« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ TRIỀU LÝ


Tóm tắt Xem thử

- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng.
- Do đó nó có tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, đạo đức, lối sống, tư tưởng tình cảm của cộng đồng quốc gia dân tộc..
- Đạo Phật không nằm ngoài quy luật đó.
- Xuất thế tới Việt Nam, Phật giáo đã trở thành một đạo nhập thế và có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có chính trị.
- Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đó tuỳ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử nhất định, phụ thuộc vào các chính sách của giai cấp cầm quyền..
- Lịch sử dân tộc trong giai đoạn Lý - Trần là thời kỳ phát triển rực rỡ, thời kỳ.
- “hoàng kim” của đạo Phật, đặc biệt là vương triều Lý.
- Đạo Phật có mối quan hệ gì đối với sự phát triển đó của vương triều Lý? Đây là một vấn đề khoa học đầy lý thú song cũng rất phức tạp đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một cách nghiêm túc.
- Trong phạm vi báo cáo này chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu những ảnh hưởng của đạo Phật đối với đường lối nội trị, ngoại giao, tổ chức chính quyền và luật pháp của triều Lý.
- Kiến giải được những vấn đề nêu trên phần nào lý giải được mối quan hệ giữa tôn giáo nói chung, đạo Phật nói riêng với chính trị, đồng thời qua đó đánh giá một cách đúng đắn vai trò của đạo Phật đối với sự hưng thịnh của triều Lý và sự phát triển của lịch sử dân tộc..
- Quá trình truyền bá, phát triển đạo Phật ở Việt Nam.
- Đạo Phật ra đời vào khoảng thế kỷ VI tr.
- Ngay từ khi ra đời, đạo Phật đã trở thành nhu cầu tinh thần của nhân dân để chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt trong xã hội Ấn Độ.
- Chính vì thế trong giáo lý của đạo Phật chứa đựng những quan điểm nhân sinh quan rất tiến bộ, đặc biệt là tư tưởng hướng thiện, “từ bi hỉ xả” cứu vớt con người ra khỏi mọi khổ đau.
- Những quan điểm giáo lý của đạo Phật được đông đảo quần chúng ủng hộ và tin theo.
- CN, đạo Phật trở thành quốc giáo của Ấn Độ.
- Đạo Phật được truyền bá vào nước ta từ rất sớm theo hai con đường.
- Hoàng Xuân Hãn trong Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và Tông pháp triều Lý có dẫn ra câu chuyện của Hoàng hậu Linh Nhân (Ỷ Lan) với nhà sư Trí Không: Thái hậu hỏi: “Phật ở phương nào? Tổ ở thành nào? Đạo tới xứ ta từ đời nào? Truyền thụ Đạo ấy ai trước, ai sau.
- Những chứng cứ nêu trên cùng với việc giai đoạn này Âu Lạc đã bị Triệu Đà xâm luợc và thống trị, tiếp đó là nhà Hán thì việc đạo Phật theo gót kẻ xâm lược vào nước ta hồi đầu CN là có thể tin cậy..
- Cùng với nhiều hiện vật là những đồng tiền bằng bạc của người Tây Vực mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại Việt Nam và câu chuyện chùa Pháp Vân ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) có nhắc tới hai vị sư người Ấn Độ là Kỳ Vực và Khâu Đà La là những chứng cứ cho chúng ta phỏng đoán đạo Phật còn được truyền bá vào nước ta từ Ấn Độ..
- Với tinh thần dung hợp và khai phóng, cùng với những quan điểm, tư tưởng gần gũi với truyền thống của người Việt nên đạo Phật nhanh chóng phát triển và có ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội ở nước ta, số lượng người theo đạo Phật ngày càng đông: “Đất Giao Châu ngày nay dân chúng rất tôn sùng Phật giáo, lại có nhiều vị cao tăng giáo hoá, bốn phương thấy vậy đều quy y” 3.
- Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, đạo Phật phát triển mạnh mẽ và trở thành quốc giáo.
- Trong dân gian đến quá nửa là sư sãi, các vua Lý đều là những người sùng.
- đạo Phật.
- Chính vì thế đạo Phật ngày càng ăn sâu, bén rễ vào mọi mặt của đời sống xã hội, phạm vi ảnh hưởng của nó ngày càng sâu rộng, trong đó có chính trị..
- Trong những thế kỷ XV - XVIII, ở nước ta có sự chuyển giao trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo vươn lên thành hệ tư tưởng độc tôn của giai cấp thống trị, Phật giáo chỉ giữ một vị trí rất khiêm tốn trong đời sống xã hội..
- Từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là thời kỳ đạo Phật hưng thịnh trở lại;.
- Từ năm 1975 tới nay, đất nước được thống nhất, đạo Phật ngày càng có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị triều Lý 2.1.
- Khái quát về vương triều Lý.
- Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, thế lực nhà chùa đã đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, lập ra vương triều Lý..
- Vương triều Lý tồn tại từ năm 1009 đến năm 1225.
- Trải qua hơn hai trăm năm tồn tại với chín vị vua trị vì, triều Lý đã tăng cường củng cố chế độ trung ương tập quyền, phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc..
- Năm 1042, triều Lý ban hành Bộ luật Hình thư.
- Năm 1075, triều Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài..
- Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, triều Lý đã có chính sách bảo vệ sức kéo, xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi, mở mang buôn bán… làm cho nông nghiệp, thương nghiệp và thủ công nghiệp tương đối phát triển..
- Triều Lý hết sức quan tâm tới phát triển văn hoá.
- xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và ổn định xã hội.
- Tuy nhiên, đạo Phật được các vua Lý tôn sùng và có những chính sách.
- Do đó Phật giáo trở thành tư tưởng chính thống quốc gia chi phối mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có chính trị..
- Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị vương triều Lý a) Tổ chức chính quyền.
- Bên cạnh những ảnh hưởng do quá trình tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, ý thức tự tôn dân tộc thì đạo Phật đã để lại một dấu ấn khá đậm nét trong việc tổ chức bộ máy chính quyền của triều Lý..
- Giúp việc cho vua là một hệ thống quan lại gồm Tam thái, Tam thiếu, Tể tướng, Á tướng… Đặc biệt, trong bộ máy chính quyền trung ương của triều Lý có một ngạch quan dành riêng cho những người tu hành gọi là hệ thống Tăng quan..
- Tăng Thống là một chức sắc của đạo Phật, là người đứng đầu tăng ni cả nước.
- Một số nhà sư có công lao đối với đất nước được nhà vua phong làm Quốc sư như Quốc sư Viên Thông Quốc sư Thông Biện.
- Sự có mặt của các nhà sư trong bộ máy chính quyền triều Lý ở trung ương, việc trực tiếp tham gia vào guồng máy chính quyền nhà nước thể hiện rõ nét ảnh hưởng của đạo Phật đối với tổ chức chính quyền của triều Lý..
- Triều Lý được thành lập, kinh tế, văn hoá, xã hội có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trước, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh.
- hành vi của dân chúng, củng cố hơn nữa chế độ quân chủ trung ương, năm 1042, vua Lý Thái Tông cho ban hành Bộ luật Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam..
- Nếu như ở triều Đinh, Tiền Lê luật pháp có phần dã man “người nào trái phép sẽ bị chịu tội bỏ vạc dầu nấu hay cho hổ ăn” 4 thì luật pháp triều Lý lại chứa đựng tinh thần nhân ái, khoan dung mang dấu ấn của tư tưởng “từ bi hỉ xả” của đạo Phật.
- Chính “lòng thương xót” của vua Lý đối với dân chúng đã chi phối nội dung luật pháp của nhà nước, lòng thương xót ấy là sự dung hợp giữa truyền thống của dân tộc Việt Nam với tư tưởng nhân ái, cứu khổ của đạo Phật..
- Đối với những người vi phạm các quy định của nhà nước, vua Lý thường lấy lòng khoan dung mà tha thứ.
- Đối với tội giết người, pháp luật triều Lý quy định: Tranh nhau ruộng đất mà lấy đồ khí nhọn sắc đánh chết hoặc làm bị thương người khác thì bị đánh 80 trượng và chịu đày.
- Giết người, làm phản là những trọng tội, các triều đại sau này liệt nó vào những tội “thập ác”, thế nhưng với tinh thần thương dân, lòng nhân ái, khoan dung, các vua Lý đã xử phạt rất nhẹ.
- Luật pháp triều Lý đặc biệt chú ý tới người già, trẻ nhỏ, coi trọng công tác giáo dục, ngăn ngừa.
- Pháp luật triều Lý quy định những người trong độ tuổi từ 70 đến 80, trẻ nhỏ từ 15 đến 10 tuổi nếu phạm tội thì cho phép dùng tiền để chuộc tội..
- Trong xét xử, các vua Lý thường khoan dung, lấy giáo dục làm chính.
- Thương dân không chỉ bằng việc khoan dung đối với những người phạm tội, luật pháp triều Lý còn có những quy định rất cụ thể để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp, bảo vệ người lao động như việc cấm giết mổ, ăn trộm trâu, bò.
- Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đạo Phật, luật pháp triều Lý chứa đựng những nhân tố rất tiến bộ, trong đó nổi bật là tinh thần nhân ái, khoan dung đối với nhân dân.
- c) “Yêu dân như con” là đạo trị nước của triều Lý.
- Tư tưởng nhân ái, từ bi của đạo Phật hoà quyện với truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam đã tạo nên cái tâm trị nước của triều Lý..
- Các vua Lý có quan hệ gần gũi với nhân dân, coi trăm họ trong bốn biển như con đỏ, chăm lo cho cuộc sống của dân, xót xa khi thấy dân khổ, vỗ về khi lòng dân không yên.
- Các vua Lý đều có lệ thân chinh đi làm lễ cày ruộng tịch điền, xem dân chúng sản xuất, kinh lý nắm bắt tình hình cuộc sống của dân..
- Dường như lòng nhân ái của các vua quan triều Lý đã vượt ra khỏi ranh giới giai cấp, địa vị xã hội.
- Vua Lý Nhân Tông thường hay mở hội Phật và tha cho những người có tội, còn Lý Thần Tông thì không có việc gì cũng tha bổng cho những người mắc tội… Lòng nhân ái, thương người của các vua Lý không chỉ đối với nhân dân Đại Việt mà còn cả với những tù binh Chiêm Thành.
- Tư tưởng “yêu dân như con” trong đạo trị nước của triều Lý không phải là sự giả dối của giai cấp cầm quyền mà là “phần biểu diễn của lòng từ bi do Phật giáo gây nên” 10 .
- Tuy nhiên, cần phải nói rằng đây là một trong những chính sách của nhà nước phong kiến, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của giai cấp thống trị nhằm củng cố địa vị thống trị của mình trong xã hội..
- Đối với Chiêm Thành, triều Lý luôn giữ mối quan hệ hoà hiếu.
- Tuy nhiên, do nhiều lần Chiêm Thành đem quân quấy rối biên giới phía Nam, cướp của, bức hãm nhân dân cho nên nhiều lần vua Lý đã thân chinh cầm quân đi đánh dẹp.
- Đối với nhà Tống, triều Lý có quan hệ hoà hiếu, ân cần nhận sắc phong, đồng thời thực hiện lễ sính và triều cống đều đặn.
- Sau khi đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống, triều Lý giao trả cho nhà Tống những dân phu, quân lính bị bắt tại Khâm Châu, Ung Châu năm 1075..
- Chính sách ngoại giao khôn khéo của triều Lý đối với Chiêm Thành và nhà Tống trước hết là nhằm bảo vệ, củng cố chính quyền của giai cấp phong kiến, tưởng chừng như không có gì liên quan đến tôn giáo, song việc triều Lý đối xử nhân ái với những tù binh bị bắt trong chiến tranh xuất phát từ cái tâm của người cầm quyền.
- Cái tâm ấy được tắm mình trong truyền thống nhân ái của người Việt hoà quyện với tư tưởng từ bi, cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật..
- Đạo Phật, một tôn giáo ngoại sinh đã nhanh chóng ăn sâu, bám rễ vào đời sống tinh thần của người dân và có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là triều Lý .
- Tư tưởng từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật cùng truyền thống thương yêu đồng loại của dân tộc Việt Nam hun đúc nên chủ nghĩa nhân đạo, tính nhân văn trong ứng xử của con người Việt Nam.
- Tư tưởng ấy thẩm thấu vào đạo đức, tư tưởng của người cầm quyền, ảnh hưởng tới chính sách nội trị ngoại giao của nhà nước..
- Lòng nhân ái, sự khoan dung, yêu dân như con đỏ của vua quan triều Lý là một trong những nhân tố quan trọng làm cho nhân dân no ấm.
- Tôn giáo nói chung, đạo Phật nói riêng ra đời không nhằm phục vụ mục đích chính trị, nhưng trong tay người làm chính trị, đạo Phật đã phát huy vai trò tích cực.
- Đó là do triều Lý đã biết phát huy yếu tố tích cực, tiến bộ của đạo Phật để phục vụ cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, chăm lo tới cuộc sống của nhân dân..
- Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, đạo Phật còn có những ảnh hưởng mang tính chất không tiến bộ.
- Nhiều khi các vua Lý bị chi phối bởi quan điểm duy tâm.
- việc xây dựng nhiều chùa, tháp đã ảnh hưởng tới quốc khố của nhà nước;.
- 1 Lương Thị Thoa, Lịch sử ba tôn giáo thế giới, NXB Giáo dục, 2002, tr.60..
- 2 Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông pháp triều Lý, NXB Quân đội Nhân dân, 2003, tr.589..
- 3 Văn Tân, Phật giáo trong lịch sử Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 162, năm 1975, tr.133..
- 4 Trần Bá Đệ (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.148..
- 9 Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông pháp triều Lý, sđd, tr.364..
- 10 Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông pháp triều Lý, sđd, tr.365..
- [2] Trần Bá Đệ (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002..
- [3] Phan Đại Doãn (Chủ biên), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993..
- [4] Nguyễn Duy Hinh, Hệ tư tưởng Lý, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1, 1986..
- [5] Nguyễn Duy Hinh, Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999..
- [6] Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông pháp triều Lý, NXB Quân đội Nhân dân, 2003..
- [7] Phan Huy Lê, Vua Lý Thái Tổ và vương triều Lý trong lịch sử dân tộc, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, 2000..
- [8] Lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB Dân tộc, 1971..
- [9] Nguyễn Danh Phiệt, Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X - XV, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002..
- [12] Lương Thị Thoa, Lịch sử ba tôn giáo thế giới, NXB Giáo dục, 2002..
- [13] Văn Tạo, Pháp luật Việt Nam trong lịch sử và di sản của nó, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3, 1991..
- [14] Văn Tân, Phật giáo trong lịch sử Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 162, 1975..
- [16] Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, 2004..
- [17] Tìm hiểu xã hội thời Lý - Trần, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1980.