm thức xử lý đều làm giảm hàm lượng tinh bột so với đối chứng (Bảng 6).
- Ở nghiệm thức đối chứng hàm lượng tinh bột là 7,53% cao hơn 5,1% (Sutthapon, 1993 trích dẫn bởi Trần Thế Tục và Chu Doãn Thành Ketsa và Pangkool, 1995).
- Trong khi đó hàm lượng tinh bột ở các nghiệm thức xử lý lần lượt là 4,02% (phun phân bón lá), 4,78% (phủ plastic), 5,97% (phun phân bón lá kết hợp với phủ plastic).
- Điều đó cho thấy việc xử lý tiền thu hoạch làm cho sự chuyển hóa tinh bột xảy ra tốt hơn, qua đó làm giảm tỷ lệ cơm sầu riêng bị hiện tượng sượng cứng..
- Bảng 5: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý tiền thu hoạch lên hàm lượng đường tổng số.
- trong cơm sầu riêng Monthong tại Chợ Lách, Bến Tre, 2007.
- Nghiệm thức Đường.
- Sầu riêng Monthong dưới ảnh hưởng của các biện pháp xử lý tiền thu hoạch chỉ có hiện tượng sượng cứng cơm và mất màu (Hình 1).
- Kiểu sượng chính trên sầu riêng Monthong là hiện tượng chín không đều (uneven fruit ripening, UFR) như mô tả của Sapii và Nanthachai (1994).
- Kết quả tương tự như vậy, Triệu Quốc Dương (2007) khi điều tra nông dân cũng cho rằng sượng cứng cơm và mất màu hay chín không đều là hiện tượng sượng xảy ra phổ biến trên giống sầu riêng Monthong ở huyện Chợ Lách, Bến Tre..
- 3.4.2 Tỷ lệ sượng.
- Phân tích tương quan giữa tỷ lệ trái sượng và tỷ lệ múi sượng/trái với hàm lượng dinh dưỡng trong lá và các chất đồng hóa cho thấy phần trăm đạm trong cơm có tương quan nghịch với tỷ lệ trái sượng và tỷ lệ múi sượng/trái (r = -0.68** và r.
- Tỷ lệ cơm sượng có mối tương quan thuận với phần trăm N, P và K trong lá lúc thu hoạch và hàm lượng tinh bột trong cơm sầu riêng (r = 0,54*, r = 0,74.
- Phan Hà (2007) cũng nhận thấy hàm lượng canxi trong lá có tương quan nghịch với tỷ lệ sượng/trái với hệ số tương quan r = -0,61.
- Điều nầy cho thấy rằng hàm lượng can-xi trong lá thấp hay kali.
- Sự tương quan nghịch giữa Can-xi và kali cũng được Diczbalis và Westerhuis, (2005) ghi nhận trên sầu riêng Monthong ở Darwin, Úc.
- Can-xi có vai trò trong quá trình chín và chất lượng trái sầu riêng cũng được ghi nhận bởi Grundon et al.
- Tóm lại, các biện pháp xử lý tiền thu hoạch góp phần làm tăng hàm lượng canxi trong lá - một nhân tố được nhiều tác giả cho rằng có vai trò quan trọng trong việc làm giảm tỷ lệ cơm sầu riêng sượng do làm giảm rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển trái (Shear, 1975.
- Bảng 6: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý tiền thu hoạch lên tỷ lệ trái sượng.
- tỷ lệ múi sượng/trái.
- tỷ lệ cơm sượng/trái.
- của trái sầu riêng Monthong tại Chợ Lách, Bến Tre, 2007.
- Nghiệm thức Tỷ lệ trái sượng.
- Tỷ lệ múi sượng/trái.
- Tỷ lệ cơm sượng/trái.
- Phun các loại phân Ca(NO 3 ) 2 , MgSO 4 và KNO 3 ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển trái, phủ gốc 25 ngày trước khi thu hoạch hoặc kết hợp cả hai biện pháp trên đều có tác dụng làm giảm hàm lượng các chất N, P, K trong lá lúc thu hoạch và tinh bột trong cơm trái nhưng tăng Ca trong lá.
- làm giảm tỷ lệ cơm sượng trên trái nhưng không ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong cơm và TSS cơm trái..
- Tỷ lệ cơm sượng trên trái có tương thuận với hàm lượng tinh bột trong cơm và kali trong lá lúc thu hoạch nhưng tương quan nghịch với hàm lượng can-xi trong lá.
- Hàm lượng canxi (X 1 ) và kali (X 2 ) trong lá lúc thu hoạch là hai biến dự đoán tốt nhất cho tỷ lệ cơm sượng (Y) theo phương trình hồi qui Y.
- Cần nghiên cứu thêm ảnh hưởng của quá trình chín đến hiện tượng cơm chín không đều trên giống sầu riêng Monthong..
- Kết quả bước đầu nghiên cứu khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng Monthong trồng tại Bến Tre, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau quả Nxb Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh, trang 259-565..
- Ảnh hưởng của màng phủ plastic và thu hoạch trái các thời điểm khác nhau đến phẩm chất trái sầu riêng MonThong tại Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, năm 2006, Thực tập tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Học, Trường đại học Cần Thơ, 58 tr..
- Khảo sát ảnh hưởng magnesium (Mg), kali (K), calcium (Ca) phun qua lá và các thời điểm thu hoạch khác nhau đến phẩm chất trái sầu riêng MonThong tại Chợ Lách, Bến Tre, Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Học, Trường đại học Cần Thơ, 56 tr..
- Cây sầu riêng ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, 124 tr..
- Điều tra một số biện pháp canh tác liên quan hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng và ảnh hưởng của thời điểm phủ plastic đến hiện tượng sượng trên trái sầu riêng Monthong, Sữa hạt lép tại xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, năm 2006, Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Học, Trường đại học Cần Thơ, 58 tr.