« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sự sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN ỚT KIỂNG GHÉP.
- Đất, giá thể, ớt kiểng, rong biển, tro trấu, xơ dừa Keywords:.
- Đề tài được thực hiện tại nhà lưới nghiên cứu rau sạch khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng từ tháng nhằm xác định loại giá thể phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ớt kiểng ghép trên gốc ghép ớt Thiên ngọc (giống địa phương).
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 10 lần lặp lại, gồm 4 nghiệm thức là: (1) 100% xơ dừa: đối chứng, (2) 50% xơ dừa + 50% tro trấu, (3) 50% xơ dừa + 50% rong biển, (4) 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu.
- Kết quả cho thấy, tổ hợp giá thể 50%.
- đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu cho cây ớt kiểng ghép (2 giống/cây) sinh trưởng tốt nhất về chiều cao, đường kính tán và số trái trên cây (11,9 trái/cây), kế đến là tổ hợp giá thể xơ dừa kết hợp với trấu hoặc rong biển (50% xơ dừa + 50% tro trấu và 50% xơ dừa + 50% rong biển) cho cây ớt kiểng ghép sinh trưởng trung bình về chiều cao cây, đường kính tán và số trái trên trái/cây).
- Giá thể đơn thuần xơ dừa (100% xơ dừa (Đối chứng)) cho kết quả kém nhất về chiều cao, đường kính tán và số trái trên cây (7,5 trái/cây).
- Các loại giá thể có xơ dừa cây thấp, tán nhỏ, ít trái hơn.
- Trồng ớt kiểng ghép với qui mô nhỏ có thể sử dụng giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu..
- Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sự sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép.
- Trong đó, ớt kiểng trồng chậu được nhiều gia đình chọn lựa, bởi nó có thể dùng làm rau gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, với nhiều hình dạng trái và màu sắc khác nhau, ớt còn mang lại giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn.
- Tuy nhiên, để đảm bảo cho ớt sinh trưởng tốt, cho trái nhiều thì cần kết hợp rất nhiều yếu tố lại với nhau, song ảnh hưởng của giá thể đóng vai trò quan trọng hơn.
- Tuy nhiên, giá thể sử dụng phải đảm bảo các yếu tố như giá rẻ, có sẵn ở địa phương, ổn định (ít thay đổi trong vụ.
- Chính vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép” được thực hiện nhằm xác định loại giá thể thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ớt kiểng ghép..
- Giá thể:.
- Xơ dừa: được chế biến từ vỏ của trái dừa bao gồm cả phần bụi và sợi (chỉ) xơ dừa, có khả năng giữ ẩm và dinh dưỡng tốt.
- Thành phần xơ dừa gồm: tỷ lệ C:N là 8:1, độ xốp 10 - 12%, chất hữu cơ tổng lượng tro 3 - 6%, cellulose 20 - 30%, lignin 60 - 70%, tanin 8 - 8,5%, EC = 0,8 dS/m (Jos van der Knaap, 2015)..
- 1/ 100% Xơ dừa (100% XD): Đối chứng 2/ 50% Xơ dừa + 50% Tro trấu (50% XD + 50% TT).
- 3/ 50% Xơ dừa + 50% Rong biển (50% XD + 50% RB).
- 4/ 50% Đất + 25% Xơ dừa + 25% Tro trấu (50% Đ + 25% XD + 25% TT).
- Ngọn ghép ớt hiểm lai F 1 207: giá thể đất, xơ dừa (mỗi loại 15 lít) kết hợp phân hữu cơ vi sinh (100 g) trộn đều vô đầy ly và nén nhẹ, gieo 1 hạt/lỗ, gieo nông khoảng 1 cm, không gieo quá sâu,.
- phủ lên trên 1 lớp giá thể mỏng, phun nước vừa đủ ẩm, rải Diazan để ngừa sâu, côn trùng.
- Đường kính gốc (cm): đo dưới vị trí ghép (gốc ghép) 1 cm, trên vị trí ghép 1 cm (ngọn ghép) bằng thước kẹp, sau đó tính tỷ số đường kính gốc trên đường kính ngọn..
- Bảng 2: Thang đánh giá cảm quan tổng thể (sinh trưởng, phát triển của nhánh và lá, chiều cao và đường kính tán cây, màu sắc trái) trên bốn loại giá thể trồng.
- Đường kính tán cây (cm): chọn một lá bìa cùng của tán kéo thước từ đó qua lá bìa cùng đối diện được đường kính thứ nhất, thực hiện tương tự cho đường kính thứ hai nhưng phải vuông góc với đường kính thứ nhất.
- Trung bình của hai đường kính là đường kính tán của cây thời điểm 80 NSKT..
- Đánh giá cảm quan: lập phiếu có thang đánh giá về đặc điểm trái trên cây, hình dạng, màu sắc trái, hình dáng cây trên bốn loại giá thể trồng, số lượng 20 phiếu..
- Bảng 3: Thang đánh giá cảm quan về vị trí trưng bày (treo, đặt trước ngõ, để bàn) của ớt kiểng ghép trồng trên bốn loại giá thể trồng.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Chiều cao cây của ớt kiểng ghép Chiều cao cây của ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng qua các thời điểm khảo sát khác biệt có ý nghĩa thống kê (Hình 3).
- Trong đó, nghiệm thức giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu dùng trồng ớt kiểng cho chiều cao cây luôn cao nhất cm.
- tương ứng 15 - 60 NSKT), kế đến là 2 tổ hợp giá thể 50% xơ dừa + 50% tro trấu và 50% xơ dừa + 50% rong biển, dao động từ cm ở giai đoạn 15 - 60 NSKT và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (100% xơ dừa)..
- Điều này có thể giải thích do nhiệt độ thấp nhất ở giá thể có chứa đất (50% đất + 25% xơ dừa + 25%.
- Mặt khác, nguyên nhân còn có thể do hàm lượng dinh dưỡng sẵn trong tổ hợp giá thể có chứa đất (50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu) cao hơn giá thể không chứa đất nên cây con phục hồi nhanh sau khi ghép, tăng trưởng nhanh về chiều cao, số cành, số lá và.
- bộ lá xanh hơn ba tổ hợp giá thể còn lại không chứa đất (thấp nhất ở giá thể 100% xơ dừa), kế đến là hợp giá thể 50% xơ dừa + 50% tro trấu, 50% xơ dừa + 50% rong biển.
- Như vậy, khả năng hút nước, dinh dưỡng của rễ, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào loại giá thể (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004)..
- Hình 3: Chiều cao cây của ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng qua các thời điểm khảo sát 3.2 Tỷ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép.
- Ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng có tỷ số đường kính gốc ghép trên ngọn ghép dao động từ vào thời điểm 60 NSKT và đều lớn hơn 1 (gốc lớn hơn ngọn) (Bảng 4).
- Trên giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu nhiệt độ vùng rễ tương đối thấp, khả năng hút nước và dinh dưỡng từ giá thể cao, ngọn ghép sinh trưởng mạnh nên có tỷ số đường kính gốc ghép trên ngọn ghép gần 1 hơn ba tổ hợp giá thể còn lại..
- Bảng 4: Tỷ số đường kính gốc ghép trên ngọn ghép của ớt kiểng trên bốn loại giá thể trồng qua các thời điểm khảo sát.
- Giá thể Ngày sau khi trồng.
- (Số liệu tính trung bình) 3.3 Đường kính tán.
- Đường kính tán cây của ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng thời điểm 80 NSKT khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 5), lớn nhất (38,03 cm) ở giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu và nhỏ nhất (32,53 cm) ở giá thể 100% xơ dừa.
- Do nhiệt độ giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu tương đối thấp, hàm lượng dinh dưỡng sẵn có cao thúc đẩy sinh trưởng của rễ, cây phát triển tốt,.
- Như vậy, đường kính tán cây lớn, cành lá thông thoáng cây nhận được nhiều ánh sáng góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hòa và có ý nghĩa rất quan trọng đến giá trị thẩm mỹ của một cây kiểng, kết quả này phù hợp với nhận định của Nguyễn Huy Trí và Đoàn Văn Lư (2006).
- Tùy theo ý thích của người chơi kiểng mà chọn lựa, với những cây có dáng cao to, đường kính tán lớn rộng được trưng bày ở trước ngõ, ngoài sân vườn,….
- Bảng 5: Đường kính tán cây và số trái trên cây ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng.
- Nghiệm thức Đường kính tán cây (cm) Số trái trên cây (trái/cây).
- Số trái trên cây ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng khác biệt có ý nghĩa thống kê thời điểm 80 NSKT (Bảng 5), lớn nhất vẫn ở giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu (12 trái/cây) và thấp nhất ở đối chứng là giá thể 100% xơ dừa (7,5 trái/cây).
- Kết quả số trái trên cây hoàn toàn phù hợp với chiều cao cây và đường kính tán cây.
- Cây càng cao, tán càng to do có nhiều cành nhánh thì trái càng nhiều, vì vậy thành phần giá thể có chứa đất (50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu) duy trì nhiệt độ môi trường rễ thấp, giữ độ ẩm và lượng dinh dưỡng cao, phù hợp nhất cho sinh trưởng, phát triển của cây ớt.
- Bên cạnh hình dáng cây, đường kính tán cây thì số trái cũng là yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp của cây kiểng, cây có nhiều trái trông hấp dẫn hơn và có giá trị cao hơn cây ít trái..
- Ngoài ra, giá thể có chứa đất còn duy trì độ bền của cây (lâu tàn hơn) so với giá thể không chứa đất (đơn thuần xơ dừa hoặc xơ dừa phối trộn với các vật liệu nhẹ khác như tro trấu hay rong biển), chỉ ghi nhận tổng quát chứ không thống kê chính xác..
- Tuy nhiên, thực tế các làng hoa kiểng hiện nay đều sử dụng chủ yếu là xơ dừa vì đáp ứng các yêu cầu:.
- Tuy kết quả nghiên cứu này thì giá thể có chứa đất tốt nhất, chỉ có thế áp dụng cho những hộ sản xuất nhỏ lẻ chứ không thể khuyến cáo sử dụng cho những làng hoa.
- Giá thể xơ dừa tuy cho kết quả kém nhất nhưng vẫn được tiếp tục sử dụng vì là nguồn vật liệu rẻ tiền, dễ tìm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- cứu chế độ tưới phù hợp khi sử dụng xơ dừa làm giá thể (hoặc phối trộn xơ dừa giữa các vật liệu khác tương đối dễ tìm với số lượng lớn mà không cần sử dụng đất), có thể áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt tiên tiến để cùng lúc cung cấp nước và dinh dưỡng hoặc những chất liệu dùng phối trộn với xơ dừa nhằm duy trì ẩm độ và dinh dưỡng (hút nước nhanh khi tưới và khô nhanh nên dễ mất dinh dưỡng) trong giá thể xơ dừa để sử dụng được kết quả tốt hơn.
- 3.5 Đánh giá cảm quan.
- Kết quả đánh giá cảm quan tổng thể ở Bảng 6 cho thấy, ớt kiểng ghép trồng trên giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu có 50% được khách thưởng ngoạn đánh giá rất tốt, rất bắt mắt về sự sinh trưởng và phát triển tốt chiều cao, đường kính tán và số trái.
- Tiếp theo là cây trồng trên giá thể 50% xơ dừa + 50% rong biển được 65%.
- Ở giá thể 100% xơ dừa và 50% xơ dừa + 50% tro trấu, cây có sự sinh trưởng phát triển kém về cành lá, một số cây lá bị vàng, bộ phận lá non của gốc ghép quăn queo nên khách thưởng ngoạn đánh giá thấp..
- Ớt kiểng trồng trên giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu và 50% xơ dừa + 50% rong biển có dáng cây cao, tán lớn, rộng xòe nên được đánh giá là phù hợp với đặt trước ngõ (Bảng 7)..
- Giá thể 100% xơ dừa, 50% xơ dừa + 50% tro trấu, cây cho chiều cao thấp bé, tán nhỏ gọn nên được người yêu thích cho rằng phù hợp với vị trí trưng bày là treo và để bàn.
- Bảng 6: Đánh giá cảm quan tổng thể (sinh trưởng, phát triển của nhánh và lá, chiều cao cây và tán của ngọn ớt hiểm lai F1 207 trên gốc ghép ớt Thiên Ngọc, màu sắc trái và lá của ớt) trên bốn loại giá thể trồng.
- Giá thể Đánh giá.
- Bảng 7: Đánh giá cảm quan về vị trí trưng bày (treo, để bàn, đặt trước ngõ) của ớt kiểng ghép trồng trên bốn loại giá thể.
- Hình 4: Ớt kiểng ghép trồng trên bốn loại giá thể giai đoạn 100 ngày sau khi gieo (a) 100% xơ dừa;.
- (b) 50% xơ dừa + 50% tro trấu.
- (c) 50% xơ dừa + 50% rong biển.
- (d) 50% đất + 25% xơ dừa + 25%.
- tro trấu 4 KẾT LUẬN.
- Tổ hợp giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu, ớt kiểng ghép 2 giống trên cây sinh trưởng tốt về chiều cao, đường kính tán và cho nhiều trái trên cây nhất (11,9 trái/cây)..
- Giá thể đơn thuần xơ dừa (100% xơ dừa), cây sinh trưởng kém về chiều cao, đường kính tán và cho trái trên cây ít nhất (7,5 trái/cây)..
- Hai tổ hợp giá thể 50% xơ dừa + 50% tro trấu và 50% xơ dừa + 50% rong biển, ớt kiểng ghép cho sinh trưởng trung bình về chiều cao cây, đường kính tán và số trái trên cây trái/cây).