« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ XƠ TRUNG TÍNH (NEUTRAL DETERGENT FIBER - NDF) TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SỰ TIÊU THỤ THỨC ĂN, TỈ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ SỰ TÍCH LŨY ĐẠM CỦA CỪU TỪ 3 ĐẾN 5 THÁNG TUỔI


Tóm tắt Xem thử

- Một thí nghiệm được bố trí theo thể thức hình vuông Latin (5 x 5) với 5 giai đoạn và 5 cừu đực có độ tuổi là 3 tháng tuổi nhằm tìm ra mức độ xơ trung tính thích hợp trong khẩu phần nuôi cừu sau cai sữa (3-5 tháng tuổi).
- Năm nghiệm thức trong thí nghiệm gồm các mức độ và 63% NDF trong khẩu phần tương ứng với NDF55, NDF57, NDF59, NDF61 và NDF63.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng thức ăn (DM) tiêu thụ không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p>0.05) ở các nghiệm thức và đạt và 660 g/con/ngày ở các nghiệm thức lần lượt là NDF55, NDF57, NDF59, NDF61 và NDF63.
- Mối liên hệ giữa lượng thức ăn tiêu thụ và mức NDF theo hàm số y = -1.23x 2 + 146x – 3670 (R 2 = 0.61).
- Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến DM không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p=0.061), tuy nhiên có sự tăng dần từ nghiệm thức NDF55 đến NDF61 (R 2 =0.65) và giảm ở nghiệm thức NDF63.
- Kết luận của đề tài là khả năng tiêu hóa xơ trung tính của cừu từ 3-5 tháng tuổi cải thiện khi tăng dần tỉ lệ NDF lên từ 55 đến 61 % tương ứng với sự tận dụng thức ăn và khả năng tăng trọng của cừu..
- Cừu là loài gia súc tận dụng tốt thức ăn thô do hệ vi sinh vật dạ cỏ có khả năng chuyển hoá xơ thành nguồn năng lượng hữu dụng cho vật chủ.
- Xơ trung tính (NDF, neutral detergent fiber) là thành phần chính trong thức ăn của các loài gia súc nhai lại và có khả năng ảnh hưởng lên mức ăn và tỉ lệ tiêu hoá của cừu (Lu et al., 2005.
- Việc nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ NDF trong khẩu phần của cừu sau cai sữa sẽ giúp cho người chăn nuôi có biện pháp sử dụng thức ăn thô tốt hơn trong khẩu phần cừu con.
- Do vậy đề tài nhằm tìm ra hàm lượng NDF thích hợp trong khẩu phần nuôi cừu 3-5 tháng tuổi để khuyến cáo các kết quả nghiên cứu đạt được vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi cừu của người dân..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm của đề tài nghiên cứu được tiến hành tại số 474 C /18, Khu vực Bình An, Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ và Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp &.
- Thời gian thực hiện thí nghiệm là từ tháng 01 đến tháng 4 năm 2010..
- 2.2 Bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hình vuông Latin với 5 nghiệm thức, 5 giai đoạn và 5 cừu đực Phan Rang khoảng 3 tháng tuổi có trọng lượng kg (X±SE).
- Năm nghiệm thức gồm: NDF55, NDF57, NDF59, NDF61 và NDF63 tương ứng với hàm lượng xơ trung tính (NDF) trong khẩu phần lần lượt ở mức và 63%..
- Trại thí nghiệm được lợp bằng tôn có chiều cao 5 m, có vách che nắng, tránh mưa tạt, gió lùa và thông thoáng.
- Chuồng dùng trong thí nghiệm là chuồng sàn bằng gỗ với kích thước 1,2 x 0,8 m, các rãnh sàn có kích thước khoảng 2-3 cm để cho phân rớt xuống, phía dưới sàn có gắn lưới và nylon để hứng phân và nước tiểu.
- 2.4 Thức ăn.
- Các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm bao gồm: cỏ lông tây gồm phần thân và phần ngọn được cắt ngắn 2-3 cm, bã bia, bánh dầu đậu nành, urê và mật đường.
- Trong thí nghiệm cỏ lông tây được cho ăn tự do và đảm bảo mức độ NDF của khẩu phần đạt và 63%/DM.
- Thành phần Nghiệm thức.
- 2.5 Tiến hành thí nghiệm.
- Mỗi giai đoạn thí nghiệm gồm 14 ngày với 7 ngày nuôi thích nghi và 7 ngày lấy mẫu.
- thức ăn trong ngày được chia ra làm 2 phần bằng nhau, một phần cho ăn vào buổi sáng (khoảng 8 giờ), một phần cho ăn vào buổi chiều (khoảng 4 giờ) và đảm bảo có thức ăn dư vào ngày hôm sau..
- Trong mỗi buổi ăn, các loại thức ăn bổ sung như bã bia, bánh dầu đậu nành, urê và mật đường cho ăn hết trước rồi đến cỏ.
- Trong thí nghiệm hàm lượng CP được cố định ở mức 18% cho tất cả các nghiệm thức và năng lượng trao đổi cố định trong khoảng 9,4 - 9,5 MJ/kgDM..
- 2.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm gồm có:.
- Thành phần hóa học các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm bao gồm: vật chất khô (DM), chất hữu cơ (OM), đạm thô (CP), xơ trung tính (NDF) và xơ axít (ADF).
- Sự tiêu thụ các dưỡng chất thức ăn được xác định bằng cách cân lượng thức ăn trước khi cho ăn và cân phần thức ăn còn dư vào sáng ngày hôm sau..
- Các mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn dư được thu lấy 6 ngày liên tục trong giai đoạn lấy mẫu ở mỗi giai đoạn thí nghiệm.
- Mẫu thức ăn xanh được cắt ngắn sấy ở 55 0 C trong 48 giờ rồi nghiền mịn qua lỗ rây 1 mm để phân tích thành phần dưỡng chất..
- lượng dưỡng chất thức ăn tiêu thụ và lượng dưỡng chất bài thải theo phân (McDonald et al., 2002)..
- Sự tích lũy đạm được xác định bằng cách ghi nhận và phân tích nitơ thức ăn tiêu thụ, phân và nước tiểu trong 6 ngày.
- Tăng trọng của cừu được xác định bằng cách cân 2 ngày liên tiếp vào sáng sớm trước khi cho ăn lúc cuối mỗi giai đoạn thí nghiệm..
- Tất cả số liệu thô của thí nghiệm được xử lý sơ bộ trên bảng tính Microsoft Excel 2007, sau đó là xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab release 14 (2003).
- Khi phép thử F có ý nghĩa thống kê (p<0,05) thì dùng phép thử Tukey để tìm mức ý nghĩa thống kê về sự khác biệt của các cặp nghiệm thức..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Thành phần hóa học của thức ăn dùng trong thí nghiệm.
- Thành phần dưỡng chất của các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm được trình bày trong Bảng 2..
- Bảng 2: Thành phần hoá học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (%DM).
- Thức ăn DM OM CP NDF ADF Ash.
- Cỏ lông tây dùng trong thí nghiệm chúng tôi có DM phù hợp với kết quả nghiên cứu của Danh Mô (2003) là 18,4%, nhưng cao hơn kết quả của Trần Tiến Hiệp (2009) là 16,1%.
- Do thí nghiệm của chúng tôi diễn ra vào mùa khô, nên hàm lượng DM của cỏ lông tây cao hơn.
- Cỏ lông tây trong thí nghiệm có.
- %CP tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Dong et al.
- (2008) là 12,8%, nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của Pham Tan Nha et al..
- (2008) là 9,2%, có lẽ do cỏ trong thí nghiệm của chúng tôi non hơn.
- Hàm lượng NDF và ADF cỏ lông tây dùng trong thí nghiệm phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đông Hải và 34,5%) và Lâm Phước Thành (2007) là 69,0% và 34,3%..
- Bánh dầu đậu nành trong thí nghiệm có hàm lượng CP là 42,4%, giá trị này tương đương với kết quả.
- nghiên cứu của Nguyễn Đông Hải (2008) là 43,8%..
- Bã bia trong thí nghiệm có hàm lượng CP và NDF lần lượt là 26,5% và 48,9%, tương đương với kết quả nghiên cứu của Trương Hoàng Nam (2008) là 25,3% và 48,9%..
- 3.2 Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của cừu trong thí nghiệm.
- Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của cừu thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3..
- Bảng 3: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của cừu trong thí nghiệm.
- Chỉ tiêu NDF55 NDF57 NDF59 NDF61 NDF63 Nghiệm thức P ±SE.
- Qua Bảng 3 chúng tôi thấy lượng DM và OM ăn vào ở nghiệm thức NDF61 lần lược là 690 g và 613 g/con/ngày, cao hơn so với các nghiệm thức còn lại, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Kết quả trên thì phù hợp với xu hướng thí nghiệm trên cừu của Nahed et al.
- Lượng DM và OM ăn vào trong thí nghiệm phù hợp với nghiên cứu của Khuc Thi Hue.
- Lượng CP tiêu thụ qua các nghiệm thức biến động từ 112-119 gCP/con/ngày, tương ứng từ 5,19-5,42 g/kg thể trọng (p>0,05)..
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Khuc Thi Hue (2007) là 101-118 gCP/con/ngày và Nguyễn Hữu Phúc (2008) là 111-120 gCP/con/ngày.
- Mức NDF tiêu thụ cao nhất ở nghiệm thức NDF61 là 420 g/con/ngày và thấp nhất ở nghiệm thức NDF55 là 364 g/con/ngày (p<0,01).
- Mức tiêu thụ NDF của cừu trong thí nghiệm phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Phúc (2008) là 390- 426 g/con/ngày..
- Lượng ADF ăn vào của cừu thí nghiệm cao nhất ở nghiệm thức NDF61 (207gADF/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức NDF63 (191 gADF/ngày) (p>0,05).
- Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Trần Tiến Hiệp g/con/ngày) và cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thủy Triều (2009) là 141-179 g/con/ngày.
- thống kê (p>0,05) ở các nghiệm thức..
- 3.3 Tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất.
- cân bằng nitơ và tăng trọng của cừu.
- Tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, cân bằng nitơ và tăng trọng của cừu thí nghiệm được thể hiện qua Bảng 4..
- Tỷ lệ tiêu hóa DM trong thí nghiệm có hơi cao hơn ở nghiệm thức NDF61 là 69,7% và thấp ở nghiệm thức NDF63 (66,7.
- tuy nhiên khác biệt giữa các nghiệm thức không ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Kết quả này khá phù hợp với kết quả tiêu hóa DM ở cừu tăng trưởng của Trần Tiến Hiệp (2009) là nhưng hơi thấp hơn nghiên cứu của Galvani et al.
- Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với xu hướng kết quả thí nghiệm của Nahed et al.
- (2003) khi nghiên cứu các mức độ NDF trên cừu tăng trưởng.
- Tỷ lệ tiêu hóa OM của cừu Phan Rang là sự khác biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Tiến Hiệp (2009) là 64,2-73,5%.
- Tỷ lệ tiêu hóa NDF cao nhất ở nghiệm thức NDF61 (72,4%) và thấp nhất ở nghiệm thức NDF55 (66,6.
- kết quả thí nghiệm tương đương với nghiên cứu của Lê Thủy Triều (2009) là và Trần Tiến Hiệp (2009) là 70,8-71,8%.
- Nghiên cứu của Nahed et al.
- (2003) cho thấy tỷ lệ tiêu hóa NDF có cùng xu hướng với kết quả thí nghiệm chúng tôi thu được..
- Bảng 4: Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, cân bằng nitơ và tăng trọng của cừu thí nghiệm.
- Chỉ tiêu Nghiệm thức.
- Tuy nhiên tỷ lệ tiêu hóa NDF giảm xuống ở nghiệm thức NDF63.
- Tỉ lệ tiêu hóa ADF của cừu trong thí nghiệm dao động 58,0-64,7%.
- sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Lê Thủy Triều (2009) là và Trần Tiến Hiệp (2009) là 57,7-62,4%.
- Tỷ lệ tiêu hóa CP tương đương nhau giữa các nghiệm thức (p>0,05), dao động 80,6-83,1%.
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đông Hải (2008) là.
- Lượng nitơ ăn vào và nitơ tích lũy nhìn chung khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05).
- Nitơ ăn vào cao nhất ở nghiệm thức NDF61 (19,1 g/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức NDF57 (17,9 g/ngày).
- Lượng nitơ tích lũy cao nhất ở nghiệm thức NDF61 là 11,6 g/con/ngày tương ứng với 1,15 g/kgW 0,75 và thấp nhất ở nghiệm thức NDF55 là 10,6g/ngày, tương đương 1,05 g/kgW 0,75 .
- Kết quả nitơ tích lũy trong thí nghiệm tương đương với nghiên cứu của Khuc Thi Hue (2007) là g/kgW 0,75 .
- Tăng trọng hàng ngày của cừu trong thí nghiệm được thể hiện qua biểu đồ 1..
- thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức.
- (2005) tăng trọng tuyệt đối của cừu đực Phan Rang lúc 0-6 tháng tuổi là 108 g/con/ngày thì kết quả của thí nghiệm là tốt hơn..
- Ở mức 61% NDF là tối ưu, thoả mãn tốt với yêu cầu tăng trưởng và tận dụng thức ăn thô một cách hiệu quả..
- Đánh giá khả năng sản xuất giống cừu Phan Rang nuôi tại miền Bắc Việt Nam-Trung Tâm Nghiên Cứu Dê và Thỏ Sơn Tây..
- Hiệu quả của các loại thức ăn cung cấp đạm lên tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy ở trâu ta, Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Cần Thơ..
- khẩu phần lên sự tận dụng thức ăn và tỉ lệ tiêu hóa của dê Bách Thảo và cừu Phan Rang, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học nông nghiệp, chuyên ngành chăn nuôi, Trường Đại học Cần Thơ..
- Ảnh hưởng của các mức độ đạm và thức ăn bổ sung đạm trên sự tận dụng dưỡng chất và tăng trưởng của bò ta, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Cần Thơ..
- Ảnh hưởng các mức độ xơ trung tính trong khẩu phần lên sự tận dụng thức ăn và tỉ lệ tiêu hóa của dê Bách Thảo và cừu Phan Rang, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học nông nghiệp, chuyên ngành chăn nuôi, Trường Đại học Cần Thơ.