« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ba khía (Sesarma sederi) ương trong hệ thống nước xanh và nước trong


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.151 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG BA KHÍA (Sesarma sederi) ƯƠNG TRONG HỆ THỐNG NƯỚC XANH VÀ NƯỚC TRONG.
- Ấu trùng ba khía, tăng trưởng, thức ăn, tỷ lệ sống.
- Nghiên cứu nhằm xác định loại thức ăn và môi trường ương thích hợp cho từng giai đoạn của ấu trùng ba khía.
- Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức, thí nghiệm 1 ương ấu trùng ba khía từ Zoea-1 đến Zoea-4 với các loại thức ăn A (Artemia bung dù + Frippak-150/Zoea- 1đến Zoea-2 và Artemia nở + Frippak-150/Zoea-3 đến Zoea-4), thức ăn B (Luân trùng/Zoea-1 đến Zoea-2 và Artemia nở /Zoea-3-Zoea-4) và thức ăn C (Luân trùng + Artemia bung dù/Zoea-1 đến Zoea-2 và Artemia nở + Frippak-150/Zoea-3 đến Zoea-4).
- Thí nghiệm 2 là ương ấu trùng ba khía từ Zoea-4 đến ba khía-1 với các loại thức ăn D (Artemia nở + Frippak- 150/Zoea-4 đến Ba khía-1), thức ăn E (Artemia nở /Zoea-4 đến Ba khía-1) và thức ăn F (Artemia nở + Lansy-PL/Zoea-4 đến Ba khía-1) trong hệ thống nước xanh và nước trong.
- Kết quả cho thấy ương trong hệ thống nước xanh hay nước trong không ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ba khía.
- Ương ấu trùng ba khía từ Zoea-1 đến Zoea-4 với loại thức ăn C và ương từ Zoea-4 đến ba khía-1 với loại thức ăn D cho tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất ở ba khía-1 tốt nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại..
- Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ba khía (Sesarma sederi) ương trong hệ thống nước xanh và nước trong.
- Ba khía là đối tượng rất triển vọng để nuôi ở rừng ngập mặn, vùng bãi bồi ven biển, là nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao vì chế biến được nhiều món ăn ngon đặc trưng của vùng đất Tây Nam Bộ.
- Hiện nay, ba khía đang được khai thác quá mức ở các vùng ven biển Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh.
- Theo cơ sở thu mua ba khía ở tỉnh Trà Vinh, hiện nay lượng ba khía giảm nhiều so với 7 - 8 năm trước, sản lượng cơ sở thu gom một ngày nhiều nhất là khoảng 20 - 30% sản lượng so với trước đây (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2014).
- Hiện nay, mô hình thí điểm nuôi ba khía triển khai tại ấp Giồng Kè xã Bình Giang, huyện Hòn Đất với diện tích trên 1.100 ha đất rừng phòng hộ, bước đầu đem lại thu nhập ổn định cho người dân (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang, 2014).
- Từ đó, mô hình nuôi ba khía được nhân rộng nhiều nơi thuộc tỉnh Kiên Giang, nguồn giống thả nuôi chủ yếu là khai thác tự nhiên, khi thả nuôi còn hao hụt nhiều do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
- Trong khi đó, cho đến nay đã có các nghiên cứu bước đầu xác định được độ mặn thích hợp cho ương ấu trùng ba khía là 20 ‰ (Trần Ngọc Hải và Châu Tài Tảo, 2017), nghiên cứu xác định được mật độ ương tốt nhất cho ấu trùng ba khía từ Zoea-1 đến Zoea-4 là 300 con/L, từ Zoea-4 đến ba khía 1 là 100 con/L (Nguyễn Nghi Lễ và Châu Tài Tảo, 2016).
- Vì thế, việc nghiên cứu tìm ra loại thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn của ấu trùng ba khía là rất cần thiết, làm cơ sở để xây dựng qui trình sản xuất giống ba khía cung cấp cho nghề nuôi phát triển trong thời gian tới ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung..
- 2.2 Nguồn ba khía mẹ.
- Ba khía mẹ mang trứng từ tự nhiên được mua ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
- Ba khía mang trứng có màu xám đen được lưu giữ trong nước có oxy rồi chuyển về Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
- Giai đoạn phát triển của trứng ở các cá thể ba khía mẹ được mua phải cùng màu xám đen để có thể đủ lượng ấu trùng bố trí thí nghiệm.
- Ấu trùng Zoea-1 dùng cho thí nghiệm có được từ nguồn ba khía mẹ mang trứng cho nở có khối lượng trung bình 60 g/con.
- Hình 1: Ba khía mẹ mang trứng 2.3 Bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm 2 nhân tố (nhân tố hệ thống nước xanh, nước trong và nhân tố các loại thức ăn khác nhau), gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, bể ương ấu trùng ba khía có thể tích 100 L và được sục khí liên tục và độ mặn 20‰ (Trần Ngọc Hải và Châu Tài Tảo, 2017).
- Giai đoạn 1: Ương ấu trùng ba khía từ Zoea-1 đến Zoea-4 gồm 6 nghiệm thức với các loại thức ăn khác nhau và mật độ 300 con/L (Nguyễn Nghi Lễ và Châu Tài Tảo, 2016)..
- NT Thức ăn Hệ thống.
- Giai đoạn 2: Ương ấu trùng ba khía từ Zoea-4 đến ba khía-1 gồm 6 nghiệm thức với các loại thức ăn khác nhau và mật độ 100 con/L.
- 1 Artemia nở + Frippak-150/Zoea-4 đến ba khía-1 (Thức ăn D) Nước xanh.
- 2 Artemia nở /Zoea-4 đến ba khía-1 (Thức ăn E) Nước xanh.
- 3 Artemia nở + Lansy-PL/Zoea-4 đến ba khía-1 (Thức ăn F) Nước xanh 4 Artemia nở + Frippak-150/Zoea-4 đến ba khía-1 (Thức ăn D) Nước trong.
- 5 Artemia nở /Zoea-4 đến ba khía-1 (Thức ăn E) Nước trong.
- 6 Artemia nở + Lansy-PL/Zoea-4 đến ba khía-1 (Thức ăn F) Nước trong.
- Mỗi ngày cho ấu trùng ba khía ăn 8 lần, cách 3 giờ cho ăn một lần.
- Tùy theo nghiệm thức mà cho ấu trùng ba khía ăn các loại thức ăn khác nhau..
- Các chỉ tiêu theo dõi ấu trùng và ba khía-1 gồm:.
- Tăng trưởng về chiều dài được xác định ở các giai đoạn từ Zoea-1 cho đến ba khía-1.
- Mỗi giai đoạn đo 30 cá thể trên mỗi bể, giai đoạn Zoea-1, Zoea-2, Zoea-3, Zoea-4 và Megalopa được đo theo chiều dài thân, riêng giai đoạn ba khía-1 đo.
- Tỷ lệ sống và năng suất được xác định ở giai đoạn Zoea-4 và ba khía-1.
- Xác định tỷ lệ sống của ba khía-1 bằng cách đếm toàn bộ số lượng ba khía trong bể..
- Số ấu trùng Zoea-4 hoặc ba khía-1 có trong bể ương/Thể tích bể ương).
- 3.1 Ương ấu trùng ba khía từ Zoea-1 đến Zoea-4 với các loại thức ăn khác nhau trong hệ thống nước xanh và nước trong.
- trùng ba khía ở các độ mặn khác nhau cho thấy nhiệt độ ương ấu trùng ba khía từ 27-29,9 o C chưa ảnh hưởng đến ấu trùng..
- Lâm Huỳnh Phúc (2014) cho rằng trong ương ấu trùng ba khía với hàm lượng NO 2 - nhỏ hơn 1,83 mg/L chưa thấy ảnh hưởng đến ấu trùng.
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy các yếu tố môi trường trong thời gian ương là phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng ba khía..
- 3.1.2 Chỉ số biến thái của ấu trùng ba khía Kết quả Bảng 2 cho thấy chỉ số biến thái của ấu trùng ba khía sau 3, 6 và 9 ngày ương trong hệ.
- Bảng 2: Chỉ số biến thái của ấu trùng ba khía (nhân tố hệ thống nước xanh và nước trong không tương tác với nhân tố thức ăn, p>0,05).
- Thức ăn A A.
- Thức ăn B A.
- Thức ăn C A.
- Thức ăn A AB.
- Thức ăn C B.
- Tuy nhiên, chỉ số biến thái của ấu trùng ba khía sau 6 ngày và 9 ngày của nhân tố thức ăn ở các nghiệm thức có loại thức ăn khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Theo Trần Ngọc Hải và Châu Tài Tảo (2017), khi nghiên cứu ương ấu trùng ba khía ở độ mặn 20‰ thì chỉ số biến thái sau 3 ngày là 1,75, 6 ngày là 2,73 và 9 ngày là 3,34.
- Qua đó cho thấy chỉ số biến thái của ấu trùng ba khía ở nghiên cứu này là phát triển bình thường..
- 3.1.3 Chiều dài của ấu trùng ba khía.
- Kết quả phân tích chiều dài của ấu trùng ba khía được trình bày ở Bảng 3 cho thấy trung bình tổng của nghiệm thức thức ăn ở các giai đoạn Zoea trong hệ thống nước xanh và nước trong khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).
- Tuy nhiên, chiều dài ấu trùng ba khía ở giai đoạn Zoea-3 và Zoea-4 ở nghiệm thức thức ăn C tốt nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
- Theo Trần Ngọc Hải và Châu Tài Tảo (2017), khi ương ấu trùng ba khía ở các độ mặn khác nhau thì chiều dài của Zoea-4 dao động từ 1,65 đến 1,93 mm.
- Thức ăn B B.
- Thức ăn C C.
- 3.1.4 Tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea-4.
- Kết quả ở Bảng 4 cho thấy khi ương ấu trùng ba khía ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau trong hệ thống nước xanh có tỷ lệ sống ở giai đoạn ấu trùng Zoea-4 cao hơn hệ thống nước trong nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Cũng như chỉ số biến thái và chiều dài của ấu trùng ba khía trong nghiên cứu này, nghiệm thức có loại thức ăn C cho tỷ lệ sống của Zoea-4.
- của ấu trùng Zoea-4 (nhân tố hệ thống nước xanh và nước trong không tương tác với nhân tố thức ăn, p>0,05).
- 3.1.5 Năng suất của ấu trùng Zoea-4.
- Tuy nhiên, năng suất Zoea-4 ở các nghiệm thức thức ăn khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- 3.2 Ương ấu trùng ba khía từ Zoea-4 đến ba khía-1 với các loại thức ăn khác nhau trong hệ thống nước xanh và nước trong.
- Chỉ tiêu NO 2 - ở nghiệm thức thức ăn F luôn cao ở hệ thống nước xanh và hệ thống nước trong là do Lansy-PL có kích cỡ viên thức ăn lớn nên ở giai đoạn megalopa ba khía không bắt mồi được dẫn đến bị dư làm cho NO 2 - ở nghiệm thức này cao.
- Tương tự như giai đoạn 1, các yếu tố môi trường nước trong bể ương của các nghiệm thức dao động không lớn nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng ba khía phát triển tốt..
- 3.2.2 Chiều dài Megalopa và chiều rộng mai ba khía-1.
- Chiều dài trung bình tổng của Megalopa và ba khía-1 giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa 2 hệ thống nước xanh và nước trong.
- Tuy nhiên, ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- nghĩa thống kê (p<0,05) so với 2 nghiệm thức thức ăn E và F .
- Theo Nguyễn Nghi Lễ và Châu Tài Tảo (2016), nếu ương ấu trùng ba khía ở các mật độ khác nhau trong hệ thống nước xanh và nước trong thì chiều dài Megalopa dao động từ mm, ba khía-1 dao động từ 1,08 đến 1,35.
- Qua đó cho thấy tăng trưởng về chiều dài của Megalopa và ba khía-1 ở nghiên cứu này khá tốt, đặc biệt là ở nghiệm thức thức ăn D..
- Thức ăn D B.
- Thức ăn E A.
- Thức ăn F A.
- Giai đoạn Ba khía 1 Nước xanh Nước trong TB Tổng.
- 3.2.3 Tỷ lệ sống của ba khía-1.
- Kết quả Bảng 8 cho thấy tỷ lệ sống trung bình của ba khía-1 giữa các nghiệm thức chênh lệch không nhiều.
- Tỷ lệ sống trung bình của ba khía 1 ở hệ thống nước xanh (26,0%) cao hơn, tuy nhiên khác biệt không ý nghĩa (p>0,05) so với hệ thống nước trong (23,1.
- Cũng giống như tỉ lệ sống của Zoea-4 là do loại thức ăn phù hợp với nhu cầu tăng trưởng và phát triển của ấu trùng ba khía nên có tỷ lệ sống của ba khía-1 cao hơn các nghiệm thức còn lại.
- Theo Trần Ngọc Hải và Châu Tài Tảo (2017) ương ấu trùng ba khía ở các độ mặn khác nhau thì tỷ lệ sống của ba khía-1 dao động từ .
- Từ đó cho thấy kết quả nghiên cứu này cao hơn có thể là do loại thức ăn phù hợp dẫn đến tỷ lệ sống của ba khía-1 cao hơn..
- của ba khía-1 (nhân tố hệ thống nước xanh và nước trong không tương tác với nhân tố thức ăn, p>0,05).
- 3.2.4 Năng suất của ba khía-1.
- Bảng 9 cho thấy năng suất của ba khía-1 ở.
- nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức thức ăn E và F.
- Ở hệ thống nước xanh, năng suất của ba khía-1 cao hơn nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với hệ thống nước trong..
- Qua kết quả nghiên cứu cho thấy khi ương ấu trùng ba khía trong hệ thống nước xanh thì chỉ số biến thái, tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của ba khía 1 có cao hơn nước trong nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), có thể là do ở hệ thống nước trong có thay nước thường xuyên nên môi trường tốt dẫn đến không có khác biệt so với nước xanh, vì vậy tùy theo điều kiện mà có thể ương trong hệ thống nước xanh và nước trong đều được.
- Đối với nhân tố thức ăn, loại thức ăn C (luân trùng + Artemia bung dù/Zoea-1 đến Zoea-2 và Artemia nở + Frippak-150 từ Zoea-3 đến Zoea-4) tốt nhất cho giai đoạn Zoea-1 đến Zoea-4, loại thức ăn D (Artemia nở và Frippak-150) tốt nhất cho giai đoạn Zoea-4 đến ba khía 1, có thể là do kích cỡ và dinh dưỡng thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng ba khía..
- Nếu ương ấu trùng ba khía từ Zoea-1 đến Zoea-.
- dù/Zoea-1 đến Zoea-2 và Artemia nở + Frippak- 150 từ Zoea-3 đến Zoea-4) và ương từ Zoea-4 đến ba khía-1 bằng loại thức ăn D (Artemia nở và Frippak-150) thì chỉ số biến thái, tăng trưởng về chiều dài, tỷ lệ sống và năng suất của ba khía-1 là tốt nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại..
- Nếu ương ấu trùng ba khía trong hệ thống nước xanh thì chỉ số biến thái, tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của ba khía 1 có cao hơn nước trong nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Có thể ứng dụng ương ấu trùng ba khía vào thực tế sản xuất theo 2 giai đoạn từ Zoea-1 đến Zoea-4 với thức ăn là luân trùng + Artemia bung dù từ Zoea-1 đến Zoea-2 và Artemia nở + Frippak-150 từ Zoea-3 đến Zoea-4 và từ Zoea-4 đến ba khía 1 với loại thức ăn là Artemia nở và Frippak-150 trong hệ thống nước trong hoặc nước xanh..
- Loài ba khía có nguy cơ cạn kiệt.
- Ảnh hưởng của mật độ thức ăn, mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống trong ương ấu trùng ba khía (Sesarma sederi)..
- Ảnh hưởng của độ kiềm đến tỷ lệ biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain).
- Ảnh hưởng của mật độ lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ba khía (Sesarma sederi) ương trong hệ thống nước xanh và nước trong.
- Hiệu quả từ mô hình nuôi ba khía.
- Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ba khía (Sesarma sederi)