« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA CARBENDAZIM XỬ LÝ TRƯỚC VÀ SAU KHI THU HOẠCH ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN BỆNH CỦA TRÁI XOÀI CHÂU NGHỆ TẠI HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA CARBENDAZIM XỬ LÝ TRƯỚC VÀ SAU KHI THU HOẠCH ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN BỆNH CỦA TRÁI XOÀI CHÂU.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định thời điểm và nồng độ xử lý Carbendazim có hiệu quả trong việc phòng trừ nấm bệnh sau thu hoạch trên trái xoài Châu Nghệ nhưng có dư lượng thuốc trong trái dưới ngưỡng cho phép.
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nhân tố là thời điểm xử lý và nồng độ xử lý với 4 lần lặp lại gồm 9 nghiệm thức là sự tổ hợp của 3 thời điểm xử lý (3 ngày, 7 ngày trước khi thu hoạch và ngâm trái ngay sau khi thu hoạch) và 3 nồng độ Carbendazim (0 ppm, 500 ppm, 1000 ppm).
- Kết quả cho thấy: phun Carbendazim (500 ppm) 3 ngày trước khi thu hoạch làm hạn chế sự xuất hiện bệnh trên trái xoài Châu Nghệ.
- Dư lượng Carbendazim trong trái xoài Châu Nghệ sau khi thu hoạch rất thấp µg/kg) dưới ngưỡng cho phép của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc..
- Từ khóa: xoài, Carbendazim, bệnh sau thu hoạch.
- Bệnh do nấm gây ra sau thu hoạch là một trong các yếu tố quan trọng làm gia tăng tỉ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển và bảo quản xoài.
- Trong đó, Carbendazim là loại thuốc có khả năng trừ các loại bệnh do nấm gây ra như bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporides) và bệnh thối trái (Lasiodiplodia, Dothiorella spp., Phomopsis magiferaze) rất có hiệu quả, đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng rất lâu đời, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo quản trái cây sau thu hoạch (Sangchote, 1997)..
- Carbendazim có thể phòng trừ được nấm bệnh vì Carbendazim làm ức chế sự nẩy mầm của bào tử, giảm tốc độ nẩy mầm và sự tăng trưởng của bào tử sau khi nẩy mầm (Nguyễn Minh Thủy, 2000) hoặc ức chế quá trình sinh tổng hợp trong tế bào của vi sinh vật gây bệnh (Phạm Văn Biên et al., 2000)..
- Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng loại thuốc trừ nấm này rất phổ biến trong phòng trừ bệnh sau thu hoạch trên nhiều loại cây ăn trái như chuối, măng cụt, xoài, bưởi.
- nhưng trên xoài Châu Nghệ vẫn chưa có những nghiên cứu về ảnh hưởng của loại thuốc này đến các bệnh sau thu hoạch.
- Chính vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xác định thời điểm và nồng độ xử lý Carbendazim có hiệu quả trong việc phòng trừ nấm bệnh sau thu hoạch trên xoài Châu Nghệ..
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 2 nhân tố, nhân tố a là thời điểm xử lý Carbendazim (7 ngày, 3 ngày trước khi thu hoạch và ngay sau khi thu hoạch), nhân tố b là nồng độ Carbendazim (0 ppm, 500 ppm, 1000 ppm) với 9 nghiệm thức và 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một cây..
- Các nghiệm thức được bố trí cách nhau 1 cây để tránh sự ảnh hưởng giữa các nghiệm thức.
- Đối với nghiệm thức ngâm trái ngay sau khi thu hoạch trái được ngâm trong dung dịch thuốc trong thời gian 3 phút sau đó để trái khô tự nhiên..
- x 100 Số trái bị bệnh.
- Chỉ số bệnh ở thời điểm 12 ngày sau khi thu hoạch được trình bày ở Bảng 1 cho thấy, các nghiệm thức có xử lý Carbendazim (500 ppm và 1000 ppm) đều làm giảm sự phát triển và thiệt hại của bệnh so với đối chứng ở độ ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê.
- Tuy nhiên, khi tăng nồng độ lên 1000 ppm thì mức độ thiệt hại của bệnh không giảm thêm, đồng thời giữa các thời điểm xử lý thì không ảnh hưởng đến việc làm tăng hay giảm chỉ số bệnh.
- Giữa thời điểm và nồng độ xử lý không có sự tương tác.
- Điều này cho thấy khi xử lý Carbendazim có làm giảm sự xuất hiện bệnh so với đối chứng..
- Bảng 1: Chỉ số bệnh.
- ở thời điểm 12 ngày sau khi thu hoạch Thời điểm xử lý Carbendazim Nồng độ Carbendazim (ppm).
- 7 ngày trước khi thu hoạch .
- 3 ngày trước khi thu hoạch .
- Ngâm ngay sau khi thu hoạch .
- Số liệu được chuyển sang arcsin(√x) trước khi phân tích thống kê.
- Qua kết quả trình bày ở Hình 1 cho thấy, chỉ số bệnh của trái tăng chậm từ khi xuất hiện bệnh cho đến ngày thứ 8 sau đó sự phát triển của bệnh tăng rất nhanh và tăng cao vào ngày thứ 12 sau khi thu hoạch.
- Nghiệm thức phun 7 ngày trước khi thu hoạch và ngâm trái ngay sau khi thu hoạch có chỉ số bệnh tương đương nhau và cao hơn so với nghiệm thức phun 3 ngày trước khi thu hoạch nhưng không khác biệt qua phân tích thống kê.
- Như vậy, việc xử lý Carbendazim ở các thời điểm khác nhau đều không ngăn chặn được sự phát triển của nấm bệnh trên trái xoài Châu Nghệ sau thu hoạch một cách hoàn toàn..
- Hình 1: Chỉ số bệnh.
- theo thời gian sau khi thu hoạch ở những thời điểm xử lý Carbendazim khác nhau.
- Xét về mặt ảnh hưởng của nồng độ Carbendazim đến chỉ số bệnh cho thấy, chỉ số bệnh tăng chậm ở giai đoạn đầu và bắt đầu tăng nhanh từ ngày thứ 8 sau khi thu hoạch.
- Ở các nghiệm thức có xử lý Carbendazim bệnh xuất hiện chậm hơn nghiệm thức đối chứng 2 ngày (6 ngày sau khi thu hoạch) được trình bày ở Hình 2..
- Xử lý Carbendazim (500 ppm và 1000 ppm) có chỉ số bệnh tương đương nhau và thấp hơn so với đối chứng, khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%..
- Tuy nhiên, từ kết quả trên cho thấy xử lý Carbendazim (500 ppm và 1000 ppm) trên trái xoài Châu Nghệ đều không ngăn chặn được sự phát triển của bệnh trên trái sau thu hoạch một cách triệt để nhưng có hiệu quả trong việc làm chậm đi sự phát triển của bệnh.
- Như vậy phun Carbendazim (500 ppm) trước khi thu hoạch 3 ngày có thể hạn chế sự phát triển của bệnh tốt hơn các nghiệm thức khác..
- 3.2 Phần trăm trái bị bệnh sau khi xử lý Carbendazim.
- Ở thời điểm 12 ngày sau khi thu hoạch các nghiệm thức xử lý Carbendazim đều có phần trăm trái bị bệnh thấp hơn so với đối chứng ở độ ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê.
- Nhưng khi tăng nồng độ lên 1000 ppm thì phần trăm số trái bị bệnh không giảm thêm (Bảng 2)..
- Bảng 2: Phần trăm.
- trái xoài Châu Nghệ bị bệnh ở ngày thứ 12 sau khi thu hoạch Thời điểm xử lý Carbendazim Nồng độ Carbendazim (ppm).
- 7 ngày trước khi thu hoạch ab.
- 3 ngày trước khi thu hoạch b.
- Ngâm ngay sau khi thu hoạch a.
- Ngày sau khi thu hoạch.
- Hình 2: Chỉ số bệnh.
- theo thời gian sau khi thu hoạch ở những nồng độ xử lý Carbendazim khác nhau.
- Chỉ số bệnh.
- Xét theo thời điểm xử lý, nghiệm thức phun 3 ngày trước khi thu hoạch có phần trăm số trái bị bệnh thấp nhất (88,3%) và phần trăm số trái bị bệnh cao nhất ở nghiệm thức ngâm trái ngay sau khi thu hoạch (96,7%) có khác biệt qua phân tích thống kê ở độ ý nghĩa 5%.
- Tuy nhiên, giữa hai thời điểm phun 7 ngày và 3 ngày trước khi thu hoạch thì không có sự khác biệt.
- Ngoài ra giữa thời điểm và nồng độ xử lý không có sự tương tác..
- 3.3 Phần trăm trái bị bệnh do thán thư và thối đầu trái.
- 3.3.1 Phần trăm trái bị bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosprioides).
- Kết quả trình bày ở Bảng 3 cho thấy vào thời điểm 12 ngày sau khi thu hoạch các nghiệm thức có xử lý Carbendazim đều làm giảm phần trăm trái bị bệnh thán thư so với đối chứng ở độ ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê.
- Tuy nhiên, khi tăng nồng độ lên 1000 ppm thì phần trăm số trái bị bệnh không giảm thêm.
- Ở các thời điểm xử lý, nghiệm thức phun 3 ngày trước khi thu hoạch có phần trăm số trái bị bệnh thấp nhất (80,8%) và phần trăm số trái bị bệnh cao nhất ở thời điểm ngâm trái ngay sau khi thu hoạch (93,3%) có khác biệt qua phân tích thống kê ở độ ý nghĩa 1%.
- Tuy nhiên, giữa hai thời điểm phun 7 ngày và 3 ngày trước khi thu hoạch không có sự khác biệt, giữa thời điểm xử lý và nồng độ không có sự tương tác..
- Bảng 3: Phần trăm.
- trái xoài Châu Nghệ bị bệnh thán thư ở ngày thứ 12 sau khi thu hoạch.
- Thời điểm xử lý Carbendazim Nồng độ Carbendazim (ppm).
- 7 ngày trước khi thu hoạch b.
- 3.3.2 Phần trăm trái bị bệnh thối đầu trái (Diplodia natalensis).
- Các nghiệm thức có xử lý Carbendazim đều làm giảm phần trăm trái bị bệnh thối đầu trái so với đối chứng ở độ ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê vào thời điểm 12 ngày sau khi thu hoạch (Bảng 4).
- Tuy nhiên, giữa nghiệm thức 500 ppm và 1000 ppm thì phần trăm số trái bị bệnh không khác biệt.
- Mặt khác ở các thời điểm xử lý Carbendazim không làm ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh thối đầu trái, kết quả còn cho thấy giữa thời điểm và nồng độ xử lý không có sự tương tác..
- Bảng 4: Phần trăm.
- trái xoài Châu Nghệ bị bệnh thối đầu trái ở ngày thứ 12 sau khi thu hoạch.
- 3.4 Dư lượng Carbendazim trong trái xoài Châu Nghệ sau thu hoạch.
- Đặc biệt là nghiệm thức ngâm trái ngay sau khi thu hoạch có dư lượng (152,8 µg/kg) cao hơn tất cả các nghiệm thức khác, kế đến là nghiệm thức phun 3 ngày trước khi thu hoạch (16,8 µg/kg) và phun 7 ngày trước thu hoạch (10,8 µg/kg)..
- 3 ngày trước khi thu hoạch.
- Ngâm ngay sau khi thu hoạch 7 ngày trước.
- khi thu hoạch.
- Như vậy nồng độ xử lý càng cao và thời gian từ khi xử lý đến thu hoạch cho đến khi trái chín (trái chín được thị trường chấp nhận có vỏ trái đã vàng đều) càng ngắn thì sự lưu tồn của thuốc càng nhiều.
- Tuy nhiên, tất cả các nghiệm thức được xử lý Carbendazim đều có mức dư lượng thấp hơn rất nhiều so với mức dư lượng tối đa cho phép trên xoài của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc năm 2008 là 2000 µg/kg..
- Trong quá trình khảo sát sự xuất hiện của bệnh cho thấy có 2 loại bệnh xuất hiện trên trái xoài Châu Nghệ sau thu hoạch là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra và thối đầu trái do nấm Diplodia natalensis gây ra.
- Các loại bệnh này thường gây hại chính và phổ biến trên xoài sau thu hoạch ở những vùng nhiệt đới trên thế giới, đặc biệt là bệnh thán thư phát triển rất mạnh (Rulin và Junsheng, 2007).
- Trong thí nghiệm này cho thấy bệnh bắt đầu xuất hiện ở thời điểm 4 ngày sau khi thu hoạch lúc trái bắt đầu chín.
- Do vậy trong thí nghiệm này ở các ngày đầu sau khi thu hoạch chưa thấy bệnh xuất hiện ngay cả nghiệm thức không được xử lý..
- Kết quả thí nghiệm này đã cho thấy xử lý Carbendazim (500 ppm) phun lúc 3 ngày trước khi thu hoạch hạn chế được sự phát triển của nấm bệnh trên trái xoài Châu Nghệ sau thu hoạch tốt hơn so với các nghiệm thức khác.
- Điều này cũng được Nguyễn Thị Tuyết Mai (2005) tìm thấy, sử dụng Carbendazim (500 ppm) có hiệu quả trong việc phòng trừ nấm bệnh để kéo dài thời gian bảo quản trái cam Sành sau thu hoạch..
- Nhìn chung phần trăm trái bị bệnh của thí nghiệm đã tăng nhanh vào ngày thứ 8 sau khi thu hoạch nhưng chỉ số bệnh vẫn còn ở mức thấp (<20.
- Từ ngày thứ 9 cho đến ngày thứ 12 sau thu hoạch chỉ số bệnh tăng nhanh trùng với sự phát triển của bệnh thối đầu trái làm cho trái bị hư hỏng rất nhanh.
- Điều này cũng được Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm (1993) tìm thấy trên xoài sau thu hoạch.
- Phun Carbendazim 3 ngày trước khi thu hoạch và phun 7 ngày trước khi thu hoạch làm cho bệnh thán thư xuất hiện chậm hơn một ngày so với ngâm trái ngay sau khi thu hoạch..
- Phun Carbendazim (500 ppm) 3 ngày trước khi thu hoạch có thể hạn chế sự xuất hiện bệnh trên trái xoài Châu Nghệ sau thu hoạch..
- Có thể phun Carbendazim (500 ppm) trước khi thu hoạch 3 ngày để giảm sự thiệt hại của nấm bệnh sau thu hoạch trên trái xoài Châu Nghệ..
- Bài giảng công nghệ sau thu hoạch rau quả nhiệt đới.
- Ảnh hưởng của một số biện pháp xử lý trước và sau khi thu hoạch đến chất lượng quả cam Sành (Citrus nobilis Lour.
- Ảnh hưởng của phương pháp bọc túi cho quả, vị trí quả, giống cây và xử lý sau thu hoạch đến bệnh quả xoài sau thu hoạch