« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của độ sâu làm đất và biện pháp xử lí rơm rạ đến sinh trưởng và năng suất lúa trồng trên đất phèn tại tỉnh Đồng Tháp


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ SÂU LÀM ĐẤT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ RƠM RẠ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN.
- Độ sâu cày đất, xử lí rơm rạ, Trichoderma,.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra độ sâu cày đất và biện pháp xử lý rơm rạ thích hợp cho sinh trưởng và năng suất lúa 3 vụ trên đất phèn tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp vào vụ Thu Đông, 2015.
- Nhân tố 1 là 5 độ sâu làm đất: (1) không cày, (2) cày ở độ sâu 5 cm, (3) cày ở độ sâu 10 cm, (4) cày ở độ sâu 15 cm, (5) cày ở độ sâu 20 cm.
- Nhân tố 2 gồm 3 biện pháp xử lí rơm rạ: (1) không xử lí (vùi rơm vào đất), (2) vùi rơm có xử lí chế phẩm Trichomix-DT và (3) vùi rơm có xử lí chế phẩm Dascella.
- Kết quả cho thấy, vùi rơm có xử lí Dascela giúp gia tăng số chồi/m 2 , độ cứng lóng số 4.
- Cày ở độ sâu 20 cm giúp gia tăng chiều cao cây (60 ngày sau sạ), chiều dài rễ (40 ngày sau sạ), hàm lượng chlorophyll a, b.
- Cày ở độ sâu 20 cm kết hợp với vùi rơm có xử lí Dascela giúp gia tăng độ cứng lóng số 4 và năng suất thực tế (5,34 tấn/ha)..
- Ảnh hưởng của độ sâu làm đất và biện pháp xử lí rơm rạ đến sinh trưởng và năng suất lúa trồng trên đất phèn tại tỉnh Đồng Tháp.
- Ở vùng canh tác lúa 3 vụ, do thời gian phơi đất ngắn, không đủ lâu cho sự phân hủy thoáng khí của rơm rạ, nên khi được cày vùi vào đất, rơm rạ tươi đã gây độc đối với rễ lúa khi ngập nước trở lại.
- Đặc biệt ở đất phèn, việc chôn vùi rơm rạ vào đất trong tình trạng ngập nước sẽ làm gia tăng ngộ độc sắt (Fe 2.
- (2014), tại huyện Tháp Mười tỉ lệ sử dụng biện pháp đốt rơm rạ sau thu hoạch vụ Đông Xuân là 100%, vụ Hè Thu là 99% và vụ Thu Đông là 96%.
- Tuy nhiên, biện pháp đốt rơm làm mất khá nhiều dưỡng chất trong rơm rạ, hơn nữa rơm rạ không cháy hết được, do đó một lượng xác bã thực vật còn lại trên đồng khá nhiều, nhất là trong mùa mưa.
- Việc bón phân rơm rạ đã được xử lí với nấm Trichoderma hay vi khuẩn cố định.
- (2012) cho thấy, việc vùi rơm rạ có xử lí nấm Tricoderma giúp tăng có ý nghĩa về hàm lượng chất hữu cơ và N hữu dụng trong đất, hoạt động của nấm, xạ khuẩn phân hủy cellulose có khuynh hướng được cải thiện.
- Gần đây, Võ Hùng Nhiệm (2012) đã thử nghiệm sử dụng chủng vi khuẩn Cellulomonas flavigena có khả năng phân hủy rơm rạ trong thời gian 7 - 10 ngày sau khi xử lí rơm rạ trực tiếp ngoài đồng, giúp lúa không bị ngộ độ hữu cơ, cây sinh trưởng tốt, gia tăng năng suất lúa.
- Tuy vậy, việc ủ phân rơm rạ có thể tốn nhiều công lao động, do đó khó khuyến khích nông dân thực hiện..
- Nhằm giảm công lao động cho nông dân trong việc ủ rơm thì việc trải rơm rạ trên ruộng sau đó sử dụng vi sinh vật phân hủy rơm rạ để tưới trực tiếp có thể giúp phân hủy tốt rơm rạ trong khoảng thời gian ngắn.
- Tuy nhiên, những nghiên cứu về cải tiến biện pháp làm đất và xử lí rơm rạ sau thu hoạch trên đất phèn còn hạn chế và chưa đạt hiệu quả cao.Vì thế nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các độ sâu cày đất và các biện pháp xử lí rơm rạ thích hợp cho sinh trưởng và năng suất lúa thâm canh trồng trên đất phèn vùng Đồng Tháp Mười..
- (2) Dascela: sản phẩmcủa Công ty Dasco sản xuất với dạng hạt bao gồm các thành phần chất hữu cơ, chất dinh dưỡng khoáng đa, vi lượng, vi khuẩn phân giải cellulose (Cellulomonas flavigena ≈ 10 8 CFU/g) có khả năng phân giải rơm rạ trong thời gian ngắn 7 – 10 ngày sau khi xử lí.
- Nhân tố 1 bao gồm các độ sâu làm đất: (1) Không cày, (2) cày ở độ sâu 5 cm, (3) cày ở độ sâu 10 cm, (4) cày ở độ sâu 15 cm, và (5) cày ở độ sâu 20 cm.
- Nhân tố 2 bao gồm các biện pháp xử lí rơm rạ: (1) vùi rơm không xử lí, (2) vùi rơm có xử lí chế phẩm Trichomix-DT (Trichoderma), và (3) vùi rơm có xử lí chế phẩm Dascella (chủng vi khuẩn Cellulomonas flavigena), (Bảng 1)..
- Bảng 1: Sự tương tác giữa 2 nhân tố các độ sâu làm đất và biện pháp xử lí rơm rạ Độ sâu làm.
- Xử lí rơm rạ Không.
- xử lí Trichomix-.
- Đóng các cọc xung quanh mỗi nghiệm thức, căng nilon theo bốn góc ở từng lô rồi dùng len có chia vạch sẵn các mức 5 cm, 10 cm, 15 cm và 20 cm đào ở các lô tương ứng với độ sâu từng nghiệm thức.
- Biện pháp xử lí rơm rạ: rơm rạ của vụ Hè Thu sau khi thu hoạch được cắt sát gốc và lượng rơm rạ sử dụng cho các nghiệm thức là 6 tấn/ha (15 kg/25 m 2 ) tính theo ẩm độ 14% được rãi đều trên mỗi lô.
- Trichomix-DT được hòa tan vào nước với liều lượng 0,3 kg/1000 m 2 và được phun đều lên rơm rạ.
- Dascela được rải trực tiếp trên ruộng với liều lượng 30 kg/ha đã được phủ rơm rạ.
- Sau đó, rơm rạ sẽ được cày vùi vào trong đất.
- Sau 10 ngày xử lí với các chế phẩm thì tiến hành sạ lúa..
- Năng suất lí thuyết (tấn/ha.
- Sử dụng Microsoft Excel để xử lí số liệu.
- 3.1 Ảnh hưởng của các biện pháp xử lí rơm rạ và độ sâu làm đất ở các thời điểm khác nhau đến các chỉ tiêu nông học trong vụ Thu Đông 2015 tại huyện Tháp Mười – tỉnh Đồng Tháp.
- Kết quả ở Bảng 2 cho thấy ở thời điểm thu hoạch, biện pháp xử lí rơm rạ và độ sâu làm đất không có ảnh hưởng đến chiều cao cây, chiều cao cây dao động từ cm ở các biện pháp xử lí rơm rạ và các độ sâu làm đất chiều cao cây dao động từ cm.
- Điều này cũng được Tusar (2014) ghi nhận chiều cao cây lúa (giống lúa BRRI dhan49) không có ảnh hưởng khi cày đất ở các độ sâu khác nhau..
- Bảng 2: Ảnh hưởng của các biện pháp xử lí rơm rạ và độ sâu làm đất ở các thời điểm khác nhau đến chiều cao, số chồi/m 2 và chiều dài rễ trong vụ Thu Đông 2015 tại huyện Tháp Mười – tỉnh Đồng Tháp.
- Không xử lí 343b 19,8 96,3.
- Độ sâu làm đất (B).
- Ở thời điểm 60 NSKS, các biện pháp xử lí rơm rạ bằng các chế phẩm vi sinh rất có hiệu quả trong việc gia tăng số chồi/m 2 .
- Trong đó, xử lí rơm rạ bằng Dascela (395 chồi/m 2 ) và Trichomix-DT (402 chồi/m 2 ) trước khi chôn vùi cho số chồi/m 2 cao khác biệt ý nghĩa (5%) so với nghiệm thức không xử lí rơm rạ (343 chồi/m 2.
- Tuy nhiên, việc cày đất ở các độ sâu khác nhaukhông có tác dụng trong việc gia tăng số chồi/m 2 , dao động 344 - 395 chồi/m 2 (Bảng 2)..
- Ở thời điểm 40 NSKS, các biện pháp xử lí rơm rạ với các chế phẩm vi sinh không có hiệu quả trong việc gia tăng chiều dài rễ, dao động từ cm.
- Tuy nhiên, độ sâu làm đất có ảnh hưởng đến chiều dài rễ.
- Trong đó, cày đất ở độ sâu 15 - 20 cm cho chiều dài rễ cao cm), khác biệt ý nghĩa 1% so với nghiệm thức cày ở độ sâu 5 cm (dài rễ: 18,9 cm) và không cày đất (dài rễ: 16,9 cm), nhưng không khác biệt so với nghiệm thức cày ở độ sâu 10 cm (20,0 cm) (Bảng 2).
- Kết quả ở Bảng 3 cho thấy, các độ sâu làm đất rất có hiệu quả trong việc gia tăng hàm lượng chlorophyll a, b và tổng chlorophyll của lá lúa..
- Trong đó, cày đất ở độ sâu 20 cm giúp lá lúa có hàm lượng chlorophyll a và tổng chlorophyll đạt cao nhất (lần lượt là 13,5 µg/mg và 41,0 µg/mg), khác biệt so với các độ sâu làm đất còn lại, trừ việc cày ở độ sâu 10 cm và 15 cm.
- Tương tự, cày đất ở độ sâu 20 cm có hàm lượng chlorophyll b đạt cao nhất (27,5 µg/mg) khác biệt so với các độ sâu làm đất còn lại.
- Deborde et al., 2008), do đó cày ở độ sâu 20 cm có thể giúp rễ lúa hấp thu được lượng dinh dưỡng ở lớp đất sâu tốt hơn..
- Bảng 3: Ảnh hưởng của các biện pháp xử lí rơm rạ và độ sâu làm đất đến hàm lượng chlorophyll (µg/mg) ở thời điểm lúa trổ trong vụ Thu Đông 2015 tại huyện Tháp Mười - tỉnh Đồng Tháp.
- Chlorophyll a Chlorophyll b Chlorophyll a+b Xử lí rơm rạ (A).
- Không xử lí .
- Kết quả ở Bảng 4 cho thấy xử lí rơm rạ với chế phẩm Dascela cho độ cứng lóng 4 cao nhất (10,4 N), khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với xử lí vớiTrichomix-DT và không xử lí.
- Bên cạnh đó, cày đất ở độ sâu 20 cm cho độ cứng lóng 4 cao nhất (10,9 N), khác biệt so với các độ sâu làm đất còn lại và thấp nhất ở nghiệm thức không cày đất (6,81 N).
- pháp xử lí rơm rạ và độ sâu làm đất đến độ cứng lóng 4 ở mức ý nghĩa 1%.
- Trong đó, ở nghiệm thức xử lí Dascela việc kết hợp cày đất ở độ sâu 15 cm và 20 cm cho độ cứng lóng 4 cao nhất N), khác biệt so với các nghiệm thức còn lại.
- Bảng 4: Ảnh hưởng của các biện pháp xử lí rơm rạ và độ sâu làm đất đến độ cứng lóng 4 (N) trong vụ Thu Đông 2015 tại huyện Tháp Mười - Đồng Tháp.
- Độ sâu làm đất (A) Không xử lí Xử lí rơm rạ (B) Trichomix-DT Dascela Trung bình (A).
- 3.2 Các yếu tố cấu thành năng suấtlúa 3.2.1 Số bông/m 2 và khối lượng 1000 hạt Kết quả ở Bảng 5 cho thấy, biện pháp xử lí rơm rạ và các độ sâu cày đất không có hiệu quả trong việc gia tăng số bông/m 2 .
- Các biện pháp xử lí rơm rạ có số bông/m 2 dao động từ 276 - 295 bông/m 2 và các độ sâu làm đất có số bông/m 2 dao động từ 277.
- Tương tự, các biện pháp xử lí rơm rạ và các độ sâu làm đất không làm thay đổi đến khối lượng 1000 hạt.
- Bảng 5: Ảnh hưởng của các biện pháp xử lí rơm rạ và độ sâu làm đất đến các yếu tố cấu thành năng suất ở thời điểm thu hoạchtrong vụ Thu Đông 2015 tại huyện Tháp Mười - Đồng Tháp.
- bông/m 2 Năng suất lí thuyết (tấn/ha) Xử lí rơm rạ (A).
- Không xử lí 25,1 96,5c 88,1b 295 6,33b.
- Kết quả Bảng 5 cho thấy, biện pháp xử lí rơm rạ và độ sâu làm đất có hiệu quả trong việc gia tăngsố hạt/bông.
- Trong đó, xử lí Dascela cho số hạt/bông cao nhất (108 hạt/bông), cao và khác biệt có ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức xử lí rơm rạ với Trichomix-DT (102 hạt/bông) và nghiệm thức không xử lí rơm rạ (96,5 hạt/bông).
- Bên cạnh đó, việc cày đất ở độ sâu 20 cm cho số hạt/bông cao nhất (121 hạt/bông) và khác biệt ý nghĩa so với các biện pháp làm đất còn lại.
- Kết quả Bảng 5 cho thấy, xử lí rơm rạ bằng Trichomix-DT và Dascela trước khi cày vùi làm gia tăng khác biệt (1%) tỉ lệ hạt chắc lúc thu hoạch lúa.
- Tương tự, làm đất ở các độ sâu 15, 20 cm cũng có hiệu quả tích cực trong việc gia tăng tỉ lệ hạt chắc so với việc không cày vùi rơm rạ, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Trong đó, biện pháp cày ở độ sâu 20 cm cho tỉ lệ hạt chắc cao nhất.
- khác biệt so với các biện pháp làm đất còn lại, trừ ở biện pháp cày đất ở độ sâu 15 cm (90,6.
- 3.2.4 Năng suất lí thuyết.
- Kết quả Bảng 5 cho thấy, các biện pháp xử lí rơm rạ có tác động tích cực trên năng suất lí thuyết, khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.
- Trong đó, rơm rạ khi được xử lí với Dascela đã cho năng suất lí thuyết cao nhất (7,19 tấn/ha), khác biệt so với không xử lí rơm rạ.
- Tương tự, việc cày đất ở độ sâu 20 cm cũng cho năng suất lí thuyết cao nhất (8,16 tấn/ha), khác biệt ý nghĩa (1%) so với các độ sâu làm đất còn lại, năng suất lí thuyết thấp nhất ở việc không cày (5,62 tấn/ha).
- Tương tự, nghiên cứu của Khairul Alam (2013) cho thấy năng suất hạt tăng đáng kể ở độ sâu 20 - 25 cm..
- 3.2.5 Năng suất thực tế.
- Kết quả Bảng 6 cho thấy việc xử lí rơm rạ với các chế phẩm vi sinh thì rất có ý nghĩa trong việc gia tăng năng suất thực tế của lúa.
- Trong đó, xử lí.
- chế phẩm Dascela đem lại năng suất thực tế cao nhất (4,6 tấn/ha), khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với các biện pháp xử lí rơm rạ với Trichomix-DT..
- Đặc biệt, năng suất thực tế đạt thấp nhất (3,38 tấn/ha) ở nghiệm thức không xử lí rơm rạ với vi sinh trước khi tiến hành cày vùi.
- Bên cạnh đó, độ sâu làm đất cũng ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất thực tế của lúa.
- Trong đó, cày đất ở độ sâu 20 cm cho năng suất thực tế cao nhất (4,7 tấn/ha), khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức cày cạn và không cày đất.
- Theo nghiên cứu của Khairul Alam (2013), khi cày đất ở ba độ sâu khác nhau là và 20 - 25 cm, thì năng suất hạt gia tăng đáng kể khi cày đất ở độ sâu 20 - 25 cm.
- Có ảnh hưởng tương tác giữa biện pháp xử lí rơm rạ và biện pháp cày đất ở các độ sâu đến năng suất thực tế của lúa ở mức ý nghĩa 1.
- ở độ sâu 20 cm cho năng suất thực tế cao nhất (5,34 tấn/ha), khác biệt so với các nghiệm thức còn lại, nhưng không khác biệt so với nghiệm thức vùi rơm có xử lí Dascela kết hợp với cày đất ở độ sâu 15 cm (5,03 tấn/ha).
- Trung bình, năng suất đạt thấp nhất ở các nghiệm thức không xử lí rơm rạ và không cày đất (2,52 tấn/ha).
- (2016) cũng cho thấy việc sử dụng phân vi sinh Dascela có chứa vi khuẩn Cellulomonas flavigena với liều lượng 30 kg/ha rải đều trực tiếp trên rơm rạ và có nước trong ruộng (1 - 5 cm) làm rút ngắn thời gian phân hủy rơm rạ, khoảng 7 - 10 ngày sau khi xử lí và làm gia tăng hiệu quả năng suất lúa.
- Điều này có thể giải thích là do vi khuẩn Cellulomonas flavigena có khả năng phân hủy rơm rạ trong 7 ngày do tiết ra cellulases and hemicellulases (Sami et al., 1988), kết hợp với cày sâu giúp hạn chế ngộ độc hữu cơ ở rễ lúa, rễ lúa phát triển ở lớp đất sâu, độ cứng lóng 4 tốt hơn giúp lúa đứng cây ít đổ ngã nên lúa ít bị lép, từ đó gia tăng năng suất..
- Bảng 6: Ảnh hưởng của các biện pháp xử lí rơm rạ và độ sâu làm đất đến năng suất thực tế suất (tấn/ha) ở thời điểm thu hoạch trong vụ Thu Đông 2015 tại huyện Tháp Mười - Đồng Tháp.
- Độ sâu làm đất (A) Xử lí rơm rạ (B) Trung bình (A).
- Không xử lí Trichomix-DT Dascela.
- Vùi rơm có xử lí Dascela giúp gia tăng số chồi, độ cứng lóng 4.
- Cày ở độ sâu 20 cm giúp gia tăng chiều cao cây lúc thu hoạch, chiều dài rễ (40 ngày sau sạ), hàm lượng Chlorophyll a, b.
- năng suất lí thuyết và năng suất thực tế..
- Cày ở độ sâu 20 cm kết hợp với vùi rơm có xử lí Dascela giúp gia tăng độ cứng lóng 4 và năng suất thực tế..
- Cần thực hiện thêm nghiên cứu về các độ sâu cày đất khác nhau kết hợp với vùi rơm có xử lí chế phẩm vi sinh phân hủy rơm rạ trên nhiều vùng đất khác nhau và giống lúa khác nhau để có thể kết luận tính hiệu quả của khuyến cáo một cách chính xác hơn, góp phần tăng năng suất lúa ở các vùng thâm canh lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long..
- Ước tính lượng và các biện pháp xử lí rơm rạ ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hiệu quả xử lí rơm rạ và phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất lúa tại Châu Thành Hậu Giang.
- Ảnh hưởng của biện pháp xử lí rơm rạ đến một số đặc tính đất và sự sinh trưởng của lúa trong vụ Hè Thu ở Đồng bằng sông Cửu Long.