« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của chế độ tưới đến hiện tượng nứt trái và năng suất chôm chôm rongrien (Nephelium lappaceum L.) tại huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI ĐẾN HIỆN TƯỢNG NỨT TRÁI VÀ NĂNG SUẤT CHÔM CHÔM RONGRIEN (Nephelium lappaceum L.) TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN - THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Chôm chôm ‘Rongrien’.
- Mục đích của thí nghiệm là xác định ảnh hưởng của chế độ tưới đến hiện tượng nứt trái và năng suất trái chôm chôm Rongrien (Nephelium lappaceum L.
- Thí nghiệm được thực hiện trên cây chôm chôm Rongrien 6 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ vụ thuận 2016 (từ tháng 3 - 7).
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có mười lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây.
- Các nghiệm thức là 4 khoảng cách tưới, bao gồm đối chứng (để tự nhiên không tưới), 2 ngày, 4 ngày, và 8 ngày.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy tưới 2 ngày/lần có tỷ lệ nứt trái thấp hơn 2,03 lần, tăng năng suất thương phẩm 17,4%.
- và tưới 4 ngày/lần có kết quả lần lượt là 1,07 và 4,3% so với đối chứng (theo thứ tự)..
- Các chế độ tưới đều không ảnh hưởng đến phẩm chất trái khi thu hoạch..
- Ảnh hưởng của chế độ tưới đến hiện tượng nứt trái và năng suất chôm chôm rongrien (Nephelium lappaceum L.) tại huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ.
- Hiện tượng nứt trái làm giảm giá trị thương phẩm, từ đó dẫn đến giảm thu nhập của người trồng.
- (Balbontin et al., 2013).
- (Wang et al., 2000;.
- Có nhiều yếu tố tác động đến hiện tượng nứt trái bao gồm sự biến động ẩm độ đất, khí hậu, dinh dưỡng, và giống cây trồng (Kumar et al., 2010) nhưng tập trung chủ yếu vào sự hấp thu nước của trái khi có sự biến động đột ngột ẩm độ đất theo chiều hướng tăng (Rab and Haq, 2012.
- Giải pháp khắc phục được đề xuất là kiểm soát chế độ nước giai đoạn trước khi thu hoạch (Li et al., 2001.
- Mitra et al., 2014).
- Ở Việt Nam, giống chôm chôm Rongrien được du nhập từ Thái Lan và được trồng từ năm 1996.
- hiện là giống có nhiều triển vọng để thay thế dần giống chôm chôm Java hiệu quả kém đang được trồng phổ biến ở nước ta (Đào Thị Bé Bảy và ctv., 2005).
- công trình nghiên cứu về chế độ tưới đến hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien.
- Mục đích của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của chế độ tưới đến hiện tượng nứt trái và năng suất trái chôm chôm Rongrien..
- Cây chôm chôm Rongrien 6 năm tuổi trồng trong cùng một vườn và có cùng chế độ chăm sóc tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ vụ thuận 2016 (từ tháng 3 - 7), khoảng cách trồng giữa hai cây là 4 x 4 m.
- Các nghiệm thức bao gồm: nghiệm thức 1:.
- đối chứng (để tự nhiên), nghiệm thức 2: 2 ngày tưới/lần, nghiệm thức 3: 4 ngày tưới/lần, nghiệm thức 4: 8 ngày tưới/lần..
- Hình 1: Giai đoạn trưởng thành của chôm chôm Rongrien dựa trên sự thay đổi màu sắc vỏ và râu (Kosiyachinda, 1988).
- Tỷ lệ nứt trái.
- chọn ngẫu nhiên 20 chùm trái/cây, đếm tổng số trái và số trái nứt, tỷ lệ nứt trái được tính theo công thức (1), trái bị nứt có biểu hiện như Hình 2..
- 100 * Số trái bị nứt Tổng số trái (1) Hàm lượng Ca ở vỏ trái: xác định theo phương pháp của Walinga et al.
- Hàm lượng Ca-pectate ở vỏ trái.
- Hàm lượng Ca-pectate được tính theo công thức (2):.
- Hàm lượng Ca-pectate.
- Hình 2 : Trái chôm chôm Rongrien bị nứt Khối lượng trái (g): cân trực tiếp bằng cân điện.
- Năng suất: được tính theo công thức (3) và (4) Năng suất tổng (kg/cây.
- Năng suất thương phẩm (kg/cây.
- năng suất tổng – trọng lượng trái bị nứt trên cây (4).
- Phân tích phương sai (ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức và phân tích mối tương quan bằng phần mềm SPSS version.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tỷ lệ nứt trái.
- Kết quả trình bày ở Hình 3 cho thấy tỷ lệ nứt trái bị ảnh hưởng bởi chế độ tưới, có sự khác biệt thống kê giữa nghiệm thức tưới 2 ngày/lần với đối chứng cũng như với tưới 4 và 8 ngày/lần qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%, không có sự khác biệt giữa đối chứng và tưới 4 hay 8 ngày/lần với nhau..
- Nghiệm thức đối chứng có tỷ lệ nứt trái là 13,4%, kế đến là tưới 4 và 8 ngày/lần lần lượt là 12,5 và 12,9%, nghiệm thức tưới 2 ngày/lần có tỷ lệ nứt trái thấp.
- Tưới 2 ngày/lần có tỷ lệ nứt trái thấp hơn so với đối chứng 2,03 lần, trong khi tưới 4 và 8 ngày/lần giảm tỷ lệ nứt trái 1,07 và 1,04 lần (theo thứ tự), so với đối chứng.
- Có sự tương quan thuận giữa tỷ lệ nứt trái và tần suất tưới ở mức ý nghĩa 1%.
- Chế độ tưới có ảnh hưởng đến tỷ lệ nứt trái chủ yếu do ảnh hưởng đến ẩm độ đất, tưới 2 ngày/lần có tỷ lệ nứt trái thấp nhất chủ yếu do không có sự gia tăng ẩm độ đất đột ngột trong giai đoạn nứt trái (Hình 5).
- Trong khi đó, sự hấp thu nước của trái khi có sự biến động đột ngột ẩm độ đất theo chiều hướng tăng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt trái đã được ghi nhận bởi Rab and Haq (2012) và Koumanov (2015)..
- Hình 3: Ảnh hưởng của chế độ tưới đến tỷ lệ nứt trái chôm chôm Rongrien tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ.
- Hình 4: Tương quan giữa tỷ lệ nứt trái với chế độ tưới ở chôm chôm Rongrien tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ.
- Đối chứng.
- Hình 5: Biến động ẩm độ đất trong thời gian thí nghiệm Ngoài sự biến động đột ngột ẩm độ đất, chế độ.
- tưới, tỷ lệ nứt trái còn do ảnh hưởng đến hàm lượng Ca ở vỏ trái, đặc biệt là hàm lượng Ca-pectate (Bảng 2).
- Kết quả khảo sát hiện tượng nứt trái của Trần Thị Bích Vân và Lê Bảo Long (2016) hay nghiên cứu mối quan hệ giữa Ca với hiện tượng nứt và phẩm chất trái chôm chôm Rongrien của Trần Thị Bích Vân và ctv.
- (2016) đều cho thấy hiện tượng nứt trái có liên quan đến hàm lượng Ca thấp.
- Ngoài ra, hàm lượng Ca thấp có liên quan đến hiện tượng nứt trái trên một số loại cây trồng khác cũng được ghi nhận bởi Li et al.
- (2005) trên cà chua, vải,… Nghiệm thức tưới 2 ngày/lần có hàm lượng Ca ở vỏ trái tăng gấp 1,95 lần.
- trong khi tưới 4 và 8 ngày/lần tăng gấp 1,07 và 1,06 lần (theo thứ tự) so với nghiệm thức đối chứng không tưới (Bảng 2).
- Tương tự như hàm lượng Ca ở.
- vỏ trái, hàm lượng Ca-pectate ở vỏ trái cao nhất ở nghiệm thức tưới 2 ngày/lần, kế đến là nghiệm thức 4 ngày tưới/lần, nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 8 ngày tưới/lần có hàm lượng Ca-pectate tương đương nhau (Bảng 2).
- Sự hấp thu Ca vào trái bị ảnh hưởng bởi chế độ tưới (Bower, 1985).
- Khi nghiên cứu thời gian tưới nước cho cây vải trong khoảng thời gian 3, 6 và 9 ngày/lần, Rab and Haq (2012) cũng nhận thấy khoảng cách giữa 2 lần tưới càng ngắn, hàm lượng Ca ở vỏ trái càng cao, tỷ lệ nứt trái thì ngược lại.
- Tuy nhiên, hàm lượng Ca 2+.
- trao đổi trong đất không bị ảnh hưởng bởi chế độ tưới (Bảng 2)..
- Bảng 2: Ảnh hưởng của chế độ tưới đến hàm lượng Ca 2+ trao đổi trong đất và hàm lượng Ca và Ca- pectate ở vỏ trái ở chôm chôm Rongrien tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ Nghiệm thức Hàm lượng Ca 2+ trao đổi.
- trong đất (meq/100 g) Hàm lượng Ca ở.
- vỏ trái (mg/100 g) Hàm lượng Ca-pectate ở vỏ trái.
- Đối chứng 4,57 286b 0,19c.
- 2 ngày/lần 4,77 557a 0,29a.
- 4 ngày/lần 4,65 307b 0,23b.
- 8 ngày/lần 4,56 301b 0,19c.
- 3.2 Thành phần năng suất và năng suất 3.2.1 Thành phần năng suất.
- Chế độ tưới có ảnh hưởng đến kích thước và trọng lượng tươi trái khi thu hoạch, khoảng cách giữa 2 lần tưới càng xa thì kích thước và trọng lượng.
- Nghiệm thức 2 ngày tưới/lần có hiệu quả cao nhất, có sự khác biệt thống kê so với đối chứng cũng như với nghiệm thức tưới 4 và 8 ngày/lần ở mức ý nghĩa 1%, không có sự khác biệt giữa đối chứng và tưới 4 hay 8 ngày/lần với nhau.
- trái càng cao, tưới 3 ngày/lần kích thước trái to và nặng hơn so với 6 cũng như 9 ngày/lần..
- Bảng 3: Ảnh hưởng của chế độ tưới đến chiều cao, rộng và trọng lượng tươi trái ở chôm chôm Rongrien tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ.
- Nghiệm thức Kích thước trái (mm) Trọng lượng tươi.
- Đối chứng (để tự nhiên) 32,5b 41,0b 23,0b.
- Ngoài ảnh hưởng đến kích thước và trọng lượng tươi của trái, chế độ tưới còn ảnh hưởng đến độ dày vỏ trái, và đây cũng là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ nứt trái khi thu hoạch.
- Hình 6 cho thấy nghiệm thức tưới 2 ngày/lần có độ dày vỏ trái cao nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác ở mức ý nghĩa 1%.
- Vân và Lê Bảo Long (2016) về đặc tính lý - hóa trái chôm chôm Rongrien cũng cho thấy có tương quan nghịch giữa độ dày vỏ và tỷ lệ nứt trái, trái bình thường có vỏ dày hơn trái bị nứt.
- (2012) hay Savreet and Bal (2014) khi nghiên cứu về hiện tượng nứt trái trên cây thuộc nhóm cam quýt cũng nhận thấy có mối tương quan nghịch giữa độ dày vỏ và tỷ lệ nứt trái..
- Hình 6: Ảnh hưởng của chế độ tưới đến độ dày vỏ trái chôm chôm Rongrien tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ.
- 3.2.2 Năng suất.
- Nghiệm thức tưới 2 ngày/lần có năng suất tổng cao hơn 1,08 lần và năng suất thương phẩm cao hơn 1,17 lần so với đối chứng (tăng 8,5 và 17,4% theo thứ tự), có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- Chế độ tưới có ảnh hưởng đến năng suất trái có thể do nước giúp tăng khả năng hấp thu và biến dưỡng dinh dưỡng của cây.
- Ngoài ra, tưới nước 2 ngày/lần làm tăng hàm lượng Ca trong vỏ trái, giảm tỷ lệ nứt trái nên năng suất thương phẩm tăng..
- Bảng 4: Ảnh hưởng của chế độ tưới đến năng suất chôm chôm Rongrien tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ.
- thức Năng suất tổng.
- Đối chứng 21,3b 18,4b.
- 2 ngày/lần 23,1a 21,6a.
- 4 ngày/lần 22,0b 19,2b.
- 8 ngày/lần 20,8b 18,2b.
- Mặc dù có ảnh hưởng đến tỷ lệ nứt trái và năng suất nhưng chế độ tưới không ảnh hưởng đến phẩm chất trái khi thu hoạch (Bảng 5).
- Bảng 5: Ảnh hưởng của chế độ tưới đến độ Brix.
- của thịt trái khi thu hoạch trên cây chôm chôm Rongrien tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP..
- Cần Thơ.
- Nghiệm thức Độ Brix.
- Đối chứng (để tự nhiên .
- Tưới nước 2 ngày/lần có tỷ lệ nứt trái chôm chôm Rongrien thấp hơn 2,03 lần, tăng năng suất thương phẩm 17,4% so với đối chứng.
- Tưới nước 4 và 8 ngày/lần không có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nứt trái và tăng năng suất thương phẩm của chôm chôm Rongrien so với đối chứng.
- Tưới 2 ngày/lần nhằm làm giảm tỷ lệ nứt trái và tăng năng suất chôm chôm Rongrien khi thu hoạch..
- and et al., 2013.
- Kết quả tuyển chọn chôm chôm Rong Riêng.
- and et al.
- Khảo sát hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien (Nephelium lappaceum Linn) tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
- Mối quan hệ giữa Ca với hiện tượng nứt và phẩm chất trái chôm chôm Rongrien (Nephelium lappaceum Linn)