« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA CHLORATE KALI VÀ BIỆN PHÁP KHOANH CÀNH ĐẾN SỰ RA HOA VÀ NĂNG SUẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LONGAN L.) TẠI CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA CHLORATE KALI VÀ BIỆN PHÁP KHOANH CÀNH ĐẾN SỰ RA HOA VÀ NĂNG SUẤT.
- NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (Dimocarpus longan L.) TẠI CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP.
- Thí nghiệm được thực hiện trên cây nhãn Xuồng Cơm Vàng 4-5 năm tuổi ghép trên gốc nhãn tiêu Da Bò tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ tháng .
- Nhân tố thứ nhất là nồng độ xử lý chlorate kali bao gồm 0, 8, 16 và 24 g/m đường kính tán và nhân tố thứ hai là có hoặc không có khoanh cành.
- Khoanh cành được khoanh một ngày sau khi xử lý chlorate kali với bề rộng vết khoanh từ 3-5 mm.
- Kết quả cho thấy, xử lý KClO3 với liều lượng 24 g/m đường kính tán có tỉ lệ ra hoa cao nhất (72,4.
- Biện pháp khoanh cành có tác dụng làm tăng tỉ lệ ra khoảng 36%.
- Xử lý Chlorate kali với liều lượng 24 g/m đường kính tán kết hợp với khoanh cành kích thích nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa sớm hơn đồi chứng 30 ngày.
- Xử lý KClO3 làm giảm hàm lượng đạm tổng số nhưng tăng tỷ số C/N trong lá ở giai đoạn ra hoa.
- Tỉ lệ ra hoa có tương quan nghịch với hàm lượng đạm tổng số trong lá (r = -0,83**).
- Nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa tự nhiên vào tháng 4-5, khi mùa mưa bắt đầu và thu hoạch vào tháng 8-9.
- Nhãn ra hoa theo mùa giá bán thấp, hiệu quả không cao do lượng nhãn tập trung với số lượng lớn đồng thời bị cạnh tranh bởi thời vụ thu hoạch của chôm chôm ở ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ..
- Chính vì vậy vấn đề sản suất nhãn theo hướng rãi vụ hay điều khiển ra hoa nghịch mùa được đặt ra.
- Ở Thái Lan khám phá hiệu quả của chlorate kali lên sự ra hoa nhãn như là một phương pháp thúc đẩy cho cây nhãn ra hoa nghịch mùa (Wong, 2000).
- Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra được phương pháp xử lý nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa nghịch mùa đạt hiệu quả cao nhất, góp phần gia tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân trồng nhãn..
- Thí nghiệm được thực hiện trên cây nhãn Xuồng Cơm Vàng 4-5 năm tuổi, nhân giống bằng phương ghép trên gốc nhãn tiêu Da Bò, trồng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ tháng .
- Cây nhãn được xử lý ra hoa sau khi lá của đợt đọt thứ ba đã phát triển hoàn toàn (35-40 ngày tuổi).
- Chlorate kali được xử lý bằng cách tưới vào đất.
- Biện pháp khoanh cành tiến hành vào một ngày sau khi xử lý Chlorate kali, khoanh chừa lại 1-2 cành thở, vết khoanh có bề rộng từ 3-5 cm sau đó dùng dây nylon quấn vào vết khoanh..
- Khi cây nhãn bắt đầu ra hoa tiến hành thu mẫu lá để phân tích các chỉ tiêu sinh hóa.
- 3.1 Đặc điểm sinh hoá trong lá sau khi xử lý Chlorate kali 3.1.1 Hàm lượng đạm tổng số.
- Lượng đạm tổng số trong lá giai đoạn ra hoa ở các liều lượng xử lý Chloarte kali và biện pháp khoanh cành khác biệt về mặt thống kê ở mức 1%.
- Trong đó, nghiệm thức xử lý KClO 3 với liều lượng 24 g/m đường kính tán lượng N tổng số (1,88.
- khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức xử lý 16 g/m đường kính tán (1,90.
- Hàm lượng N tổng số trong lá khi khoanh cành (1,91.
- thấp hơn so với không khoanh cành (1,96.
- Sự tương tác giữa liều lượng xử lý Chloarte kali và biện pháp khoanh cành lên hàm lượng N tổng số trong lá khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê..
- Như vậy, trong giai đoạn ra hoa lượng N tổng số trong lá sẽ giảm xuống thấp hơn so với giai đoạn trước xử lý, điều này cho thấy N có vai trò quan trọng trong sự ra hoa cây nhãn Xuồng Cơm Vàng.
- Mặt khác, KClO 3 còn làm phá vỡ sự biến dưỡng đạm trong rễ cây, điều này giúp cho sự cảm ứng ra hoa nhãn (Subhadrabandhu và Yapwattanaphun, 2001).
- Hàm lượng đạm tổng số ở giai đoạn ra hoa thấp hơn ở giai đoạn trước xử lý, điều này phù hợp với quy luật ra hoa của cây nhãn, nếu ở giai đoạn ra hoa lượng đạm trong lá sẽ giảm xuống.
- Diczbalis và Drinnan, 2007) chứng minh rằng trên cây nhãn nếu có lượng đạm trên lá ≥ 2% vào giai đoạn trước ra hoa dẫn đến cây nhãn ra hoa rất ít hoặc không ra hoa..
- Liều lượng chlorate kali (g/m đk tán).
- trong lá nhãn Xuồng Cơm Vàng giai đoạn ra hoa mùa nghịch 2007, tại Châu Thành - Đồng Tháp.
- Vào giai đoạn ra hoa, tỷ số C/N trong lá nhãn Xuồng Cơm Vàng ở các liều lượng xử lý Chlorate kali và biện pháp khoanh cành khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Trong đó, tỷ số C/N ở liều lượng xử lý Chlorate kali 24 g/m đường kính tán (29,31) khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với ở liều lượng xử lý Chlorate kali.
- Khoanh cành.
- nhiên, kết quả nầy khác với nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng tỷ số C/N ở giai đoạn ra hoa giữa cây có xử lý ra hoa bằng KClO 3 và không xử lý khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng cây có xử lý thì ra hoa trong khi cây đối chứng không ra hoa và chứng minh rằng tỷ số C/N không có vai trò quan trọng trong sự ra hoa cây nhãn (Wangsin và Pankasemsuk 1999.
- Hình 2: Tỷ số C/N trong lá nhãn Xuồng Cơm Vàng ở giai đoạn ra hoa mùa nghịch 2007, tại Châu Thành, Đồng Tháp.
- 3.2 Đặc điểm hoa 3.2.1 Sự ra hoa.
- Sự ra hoa bắt đầu sau khi xử lý hóa chất một tháng và kéo dài trong 30 ngày.
- Thời điểm ra hoa trong thí nghiệm nầy bắt đầu sớm hơn so với thời vụ nhãn ra hoa trong mùa thuận trung bình 60 ngày.
- Bình thường nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa trong tháng 4 và thu hoạch trong tháng 7-8 (Trần Văn Hâu và Huỳnh Thanh Vũ, 2008)..
- Tổng hợp thời gian của các giai đoạn ra hoa được trình bày trong Bảng 1..
- Bảng 1: Thời gian các giai đoạn ra hoa cây nhãn.
- Tỉa cành – Xử lý ra hoa 121.
- Xử lý ra hoa – Nhú hoa 40.
- 3.2.2 Thời gian ra hoa.
- Thời gian từ khi xử lý hóa chất đến khi bắt đầu ra hoa giữa các nghiệm thức xử lý chlorate kali và biện pháp khoanh cành có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- Xử lý chlorate kali ở liều lượng 24 g/m đường kính tán có thời gian ra hoa sớm hơn đối chứng và liều lượng 8 g/m nhưng không khác biệt so với nghiệm thức 16 g/m đường tán.
- Khoanh cành cũng có tác dụng thúc đẩy cây ra hoa sơm hơn đối chứng 4 ngày.
- Tuy nhiên, nếu không áp dụng khoanh cành nhưng không kết hợp với xử lý hóa chất hiệu quả của biện pháp khoanh cành sẽ cao hơn khi có áp dụng chlorate kali (Bảng 2).
- Như vậy, xử lý chlorate kali kết hợp với khoanh cành có thể giúp cho cây nhãn ra hoa sớm hơn đối chứng khoảng 30 ngày..
- Bảng 2: Thời gian (ngày) từ lúc xử lý ra hoa đến khi bắt đầu ra hoa nhãn Xuồng Cơm Vàng mùa nghịch 2007, tại Châu Thành - Đồng Tháp.
- Biện pháp khoanh cành Trung bình.
- (B) Khác biệt.
- 3.2.3 Tỷ lệ ra hoa.
- Tỷ lệ ra hoa ở ba liều lượng xử lý KClO 3 đều khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 1% so với đối chứng không xử lý.
- Tỷ lệ ra hoa giữa ba liều lượng xử lý KClO 3 khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 1%, trong đó, liều lượng xử lý KClO 3 24 g/m đường kính tán tỷ lệ ra hoa đạt cao nhất (72,4.
- Giữa biện pháp khoanh cành tỷ lệ ra hoa (59,0.
- khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 1% so với không khoanh cành (43,2.
- Sự tương tác giữa liều lượng xử lý KClO 3 và biện pháp khoanh cành lên tỷ lệ ra hoa khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- Tỷ lệ ra hoa có sự tương quan thuận với liều lượng xử lý KClO 3 (r = 0,95.
- Ở Úc, Diczbalis và Drinnan (2007) đã tìm thấy tất cả những giống nhãn thí nghiệm như Kohala, Homestead, Biew Kiew và See- Chompoo đều rất nhạy cảm với KClO 3 khi xử lý lần đầu tiên và sự đáp ứng ra hoa rất tốt trong mùa thuận.
- Tuy nhiên, cũng với liều lượng KClO 3 ở lần xử lý ra hoa ở vụ thứ hai tỷ lệ ra hoa đạt thấp hơn..
- Tỷ lệ ra hoa.
- Tỷ lệ đậu trái của nhãn Xuồng Cơm Vàng ở các liều lượng xử lý KClO 3 và biện pháp khoanh cành khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, tỷ lệ đậu trái trung bình là (44,2%) (Bảng 3).
- Điều này chứng tỏ liều lượng xử lý KClO 3 và biện pháp khoanh cành không có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái của nhãn Xuồng Cơm Vàng..
- Để tăng sự đậu trái nhãn Xuồng Cơm Vàng, Bùi Thị Mỹ Hồng và Nguyễn Vũ Sơn (2008) khuyến cáo phun borax với liều lượng 2 g/lít giai đoạn phát hoa có chiều 10cm..
- của nhãn Xuồng Cơm Vàng mùa nghịch 2007, tại Châu Thành - Đồng Tháp.
- Liều lượng chlorate kali (g/m đk tán) Khoanh cành.
- Tỷ lệ.
- từ khi đậu trái đến thu hoạch của nhãn Xuồng Cơm Vàng mùa nghịch 2007, tại Châu Thành - Đồng Tháp.
- 3.4 Sự tương quan giữa các chỉ tiêu sinh hóa trong lá với tỷ lệ ra hoa.
- Phân tích sự tương quan giữa tỉ lệ ra hoa với các chỉ tiêu sinh hóa trong lá cho thấy tỉ lệ ra hoa có tương quan nghịch rất chặc với lượng đạm tổng số trong lá (r.
- Phân tích hồi quy nhiều chiều giữa tỷ lệ ra hoa (Y) với các chỉ tiêu phân tích lá như đạm tổng số, carbon tổng số, tỷ số C/N, lượng đường tổng số và hàm lượng nitrate (5 biến) cho thấy lượng đạm tổng số trong lá (X) là biến dự đoán tốt nhất cho tỷ lệ ra hoa (Y) của nhãn Xuồng Cơm Vàng theo phương trình hồi quy Y X (R2 = 0,69.
- Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Diczbalis và Drinnan (2007), tác giả kết luận rằng hàm lượng đạm tổng số trong lá tương quan nghịch với tỷ lệ ra hoa và cây nhãn sẽ ra hoa rất ít hoặc không ra hoa khi hàm lượng N tổng số trong lá ≥1,7%..
- Như vậy, trong các chỉ tiêu sinh hóa trong lá nhãn Xuồng Cơm Vàng hàm lượng N tổng số đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự ra hoa, nếu trong giai đoạn ra hoa hàm lượng đạm tổng số trong lá cao sẽ làm cho nhãn ra hoa ít hoặc không ra hoa..
- Năng suất trái nhãn ở ba liều lượng xử lý KClO 3 khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với đối chứng không xử lý.
- Năng suất giữa ba nghiệm thức xử lý KClO 3 khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- Khoanh cành:.
- Hình 5: Năng suất trái (kg/cây) nhãn Xuồng Cơm Vàng mùa nghịch 2007, tại Châu Thành - Đồng Tháp.
- Tổng số chùm trái/cây giữa các liều lượng xử lý Chlorate kali và biện pháp khoanh cành khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% nhưng không có sự tương tác giữa hai yếu tố hóa chất và biện pháp khoanh cành (Hình 6).
- Nghiệm thức xử lý 16 g và 24 g KClO 3 /m đường kính tán có tổng số chùm trái/cây cao nhất (75,1 trái/chùm và 79,8 trái/chùm, theo thứ tự).
- Biện pháp khoanh cành cũng có tác dụng làm tăng số trái/chùm so với không khoanh (67,3 so với 48,6 trái/chùm).
- Kết quả nầy cho thấy xử lý chlorate kali và khoanh cành làm tăng tỉ lệ ra hoa dẫn đến tăng số trái/chùm..
- Hình 6: Số chùm trái trên cây nhãn Xuồng Cơm Vàng mùa nghịch 2007, tại Châu Thành - Đồng Tháp.
- Số trái trên chùm của nhãn Xuồng Cơm Vàng còn lại lúc thu hoạch tương đối thấp so với số trái trên chùm lúc đậu trái, điều này có lẽ do tỷ lệ rụng trái của nhãn Xuồng Cơm Vàng khá cao.
- Kết quả này cũng tương tự như kết quả điều tra của Trần Văn Hâu và Huỳnh Thanh Vũ (2008) số trái của nhãn Xuồng Cơm Vàng còn lại trên chùm lúc thu hoạch là 9,6 trái.
- Tuy vậy, trọng lượng trung bình trái nhãn Xuồng Cơm Vàng đạt khá cao (21,6 g/trái)..
- Bảng 4: Số trái/chùm, trọng lượng chùm trái (g) và trọng lượng trái trung bình (g) nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa mùa nghịch 2007, tại Châu Thành - Đồng Tháp.
- Xử lý Chlorate kali ở liều lượng 24 g/m đường kính tán kết hợp với khoanh cành với bề rộng vết khoanh 3-5 mm có tác dụng kích thích nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa sớm hơn 30 ngày so với đối chứng không xử lý và 60 ngày so với điểu kiện tự nhiên, đạt tỉ lệ ra hoa và năng suất đạt cao nhất..
- Xử lý Chlorate kali có tác động làm giảm hàm lượng đạm tổng số trong lá nhưng làm tăng tỷ số C/N trong lá ở giai đoạn ra hoa..
- Tỷ lệ ra hoa có tương quan nghịch với hàm lượng đạm tổng số trong lá nhưng tương quan thuận với tỷ số C/N trong lá giai đoạn ra hoa.
- Xử lý Chlorate kali kết hợp biện pháp khoanh cành không có ảnh hưởng đến phẩm chất trái nhãn Xuồng Cơm Vàng..
- Cần tiếp tục thí nghiệm ở những mùa vụ tiếp theo để có thể kết luận chính xác hơn về hiệu quả của chlorate kali lên sự ra hoa của nhãn Xuồng Cơm Vàng..
- Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến sự rụng trái nhãn Xuồng Cơm Vàng.
- Nghiên cứu các biện pháp làm tăng khả năng đậu quả trên nhãn Xuồng Cơm Vàng.
- Những ảnh hưởng của việc xử lý potassium chlorate đến sự thay đổi N, P, K trong đất và tỷ số C/N trong lá cây nhãn.
- Ảnh hưởng của Chlorate kali lên sự thiệt hại của rễ, sự ra hoa và phẩm chất trái nhãm Tiêu Da Bò.
- Đặc tính sinh học của sự ra hoa và phát triển trái nhãn Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus longan (Lour.) Steud var