« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của giá thể đến kết quả nuôi ốc bươu đồng (Pila polita)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN KẾT QUẢ NUÔI ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita) Ngô Thị Thu Thảo.
- Ốc bươu đồng, Pila polita, nuôi thương phẩm, giá thể Keywords:.
- Nghiên cứu này được thực hiện trong 2 tháng nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại giá thể đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của ốc bươu đồng (Pila polita) trong giai đoạn nuôi thịt.
- Thí nghiệm được bố trí với 3 loại giá thể khác nhau là: 1).
- Không có giá thể (ĐC).
- Cây lục bình (LB) với 3 lần lặp lại cho mỗi loại giá thể.
- Sau 60 ngày nuôi, tỷ lệ sống của ốc bươu đồng không khác biệt giữa các nghiệm thức (p>0,05).
- Tuy nhiên giá trị trung bình về chiều cao mm), chiều rộng mm) và khối lượng g) của ốc nuôi với giá thể lục bình đều cao hơn các nghiệm thức khác (p<0,05).
- Trong điều kiện nuôi với giá thể lục bình, ốc bươu đồng cũng đạt kết quả cao nhất về tỷ lệ tăng sinh khối (802.
- Ốc bươu đồng (Pila polita) là loài ốc bản địa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Tình trạng khai thác quá mức cùng với việc du nhập các loài ngoại lai như ốc bươu vàng đã làm suy giảm sự xuất hiện và mật độ ốc bươu đồng trong tự nhiên (Trần Ngọc Chinh, 2014).
- nghiên cứu về ốc bươu đồng chủ yếu tập trung vào kỹ thuật sản xuất giống (Nguyễn Thị Đạt, 2010;.
- Các nghiên cứu đã tìm ra loại thức ăn, mật độ và chế độ thay nước phù hợp cho quá trình ương giống ốc bươu đồng, góp phần đóng góp các qui trình kỹ thuật để ương ốc bươu.
- Việc phát triển nghề nuôi thương phẩm ốc bươu đồng là vấn đề cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, giảm áp lực khai thác, bảo vệ và phục hồi nguồn lợi ốc bản địa cũng như đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản.
- Các nghiên cứu về nuôi thương phẩm ốc bươu đồng ở Việt Nam và ĐBSCL chưa nhiều và chủ yếu tập trung vào vấn đề mật độ và thức ăn..
- Nguyễn Thị Đạt (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và một số loại thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng Pila polita trong nuôi thương phẩm với thời gian nuôi là 4 tháng.
- (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng nuôi trong ao với thời gian 5 tháng.
- Kết quả cho thấy nuôi ốc bươu đồng bằng thức ăn phối hợp gồm bèo cái, cám và bột cá có tăng trưởng nhanh hơn và tỷ lệ sống cao hơn khi ốc sử dụng cây bèo cái đơn thuần và mức độ phối chế với bột cá 5 - 7,5% cho hiệu quả cao hơn phối chế với bột cá 10%.
- (2014) cho thấy ốc bươu đồng trưởng thành thường phân bố và đẻ trứng ở những thủy vực có thực vật thủy sinh đặc biệt là sự hiện diện của cây lục bình.
- Cây và chùm rễ lục bình có thể đóng vai trò nhất định đối với quá trình sinh trưởng của óc bươu đồng, ví dụ như làm giá thể nâng đỡ hoặc lẩn tránh địch hại… Bên cạnh việc xác định các yếu tố kỹ thuật như loại thức ăn, mật độ, mực nước… trong nuôi thương phẩm thì giá thể sử dụng trong quá trình nuôi cũng là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định loại giá thể phù hợp với điều kiện thực tế và đạt được hiệu quả cao trong quá trình nuôi thương phẩm ốc bươu đồng..
- Thí nghiệm sử dụng 3 loại giá thể khác nhau, mỗi loại được lặp lại 3 lần như sau: 1.
- Cây lục bình.
- Với giá thể lục bình thì sử dụng nguyên cây còn sống có chiều dài 9-10 cm, mỗi bể sử dụng 5 cây lục bình.
- Số lượng chùm dây nylon và cây lục bình cho vào bể nuôi được tính toán để diện tích giá thể tương đương nhau giữa 2 nghiệm thức sử dụng giá thể.
- Giá thể lục bình được thay mới hoàn toàn theo định kỳ thay nước cho bể nuôi.
- Giá thể dây nylon được chuẩn bị bằng cách ngâm dây nylon trong nước ngọt khoảng 2-3 ngày rồi rửa sạch và phơi khô, sau đó xé nhuyễn, chiều dài dây nylon khoảng 60 cm và bó thành từng chùm, mỗi bể sử dụng 5 chùm giá thể..
- Chiều cao, chiều rộng và khối lượng cá thể ốc được đo 10 ngày/lần nhằm xác định tăng trưởng về kích thước và khối lượng của ốc nuôi.
- Tỷ lệ sống.
- Hệ số thức ăn (FCR) =Thức ăn sử dụng (g)/.
- Trung bình nhiệt độ buổi chiều không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức, tuy nhiên nhiệt độ buổi sáng trong các bể nuôi với giá thể lục bình thấp hơn (p<0,05).
- Điều này có thể thuận lợi hơn cho ốc bươu đồng vì ốc thường trồi lên tầng mặt tìm thức ăn vào lúc sáng sớm.
- Theo Lum Kong and Kenny (1989) thì nhiệt độ thích hợp cho ốc bươu đồng từ 20-32 o C, khi nhiệt độ xuống dưới 15 o C hay trên 40 o C thì ốc sẽ chuyển sang ngủ đông hoặc ngủ hè..
- Khoảng biến động của pH trong thời gian thí nghiệm từ 7,5-8,5 là phù hợp cho sinh trưởng của ốc.
- Theo Nguyễn Thị Diệu Linh (2011) có thể nuôi thương phẩm ốc bươu đồng ở pH 7,1-8,4..
- Kết quả nghiên cứu nuôi ốc bươu đồng của Nguyễn Thị Đạt (2010) thì hàm lượng NO 2 - dao động trong khoảng 0,3-1,0 mg/L.
- Từ những nhận định trên thì độ kiềm, hàm lượng NH 4 + /NH 3 và NO 2 - trong thời gian thí nghiệm nói chung không gây bất lợi cho sinh trưởng của ốc bươu đồng.
- Tuy nhiên sự tích tụ của thức ăn dư thừa và chất thải của ốc từ tháng thứ 2 của quá trình thí nghiệm có thể gây ra những ảnh hưởng xấu nhất định, đặc biệt là những ngày cuối của chu kỳ thay nước..
- Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 3.2 Tốc độ tăng trưởng của ốc bươu đồng.
- Trong thời gian nuôi, tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao của ốc nuôi với giá thể lục bình tăng cao ở giai đoạn đầu (2,01 %/ngày), sau đó giảm dần ngày).
- Khi sử dụng giá thể nilon hoặc không có giá thể thì tốc độ tăng trưởng về chiều cao đạt thấp hơn rất rõ (p<0,05).
- Tốc độ tăng trưởng về chiều rộng của ốc tương đối chậm hơn so với tăng trưởng về chiều cao, tuy nhiên.
- khuynh hướng tương tự là ốc nuôi với giá thể lục bình có tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn ngay từ giai đoạn 10 ngày đầu so các nghiệm thức khác (Bảng 2).
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao và chiều rộng của ốc sau đó có giảm đi có thể do một số ốc đã gần đạt kích cỡ trưởng thành.
- Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao và chiều rộng của ốc bươu đồng Ngày nuôi Đối chứng Nilon Lục bình Tăng trưởng tương đối về chiều cao (%/ngày).
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng của ốc nuôi với giá thể lục bình tăng cao nhất ở giai đoạn 10 ngày đầu (5,28 %/ngày) và luôn duy trì cao hơn so với các nghiệm thức khác (Bảng 3).
- Từ ngày 30 đến ngày 60 của quá trình thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng của ốc ở tất cả các nghiệm thức đều có xu hướng giảm dần, tuy nhiên ốc nuôi với giá thể lục bình vẫn thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng cao hơn so với không có giá thể hoặc giá thể là chùm nilon (p<0,05).
- Kết quả thu được về tốc độ tăng trưởng của ốc cho thấy một đặc điểm là trong điều kiện nuôi thí nghiệm ốc bươu đồng tăng trưởng khối lượng nhanh hơn so với chiều cao hoặc chiều rộng.
- Ngô Thị Thu Thảo và ctv., 2009) đều cho kết quả tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của ốc nhanh hơn so với tăng về chiều cao.
- Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của ốc bươu đồng (%/ngày) Ngày nuôi Đối chứng Nilon Lục bình a 3,17±0,93 ab 5,28±1,30 b a 3,61±0,23 a 4,51±0,39 b a 3,59±0,64 ab 4,49±0,50 b a 3,73±0,23 a 4,66±0,10 b a 3,37±0,17 b 4,24±0,03 c a 3,30±0,10 a 3,88±0,07 b Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Sau 60 ngày thí nghiệm, ốc bươu đồng nuôi với giá thể lục bình đạt trung bình chiều cao, chiều rộng và khối lượng cao hơn so với giá thể nylon hoặc không có giá thể (p>0,05).
- Các kết quả này chứng tỏ giá thể đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của ốc bươu đồng.
- Ngoài tác dụng nâng đỡ ốc, giá thể lục bình với chùm rễ còn có vai trò như “bẫy” mùn bã hữu cơ và vật chất lơ lửng trong cột nước góp phần cải thiện chất lượng nước trong bể, có thể giúp tích tụ mùn bã hữu cơ và vi sinh vật làm thức ăn cho ốc bươu đồng.
- Giá thể nylon chỉ tạo điều kiện cho ốc lẩn tránh ánh sáng vào ban ngày nhưng lại gây cản trở cho sự di chuyển của ốc, mùn bã hữu cơ và vi sinh vật có thể tích tụ trên các sợi dây nylon nhưng có lẽ không được thuận lợi như trên các sợi rễ lục bình.
- Trong các bể không sử dụng giá thể, ốc phải thường xuyên treo mình lơ lửng trên mặt nước, việc không có giá thể nâng đỡ có thể đã làm cho ốc hao tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình vận động và di chuyển để tìm đến nơi có hạt thức ăn.
- Bảng 4: Chiều cao, chiều rộng và khối lượng của ốc bươu đồng theo thời gian.
- Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 3.3 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng của ốc.
- bươu đồng.
- Chiều cao của ốc bươu đồng khi nuôi bằng giá thể lục bình tập trung nhiều vào nhóm 30-35 mm (46.
- Đặc biệt nếu không sử dụng giá thể thì chiều cao của ốc chủ yếu ở nhóm 25-30 mm (49%) và không xuất hiện ốc có chiều cao vỏ >.
- Tỷ lệ.
- Hình 1: Tỷ lệ phân hóa chiều cao của ốc bươu đồng.
- Khối lượng (g).
- Hình 2: Tỷ lệ phân hóa khối lượng của ốc bươu đồng Khi sử dụng giá thể lục bình thì khối lượng ốc.
- Đối với giá thể là chùm nilon và đối chứng thì khối lượng ốc chủ yếu.
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy việc bổ sung giá thể lục bình trong quá trình nuôi thương phẩm ốc bươu đồng đã dẫn đến thu hoạch được ốc có khối lượng lớn hơn (Hình 2)..
- 3.4 Tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng sinh khối và năng suất ốc bươu đồng.
- Sau 2 tháng nuôi, tỷ lệ sống trung bình của ốc bươu đồng trong nghiệm thức không có giá thể đạt 90%, kế đến là lục bình (87,67%) và chùm nilon (86,33.
- Theo nghiên cứu ảnh hưởng thức ăn và mật độ nuôi ốc bươu đồng thương phẩm của Nguyễn Thị Diệu Linh (2011) thì tỷ lệ sống đạt từ 72-78% sau 120 ngày nuôi.
- này cho thấy tỷ lệ sống của ốc khá cao so với nghiên cứu nuôi thương phẩm trước đây và luôn duy trì tương đối ổn định (giảm nhiều nhất là 13, 67% ở nghiệm thức sử dụng dây nylon làm giá thể) có thể do thời gian nuôi tương đối ngắn hơn cho nên ốc tỷ lệ hao hụt ít hơn.
- Từ ngày thứ 50 đến 60 của thí nghiệm tỷ lệ sống của ốc trong tất cả các nghiệm thức đều giảm nhiều.
- đã tăng lên trong tất cả các bể nuôi do tích tụ của thức ăn thừa và chất thải của ốc.
- Ngoài ra, có thể do nguồn nước cấp từ ao nuôi cá bị nhiễm hóa chất xử lý địch hại, mặc dù đã được để lắng 4-5 ngày mới sử dụng nhưng khi cung cấp cho các bể nuôi đã dẫn đến hiện tượng chết của ốc bươu đồng..
- Hình 3: Tỷ lệ sống của ốc bươu đồng theo thời gian thí nghiệm Tỷ lệ tăng sinh khối của ốc nuôi với giá thể lục.
- Theo nghiên cứu của Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo (2014) thì trung bình tỷ lệ tăng sinh khối của ốc bươu đồng trong quá trình ương có thể biến động từ 363-893% (tức là tăng khoảng từ 3,63 đến 8,93.
- Ốc bươu đồng được nuôi với giá thể lục bình đạt năng suất cao nhất (2,64 kg/m 3.
- kế đến là giá thể nilon (1,89 kg/m 3 ) và cuối cùng là không có giá thể (1,75 kg/m 3.
- Khi so sánh thống kê thì năng suất của ốc nuôi với giá thể lục bình đạt cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại (p<0,05)..
- Bảng 5: Tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng sinh khối, năng suất và hệ số thức ăn.
- Tỷ lệ tăng sinh khối.
- H ệ số thức ăn khi nuôi với giá thể lục bình là thấp nhất (0,23), tiếp theo là chùm dây nilon (0,31).
- Các kết quả này cho thấy, khi nuôi ốc với giá thể lục bình thì ít tiêu tốn thức ăn hơn so với nuôi.
- Thêm vào đó, nếu thời gian ốc bắt được các hạt thức ăn kéo dài hơn có thể phần lớn chất dinh dưỡng đã thất thoát và dẫn đến giảm hiệu quả đối với sinh trưởng của ốc.
- Nguyễn Thị Diệu Linh (2011) thu được kết quả FCR dao động từ 2-5 khi thực hiện nuôi ốc bươu đồng trong 120 ngày.
- (2013) ương ốc bươu đồng bằng các loại thức ăn khác nhau trong 35 ngày và thu được kết quả hệ số thức ăn là khi cho ăn rau xanh, trong khi đó nếu cho ăn thức ăn công nghiệp thì hệ số này là .
- Các kết quả thu được của nghiên cứu này cho thấy hiệu quả của việc nuôi ốc bươu đồng với giá thể là cây lục bình.
- Khi nuôi với loại giá thể này lượng thức ăn tiêu tốn ít hơn nhưng ốc đạt năng suất cao hơn so với nuôi không có giá thể hoặc giá thể là chùm dây nilon..
- Sau 60 ngày nuôi, tỷ lệ sống của ốc bươu đồng khi nuôi trong bể không có giá thể tương đương với nuôi trong bể có giá thể là chùm nilon hoặc cây lục bình..
- Chiều cao, chiều rộng và khối lượng trung bình của ốc bươu đồng nuôi với giá thể lục bình đạt cao nhất..
- Tỷ lệ tăng sinh khối và năng suất ốc bươu đồng đạt cao nhất và ít tiêu tốn thức ăn khi sử dụng giá thể lục bình trong quá trình nuôi..
- Sử dụng giá thể lục bình trong quá trình nuôi ốc bươu đồng góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng và năng suất ốc nuôi..
- Ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giống.
- Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita Deshayes, 1830).
- Ảnh hưởng của rau xanh và thức ăn công nghiệp đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng giống (Pila polita).
- Ảnh hưởng của các chế độ thay nước khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc len (Cerithidea obtusa)..
- Ảnh hưởng của chu kỳ thay nước đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của ốc bươu đồng (Pila polita).
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng Pila polita và thử nghiệm kỹ thuật sản xuất.
- Ảnh hưởng của mật độ và một số loài thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng Pila polita trong nuôi thương phẩm.
- Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ốc bươu đồng Pila polita nuôi trong giai ở ao nước ngọt thành phố.
- Nghiên cứu sự phong phú của ốc bươu đồng (Pila polita) ở huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp và khả năng cạnh tranh với ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata).