« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của chất chiết lựu và riềng lên một số chỉ tiêu miễn dịch của cá điêu hồng (Oreochromis sp.)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT CHIẾT LỰU VÀ RIỀNG LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU MIỄN DỊCH CỦA CÁ ĐIÊU HỒNG (Oreochromis sp.).
- Nghiên cứu này đánh giá sự ảnh hưởng của bổ sung chất chiết riềng (Alpinia officinarum) và lựu (Punica granatum) vào thức ăn lên hệ miễn dịch của cá điêu hồng (Oreochromis sp.
- Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần gồm đối chứng, bổ sung 1% và 2% chất chiết lựu/kg thức ăn, bổ sung 1% và 2% chất chiết riềng/kg thức ăn.
- Mẫu máu cá được thu sau 2 và 4 tuần sau khi cho ăn thức ăn có bổ sung có chứa chất chiết lựu và riềng.
- Mật độ hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính của nghiệm thức bổ sung chất chiết lựu và riềng đều gia tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê, trong đó nghiệm thức bổ sung 2% riềng tăng cao nhất.
- Hoạt tính đại thực bào và lysozyme ở nghiệm thức bổ sung chất chiết lựu và riềng cũng gia tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng.
- Tuy nhiên, các chỉ tiêu huyết học, hoạt tính bổ thể và lysozyme ở các nghiệm thức bổ sung thức ăn sau 4 tuần không gia tăng cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với sau 2 tuần cho ăn..
- Ảnh hưởng của chất chiết lựu và riềng lên một số chỉ tiêu miễn dịch của cá điêu hồng (Oreochromis.
- Nghiên cứu này thực hiện để đánh giá tác động của chất chiết lựu và riềng lên hệ miễn dịch của cá điêu hồng, làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng bệnh cho cá điêu hồng..
- 2.2 Chuẩn bị chất chiết thảo dược.
- Chất chiết lựu (P.
- Mẫu được ngâm 5 lần, mỗi lần ngâm khoảng 24 giờ, dịch chiết từ các lần ngâm được gom lại, cô quay đuổi dung môi thu được chất chiết thảo dược ở dạng cao, sau đó được hoà tan trong dung môi DMSO..
- Chất chiết lựu hoặc riềng được trộn vào thức ăn (Proconcon C5004, 30% đạm) với nồng độ lần lượt là 1% và 2%.
- Sau đó thức ăn được áo với dầu mực để ngăn sự hoà tan của chất chiết trong nước.
- Thí nghiệm bổ sung chất chiết thảo dược được thiết kế gồm 5 nghiệm thức gồm đối chứng (không bổ sung chất chiết thảo dược), 1% chất chiết lựu, 2%.
- chất chiết lựu, 1% chất chiết riềng, và 2% chất chiết riềng.
- Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
- Cá được cho ăn thức ăn bổ sung chất chiết thảo dược liên tục trong 4 tuần, cho cá ăn lượng thức ăn bằng 3% trọng lượng thân với chế độ ăn 2 lần/ ngày.
- Thu mẫu máu cá vào tuần thứ 2 và thứ 4 sau khi cho ăn thức ăn bổ sung chất chiết thảo dược.
- Mật độ loại bạch cầu (tb/mm 3.
- Xác định hoạt tính lysozyme trong huyết thanh:.
- hoạt tính lysozyme trong huyết thanh được đo theo phương pháp của Ellis et al.
- Hoạt tính lysozyme được tính dựa vào đường chuẩn lysozyme.
- Quan sát hoạt tính thực bào bằng kính hiển vi.
- So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức thông qua phân tích ANOVA 1 nhân tố với phép thử Duncan ở mức ý nghĩa p = 0,05 bằng chương trình SPSS 20.0..
- 3.1 Ảnh hưởng của chất chiết lựu và riềng lên chỉ tiêu huyết học của cá điêu hồng.
- 3.1.1 Mật độ hồng cầu.
- Kết quả định lượng hồng cầu cho thấy trong 2 đợt thu mẫu mật độ hồng cầu ở các nghiệm thức cho ăn thức ăn bổ sung thảo dược đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, dao động từ 1,82x10 6 – 2,57x10 6 tb/mm 3 (Bảng 1).
- Sau 2 tuần cho cá ăn thức ăn có bổ sung chất chiết thảo dược, mật độ hồng cầu ở nghiệm thức 1% chất chiết riềng là cao nhất (1,96x10 6 tb/mm 3 ) và thấp nhất là nghiệm thức 1%.
- chất chiết lựu (1,84x10 6 tb/mm 3.
- khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (1,17x10 6 tb/mm 3 ) (p<0,05), nhưng không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết lựu và riềng ở các nồng độ khác nhau.
- Sau 4 tuần cho cá ăn thức ăn bổ sung, mật độ hồng cầu ở nghiệm thức 2% chất chiết riềng cao nhất (2,57x10 6 tb/mm 3.
- kế đến là nghiệm thức 1% chất chiết riềng (2,53x10 6 tb/mm 3.
- khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng, tuy nhiên không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác.
- Mật độ hồng cầu ở nghiệm thức 1% và 2% chất chiết lựu có tăng cao hơn so với nghiệm thức đối chứng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)..
- Bảng 1: Mật độ hồng cầu (x10 6 tb/mm 3 ) và bạch cầu (x10 5 tb/mm 3 ) ở cá điêu hồng sau khi cho ăn thức ăn bổ sung chất chiết lựu và riềng.
- Nghiệm thức Hồng cầu (x10 6 tb/mm 3 ) Bạch cầu (x10 5 tb/mm 3.
- Đối chứng a a a a 1% chất chiết lựu b ab b ab 2% chất chiết lựu b ab b ab 1% chất chiết riềng b b b b 2% chất chiết riềng b b b b (Ghi chú: các giá trị có ký tự giống nhau trong một cột (a, b) thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)).
- Kết quả nghiên cứu cho thấ mật độ hồng cầu ở các nghiệm thức của thí nghiệm dao động từ 1,17x10 6 – 2,57x10 6 tb/mm 3 , phù hợp với kết quả ghi nhận của Glomski and Pica (2006) khi theo dõi sự biến đổi hồng cầu ở cá nước ngọt (1x10 6 – 3,5x10 6 tb/mm 3.
- (2018) cũng ghi nhận mật độ hồng cầu tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng khi bổ sung dầu hạt lựu ở các nồng độ 0,5%.
- Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của cá điêu hồng sau khi ăn thức ăn có bổ sung tỏi được Mai Thanh Thanh và Bùi Thị Bích Hằng (2018) cũng cho thấy mật độ hồng cầu có sự gia tăng so với đối chứng, nhưng không có khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Dấu hiệu tăng cường tổng hồng cầu ở cá sau khi bổ sung chất chiết xuất lựu và riềng trong nghiên cứu này và trong các nghiên cứu liên quan trước đây có thể biểu thị khả năng kích thích tạo hồng cầu, và do đó tăng khả năng mang oxy và tăng cường cơ chế phòng thủ chống lại các tác động của môi trường sống.
- Tác động này có thể là do các vitamin, khoáng chất và các axit amin thiết yếu có trong chất chiết riềng và lựu, rất cần thiết cho quá trình tổng hợp của hồng cầu (Bhowmik et al., 2013)..
- 3.1.2 Mật độ tổng bạch cầu.
- Sau 2 tuần bổ sung thảo dược, mật độ tổng bạch cầu ở các nghiệm thức đều tăng cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 1).
- Trong đó, nghiệm thức 2%.
- chất chiết riềng có tổng bạch cầu cao nhất (1,47x10 5 tb/mm 3.
- nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác.
- Tổng bạch cầu của cá sau 4 tuần cho ăn thức ăn bổ sung chất chiết thảo dược tăng cao hơn sau 2 tuần cho ăn nhưng không.
- có ý nghĩa thống kê (p<0,05), riêng nghiệm thức 2%.
- chất chiết riềngthì mật độ bạch cầu sau 4 tuần cho ăn thức ăn bổ sung vẫn cao nhất (2,01x10 5 tb/mm 3.
- khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với sau 2 tuần cho ăn..
- 3.1.3 Mật độ các loại tế bào bạch cầu Sau 2 tuần bổ sung chất chiết lựu và riềng, mật độ tế bào lympho ở các nghiệm thức được bổ sung tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng (Hình 1).
- Mật độ tế bào lympho sau 4 tuần cho ăn thức ăn bổ sung chất chiết lựu và riềng tăng cao hơn sau hơn 2 tuần cho ăn.
- Trong cả 2 đợt thu mẫu, nghiệm thức 1%.
- chất chiết riềng đều có số lượng tế bào lympho cao nhất nhưng chỉ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng sau 4 tuần cho ăn.
- Lượng tế bào lympho ở 2% chất chiết riềng đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng ở cả 2 lần thu mẫu nhưng chỉ khác biệt có ý nghĩa thống kê sau 4 tuần cho ăn (p<0,05).
- Tương tự, mật độ bạch cầu đơn nhân ở các nghiệm thức bổ sung chất chiết thảo dược tăng cao hơn so với nghiệm thức đối chứng ở cả 2 lần thu mẫu và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở đợt thu mẫu sau 2 tuần cho ăn, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05).
- Lượng bạch cầu đơn nhân ở nghiệm thức 2% chất chiết riềng vẫn tăng cao nhất ở cả 2 lần thu mẫu và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng.
- Sau 2 đợt thu mẫu, lượng tế bào bạch cầu trung tính và tiểu cầu đều gia tăng ở các nghiệm thức có bổ sung chất chiết thảo dược, tuy nhiên không khác biệt thống kê so với nghiệm thức đối chứng.
- Chỉ có nghiệm thức 1% chất chiết riềng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở chỉ tiêu bạch cầu trung tính.
- nghiệm thức 2% chất chiết lựu và nghiệm thức 2% chất chiết riềng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở chỉ tiêu tiểu cầu..
- Hình 1: Mật độ tế bào lympho của cá điêu hồng sau 2 và 4 tuần bổ sung chất chiết lựu và riềng (Ghi chú: giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn của 3 lần lặp lại thí nghiệm.
- Trong nghiên cứu này, sự gia tăng tổng bạch cầu đã chứng tỏ khả năng kích thích gây ra đáp ứng miễn dịch của chất chiết riềng và lựu đối với cá.
- Nguyên nhân có thể do chất chiết lựu và riềng có thành phần hoá học bao gồm flavonoids, alkaloid và một số hợp chất chống oxy hoá, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch (Hai, 2015).
- Aureus) tăng đáng kể khi bổ sung 1% tỏi vào thức ăn và cho.
- Ngoài ra, Nya and Austin (2009) cho thấy rằng mật độ tổng bạch cầu, mật độ tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính đều tăng cao hơn so với nghiệm thức đối chứng khi bổ sung gừng Zinger officinale (cùng họ với riềng) vào thức ăn của cá hồi với các nồng độ 0,05.
- 0,5 và 1 g/ 100 g thức ăn nhưng mật độ tiểu cầu không gia tăng trong.
- Mặt khác, mật độ tổng bạch cầu cũng như mật độ mỗi loại bạch cầu thấp hơn khi bổ sung chất chiết từ rong biển vào thức ăn của cá điêu hồng giống ở các nồng độ 2,5%;.
- Hình 2: Mật độ bạch cầu đơn nhân của cá điêu hồng sau 2 và 4 tuần bổ sung chất chiết lựu và riềng.
- 3.2 Hoạt tính lysozyme.
- Sau 2 tuần cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết lựu và riềng, kết quả phân tích hoạt tính lysozyme trong huyết thanh cá ở nghiệm thức bổ sung chất chiết tăng cao hơn so với đối chứng.
- Trong đó, hoạt tính lysozyme ở nghiệm thức 2% chất chiết riềng (294,4 U/mL) tăng cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại (Hình 3).
- Hoạt tính lysozyme của nghiệm thức 1%.
- và 2% chất chiết lựu cũng gia tăng cao hơn so với nghiệm thức đối chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.
- Sau 4 tuần bổ sung lựu và riềng, hoạt tính lysozyme ở nghiệm thức bổ sung thảo dược đều cao hơn nghiệm thức đối chứng và thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)..
- Trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy sự gia tăng hoạt động lysozyme trong các nghiệm thức được cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết lựu và riềng.
- Kết quả này tương tự khi bổ sung chất chiết lựu (P.
- granatum) với nồng độ 100 mg/kg của trọng lượng cá bơn, hoạt tính lysozyme tăng cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng, nhưng ở nồng độ 5 và 50 mg/kg không thể gia tăng hoạt tính lysozyme (Harikrishnan et al., 2010a).
- Khi bổ sung hỗn hợp gồm 3 loại thảo dược lựu (P.
- granatum), cúc (Chrysanthemum cinerariaefolium) và xuyên tiêu (Zanthoxylum schinifolium), hoạt tính lysozyme tăng cao so với đối chứng ở nồng độ 50 mg/kg và 100 mg/kg trọng lượng cơ thể cá bơn (Harikrishnan et al., 2010b)..
- Tuy nhiên, khi bổ sung dầu chiết xuất từ hạt lựu ở các nồng độ khác nhau gồm 0.
- 0,5%, 1%, và 2% vào thức ăn cho cá hồi ăn trong thời gian 2 tháng, hoạt tính lysozyme không tăng cao hơn sơ với nghiệm thức đối chứng (Acar et al., 2018).
- Hình 3: Hoạt tính lysozyme của cá điêu hồng sau 2 và 4 tuần bổ sung chất chiết lựu và riềng (Ghi chú: các giá trị có ký tự giống nhau trong một đợt thu mẫu (a, b) thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)).
- 3.3 Hoạt tính đại thực bào.
- Hoạt tính đại thực bào của cá ở các nghiệm thức bổ sung chất chiết lựu và riềng đều tăng cao so với nghiệm thức đối chứng ở cả 2 đợt thu mẫu (Hình 4)..
- Trong đó nghiệm thức 2% chất chiết riềng tăng cao nhất và có khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng trong mỗi đợt thu mẫu.
- đợt thu sau 2 tuần cho ăn, hoạt tính đại thực bào của các nghiệm thức tăng cao so với đối chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Tuy nhiên, sau 4 tuần bổ sung chất chiết thảo dược, chỉ có hoạt tính thực bào ở nghiệm thức 1% chất chiết lựu và nghiệm thức 2% chất chiết riềng tăng cao so với nghiệm thức đối chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)..
- Hình 4: Hoạt tính thực bào của cá điêu hồng sau 2 và 4 tuần bổ sung chất chiết lựu và riềng Hoạt tính đại thực bào được ghi nhận là một yếu.
- Hoạt tính đại thực bào của cá tăng cao hơn khi cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết thảo dược, kết quả này tương tự khi thực hiện thí nghiệm bổ sung chất chiết lựu (P.
- granatum) (Harikrishnan et al., 2010a), hoặc bổ sung hỗn hợp gồm 3 loại thảo dược gồm lựu (P.
- Cá bơn được tiêm chất chiết lựu với 4 nồng độ khác nhau gồm 0, 5, 50 và 100 mg/kg khối lượng cá và được theo dõi trong 8 tuần, kết quả cho thấy hoạt tính đại thực bào ở nghiệm thức 50 và 100 mg/kg tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng khác biệt này không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 5 mg/kg.
- Tương tự thí nghiệm bổ sung 3 loại thảo dược được theo dõi trong 30 ngày, cho thấy hoạt tính bổ thể ở nghiệm thức 50 và 100 mg/kg tăng cao có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thưc đối chứng, ngược lại ở nồng độ bổ sung 5 mg/kg không thể hiện sự gia tăng hoạt tính đại thực bào..
- Cá điêu hồng được bổ sung thức ăn có chứa chất chiết lựu và riềng với các hàm lượng khác nhau có sự đáp ứng miễn dịch sau 4 tuần, đặc biệt là có sự tăng cao so với nghiệm thức đối chứng.
- Chế độ bổ sung chất chiết lựu P.
- officinarum 2% vào thức ăn có khả năng tăng cường.
- huyết học (tổng hồng cầu, tổng bạch cầu, lymphocytes, bạch cầu đơn nhân), tăng cường hoạt tính lysozyme và đại thực bào.
- Sự ảnh hưởng của chất chiết lựu và riềng lên cá điêu hồng cần tiếp tục nghiên cứu khả năng kháng bệnh cũng như khảo sát ở quy mô ao nuôi để có thể ứng dụng trong thực tế..
- Ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi (Allium sativum) vào thức ăn lên một số chỉ tiêu miễn dịch và khả năng kháng khuẩn của cá điêu hồng