« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ PROTEIN THÔ TRONG KHẨU PHẦN LÊN SỰ TIÊU THỤ THỨC ĂN, TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT, CÁC THÔNG SỐ DẠ CỎ, NI TƠ TÍCH LŨY VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ TA


Tóm tắt Xem thử

- Thí nghiệm được thực hiện trên 4 con bò đực ta có trọng lượng kg.
- SD), được thiết kế kiểu hình vuông Latin với 4 nghiệm thức và 4 giai đoạn.
- Các nghiệm thức gồm có: CP-150, CP-180, CP-210 và CP và 240g protein thô /100kg thể trọng/ngày).
- Thức ăn bổ sung đạm bao gồm so đủa và urê với tỉ lệ đạm của so đủa và của urê là 2:1.
- Kết quả về lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày là và 3,27kgDM theo thứ tự ở các nghiêm thức CP-150, CP-180, CP-210 và CP-24.
- Nồng độ N-NH 3 của dịch dạ cỏ tăng có ý nghĩa theo sự tăng lượng protein của khẩu phần ở thời điểm 3 giờ sau khi ăn (p=0,012).
- Từ khóa: mức đạm thô, bò ta, thức ăn tiêu thụ, ammonia dịch dạ cỏ, tích lũy nitơ.
- cỏ tự nhiên để làm thức ăn cho chúng.
- Thức ăn thô cho chăn nuôi bò cũng thiếu trầm trọng vào mùa khô và mùa lũ.
- Nguồn phụ phẩm trồng trọt như rơm lúa, ngọn mía, thân cây bắp…và các thức xanh sẵn có khác cũng có thể làm thức ăn cho gia súc nhai lại nói chung và cho bò nói riêng với giá thành thấp (Phan Văn Hừng, 2005).
- Yêu cầu đặt ra làm cách nào để sử dụng chúng để đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng cho gia súc và giảm chi phí thức ăn mà đem lại thu nhập cao hơn cho người dân.
- Do vậy khi sử dụng chúng để làm thức ăn thường làm cho tăng trọng và sức khoẻ bò giảm sút (Nguyen Van Thu et al., 1993).
- 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1 Phương tiện thí nghiệm.
- Thí nghiệm được thực hiện tại trại chăn nuôi thực nghiệm và phòng thí nghiệm khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
- Thí nghiệm được thực hiện trên 4 con bò đực ta có trọng lượng từ 119-136 kg.
- Thời gian thí nghiệm: từ 07/2007 đến tháng 10/2007.
- Bò được tiêm phòng bệnh ký sinh trùng bằng Bivermectin 0.25%, sán lá gan bằng Bioxinnil, bệnh lỡ mồng lông móng trước khi vào thí nghiệm.
- 2.2 Thiết kế thí nghiệm.
- Thí nghiệm được bố trí theo hình vuông latin với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại qua 4 giai đoạn, trên 4 con bò có trọng lượng trung bình là kg.
- Các nghiệm thức bao gồm: Nghiệm thức CP-150, CP-180, CP-210 and CP-240 thương ứng với lượng protein thô trong khẩu phần hàng ngày là và 240g CP / 100kg thể trọng..
- Thí nghiệm được thực hiện qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 14 ngày gồm 7 ngày cho ăn thích nghi và 7 ngày theo dõi và lấy mẫu Sau mỗi giai đoạn cân trọng lượng của bò.
- Thức ăn bổ sung đạm là lá so đũa được thu cắt từ những hộ nông dân.
- Cho bò ăn 1/2 lượng thức ăn trong ngày, ăn theo thứ tự, thức ăn bổ sung cho ăn trước đến thức ăn chính sau đó cho ăn rơm tự do..
- Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm gồm có: Thành phần hóa học thức ăn, lượng thức ăn tiêu thụ, tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, pH, N-NH 3 và tổng số Axit béo bay hơi (ABBH) của dịch dạ cỏ, đạm tích lũy và tăng trọng hàng ngày..
- Theo dõi lượng thức ăn nước uống phân và nước tiểu thải ra mỗi ngày, khả năng tăng trọng theo từng giai đoạn được cân bằng cân đại gia súc, cân 2 ngày liên tiếp vào cuối mỗi giai đoạn và cân trước khi cho ăn.
- Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất thức ăn bằng cách thu thập toàn bộ phân thải ra trong một ngày đêm và liên tục trong 7 ngày, theo phương pháp được mô tả bởi Mc.
- Sau đó xử lý thống kê bằng mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model), khi phát hiện có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, tiếp tục xác định mức độ khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức theo vào phương pháp Tukey của chương trình Minitab 13.21 (Minitab, 2000)..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Thành phần hóa học của thức ăn trong thí nghiệm.
- Thành phần hóa học của thức ăn trong thí nghiệm được trình bày qua bảng 1:.
- Bảng 1: Thành phần hóa học của thức ăn dùng trong thí nghiệm (%DM.
- Thức ăn DM OM CP NDF Ash.
- Rơm có vật chất khô phù hợp với kết quả của Phan Văn Hừng (2006) là 84,1%.
- Kết quả này phù hợp với Lâm Phước Thành (2007) và Nguyễn Thị Đan Thanh (2007).
- hợp với so đũa và urê là nguồn thức ăn bổ sung đạm để cân bằng hàm lượng protein thô là cần thiết..
- 3.2 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày.
- lượng phân và nước tiểu thải ra trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 2..
- Bảng 2: Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng tiêu thụ, lượng phân và nước tiểu thải ra của bò ở các nghiệm thức.
- Chỉ tiêu Nghiệm thức.
- a, b, c: các chữ số ở cùng hàng có ít nhất 1 ký hiệu giống nhau thì không khác biệt DM: vật chất khô, CP: đạm thô, ME: năng lượng trao đổi.
- Qua bảng 2 cho thấy lượng DM, NDF và rơm tiêu thụ cao nhất ở nghiệm thức CP- 210, tuy chưa thấy có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức trong đó thấp ở nghiệm thức CP-150 và CP-180.
- Hàm lượng protein thô ăn vào có sự khác bịêt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p<0,001) cao nhất ở nghiệm thức CP-240 và không khác biệt so với nghiệm thức CP-210, thấp nhất là ở nghiệm thức CP-150.
- Lượng phân thải ra phụ thuộc khá nhiều vào DM tiêu thụ thấy rõ ở nghiệm thức CP-210 và CP-240 có lượng phân thải ra cao và nghiệm thức CP-150 với lượng phân thải ra thấp nhất.
- Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.
- Lượng nước uống và lượng nước tiểu thải ra ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).
- Cao nhất là ở nghiệm thức CP-240 (5,59 kg/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức CP-150 (3,89 kg/ngày).
- Năng lượng trao đổi (ME) tiêu thụ ở các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), cao nhất là ở nghiệm thức CP-210 và thấp nhất ở nghiệm thức CP-180..
- Từ kết quả trên cho thấy dù sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
- rơm, DM và NDF tiêu thụ của bò từ nghiệm thức CP-150 đến CP-210.
- Tuy nhiên, ở mức độ đạm quá cao của nghiệm thức CP-240 thì lượng rơm ăn vào giảm..
- 3.3 Nồng độ N-NH 3 (mg/ml) và axit béo bay hơi ABBH tổng số của dịch dạ cỏ (mM/ml) ở 2 thời điểm 0h và 3h sau khi ăn của bò thí nghiệm.
- Các chỉ tiêu N-NH 3 và ABBH của dịch dạ cỏ được trình bày qua bảng 3.
- Bảng 3: Nồng độ NH 3 (mg/100ml), tổng số axit béo bay hơi (ABBH) của dịch dạ cỏ (mM/ml) ở 2 thời điểm 0h và 3h của bò ở các nghiệm thức trong thí nghiệm.
- Qua bảng 3 cho thấy N-NH 3 tại thời điểm 0 giờ khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức dao động từ 7,00-8,40mg/100ml cao nhất là nghiệm thức CP-210 và thấp nhất ở nghiệm thức CP-150 kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Đan Thanh (2007).
- Nồng độ N-NH 3 dịch dạ cỏ ở thời điểm 3 giờ sau khi ăn khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các nghiệm thức cao nhất là ở nghiệm thức CP-240 (17,5 mg/100ml), không khác biệt so với nghiệm thức CP- 210 và thấp nhất là ở nghiệm thức CP-150 (10,5 mg/100ml).
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Liêm (2007) là mg/100ml, Nguyen Van Thu and Preston (1999) cho biết khi tăng mức độ protein thô trong khẩu phần thì lượng N-NH 3 tăng lên.
- Điều này được giải thích do ở nghiệm thức CP-240 thì gia súc được bổ sung một lượng lớn protein từ so đũa và một lượng đạm phi protein từ urê.
- Tuy nhiên, sự khác biệt của sự chênh lệch N-NH 3 dịch dạ cỏ giữa các nghiệm thức của hai thời điểm 0 giờ và 3 giờ thì không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và tăng dần khi tăng dần các mức độ đạm từ CP-150 đến CP-240 (từ 3,50 đến 9,98 mg/100ml).
- tổng hợp protein cao, tiêu hóa thức ăn và cung cấp protein giá trị cho vật chủ bởi vì N-NH 3 là nguồn nitrogen chính cho vi sinh vật dạ cỏ sử dụng để tổng hợp axít amin cho bản thân chúng..
- Nồng độ ABBH tổng số dịch dạ cỏ ở thời điểm 0 giờ không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức, cao nhất là ở nghiệm thức CP-210 và thấp nhất là ở nghiệm thức CP-240.
- Còn ABBH dịch dạ cỏ ở thời điểm 3 giờ cũng không khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức cao nhất ở nghiệm thức CP-210 và thấp nhất ở nghiệm thức CP-150 và dao động không lớn giữa các nghiệm thức (81,0-85,9µmol/ml)..
- Qua bảng 3 cũng cho thấy nghiệm thức CP-210 có ABBH cao nhất ở hai thời điểm 0h và 3h, dù trong thí nghiệm chưa tìm ra được sự tăng có ý nghĩa thống kê về nồng độ ABBH ở 0 và 3 giờ sau khi ăn.
- Tuy nhiên, về số liệu xu thế cho thấy có sự cải thiện ABBH ở nghiệm thức CP-210.
- 3.4 Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, nitơ tích lũy và tăng trọng của bò TN Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, nitơ ăn vào, nitơ tích lũy và tăng trọng của bò qua các nghiệm thức được trình bày ở bảng 4 như sau:.
- Bảng 4: Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, nitơ ăn vào, nitơ tích lũy và tăng trọng của bò của các nghiệm thức.
- Nghiệm thức.
- a, b, c: các chữ số ở cùng hàng có ít nhất 1 ký hiệu giống nhau thì không khác biệt DM: vật chất khô tiêu hóa, OM: vật chất hữu cơ tiêu hóa, NDF: xơ trung tính tiêu hóa, N: nitơ, W 0.75 : Trọng lượng trao đổi.
- Ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, vật chất khô hữu cơ và NDF ở các nghiệm thức thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức và cao nhất ở nghiệm thức CP và 65,6.
- Tỷ lệ tiêu hóa protein thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,023) giữa các nghiệm thức và cao nhất là ở nghiệm thức CP-240 và không khác biệt với nghiệm thức CP-210.
- này có thể giải thích là ở hai nghiệm thức này lượng protein ăn vào cao, nguyên nhân do việc bổ sung urê vào lớn đã phóng thích một lượng lớn NH 3 vào trong môi trường dạ cỏ và NH 3 có vai trò quan trọng trong quá trình lên men và tổng hợp prôtein của vi sinh vật, dẫn đến làm tăng tỷ lệ tiêu hóa CP.
- Lượng nitơ ăn vào ở các nghiệm thức thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,001), cao nhất ở nghiệm thức CP-240 (1,18g/kgW 0,75 ) và thấp nhất ở nghiệm thức CP-210 (0,75g/kg W 0,75.
- Kết quả này tương đương với kết quả thí nghiệm trên bò tăng trưởng của Nguyễn Thị Đan Thanh (2007) là 1,14g/kgW 0,75 .
- Nitơ tích lũy khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,008) giữa các nghiệm thức, cao nhất là ở nghiệm thức CP-210 (0,464g) và thấp nhất ở nghiệm thức CP-180.
- Tuy nhiên, về tăng trọng giữa các nghiệm thức khác biệt chưa có ý nghĩa thống kệ (p=0,132), tương tự với sự với sự tích lũy đạm kết quả cao nhất ở nghiệm thức CP-210 (385g/ngày) không khác biệt với nghiệm thức CP-240 (346g/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức CP-150 (250g/ngày)..
- Qua kết quả thí nghiệm chúng tôi có kết luận là ở mức độ 210g CP/100kg thể trọng trong khẩu phần hàng ngày của bò ta cho lượng thức ăn tiêu thụ, tích lũy đạm cơ thể và tăng trọng cải thiện hơn so với các nghiệm thức khác..
- Cần chú ý nghiên cứu tiếp tục các mức độ protein thô kết hợp với sự bổ sung thức ăn cung cấp năng lượng cho bò ta để có tăng trưởng tốt hơn..
- Danh Mô (2003), Nghiên cứu các cải tiến phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa invitro với dịch dạ cỏ thay thế hóa chất làm nguồn dưỡng chất chính của vi sinh vật ở trâu ta.
- Nguyễn Thị Đan Thanh (2007), Ảnh hưởng của các mức độ đạm và loại thức ăn bổ sung đạm trên sự tận dụng dưỡng chất và tăng trưởng của bò ta, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi thú y, Trường Đại học Cần Thơ..
- Nguyễn Văn Liêm (2007), Ảnh hưởng của các mức độ và loại thức ăn đạm lên N-NH 3 , dịch dạ cỏ, tỷ lệ tiêu hóa, tích lũy nitơ và sự tăng trưởng của trâu ta.
- Nguyễn Văn Thu (2003), Bước đầu theo dõi sự phân huỷ protein trong dạ cỏ của một số thức ăn phổ biến ở trâu ta “Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, Chuyên ngành chăn nuôi thú y” Giấy phép bộ VHTT 3426/GPXB, số 7, 2003..
- Phan Văn Hừng (2006), Ảnh hưởng kết hợp các nguồn đạm và năng lượng được bổ sung trên thức ăn tiêu thụ, tỷ lệ tiêu hóa và nitơ tích lũy của trâu ta, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi thú y, trường Đại học Cần Thơ.