« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA DẠNG VÀ LIỀU LƯỢNG CALCIUM ĐẾN NĂNG SUẤT ĐẬU PHỘNG VỒ (ARACHIS HYPOGAEA L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT GIỒNG CÁT TỈNH TRÀ VINH


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA DẠNG VÀ LIỀU LƯỢNG CALCIUM ĐẾN NĂNG SUẤT ĐẬU PHỘNG VỒ (ARACHIS HYPOGAEA L.).
- TRỒNG TRÊN ĐẤT GIỒNG CÁT TỈNH TRÀ VINH.
- Đây là loại đất có chứa nhiều cát và không độc chất (Nguyễn Bảo Vệ, 2001), dễ thoát nước nên không bị ngập úng trong mùa mưa, có tầng canh tác dầy thích hợp cho bộ rễ cây trồng cạn và cây lấy củ phát triển, đặc biệt là cây đậu phộng..
- Đối với cây đậu phộng, ngoài các phân đa lượng như N, P, K, cây còn cần nhiều calcium (Ca) vì nguyên tố này làm tăng số lượng và trọng lượng nốt sần, gia tăng độ chắc của trái và hột (Vũ Công Hậu và ctv., 1995).
- Theo Nguyễn Khoa Chi (1987) thì hàm lượng CaO có trong thân-lá, vỏ trái và hột đậu phộng lần lượt là 18,1.
- Số liệu này cho thấy cây đậu phộng cần nhiều Ca..
- Đất giồng cát thì nghèo Ca, trong khi nhu cầu của cây đậu phộng lại rất lớn mà nông dân ở đây còn ít biết sử dụng những dạng phân này để bón cho cây hoặc bón chưa đúng cách và đúng liều lượng.
- Có thể vì vậy mà năng suất của đậu phộng ở đây chưa cao và thường không ổn định.
- Trước thực tế đó, nhằm giúp cho việc phát triển cây đậu phộng ổn định và mang lại thu nhập cao hơn cho nông dân, đề tài thí nghiệm “Ảnh hưởng của dạng và liều lượng Calcium đến năng suất đậu phộng vồ (Arachis Hypogaea l.) trồng trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh” được thực hiện, với mục đích là nhằm tìm ra dạng và liều lượng của Ca thích hợp để gia tăng năng suất đậu phộng trồng trên đất giồng cát ở tỉnh Trà Vinh..
- Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh.
- Các chỉ tiêu theo dõi và phân tích: Chiều cao cây, hàm lượng Ca trong cây khi thu hoạch, số trái/trên cây, số hạt chắc/trái, số hạt chắc/trái, trọng lượng 100 hạt chắc, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế..
- Kết quả của 5 lần lấy chỉ tiêu về chiều cao cây cho thấy trong mỗi lần lấy chỉ tiêu, chiều cao cây đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% giữa các nghiệm thức..
- Tổng số trái/cây: Tổng số trái/cây biến động từ 13,9-14,9 trái/cây ở nghiệm thức bón CaCO3 40 kg Ca/ha.
- Liều lượng và loại Ca không ảnh hưởng đến tổng số trái/cây, do không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% giữa các nghiệm thức – hàm lượng Ca và loại Ca được dùng..
- Tổng số hột/trái già: Cũng như tổng số trái/cây, tổng số hột/trái già, liều lượng và loại Ca không ảnh hưởng đến tổng số trái/cây do không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% giữa các nghiệm thức.
- Số hột lép/trái: Số hột lép/trái trong thí nghiệm thay đổi từ 0,82 (đối chứng.
- Đối với Ca khi càng tăng liều lượng bón thì số hột lép càng giảm trong đó dạng phân CaSO4 có số hột lép thấp nhất so với Ca(NO3)2, CaCO3 và CaO.
- Như vậy, rõ ràng Ca có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển hột của đậu phộng, khi bón Ca thì số hột lép/trái giảm một cách ý nghĩa so đối chứng..
- Bảng 2: Số hột lép và phần trăm số hột chắc/trái ở các nghiệm thức bón Ca trên đậu phộng Vồ trồng trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2001-2002..
- STT Nghiệm thức Số hột lép/trái % số hột chắc/trái.
- Phần trăm số hột chắc/trái: Phần trăm số hột chắc/trái (hay còn gọi là tỷ lệ bóc vỏ) biến thiên trong khoảng từ khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ 1%.
- Khi gia tăng liều lượng bón dạng CaSO4 từ 10-40 kg Ca/ha thì tỷ lệ phần trăm số hột chắc/trái có gia tăng (Bảng 2).
- Bón Ca dạng Ca(NO3)2 có phần trăm số hột chắc/trái cao khi bón ở liều lượng 10 kg Ca/ha (88.
- giảm xuống còn 80,6% ở liều lượng 40 kg Ca/ha..
- Kết quả phần trăm số hột chắc/trái ở Hình 1 cũng cho thấy khi gia tăng liều lượng Ca bón cho đậu phộng từ 0-40 kg Ca/ha thì phần trăm số hột chắc/trái cũng gia tăng một cách có ý nghĩa thống kê so đối chứng, nhưng giữa các lượng bón 10, 20 và 40 kg Ca/ha có sự gia tăng phần trăm số hột chắc/trái nhưng không khác biệt về thống kê 5%..
- Như vậy, việc bón Ca dù ở bất cứ dạng nào cũng đều có tác dụng làm gia tăng phần trăm số hột chắc/trái và làm giảm số hột lép/trái so đối chứng một cách có ý nghĩa (Hình 1)..
- Hình 1: Phần trăm số hột chắc/trái ở 4 liều lượng Ca bón cho đậu phộng Vồ trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2001-2002..
- 3.2 Thành phần năng suất và năng suất thực tế.
- Số hột chắc/trái già: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất và có thể đánh giá chính xác nhất trong thành phần năng suất của đậu phộng.
- Ở thí nghiệm này, số hột chắc/trái già biến thiên từ 1,11 (đối chứng.
- Qua phân tích thống kê có sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức độ 1%.
- Như vậy, kết quả thí nghiệm này đã chứng minh cho thấy bón Ca đã làm tăng số hột chắc/trái già ở đậu phộng Vồ trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh..
- Bảng 3: Số hột chắc/trái già ở 4 dạng và 4 liều lượng Ca trên đậu phộng Vồ trồng trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2001-2002..
- Liều lượng (N) Trung bình.
- liều lượng.
- Khảo sát mối tương quan cho thấy năng suất thực tế đều có tương quan rất chặt với số hột chắc/trái già theo hệ số tương quan và phương trình hồi quy y = 2,8x - 0,79 và r = 0,79**.
- Như vậy, sự tương quan này đã cho thấy việc bón Ca có ảnh hưởng rất ý nghĩa đến việc gia tăng tỷ lệ hột chắc/trái già từ đó làm gia tăng năng suất đậu phộng..
- Hình 2: Tương quan giữa năng suất thực tế và số hột chắc/trái già của đậu phộng Vồ trồng trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2001-2002..
- Trọng lượng 100 hột chắc: Trọng lượng 100 hột chắc biến thiên từ 54,6-66,4 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức với độ ý nghĩa 5% (Bảng 4).
- Bảng 4 cũng cho thấy trọng lượng bình quân 100 hột chắc của giống đậu Vồ này ở các nghiệm thức có bón Ca biến động từ 61,3-62,1 g và với trọng lượng này thì đây là đậu thuộc giống có dạng hột to (Trương Đích, 1998).
- Liều lượng 10 kg Ca/ha (CaCO3) thì chưa đủ để làm gia tăng trọng lượng của 100 hột chắc và không khác biệt so đối chứng.
- Ở 4 dạng Ca cho thấy dạng CaCO3 có trọng lượng 100 hột chắc thấp nhất (58,1g) và khác biệt ở độ ý nghĩa 5% so với 3 dạng còn lại..
- Bảng 4: Trọng lượng 100 hột chắc ở 4 dạng và 4 liều lượng Ca trên đậu phộng Vồ trồng trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2001-2002..
- Liều lượng (ký hiệu N) Trung bình liều.
- -Năng suất thực tế: Năng suất thực tế biến thiên từ 2.490 kg/ha (đối chứng) đến 4.450 kg/ha (CaSO4 - liều lượng 40 kg Ca/ha) và có sự khác biệt thống kê với độ ý nghĩa 1%.
- Trong năng suất thực tế thì dạng CaSO4 cũng tỏ ra có ưu thế hơn các dạng còn lại, ở liều lượng 40 kg Ca/ha của dạng này cho năng suất cao nhất (4.450 kg/ha), gia tăng 180% so đối chứng.
- điều này có thể do có sự tác động của nguyên tố S có trong dạng phân CaSO4, bởi vì S cũng là một nguyên tố rất cần thiết cho cây đậu phộng (Tôn Thất Trình, 1972 và Phạm Văn Thiều, 2000)..
- Bảng 5: Năng suất thực tế ở các nghiệm thức bón Ca trên đậu phộng Vồ trồng trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2001-2002..
- TT Nghiệm thức Năng suất (kg/ha.
- Bản thân Ca(NO3)2 có chứa N, khi tăng Ca(NO3)2 thì N cũng tăng, nhưng nhu cầu N của đậu phộng không cao do sự cộng sinh của vi khuẩn nốt sần Rhizobium leguminosarum với cây.
- (1991) là nếu bón quá 40 kg N/ha trên nền đất nhẹ thì năng suất sẽ giảm và nếu bón quá mức N thì đậu phộng chỉ tốt lá..
- Hình 3: Sự biến động năng suất thực tế theo liều lượng Ca bón (a) và dạng Ca (b) cho đậu phộng Vồ trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2001-2002..
- Ở các dạng CaCO3, CaSO4, và CaO khi gia tăng liều lượng Ca bón vào thì năng suất vẫn gia tăng, đối với dạng Ca(NO3)2 thì ở liều lượng bón 10 kg Ca/ha cho năng suất khá, nhưng nếu gia tăng liều lượng bón vào đến mức 40 kg Ca/ha thì năng suất có chiều hướng giảm (Hình 3a)..
- Khảo sát ảnh hưởng giữa các dạng Ca bón đến năng suất thực tế đậu phộng, kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất đậu phộng ở dạng CaCO3 là thấp nhất với độ khác biệt mức ý.
- Trong 3 dạng có năng suất thực tế vượt trội thì dạng CaSO4 tỏ ra khá hơn hết (Hình 3b)..
- 3.3 Kết quả phân tích hàm lượng Calcium ở các bộ phận của cây.
- Hàm lượng calcium trong cây (thân, lá và rễ): Hàm lượng Ca trong cây dao động từ 40,7- 446 mg/kg, khác biệt giữa các nghiệm thức ở độ ý nghĩa 5% (Bảng 6).
- Hàm lượng Ca trong cây đậu phộng gia tăng theo liều lượng Ca bón vào, thấp nhất là ở nghiệm thức đối chứng không bón và cao nhất là ở các nghiệm thức bón với liều lượng 40 kg Ca/ha..
- Trong đó, dạng Ca(NO3)2 là dạng có hàm lượng Ca trong thân, lá và rễ cây nhiều nhất..
- Hệ số tương quan giữa hàm lượng Ca có trong cây với liều lượng ca bón vào (r = 0,99.
- Điều này cho thấy rễ cây có khả năng hấp thu và vận chuyển một lượng Ca rất lớn lên thân và lá cây từ Ca bón vào đất trồng..
- Hình 4: Tương quan giữa hàm lượng Ca có trong cây và liều lượng Ca bón vào (a) và hàm lượng Ca có trong hột và liều lượng Ca bón vào (b) ở đậu phộng Vồ trồng trên đất giồng cát tỉnh Trà.
- Hàm lượng calcium trong vỏ trái: Hàm lượng Ca trong vỏ trái dao động từ 68,0 mg/kg (đối chứng) đến 143 mg/kg (Ca(NO3)2) (Bảng 6), có sự khác biệt giữa các nghiệm thức với độ ý nghĩa 5%.
- Bảng 6 cũng cho thấy hàm lượng Ca trong vỏ trái ở cả 3 dạng CaCO3, CaSO4 và CaO đều có sự gia tăng theo liều lượng Ca bón vào.
- Hàm lượng calcium trong hạt: Hàm lượng Ca trong hạt thay đổi từ 6,5-26,4 mg/kg và có sự khác biệt giữa các nghiệm thức với độ ý nghĩa 5% (Bảng 6).
- Hàm lượng Ca trong hột cũng tuân theo quy luật là tăng theo liều lượng Ca bón vào.
- Tuy nhiên, cũng giống như hàm lượng Ca có trong vỏ trái, hàm lượng Ca có trong hột ở nghiệm thức bón Ca(NO3)2 cũng bị giảm mạnh ở liều lượng 40 kg Ca/ha.
- có thể do hàm lượng N cùng được bón vào quá cao (55 kg N).
- Hệ số tương quan giữa hàm lượng Ca có trong hột với liều lương Ca bón vào (r = 0,99.
- Như vậy, việc bón Ca đã có ảnh hưởng lớn đến việc gia tăng hàm lượng Ca trong hột..
- Bảng 6: Hàm lượng Ca trong cây, vỏ trái và hột của đậu phộng Vồ trồng trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2001-2002..
- TT Nghiệm thức Hàm lượng Ca có ở các bộ phận (mg/kg).
- Khảo sát mối tương quan giữa hàm lượng Ca có trong hột với năng suất thực tế cho thấy chúng có tương quan thuận và khá chặt với nhau theo phương trình y = 0,06x + 2,9 với r.
- Như vậy, việc bón Ca đã có ảnh hưởng lớn đến việc gia tăng hàm lượng Ca trong hột và điều này cũng đồng nghĩa với việc làm gia tăng năng suất đậu phộng..
- Trong thí nghiệm này, nhìn chung ở các nghiệm thức có bón Ca đều có hàm lượng Ca trong vỏ trái thấp hơn trong thân, lá và rễ.
- Tuy nhiên, ở nghiệm thức đối chứng thì hàm lượng Ca trong vỏ trái lại cao hơn trong thân lá và rễ.
- Hình 5:Tương quan giữa năng suất thực tế với hàm lượng Ca có trong hột ở đậu phộng Vồ trồng trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2001-2002..
- So sánh hiệu quả kinh tế: Mục đích chính của thí nghiệm này là nhằm tìm ra dạng và liều lượng Ca thích hợp để gia tăng năng suất đậu phộng góp phần gia tăng thu nhập cho người nông dân.
- Chính vì vậy mà hiệu quả kinh tế giữa các dạng phân ở các liều lượng khác nhau có vai trò rất quan trọng trong khuyến cáo sản xuất..
- Bảng 7: Lợi tức do bón Ca mang lại trên đậu phộng Vồ trồng ở đất giồng cát tỉnh Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2001-2002..
- TT Nghiệm thức Năng suất tăng so đối chứng (kg/ha).
- Hiệu quả kinh tế hay lợi nhuận do gia tăng năng suất từ việc bón Ca mang lại được tính theo công thức:.
- Lợi tức do bón Ca = Tiền bán sản phẩm gia tăng so đối chứng - chi phí do bón phân Ca..
- Lợi tức mang lại do việc bón Ca của thí nghiệm thấp nhất là 2,1 triệu đồng/ha ở nghiệm thức bón Ca(NO 3 ) 2 với liều lượng 40 kg Ca/ha và cao nhất là 13,5 triệu đồng/ha ở nghiệm thức bón CaSO 4 ở liều lượng 20 kg/ha và CaO ở liều lượng 40 kg Ca/ha (Bảng 7)..
- Bảng 7 cũng cho thấy ở tất cả các dạng và liều lượng Ca bón cho đậu phộng đều gia tăng thu nhập và trong đó có hai dạng mà khi bón cho lợi tức cao nhất đó là CaSO 4 và CaO..
- Việc bón Ca cho đậu phộng trong thí nghiệm không làm ảnh hưởng đến chiều cao cây, tổng số trái/cây, tổng số hột/trái, số trái già/cây và số cây/m2.
- Tuy nhiên, dạng và liều lượng Ca trong thí nghiệm lại có ảnh hưởng quan trọng đến việc làm gia tăng số hột chắc/trái và trọng lượng 100 hột, đây cũng là hai thành phần chính cấu thành năng suất, vì vậy đã làm gia tăng năng suất đậu phộng rất có ý nghĩa thống kê so đối chứng.
- Ngoài ra, việc bón Ca cho đậu phộng cũng làm thay đổi hàm lượng Ca có trong cây và hột đậu phộng theo hướng tương quan thuận và rất chặt với liều lượng Ca bón vào..
- Trong 4 dạng Ca được thí nghiệm thì dạng CaSO4 và CaO là tốt nhất còn dạng CaCO3 có nhiều triển vọng đối với việc gia tăng năng suất đậu phộng.
- Riêng đối với dạng Ca(NO3)2 thì chỉ gia tăng năng suất khi bón với liều thấp.
- ngược lại khi bón liều cao thì không làm gia tăng năng suất..
- Về liều lượng thì ở 3 dạng CaSO4, CaO nên bón ở liều lượng từ 20 kg Ca/ha.
- Riêng dạng Ca(NO3)2 thì chỉ nên bón với liều lượng 10 kg Ca/ha, nếu bón với liều lượng cao hơn ở dạng này thì không có hiệu quả kinh tế..
- Xét về hiệu quả kinh tế do việc bón Ca mang lại thì bón Ca dạng CaO với liều lượng 40 kg Ca/ha hoặc CaSO4 ở liều lượng 20 kg Ca/ha cho lợi tức cao nhất là 13,5 triệu đồng/ha..
- Việc bón Ca cho đậu phộng là một biện pháp kỹ thuật đơn giản và rẻ tiền, lại có hiệu quả kinh tế cao đối với việc gia tăng năng suất đậu phộng trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh, vì vậy cần được khuyến cáo áp dụng.
- Kỹ thuật trồng đậu phộng.
- Dự án VIE96/025 Tỉnh Trà Vinh..
- Báo cáo hội thảo “Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân tộc trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh”.
- Cây đậu phộng.
- Kỹ thuật trồng lạc năng suất và hiệu quả