« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của bón giảm lượng phân lân đến lân dễ tiêu trong đất và năng suất lúa trên vùng đất trồng lúa ba vụ tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN GIẢM LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN LÂN DỄ TIÊU TRONG ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN VÙNG ĐẤT TRỒNG LÚA BA VỤ TẠI HUYỆN HÒA BÌNH, TỈNH BẠC LIÊU.
- Bón giảm lân, hấp phụ lân, lân dễ tiêu, năng suất lúa Keywords:.
- Applying P fertilizer at reduced rates of 20 and 40 kg P 2 O 5 /ha over the course of 7 crops did not significantly affect soil P availability, the contents of P in rice straw and grain and rice yield as compared with applying fertilizer P at 60 kg P 2 O 5 /ha..
- Qua nhiều năm, lượng P cung cấp thừa có thể đưa đến sự tích lũy P cao, đặc biệt trong đất trồng lúa 3 vụ.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá sự thay đổi về khả năng cố định P của đất, lượng P dễ tiêu trong đất, hàm lượng P hấp thu trong rơm, hạt và năng suất lúa khi áp dụng bón giảm lượng phân P.
- Các nghiệm thức bao gồm (1) không bón phân P, (2) bón 20 kg P 2 O 5 /ha, (3) bón 40 kg P 2 O 5 /ha, (4) bón 60 kg P 2 O 5 /ha.
- Mẫu đất được lấy vào vụ thứ 7 (vụ Đông Xuân để đánh giá sự thay đổi về hàm lượng P dễ tiêu và khả năng hấp phụ P tối đa của đất.
- Hàm lượng P trong mẫu hạt và rơm cũng được phân tích, đồng thời ghi nhận các chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất lúa.
- Kết quả nghiên cứu ghi nhận đất tại địa điểm nghiên cứu có khả năng hấp phụ P cao và có sự tích lũy P trong đất.
- Hàm lượng P dễ tiêu trong đất và hàm lượng P hấp thu trong rơm ở nghiệm thức không bón phân P qua 7 vụ liên tiếp (p <.
- 0,05) mặc dù thấp khác biệt so với các nghiệm thức bón phân P, tuy nhiên hàm lượng P dễ tiêu trong đất vẫn ở ngưỡng đủ và năng suất lúa vẫn được duy trì.
- Bón giảm lượng phân P ở mức 20 và 40 kg P 2 O 5 /ha qua 7 vụ đã không ảnh hưởng đến hàm lượng P dễ tiêu trong đất, P hấp thu trong rơm, hạt và năng suất lúa so với mức bón 60 kg P 2 O 5 /ha..
- Ảnh hưởng của bón giảm lượng phân lân đến lân dễ tiêu trong đất và năng suất lúa trên vùng đất trồng lúa ba vụ tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
- Lân (P) là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho cây lúa, thúc đẩy sự phát triển của rễ, tăng số chồi, số bông, tăng sinh khối và năng suất hạt..
- Trong đất, phần P dễ tiêu cung cấp cho cây trồng thường rất thấp do phần lớn lượng P cung cấp từ phân bón bị cố định bởi các thành phần khoáng trong đất tạo thành dạng không hòa tan.
- Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các khảo sát cho thấy có sự tích lũy P cao trong đất ở các vùng trồng rau màu trọng điểm do tập quán bón dư thừa phân P của nông dân (Phạm Thị Phương Thúy và ctv., 2011).
- Trải qua nhiều năm, thâm canh và tăng vụ trong canh tác lúa có thể đã dẫn đến tích lũy lượng P cao trong đất do khả năng mất P khỏi môi trường đất rất hạn chế..
- Trong nghiên cứu này, thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện qua nhiều vụ trồng lúa liên tiếp để đánh giá ảnh hưởng của các mức bón giảm P (so với thực tế bón phân của nông dân) đến sự thay đổi về khả năng hấp phụ P, hàm lượng P dễ tiêu trong đất và năng suất lúa..
- Kết quả phân tích hàm lượng Na + trao đổi trong phẫu diện đất ghi nhận ở ngưỡng Na + 4,22 cmol.
- /kg ở độ sâu 25-80 cm cho thấy có sự tích lũy mặn trong đất.
- Đất có dung trọng 1,19 g/cm 3 , sa cấu sét pha thịt với hàm lượng cấp hạt sét 55% và hàm lượng cấp hạt thịt 44%.
- Hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở mức trung bình, đạt 4,7%.
- hàm lượng đạm tổng số.
- Hàm lượng P tổng trong đất đạt 0,102% P, P dễ tiêu (Olsen-P) 9,1 mg P/kg được đánh giá ở ngưỡng trung bı̀nh thấp (Cottenie, 1980)..
- Các nghiệm thức bón phân P bao gồm 4 mức độ: (1) không bón phân P, (2) bón 20 kg P 2 O 5 /ha, (3) bón 40 kg P 2 O 5 /ha và (4) bón 60 kg P 2 O 5 /ha.
- Lượng phân đạm (N) được bón ở mức 100 kg N/ha cho vụ Đông Xuân và 80 kg N/ha cho vụ Hè Thu và Thu Đông.
- Phân kali (KCl) được bón ở mức 30 kg K 2 O/ha cho tất cả các nghiệm thức và được chia đều cho 2 lần bón vào giai đoạn 20 và 45 NSKS..
- Sau 7 vụ liên tiếp, tiến hành lấy mẫu đất vào vụ Đông Xuân 2013-2014 để đánh giá ảnh hưởng của các mức bón phân P đến sự thay đổi về hàm lượng P dễ tiêu trong đất.
- Vào cuối vụ, mẫu đất được lấy để đánh giá sự thay đổi về khả năng hấp phụ P tối đa của đất khi áp dụng bón giảm lượng phân P qua 7 vụ liên tiếp..
- Thu mẫu trong 2 khung có diện tích 0,25 m 2 để phân tích các thành phần năng suất.
- Cân rơm và hạt trong khung 5 m 2 mỗi lô để tính trọng lượng rơm và năng suất hạt..
- 2.4 Phương pháp phân tích.
- Hàm lượng P dễ tiêu trong đất (mgP/kg) được phân tích theo phương pháp Olsen, sử dụng dung dịch NaHCO 3 để trích theo tỉ lệ (đất : dung dịch trích) là 1:20 ở pH 8,5 sau đó đem so màu ở bước sóng 880 nm (Olsen et al., 1982).
- Năng suất thực tế (tấn/ha): Gặt 5 m 2 lúa (khung 2 m x 2,5 m) trong từng lô, đem cân trọng lượng hạt chắc trên 5 m 2 , giê sạch, phơi khô và cân trọng lượng của mẫu và quy về trọng lượng ở ẩm độ 14%..
- Ứng dụng phần mềm Minitab 16 để phân tích sự khác biệt về hàm lượng P dễ tiêu, hàm lượng P trong rơm, hạt và năng suất lúa giữa các nghiệm thức bón P với các liều lượng khác nhau..
- 3.1 Ảnh hưởng của các mức bón phân P đến P dễ tiêu và khả năng cố định P trong đất.
- Bón giảm lượng phân P hoặc không bón phân P cho đất qua 7 vụ liên tiếp, từ vụ Đông Xuân đến vụ Thu Đông 2013 đã không thay đổi có ý nghĩa hàm lượng P dễ tiêu trong đất (số liệu chưa công bố).
- Kết quả này cao hơn hàm lượng P dễ tiêu trong đất tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm do P dễ tiêu trong đất rất biến động phụ thuộc vào điều kiện oxy hóa-khử của đất tại thời điểm lấy mẫu.
- Kết quả phân tích hàm lượng P dễ tiêu cao mẫu đất được lấy vào giữa thời gian sinh trưởng của cây lúa và đất trong điều kiện ngập nước liên tục.
- Ở mức bón liên tục 60 kg P 2 O 5 /ha/vụ hàm lượng P dễ tiêu trong đất dao động trong khoảng mg P/ha, cao khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức không bón phân P (p <.
- So sánh với hàm lượng P dễ tiêu trong đất trước khi tiến hành thí nghiệm, nghiệm thức không bón phân P có hàm lượng P dễ tiêu được duy trì hoặc tăng nhẹ tại các thời điểm sinh trưởng trọng yếu của lúa.
- Nghiệm thức bón liên tục 60 kg P 2 O 5 /ha có hàm lượng P dễ tiêu tăng khác biệt có ý nghĩa so với trước khi thực hiện thí nghiệm.
- Kết quả này cho thấy duy trì bón phân P với liều lượng 60 kg P 2 O 5 /ha có thể đã tăng tích lũy P trong đất, do đó gia tăng hàm lượng P dễ tiêu.
- Ở mức bón 20.
- kg P 2 O 5 /ha, hàm lượng P dễ tiêu trong đất dao động trong khoảng mg P/kg trong suốt vụ lúa.
- Mức bón 40 kg P 2 O 5 /ha có hàm lượng P dễ tiêu dao động trong khoảng mg P/kg..
- Không có khác biệt ý nghĩa thống kê về hàm lượng P dễ tiêu trong đất vào các giai đoạn 45 và 65 NSKS ở các mức bón 20, 40 và 60 kg P 2 O 5 /ha..
- Vào giai đoạn 75 NSKS, hàm lượng P dễ tiêu trong đất không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai mức bón 40 và 60 kg P 2 O 5 /ha, tuy nhiên cao khác biệt so với mức bón 20 kg P 2 O 5 /ha và không bón phân P (p <.
- Hàm lượng P dễ tiêu Olsen-P trong đất phản ánh khả năng cung cấp P từ đất cho cây trồng do có mối tương quan thuận giữa hàm lượng của thành phần P này và tổng lượng P hấp thu và năng suất cây trồng (Mason et al., 2008.
- Theo thang đánh giá của Cottenie (1980), hàm lượng P dễ tiêu trong đất ở ngưỡng 10-25 mg P/kg thı̀ không ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất lúa.
- (2004), nếu hàm lượng Olsen-P trong đất được duy trì ở ngưỡng >10 mg P/kg thì cây lúa không thiếu P.
- Kết quả của nghiên cứu này cho thấy đất có sự tích lũy P cao và lượng P dễ tiêu trong đất có thể đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng P của cây lúa..
- Tuy nhiên, khả năng cung cấp P từ đất giảm từ vụ thứ 7 khi bón giảm phân P ở mức bón 20 kg P 2 O 5 /ha hoặc không bón so với hàm lượng P dễ tiêu trong đất được bón P ở mức cao hơn.
- Trong khi đó, bón phân P ở mức >.
- 60 kg P 2 O 5 /ha cho 7 vụ liên tiếp đã gia tăng hàm lượng P dễ tiêu trong đất..
- Bảng 1: Hàm lượng P dễ tiêu (Olsen-P) trong đất ở các liều lượng bón phân P khác nhau qua 7 vụ lúa liên tục.
- Mức bón P.
- Ghi chú: ns không khác biệt ý nghĩa.
- khác biệt ý nghĩa ở mức 5.
- khác biệt ý nghĩa ở mức 1%.
- Trong cùng 1 cột các chữ cái khác nhau thể hiện khác biệt ý nghĩa thống kê.
- P hấp phụ(mg P/kg).
- 0 kg P 2 O 5 /ha.
- 20 kg P 2 O 5 /ha.
- 40 kg P 2 O 5 /ha.
- 60 kg P 2 O 5 /ha.
- Hình 1: Khả năng hấp phụ P của đất sau 7 vụ lúa được bón phân P với các liều lượng khác nhau Phân tích khả năng hấp phụ P của đất cho thấy.
- đất có khả năng hấp phụ tối đa 655-687 mg P/kg.
- Bón phân P cho đất ở các liều lượng khác nhau qua 7 vụ lúa liên tiếp không thay đổi khác biệt có ý nghĩa độ bão hòa P của đất (Hình 1).
- So sánh giữa nghiệm thức không bón phân P và bón phân P ở liều lượng cao nhất (60 kg P 2 O 5 /ha) cho thấy duy trì bón phân P ở liều lượng cao không giảm khả năng hấp phụ P của đất.
- Kết quả này cho thấy mặc dù bón phân P với liều lượng cao vẫn chưa thể hiện sự cung cấp dư thừa P từ đất cho cây lúa và chưa có nguy cơ rửa trôi P ra môi.
- 3.2 Ảnh hưởng của biện pháp bón giảm lượng phân P đến sinh khối cây lúa và hàm lượng P hấp thu trong rơm và trong hạt.
- Bảng 2: Ảnh hưởng của các liều lượng phân P đến sinh khối cây lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 Mức bón P.
- ns không khác biệt ý nghĩa thống kê.
- Bảng 3: Ảnh hưởng của các mức bón phân P đến hàm lượng P trong rơm và trong hạt lúa.
- Mức bón P (kg P 2 O 5 /ha).
- khác biệt ý nghĩa ở mức 5%.
- Hàm lượng P trong rơm dao động trong khoảng P 2 O 5 , ở ngưỡng phù hợp cho cây lúa.
- Ở nghiệm thức không bón phân P qua 7 vụ liên tiếp, hàm lượng P trong rơm thấp khác biệt có ý nghĩa so với bón 60 kg P 2 O 5 /ha với kết quả tương ứng là 0,309% P 2 O 5 và 0,362% P 2 O 5 (p<.
- Ở các nghiệm thức bón P với liều lượng trung gian 20 và 40 kg P 2 O 5 /ha không ảnh hưởng khác biệt đến hàm lượng P trong rơm so với bón P ở liều lượng cao nhất (60 kg P 2 O 5 /ha).
- Hàm lượng P trong hạt ở các liều lượng bón phân P khác nhau dao động trong khoảng P 2 O 5 (Bảng 3).
- Khác với hàm lượng P trong rơm, hàm lượng P trong hạt không khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức được bón P với các liều lượng khác nhau..
- 3.3 Ảnh hưởng của biện pháp bón giảm lượng phân P đến các thành phần năng suất và năng suất lúa.
- Năng suất của lúa dao động từ 4,60-5,20 tấn/ha và không có khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức được bón phân P ở liều lượng khác nhau.
- Phân tích các thành phần năng suất lúa cho thấy không có khác biệt ý nghĩa về các thành phần năng suất lúa là số bông/m 2 , số hạt chắc/bông, trọng lượng 1000 hạt giữa nghiệm thức không bón P và các nghiệm thức bón giảm P (Bảng 4).
- (2013) tại tỉnh An Giang cũng cho thấy rằng không có sự khác biệt ý nghĩa giữa thành phần năng suất và năng suất lúa giữa các nghiệm thức bón giảm lượng phân P.
- Các kết quả này cho thấy đất có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng P của cây lúa từ lượng P tích lũy trong đất..
- Với liều lượng bón 0, 20, 40 và 60 kg P 2 O 5 /ha, đất đã nhận tương ứng kg P 2 O 5 /ha qua 7 vụ và lượng P lấy đi khỏi đất khi thu hoạch lúa được ước lượng khoảng 300 kg P 2 O 5 /ha.
- Như vậy, với lượng bón 40-50 kg P 2 O 5 /ha sẽ cân bằng với lượng P lấy khỏi đất khi thu hoạch lúa.
- Tại địa điểm thí nghiệm, bón phân P thấp hơn 40 kg P 2 O 5 /ha không giảm năng suất có ý nghĩa sau 7 vụ cho thấy lượng phân P lưu tồn trong đất thâm canh lúa 3 vụ tại địa điểm nghiên cứu có khả năng duy trì lượng P dễ tiêu để đáp ứng nhu cầu P của cây.
- Trong điều kiện ngập nước khi canh tác lúa, tiến trình khử trong đất có thể đã giải phóng các.
- Bảng 4: Ảnh hưởng của các liều lượng phân P đến thành phần năng suất và năng suất lúa Mức bón P.
- ns không khác biệt ý nghĩa thống kê 4 KẾT LUẬN.
- Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy đất canh tác lúa 3 vụ tại địa điểm nghiên cứu có khả năng cố định P cao và có sự tích lũy P trong đất.
- Không bón phân P qua 7 vụ liên tiếp không thay đổi có ý nghĩa hàm lượng P dễ tiêu trong đất và năng suất lúa mặc dù hàm lượng P dễ tiêu trong đất thấp hơn ở các mức bón trên 40 kg P 2 O 5 /ha.
- Ở mức bón 20 và 40 kg P 2 O 5 /ha qua 7 vụ đã không ảnh hưởng đến hàm lượng P dễ tiêu trong đất, hàm lượng P trong rơm, hạt cũng như các thành phần năng suất và năng suất thực tế của cây lúa.
- Do đó, không bón phân P cách 2-3 vụ hoặc bón giảm lượng phân P so với thực tiễn có thể giúp cho người dân giảm được chi phí phân bón, qua đó giúp tăng hiệu quả sử dụng phân bón và tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.
- Tuy nhiên, cần có nghiên cứu dài hạn hơn để xác định thời điểm cần gia tăng lượng phân P để duy trì khả năng cung cấp P của đất và sự ổn định của năng suất lúa..
- Ảnh hưởng của kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ, phương thức gieo trồng, giảm phân lân lên sinh trưởng và năng suất lúa OM5451 vụ Đông Xuân 2011-2012.
- Ảnh hưởng của kỹ thuật tưới khô-ngâ ̣p luân phiên và bón giảm lượng phân lân đến lân dễ tiêu trong đất và năng suất lúa vụ Đông Xuân tại huyện Hòa.
- Hiệu quả sử dụng phân N, P và lưu tồn phân lân trên năng suất lúa vùng đất phèn nặng tại Cần Thơ