« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN PHÂN KALI ĐẾN TRIỆU CHỨNG CHÁY LÁ CÂY CHÔM CHÔM (NEPHELIUM APPACEUM)


Tóm tắt Xem thử

- Thí nghiệm bón 4 mức độ K/N khác nhau từ 0,6 đến 1,5 có kết hợp với bón phân hữu cơ và tô bùn vào gốc cho thấy như sau: bón phân hữu cơ và kết hợp tô bùn chung quanh gốc theo tán lá của cây.
- Các rễ non này hấp thu nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây, từ đó làm giảm số lá bị cháy, diện tích lá bị cháy so với nghiệm thức không bón phân hữu cơ và tô bùn.
- ngược lại gây ra một sự lãng phí lớn một lượng phân Kali còn trong đất của tất cả các nghiệm thức..
- Lá bị cháy từ chóp lá rồi lan dần cả phiến lá.
- Các lá già và trưởng thành bị cháy trước rồi kế đến các lá non hơn.
- Trường hợp nặng 100% diện tích lá bị cháy.
- Nhiều vườn Chôm chôm bị cháy lá nặng, không thể khắc phục được.
- 2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1 Nghiệm thức.
- Vườn chọn làm thí nghiệm có tuổi cây 20 năm, bị cháy lá nặng hằng năm trong những năm gần đây do nhà vườn điều khiển ra hoa mùa nghịch bằng cách đậy nylon và xiết nước trong mương khoảng 70-80 ngày thì cây ra hoa (Hình 1)..
- Trước hiện trạng trên, chúng tôi chọn giải pháp là gom lá rụng xung quanh gốc, tưới Trico- ĐHCT, bón phân hữu cơ, tô bùn vào gốc và kết hợp bón vô cơ Kali và đạm theo những tỷ lệ khác nhau.
- 1/ Nghiệm thức 1: K/N = 0,8 có tô bùn gốc + phân chuồng 2/ Nghiệm thức 2: K/N = 1,0 có tô bùn gốc + phân chuồng 3/ Nghiệm thức 3: K/N = 1,5 có tô bùn gốc + phân chuồng.
- 4/ Nghiệm thức 4: K/N = 0,6, không tô bùn gốc + không bón phân hữu cơ (đối chứng của người trồng).
- Phân KCl (60% K 2 O) được sử dụng để bổ sung sao cho đạt được tỷ lệ K/N như đề cập bên trên, cụ thể lượng phân Kali được bổ sung là 180, 370 và 840 gK 2 O/gốc tương ứng với 3 nghiệm thức K/N và 1,5.
- Tô bùn cho gốc và bón phân hữu cơ (phân heo hoai mục), 30 kg/gốc, được tiến hành vào lúc hoa nở hoàn toàn bằng cách rải theo tán.
- Sử dụng lá rụng che phủ lên mặt liếp theo tán lá, sau đó tưới đều dung dịch Trico-ĐHCT (10 g/gốc, mục đích để phân giải nhanh lá Chôm chôm) trước khi tô bùn vào gốc.
- Tất cả nghiệm thức trên được tưới nước bằng gào, 3 ngày tưới/1 lần.
- 2.2.1 Phần trăm diện tích lá bị cháy.
- Trường hợp lá bị cháy trước khi thí nghiệm thì vạch theo vệt cháy.
- Đo diện tích lá bị cháy, từ đó tính ra phần trăm diện tích lá bị cháy của từng nghiệm thức.
- So sánh mức độ lá bị cháy giữa các nghiệm thức..
- Phân tích hàm lượng Kali trong lá theo phương pháp Ryan et al.
- Phân tích hàm lượng Kali trong đất theo phương pháp Ryan et al.
- Giữa những nghiệm thức có sự khác biệt về ẩm độ qua những lần quan sát (Bảng 1).
- Ngược lại những nơi không tô bùn thì rễ mới bị đen và chết (Hình 3) do đặc tính rễ ăn cạn..
- Theo kết quả ghi nhận của chúng tôi ẩm độ đất vùng rễ khi có bón phân hữu cơ, tô bùn vào gốc thì ẩm độ cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.
- Nghiệm thức Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4.
- K/N = 0,8 + tô bùn gốc + phân chuồng 17,0 17,5 a 19,0 a 19,3 a K/N = 1,0 + tô bùn gốc + phân chuồng 16,3 16,8 a 18,3 a 19,0 a K/N = 1,5 + tô bùn gốc + phân chuồng 17,3 17,8 a 17,8 a 19,3 a K/N = 0,6 + không tô bùn gốc + không.
- phân hữu cơ (Đối chứng).
- Hình 3: Rễ non bị khô khi không có tô bùn vào gốc.
- Hình 2: Rễ mới phát triển dưới lớp bùn sau 1 tháng tô bùn vào gốc.
- 3.2 Phần trăm lá bị cháy lúc thu hoạch.
- Kết quả ghi nhận cho thấy phần trăm lá bị cháy vào thời điểm thu hoạch rất cao từ 68,2% đến 100% (cháy lá cấp 4) (Bảng 2).
- Mặc dù rễ mới có phát triển thêm ở các nghiệm thức có bón phân chuồng và tô gốc nhưng số lượng rễ không đủ hấp thu lượng nước để bù vào lượng nước thoát qua lá rất lớn vào mùa nắng.
- Vào mùa này, lượng ánh sáng thấp, ẩm độ cao, mưa nhiều nên nước cung cấp đủ cho cây, hơn nữa cây ra hoa tự nhiên không phải đậy nylon và xiết nước nên bộ lá không bị cháy hoặc cháy nhẹ..
- Theo kết quả ghi nhận Bảng 2 cho thấy nghiệm thức bón K/N = 1, tô bùn vào gốc, bón phân chuồng có phần trăm số lá bị cháy thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác.
- Bảng 2: Trung bình phần trăm lá bị cháy vào thời điểm thu hoạch của các nghiệm thức.
- Nghiệm thức % lá bị cháy/cây.
- K/N = 0,8 + tô bùn gốc + phân chuồng 98,5 b K/N = 1,0 + tô bùn gốc + phân chuồng 68,2 a K/N = 1,5 + tô bùn gốc + phân chuồng 94,0 b K/N = 0,6 + không tô bùn gốc + không.
- 3.3 Phần trăm diện tích lá bị cháy lúc thu hoạch.
- Theo chúng tôi cho rằng diện tích lá bị cháy là thông số quan trọng hơn số lá bị cháy vì diện tích lá xanh quyết định lượng carbohydrate tích lũy trong trái và các bộ phận khác (Taiz, 1998).
- Nếu lá đã bị cháy rồi thì đánh dấu ngay trên lá (Hình 4) và nếu chưa bị cháy cũng được đánh dấu để theo dõi (Hình 5).Vào thời điểm thu hoạch, diện tích lá bị cháy (hoặc bị cháy thêm) sau khi trổ hoa được trình bày Bảng 3.
- Diện tích lá bị cháy hoặc vết.
- bình 48% diện tích lá) so với nghiệm thức khác biến động từ 10-15% diện tích lá..
- Kết quả này được giải thích do ẩm độ cao ở vùng rễ của các nghiệm thức có bón phân hữu cơ và tô bùn vào gốc là điều kiện lý tưởng cho rễ mới phát triển hấp thu được nước và dinh dưỡng cung cấp cho lá và trái.
- Ngược lại, nghiệm thức đối chứng (không bón hữu cơ và tô bùn) hệ rễ phát triển kém sẽ hấp thu không đủ nước và dinh dưỡng, kết quả là phần trăm diện tích lá bị cháy cao nhất..
- Bảng 3: Trung bình phần trăm diện tích lá bị cháy vào thời điểm thu hoạch.
- Nghiệm thức % diện tích lá bị cháy.
- K/N = 0,8 + tô bùn gốc + phân chuồng 12 a K/N = 1,0 + tô bùn gốc + phân chuồng 10 a K/N = 1,5 + tô bùn gốc + phân chuồng 15 a K/N = 0,6 + không tô bùn gốc + không.
- 3.4.1 Hàm lượng Kali trong đất trước và sau thí nghiệm.
- Hình 5: Lá không bị cháy khi mang trái non cũng được đánh dấu theo dõi.
- Hình 4: Lá bị cháy khi mang trái non, lá được đánh dấu ngay vết cháy.
- Trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng so sánh cặp (T- test) thay cho F test bởi vì lượng Kali trong đất giữa 4 nghiệm thức trước khi thí nghiệm có khác nhau một cách có ý nghĩa, biến động từ 0,106 meq đến 0,328 meq/100 g đất.
- Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng Kali trao đổi trong đất đều tăng lên do bón Kali vào trong suốt thời gian cây mang trái non đến gần thu hoạch (Bảng 4).
- Trong đó, ba nghiệm thức bón có tỷ lệ K/N tuần tự bằng 0,8, 1,0 và 1,5 thì hàm lượng Kali trong đất vào thời điểm thu hoạch tăng gấp 8-10 lần so với trước thí nghiệm..
- Nghiệm thức đối chứng (bón có tỷ lệ K/N = 0,6) cũng tăng lên gấp 3 lần.
- Qua kết quả này cho thấy lượng Kali bón vào cây hấp thu không hết tạo ra lãng phí về dinh dưỡng.
- Trong các nghiên cứu tại Úc cho thấy, hàm lượng Kali trong đất tối hảo phải lớn hơn 0,4 meq/100 g đất (Diczbalis, 2002).
- Nếu áp dụng thang đánh giá này thì hàm lượng Kali trong đất do phân bón mang đến là trên mức tối hảo.
- Tuy vậy, hiện tượng cháy lá vẫn xảy ra với 48-100% số lá bị cháy (xem Bảng 2) và từ 10- 48% diện tích lá bị cháy (xem Bảng 3).
- Như vậy, hàm lượng Kali trong đất không là yếu tố giới hạn (nếu không nói là quá “xa xỉ”) và không là nguyên nhân chính đưa đến hiện tượng cháy lá Chôm chôm.
- Tóm lại, hầu hết lượng Kali bón vào đất là quá dư thừa cây hấp thu không hết.
- Nguyên nhân sự không hấp thu Kali có thể do rễ bị chết sau thời gian khô hạn nhân tạo để ra hoa đối với nghiệm thức đối chứng.
- Các nghiệm thức có bón phân hữu cơ và tô bùn vào gốc mặc dù có tái sinh nhiều rễ non sau 1 tháng nhưng do thời gian quá ngắn (4 tháng từ khi ra hoa đến thu hoạch) nên sự hoạt động của các rễ này không đủ lớn để hấp thu nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây..
- Bảng 4: So sánh sự thay đổi hàm lượng Kali trong đất (meq/100 g đất) qua hai lần phân tích (lúc ra hoa &.
- thu hoạch) của các nghiệm thức.
- Nghiệm thức K lúc ra hoa (meq/100 g).
- Student’s test (P<0.05) K/N = 0,8 + tô bùn gốc + phân chuồng K/N = 1,0 + tô bùn gốc + phân chuồng K/N = 1,5 + tô bùn gốc + phân chuồng K/N = 0,6 + không tô bùn gốc + không.
- 3.4.2 Hàm lượng Kali trong lá trước và sau thí nghiệm.
- hấp thu.
- hoặc (2) hệ thống rễ không phát triển để hấp thu lượng Kali hòa tan..
- Hơn nữa, những nghiệm thức có bón phân chuồng (30 kg/gốc) cộng với tô bùn vào gốc ẩm độ đất luôn duy trì ở mức cao khoảng 19% (w/w).
- Để phân tích hàm lượng Kali trong lá, chúng tôi đánh dấu chùm lá và thu hết lá một bên của lá kép.
- Kết quả phân tích hàm lượng Kali trong lá cho thấy lượng Kali lúc thu hoạch hầu hết thấp hơn so với lúc ra hoa mặc dù cây không thiếu nước (Bảng 5).
- Cũng tương tự như hàm lượng K trong đất, K trong lá trước lúc ra hoa (chưa bón phân, tưới nước vào thời điểm này) giữa các nghiệm thức khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê.
- Do vậy, chúng tôi phải so sánh cặp hàm lượng Kali trong lá của cùng nghiệm thức lúc cây ra hoa và thu hoạch.
- Theo kết quả Bảng 5, hàm lượng Kali trong lá của nghiệm thức đối chứng giảm.
- Giả thiết đặt ra là hệ thống rễ không phát triển đối với nghiệm thức đối chứng.
- Cũng ở nghiệm thức đối chứng, lượng Kali trong lá lúc ra hoa và khi thu hoạch không thay đổi (Bảng 5) mặc dù diện tích lá bị cháy gia tăng lên.
- Điều này có thể giải thích do năng suất trái của nghiệm thức này thấp (trung bình 70 kg/cây).
- có thể cho rằng lượng Kali hấp thu từ rễ đủ cung cấp nhu cầu của trái.
- Ngược lại, các nghiệm thức khác (bón phân hữu cơ và tô bùn gốc) thì hàm lượng Kali trong lá giảm mạnh so với trước khi thí nghiệm (Bảng 5)..
- Hàm lượng Kali tối hảo trong lá 0,66% (Tindall, 1994).
- Điều này có thể giải thích như sau: các nghiệm thức bón phân hữu cơ và tô bùn gốc, rễ mới phát triển chưa đủ nhiều để hấp thu nước và dinh dưỡng trong một thời gian ngắn (khoảng 4 tháng kể từ ngày bón phân hữu cơ và tô bùn gốc đến khi thu hoạch).
- Kết quả là cây vẫn thể hiện triệu chứng lá bị cháy (xem Bảng 2) và phần trăm diện tích lá bị cháy cao (xem Bảng 3)..
- Bảng 5: So sánh sự thay đổi hàm lượng Kali trong lá.
- Nghiệm thức K lúc ra hoa.
- kiện thuận lợi như bón phân, tô bùn vào gốc.
- Tình trạng cây như vậy, nếu bón phân Kali nhiều gây ra sự lãng phí vì cây không hấp thu hết kể cả nghiệm thức đối chứng có K/N bằng 0,6.
- Trong thí nghiệm này, các nghiệm thức có bón phân hữu cơ và tô bùn có nhiều rễ mới phát triển, số lá bị cháy có giảm nhưng không rõ ràng ngoại trừ diện tích lá bị cháy có giảm một cách có ý nghĩa (xem Bảng 2 và 3).
- Nghiệm thức T.L trái.
- (kg) K/N = 0,8 + tô bùn gốc + phân chuồng 33,05 a 7,09 a 18,0 a 105 a K/N = 1,0 + tô bùn gốc + phân chuồng 32,48 a 7,16 a 18,2 a 104 a K/N = 1,5 + tô bùn gốc + phân chuồng 31,98 a 7,27 a 18,1 a 101 a K/N = 0,6 + không tô bùn gốc + không.
- Có những lý do sau: (1) phần trăm lá bị cháy trên cây có giảm nhưng không có cây nào hoàn toàn không bị cháy lá.
- (2) diện tích lá bị cháy giảm một cách có ý nghĩa thống kê ở những nghiệm thức có xử lý so với đối chứng.
- Tuy nhiên, vẫn còn đến 10-12% diện tích lá bị cháy..
- Nếu như rễ bị hại thì cây không đáp ứng nhu cầu của cây sẽ dẫn đến hiện tượng lá bị cháy.
- Để làm giảm bớt hiện tượng trên đặc biệt là các vườn Chôm chôm lâu năm, biện pháp bón phân hữu cơ và tô bùn gốc là phương pháp tạo điều kiện cho rễ non tái sinh làm giảm một phần thiệt hại do cháy lá gây ra.
- Kết quả cho thấy số lá bị cháy, diện tích lá bị cháy giảm, dẫn đến tăng trọng lượng và chất lượng trái.
- Về lâu dài việc bón phân hữu cơ, tô bùn vào gốc, tưới nước đầy đủ có thể tránh khỏi hiện tượng lá bị cháy..
- Gom lá rụng quanh gốc theo tán lá, cộng với bón phân hữu cơ, tô bùn vào gốc sau khi trổ hoa tạo điều kiện cho rễ tái sinh hấp thu nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây.
- Từ kết quả này làm giảm số lá bị cháy, diện tích lá bị cháy, tăng trọng lượng trái, phẩm chất trái có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng.