« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA CALCIUM CHLORIDE VÀ GIBBERELLIC ACID XỬ LÝ TRƯỚC THU HOẠCH ĐẾN PHẨM CHẤT VÀ THỜI GIAN TỒN TRỮ TRÁI QUÍT HỒNG(CITRUS RETICULATA BLANCO CV. HONG)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA CALCIUM CHLORIDE VÀ GIBBERELLIC ACID XỬ LÝ TRƯỚC THU HOẠCH ĐẾN PHẨM CHẤT VÀ THỜI GIAN TỒN TRỮ TRÁI.
- QUÍT HỒNG (Citrus reticulata Blanco cv.
- Nhằm tìm ra biện pháp nâng cao phẩm chất, kéo dài thời gian tồn trữ trái quít Hồng để có thể rút ngắn thời gian “neo” trái trên cây đồng thời giảm bớt hao hụt sau thu hoạch..
- Sau đó thu mẫu về tồn trữ và theo dõi một số chỉ tiêu phẩm chất sau thu hoạch tại Phòng thí nghiệm Sinh Lý Thực Vật, trường Đại học Cần Thơ, từ 1/2004 đến 6/2004.
- Kết quả được ghi nhận như sau: xử lý GA 3 10-20 ppm ở 2 tháng trước thu hoạch có tác dụng trì hoãn tiến trình chín, kéo dài thời gian tồn trữ trái đến 4 tuần trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 28C, ẩm độ 68%) mà chất lượng vẫn chấp nhận được.
- GA 3 10-20 ppm cũng giúp trái bóng sáng hơn, trị số màu sắc trái luôn ở mức cao, tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái ở mức thấp, phẩm chất trái bên trong luôn ổn định trong suốt thời gian tồn trữ..
- Từ khoá: Quít Hồng, Calcium chloride, gibberellic acid, xử lý trước thu hoạch, phẩm chất trái, thời gian tồn trữ.
- Quít Hồng (Citrus reticulata Blanco cv.
- Tuy nhiên, nhà vườn trồng quít Hồng muốn bán được giá cao thì phải thu hoạch đúng vào dịp Tết cổ truyền của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước trong khu vực.
- Quan trọng hơn nữa là thời gian mang trái kéo dài với số lượng nhiều trên cây sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của cây.
- Do đó, việc tìm ra biện pháp thích hợp nhằm nâng cao phẩm chất, kéo dài thời gian tồn trữ trái quít Hồng là rất cần thiết và cấp bách để có thể rút ngắn thời gian “neo” trái trên cây cũng như dễ dàng phân phối đi xa và xuất khẩu..
- Thí nghiệm đã được thực hiện nhằm mục đích: khảo sát hiệu quả của xử lý CaCl 2 , GA 3 trước thu hoạch trong sự cải thiện và ổn định phẩm chất, làm chậm quá trình chín, kéo dài thời gian tồn trữ trái quít Hồng..
- Thí nghiệm đã được thực hiện tại vườn quít Hồng trên 4 năm tuổi ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
- Thời gian thực hiện từ 01/2004 đến 06/2004..
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 13 nghiệm thức và ba lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây quít Hồng.
- Các nghiệm thức được bố trí như sau: đối chứng (phun nước), CaCl và 2.000 ppm), gibberellic acid (GA và 40 ppm).
- Hoá chất được phun vào thời điểm 2 và 1 tháng trước thu hoạch..
- 1 Sự thay đổi màu sắc vỏ trái Đo Máy đo màu Minolta CR 200 2 Sự thay đổi trọng lượng trái Cân Cân phân tích (Tanita - Nhật).
- 5 Hàm lượng đường tổng số Phenol sulphuric acid của Dubois et al.
- 3.1 Tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái quít Hồng theo thời gian tồn trữ.
- Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ hao hụt trọng lượng của trái quít Hồng ở các nghiệm thức được xử lý trước thu hoạch có xu hướng tăng dần theo thời gian tồn trữ.
- Vào thời điểm 1 tuần sau thu hoạch, tỷ lệ hao hụt trọng lượng giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê.
- Từ 3 đến 5 tuần sau thu hoạch thì giữa các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%..
- Sau 3 tuần tồn trữ tỷ lệ hao hụt trọng lượng của nghiệm thức GA 3 20 ppm cũng.
- thấp nhất ở cả hai thời điểm xử lý 1 tháng và 2 tháng trước thu hoạch (tương ứng 15,4 và 15,0%) và có sự khác biệt thống kê so với đối chứng (17,2%) ở mức ý nghĩa 1% và cao nhất là nghiệm thức CaCl 2 2.000 ppm ở cả hai thời điểm xử lý 1 tháng và 2 tháng trước thu hoạch (tương ứng 21,6 và 20,6.
- Ở giai đoạn 4 và 5 tuần sau thu hoạch, nghiệm thức có tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp nhất vẫn là GA 3.
- 20 ppm ở thời điểm xử lý 2 tháng trước thu hoạch, cao nhất vẫn là CaCl 2 2.000 ppm xử lý ở cả hai thời điểm trước thu hoạch.
- Kết quả cho thấy khi xử lý GA 3 ở nồng độ 20 ppm có tỷ lệ hao hụt trọng lượng giảm khác biệt có nghĩa thống kê so với đối chứng..
- Sau thu hoạch, trái sẽ tiếp tục hô hấp để tạo ra năng lượng duy trì sự sống của trái sau khi bị tách khỏi cây mẹ, khi hô hấp thì lượng cacbohydrat dự trữ bị mất dần..
- Mặt khác, trong quá trình bảo quản trái bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường mà quan trọng là ẩm độ tương đối của không khí thấp (trung bình 68%) làm cho trái bị mất nước từ đó trọng lượng trái bị giảm dần theo thời gian tồn trữ.
- Bảng 2: Tỷ lệ hao hụt trọng lượng.
- trái quít Hồng ở các nghiệm thức được xử lý 1 và 2 tháng trước thu hoạch theo thời gian tồn trữ.
- Nghiệm thức (ppm).
- Thời gian tồn trữ (tuần).
- Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan..
- Khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- ns: Không khác biệt ý nghĩa thống kê (1): Xử lý ở 1 tháng trước thu hoạch.
- (2): Xử lý ở 2 tháng trước thu hoạch.
- Nguyên nhân làm cho các nghiệm thức xử lý CaCl 2 có tỷ lệ hao hụt trọng lượng cao có thể là do ion Ca 2+ tác dụng làm trái chín nhanh hơn do đó sự hao hụt trọng lượng cũng lớn hơn.
- (2001) xử lý quít satsuma 2-3 tuần trước khi thu hoạch có ảnh hưởng tới sự cải thiện phẩm chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch.
- Xử lý với GA 3 20 ppm có tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp nhất trong suốt thời gian tồn trữ có thể là do GA 3 có tác dụng ngăn cản quá trình phân hủy diệp lục tố, làm chậm quá trình chín của trái, làm cho vỏ trái cứng chắc hơn nên hạn chế sự mất nước từ đó tỷ lệ hao hụt trọng lượng của trái cũng thấp hơn so với các nghiệm thức khác.
- (2001) và Agusti (2002), cho thấy việc phun GA 3 ở nồng độ 5-20 ppm trước và sau thu hoạch làm trì hoãn sự trưởng thành và sự chín, làm cho vỏ trái cứng chắc hơn và kéo dài thời gian tồn trữ trái cam quít..
- 3.2 Sự thay đổi màu sắc vỏ trái quít Hồng theo thời gian tồn trữ 3.2.1 Sự thay đổi màu sắc.
- E) vỏ trái quít Hồng.
- Nhìn chung, trị số màu sắc (E) (trong không gian màu L, a, b) vỏ trái quít Hồng có xu hướng tăng dần theo thời gian tồn trữ ở cả hai thời điểm xử lý trước thu hoạch.
- Kết quả ở Bảng 3 cho thấy, sự thay đổi màu sắc vỏ trái (E) từ thời điểm thu hoạch (0 tuần) đến 5 tuần sau khi tồn trữ giữa các nghiệm thức ở hai thời điểm xử lý có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- Vào 6 tuần sau thu hoạch giữa các nghiệm thức không khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê..
- Bảng 3: Sự thay đổi màu sắc (E) vỏ trái quít Hồng (trong không gian màu L, a, b) ở các nghiệm thức được xử lý hoá chất 1 và 2 tháng trước thu hoạch theo thời gian tồn trữ Nghiệm thức.
- Ở thời điểm thu hoạch (0 tuần), nghiệm thức GA 3 40 ppm (1) có trị số E thấp nhất (58,4), cao nhất là nghiệm thức CaCl 2 2.000 ppm (2) có trị số E là 65,5 nhưng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với đối chứng.
- Từ 1 đến 5 tuần sau thu hoạch, nghiệm thức GA 3 40 ppm vẫn có trị số E thấp nhất và cao nhất vẫn là nghiệm thức CaCl 2 2.000 ppm ở cả hai thời điểm xử lý.
- Sau 6 tuần tồn trữ thì sự thay đổi màu sắc ở các nghiệm thức gần như đạt tối đa nên giữa các nghiệm thức không còn khác biệt nhiều..
- Các nghiệm thức GA 3 40 ppm cho màu sắc thấp có thể là do gibberellic acid có tác dụng ngăn cản quá trình phân hủy diệp lục tố, làm chậm quá trình chín của trái nên màu sắc trái ở nghiệm thức này có trị số thấp hơn so với đối chứng.
- Tuy nhiên, cũng xử lý GA 3 nhưng ở nồng độ thấp hơn (10-20 ppm) thì không ảnh hưởng đến sự biến đổi màu sắc vỏ trái mà qua quan sát cảm quan cho thấy vỏ trái của nghiệm thức GA 3 20 ppm có vẻ cứng chắc và bóng sáng hơn.
- Jackson (2002) cho rằng, phun GA 3 20 ppm làm trì hoãn sự thay đổi màu sắc vỏ trái quít, bưởi và gia tăng vẻ đẹp mỹ quan, giữ trên cây lâu hơn và thu hoạch trễ hơn mà vỏ trái không chuyển màu vàng..
- Trung bình giá trị E của các nghiệm thức được xử lý ở thời điểm 2 tháng trước thu hoạch lớn hơn ở thời điểm xử lý 1 tháng trước thu hoạch.
- Điều này cho thấy việc xử lý hoá chất ở thời điểm 2 tháng trước thu hoạch có thể làm cải thiện màu sắc tốt hơn so với xử lý hoá chất ở thời điểm 1 tháng trước thu hoạch, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
- 3.2.2 Sự thay đổi màu sắc (trị số a) vỏ trái quít Hồng.
- Bảng 4: Sự thay đổi màu sắc (trị số a) vỏ trái quít Hồng (trong không gian màu L, a, b) ở các nghiệm thức được xử lý hoá chất 1 và 2 tháng trước thu hoạch theo thời gian tồn trữ Nghiệm thức.
- Khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% và 1%.
- Trị số a trong không gian màu L, a, b của máy đo màu Minolta CR 200 nằm trong khoảng -a (màu xanh lá cây) đến a (màu đỏ).
- Trái quít Hồng khi chưa chín vỏ có màu xanh lúc này trị số a rất nhỏ và có thể có giá trị âm, khi chín vỏ trái có màu vàng hơi đỏ gạch, trị số a sẽ càng lớn khi trái càng chín.
- Kết quả ở Bảng 4 cho thấy, sự thay đổi trị số a vào thời điểm thu hoạch (0 tuần) giữa các nghiệm thức ở hai thời điểm xử lý trước thu hoạch có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%, nghiệm thức có trị số a thấp nhất (3,52) là nghiệm thức GA 3 40 ppm (1), cao nhất (12,3) là nghiệm thức CaCl 2 1.000 ppm (1).
- Từ 1 đến 3 tuần sau thu.
- hoạch giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, nghiệm thức có trị số a luôn cao vẫn là các nghiệm thức xử lý CaCl 2 , thấp nhất vẫn là nghiệm thức GA 3 40 ppm (1).
- Sau 4 tuần tồn trữ thì giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, nghiệm thức có trị số a cao nhất vẫn là các nghiệm thức CaCl 2 , thấp nhất vẫn là nghiệm thức GA 3 40 ppm (1).
- Vào thời điểm 6 tuần sau thu hoạch thì giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, nghiệm thức có trị số a cao nhất vẫn là các nghiệm thức CaCl 2 , thấp nhất vẫn là nghiệm thức GA 3 40 ppm..
- Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, các nghiệm thức xử lý CaCl 2 ở nồng độ 1.000 và 2.000 ppm có trị số a luôn cao ở cả hai thời điểm xử lý trước thu hoạch.
- 3.3 Sự thay đổi độ brix theo thời gian tồn trữ.
- Sự thay đổi độ brix của trái quít Hồng từ khi thu hoạch đến 5 tuần sau khi tồn trữ ở các nghiệm thức được xử lý CaCl 2 và GA 3 1 tháng và 2 tháng trước thu hoạch không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 5).
- Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy các nghiệm thức xử lý CaCl 2 ở cả hai thời điểm xử lý đều có độ brix luôn cao hơn so với các nghiệm thức xử lý GA 3 ở các nồng độ khác nhau.
- Điều này chứng tỏ CaCl 2 có tác dụng làm gia tăng lượng đường trong trái quít Hồng từ đó làm gia tăng độ brix trái..
- Bảng 5: Sự thay đổi độ Brix của trái quít Hồng ở các nghiệm thức được xử lý hoá chất 1 và 2 tháng trước thu hoạch theo thời gian tồn trữ.
- Khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- Độ brix trái quít Hồng có xu hướng tăng dần theo thời gian tồn trữ.
- Điều này cho thấy trái đang trong giai đoạn chín sau thu hoạch và các biến đổi sinh hoá trong trái vẫn tiếp tục xảy ra mặc dù trái quít Hồng gần như không có hàm lượng tinh bột và là trái không có hô hấp cao đỉnh.
- Mặt khác, trong quá trình theo dõi sau thu.
- hoạch trái được để ở điều kiện phòng thí nghiệm, có ẩm độ tương đối thấp (ẩm độ trung bình 69%) làm trái bị mất nước nhiều và như thế cũng làm cho nồng độ chất rắn hoà tan tăng lên từ đó trị số độ brix của trái cũng tăng lên..
- 3.4 Sự thay đổi hàm lượng đường tổng số của trái quít Hồng theo thời gian tồn trữ.
- Tương tự như độ brix, hàm lượng đường tổng số của trái quít Hồng cũng tăng dần theo thời gian tồn trữ.
- Mặc dù trong quá trình hô hấp của trái có sử dụng lượng chất khô làm nguyên liệu hô hấp, nhưng trái đang trong giai đoạn chín sau thu hoạch làm cho lượng đường tăng cao nên lượng chất khô sử dụng cho hô hấp ở giai đoạn này chưa ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong trái.
- Mặt khác, trong quá trình tồn trữ sau thu hoạch trái bị mất nước nhiều và như thế cũng làm cho nồng độ chất rắn tăng lên từ đó hàm lượng đường tổng số trong trái cũng tăng lên..
- Hàm lượng đường tổng số của trái quít Hồng từ khi thu hoạch đến 5 tuần sau tồn trữ ở các nghiệm thức được xử lý 1 và 2 tháng trước thu hoạch không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 6).
- Nhìn chung, hàm lượng đường tổng số của các nghiệm thức CaCl 2 xử lý ở hai thời điểm trước thu hoạch đều có hàm lượng đường tổng số luôn cao hơn so với các nghiệm thức xử lý GA 3 ở các nồng độ khác nhau, nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê..
- Bảng 6: Sự thay đổi hàm lượng đường tổng số.
- của trái quít Hồng ở các nghiệm thức được xử lý hoá chất 1 và 2 tháng trước thu hoạch theo thời gian tồn trữ.
- ns: Không khác biệt ý nghĩa thống kê..
- (1): Xử lý ở 1 tháng trước thu hoạch.
- 3.5 Sự thay đổi trị số pH trái quít Hồng theo thời gian tồn trữ.
- Trị số pH có thể đánh giá được hàm lượng acid trong trái quít Hồng, trị số pH cao thì hàm lượng acid thấp và ngược lại trị số pH thấp thì hàm lượng acid cao.
- Trị số pH của trái quít Hồng từ khi thu hoạch đến 5 tuần sau tồn trữ của các nghiệm thức được xử lý CaCl 2 và GA 3 1 tháng và 2 tháng trước thu hoạch không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 7).
- Điều này cho thấy việc phun các hoá chất này trước thu hoạch có thể không làm ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng acid trong trái quít Hồng..
- Nhìn chung, trị số pH của trái quít Hồng có xu hướng tăng dần theo thời gian tồn trữ tức là hàm lượng acid đã giảm dần theo thời gian tồn trữ.
- Nguyên nhân có thể được giải thích là do trong quá trình tồn trữ trái ở điều kiện phòng thí nghiệm thì nhiệt độ khá cao (trung bình 28C) nên các loại acid trong trái bị oxy hoá nhanh hơn do đó hàm lượng acid trong trái bị giảm xuống tức là trị số pH trái tăng lên..
- Bảng 7: Sự thay đổi pH của trái quít Hồng ở các nghiệm thức được xử lý hoá chất 1 và 2 tháng trước thu hoạch theo thời gian tồn trữ.
- Xử lý GA 3 10-20 ppm vào thời điểm 2 tháng trước thu hoạch có tác dụng trì hoãn tiến trình chín của trái quít Hồng, kéo dài thời gian tồn trữ trái đến 4 tuần trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ trung bình 28C, ẩm độ trung bình 68%) mà chất lượng vẫn chấp nhận được.
- Xử lý GA 3 10-20 ppm giúp trái bóng sáng hơn, tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái ở mức thấp và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng, phẩm chất trái bên trong (độ brix, hàm lượng đường tổng số, pH dịch trái) luôn ổn định, trị số màu sắc trái (E và trị số a) thay đổi chậm và luôn duy trì ở mức cao..
- Có thể phổ biến ứng dụng kết quả này trong sản xuất quít Hồng ở địa phương nhằm tăng giá trị cảm quan và thương phẩm cho sản phẩm..
- Chúng tôi cũng xin cảm ơn gia đình chú Sáu Ven ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình hợp tác và cung cấp vườn quít Hồng cho chúng tôi thực hiện thí nghiệm này..
- Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả.
- Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch