« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán và mở cửa thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia tham gia TPP


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRỊ VỐN HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ MỞ CỬA THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.
- TẠI CÁC QUỐC GIA THAM GIA TPP Lại Cao Mai Phương.
- Giá trị vốn hóa, mở cửa thương mại, tăng trưởng kinh tế.
- Kết quả cho thấy giá trị vốn hóa TTCK ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại nhóm quốc gia đang phát triển (nhưng không tác động đến các quốc gia phát triển).
- mở cửa thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại nhóm quốc gia phát triển (nhưng tác động không có ý nghĩa thống kê đến nhóm quốc gia đang phát triển).
- Kết quả nghiên cứu gợi ý cho các nhà quản lý và thiết lập chính sách tại từng nhóm quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững..
- Ảnh hưởng của giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán và mở cửa thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia tham gia TPP.
- Ngày đại diện mười hai quốc gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore,.
- Mỹ và Việt Nam đã chính thức ký kết thỏa thuận về lời văn Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại New Zealand..
- Tuy nhiên, để TPP có hiệu lực thì cần ít nhất 2 năm để quốc hội của 12 quốc gia thành viên thông qua.
- Nếu 12 quốc gia đều thông qua, TPP trở thành hiệp định thương mại tự do khu vực lớn nhất trong lịch sử được ký kết với độ bao phủ khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu, các rào cản thương mại được hạ thấp đối với hầu hết các mặt hàng, bên cạnh đó,các tiêu chuẩn và quy tắc mới về đầu tư, môi trường và việc làm giữa các quốc gia thành viên sẽ cởi mở hơn trước.
- Nhưng, trình độ phát triển giữa các quốc gia là khá chênh lệch khi các thành viên tham gia TPP có thể được phân loại thành hai nhóm: Nhóm các quốc gia đang phát triển (Chile, Malaysia, Mexico, Peru, Việt Nam) và nhóm quốc gia phát triển (Australia, Brunei, Canada, Hoa Kỳ, New Zealand, Nhật Bản, Singapore), do đó, việc tham gia TPP sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế tại mỗi nhóm quốc gia là rất khác nhau.
- Chính vì vậy, mục đích của bài viết này là nghiên cứu ảnh hưởng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán (TTCK) và mở cửa thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại nhóm các quốc gia đang phát triển và nhóm các quốc gia phát triển khi tham gia TPP trong giai đoạn 2000-2015.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số gợi ý cho các nhà quản lý nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia này..
- Mối liên hệ giữa phát triển TTCK và tăng trưởng kinh tế.
- Một số nghiên cứu khẳng định sự phát triển của TTCK là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế (Levine &.
- Với vai trò là một trong những kênh huy động vốn cho nền kinh tế, TTCK phát triển giúp cả doanh nghiệp và Chính phủ có thể huy động vốn hiệu quả với chi phí rẻ, nhờ đó khuyến khích họ đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh (Greenwood &.
- TTCK phát triển sẽ khuyến khích các trung gian tài chính gia tăng cung cấp dịch vụ tài chính (Patrick, 1966), nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra mức phí cạnh tranh hơn (Schumpeter, 1932), nhờ đó góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng hơn.
- Ngoài ra, một TTCK phát triển tốt sẽ thúc đẩy tăng trưởng bằng cách khuyến khích tăng tiết kiệm và giảm chi phí giao dịch (Dicle &.
- Ngược lại, nghiên cứu của Atje &.
- Javanovic (1993) kết luận rằng TTCK dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn so với khu vực ngân hàng..
- Nghiên cứu hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển, Harris (1997) tìm thấy mối liên kết giữa các TTCK và tăng trưởng kinh tế chỉ tồn tại trong nhóm các nước đang phát triển.
- Mukherjee (2008) và Cooray (2010) chỉ ra các quốc gia đang phát triển được hưởng lợi nhiều hơn từ phát triển khu vực tài chính so với các quốc gia đã phát triển.
- Mukherjee (2008) và Cooray (2010) cho rằng những cải thiện về tỷ lệ đầu tư và hiệu quả từ việc sử dụng vốn tại các quốc gia đang phát triển thể hiện rõ nét hơn so với nhóm các quốc gia đã phát triển.
- (1999) cho rằng nhóm quốc gia đã phát triển có mức phí rẻ hơn tương đối so với các nhóm các quốc gia đang phát triển là do các tổ chức tài chính, thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu tại các quốc gia này phát triển hơn, do đó tạo nguồn tín dụng sẵn có với chi phí thấp hơn trong nền kinh tế.
- Maksimovic (1998) nhấn mạnh rằng những TTCK được xếp hạng cao với quy định trong nước tiệm cận các quy phạm luật quốc tế thường thu hút được nguồn vốn ngoại đầu tư vào nhiều hơn so với các thị trường khác, nhờ đó tăng trưởng kinh tế nhanh hơn..
- Mối liên hệ giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế có thể được đặt vào các vị trí: lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Romer, 1986.
- Lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng một chính sách thương mại cởi mở hơn cho phép một quốc gia định hướng các yếu tố sản xuất vào các lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao hơn.
- Vì các yếu tố nội sinh được sử dụng tốt hơn do mở cửa thương mại tăng, khi đó, quốc gia có tốc độ tăng trưởng cân bằng cao hơn trong dài hạn thông qua chuyên môn ngày càng tăng và giảm các chi phí yếu tố đầu vào (Romer, 1994).
- Ngoài ra, mở cửa thương mại cũng làm giảm chi phí giao dịch (giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan về đầu tư và chi phí bôi trơn làm kinh doanh) của đầu tư và thúc đẩy hiệu quả phân bổ đầu tư thông qua việc định hướng lại các yếu tố của sản xuất trong các lĩnh vực có lợi thế tương đối trong trao đổi thương mại, do đó nâng cao kinh tế.
- Do đó, để tránh rơi vào tình trạng suy thoái và khai thác hiệu quả theo qui mô, sản xuất sẽ được dịch chuyển sang một quốc gia khác tùy thuộc vào các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm.
- Khi đó, sự giao thương giữa các quốc gia sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế..
- Elhanan (1991) và Barro (1995) cho rằng nền kinh tế có mở cửa cao hơn thì khả năng hấp thụ để phát triển công nghệ từ các nền kinh tế tiên tiến tốt hơn, do đó, họ có thể phát triển nhanh hơn so với các nền kinh tế có mở cửa thấp hơn.
- Solow (1956) cho rằng mở cửa thương mại tạo không gian cho phát triển công nghệ và hiệu quả trong việc phân bổ các yếu tố đầu vào thông qua loại bỏ những bảo hộ trong nước, khi đó những sản phẩm nhập khẩu sẽ cạnh tranh trực tiếp với những hàng hóa trong nước..
- Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế.
- Rodrik (1999) cho rằng các quốc gia có nền kinh tế mở các yếu tố vĩ mô thường không ổn định do bị ảnh hưởng bởi lạm phát, mất giá tiền tệ và khả năng xảy ra khủng hoảng cán cân thanh toán gia tăng..
- Ngoài ra, Krugman (1994) lưu ý rằng mức mở cửa thương mại, đặc biệt là độ lớn của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ảnh hưởng nhiều nhất đến khối lượng thương mại của một quốc gia, nhưng không tác động đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó..
- Mối liên hệ giữa chi tiêu chính phủ, lạm phát và tăng trưởng kinh tế..
- Barro (1990) đã đưa ra mô hình lý thuyết về vai trò của chi tiêu chính phủ và thuế đối với tăng trưởng kinh tế.
- chính phủ đối với hàng hóa và dịch vụ công sẽ tác động tích cực đến sản xuất của khu vực tư nhân từ đó góp phần tác động đến tăng trưởng toàn nền kinh tế.
- Dựa trên lý thuyết của Barro (1990), một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan âm giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế như:.
- Keynes (1936) đã đưa ra mô hình đường tổng cung và tổng cầu để thể hiện mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng.
- Keynes (1936) cho rằng lạm phát và tăng trưởng biến động cùng chiều và có sự đánh đổi lẫn nhau, nghĩa là nền kinh tế muốn đạt tăng trưởng cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định.
- (1996), Haslag (1997) cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế..
- Tuy nhiên, kết quả một số nghiên cứu lại cho thấy lạm phát là nguyên nhân gây ra sụt giảm nghiêm trọng tỷ suất sinh lời của các dự án đầu tư và có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế như:.
- Trong đó: i: Quốc gia thứ i (i = 1-5) đối với các quốc gia đang phát triển.
- (i = 1-6) đối với các quốc gia phát triển.
- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm.
- Vương quốc Brunei đến nay vẫn chưa có thị trường chứng khoán, do đó, để xác định mức độ ảnh hưởng giá trị vốn hóa TTCK và mở cửa thương mại đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn từ năm 2000-2015 bài viết sẽ sử dụng dữ liệu của 11 quốc gia tham gia TPP (gồm 5 quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển và 6 quốc gia thuộc nhóm các quốc gia phát triển) để thực hiện nghiên cứu..
- 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ 4.1 Kết quả nghiên cứu.
- Kết quả từ Bảng 2 cho thấy, đối với nhóm quốc gia đang phát triển, riêng Malaysia có tới 3/5 biến đạt tỷ lệ lớn nhất so với GDP là STOCK, OPEN và.
- Việt Nam có INF cao nhất trong các quốc gia nghiên cứu vào năm 2008.
- Trong các quốc gia đang phát triển, Peru có GDP cao nhất vào năm 2008, ngược lại, Mexico có giá trị thấp nhất vào năm 2009..
- Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Quốc gia.
- đang phát triển.
- Quốc gia phát triển.
- quốc gia phát triển, Singapore là quốc gia có GDP, STOCK và OPEN đạt giá trị cao nhất lần lượt vào các năm và 2008.
- Trong các quốc gia phát triển tham gia TPP: Canada dẫn đầu về GOV nhưng có INF thấp nhất cùng vào năm 2009.
- Tỷ lệ lạm phát (INF) trung bình trong thời gian nghiên cứu của nhóm quốc gia phát triển là 1,65%/năm, của nhóm quốc gia đang phát triển là 5,3%/năm.
- và biên độ dao động của hai nhóm quốc gia này lần lượt là 2,1% và 4,3%.
- các quốc gia phát triển các quốc gia đang phát triển có INF trung bình năm gấp 3,2 lần và mức độ biến động tỷ lệ lạm phát gấp 2 lần..
- Mở cửa thương mại (OPEN) hàng năm giữa hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển không có sự chênh lệch nhiều 100,67% so với 98%..
- Nhưng, mức độ biến động của biến OPEN giữa hai nhóm quốc gia là rất lớn, thể hiện ở độ lệch chuẩn của biến OPEN tại các quốc gia phát triển là 127%.
- gấp 2,3 lần so với độ lệch chuẩn của các quốc gia đang phát triển.
- Điều này cho thấy so với các quốc gia phát triển, các quốc gia đang phát triển có tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu trên tổng sản phẩm quốc nội hàng năm tương đối đồng đều hơn..
- Đang phát triển.
- Phát triển.
- Đối với nhóm quốc gia phát triển, hệ số tương quan của biến GOV với tất cả các biến còn lại đều âm.
- Đối với nhóm quốc gia đang phát triển, biến GOV có hệ số tương quan âm với các biến GDP, OPEN, INF.
- Biến Quốc gia đang phát triển Quốc gia phát triển.
- Thông qua các kiểm định cho thấy phương pháp ước lượng REM là phù hợp nhất đối với các quốc gia đang phát triển, phương pháp ước lượng FEM là phù hợp nhất đối với các quốc gia phát triển.
- Bảng 4, tác giả trình bày kết quả hồi quy mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia tham gia TPP và các yếu tố theo phương pháp ước lượng GLS..
- 4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu.
- Tỷ lệ giá trị vốn hóa trung bình trên tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia đang phát triển đạt dưới 65%/năm thấp hơn nhiều so với các quốc gia.
- đến tăng trưởng kinh tế tại nhóm quốc gia phát triển (do hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê)..
- Cụ thể, với mức ý nghĩa 5% và giữ các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ giá trị vốn hóa trung bình trên tổng sản phẩm quốc nội tại các quốc gia đang phát triển tăng thêm 1% thì tăng trưởng kinh tế sẽ tăng thêm 0,023%.
- Kết quả từ Bảng 3 cho thấy mở cửa thương mại trung bình năm giữa hai nhóm quốc gia không có sự chênh lệch nhiều và các quốc gia đang phát triển có mức biến động về mở cửa thương mại cao hơn nhiều so với các quốc gia đang phát triển.
- Ngoài ra, kết quả hồi quy cho thấy mở cửa thương mại chỉ tác động đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia phát triển mà không tác động đến các quốc gia đang phát triển..
- thêm 1 đơn vị sẽ tác động giảm 0,6472 đơn vị tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, và giảm 0,1886 đơn vị tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia phát triển khi các yếu tố khác không đổi..
- Tỷ lệ lạm phát đều tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở cả hai nhóm quốc gia.
- Giữ các yếu tố khác không đổi với mức ý nghĩa 5%, khi tỷ lệ lạm phát tăng thêm 1 đơn vị thì tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển tăng thêm lần lượt là 0,123 và 0,2712 đơn vị.
- Bên cạnh đó, Bảng 3 cho thấy, so với các quốc gia phát triển các quốc gia đang phát triển có tỷ lệ lạm phát trung bình năm gấp 3,2 lần và mức độ biến động tỷ lệ lạm phát gấp 2 lần (=4,3/2,1).
- Như vậy, các quốc gia phát triển có tỷ lệ lạm phát trung bình năm và mức độ biến động của tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với các quốc gia đang phát triển, nhưng tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của nhóm quốc gia này cao hơn so với nhóm quốc gia đang phát triển (0,271 >.
- Tuy nhiên, các nhà làm chính sách của các quốc gia đều không muốn tăng lạm phát để tăng trưởng kinh tế, mà họ sẽ có xu hướng giữ lạm phát ổn định để kích thích tăng trưởng kinh tế..
- Kết quả thực nghiệm cho thấy giá trị vốn hóa TTCK và mở cửa thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế tại nhóm quốc gia phát triển và nhóm quốc gia đang phát triển là rất khác nhau..
- Nghiên cứu khẳng định giá trị vốn hóa TTCK có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhóm quốc gia đang phát triển nhưng không ảnh hưởng đến nhóm quốc gia đã phát triển.
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Harris (1997), Deb &.
- Trong giai đoạn mở cửa thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại nhóm các quốc gia phát triển, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Grossman &.
- Tuy nhiên, trong giai đoạn này chưa thể chứng minh mở cửa thương mại có tác động đến tăng trưởng kinh tế tại nhóm các quốc gia đang phát triển..
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số gợi ý cho các nhà quản lý và thiết lập chính sách thuộc hai nhóm các quốc gia nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững tại các quốc gia tham gia TPP:.
- Tại nhóm quốc gia đang phát triển: Để TTCK phát triển bền vững và là một trong những yếu tạo động lực phát triển kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, các nhà quản lý và thiết lập chính sách tại những quốc gia này cần đưa ra các chính.
- Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Harris (1997), Deb &.
- Bên cạnh đó, Ủy ban chứng khoán Nhà nước tại các quốc gia này cần cân nhắc đưa ra những quy định liên quan đến công bố thông tin trên TTCK phù hợp với quy phạm luật quốc tế để tạo sự minh bạch hơn cho thị trường, các doanh nghiệp cải thiện chất lượng quản trị công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhờ đó thu hút thêm nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào thị trường..
- Tại nhóm quốc gia phát triển: Tương tự như kết quả nghiên cứu của Grossman &.
- Barro (1995) nghiên cứu này cho thấy mở cửa thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại nhóm quốc gia phát triển.
- Do đó, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các quốc gia này sẽ tìm cách tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, đặc biệt là chú trọng vào xuất khẩu thông qua việc mở rộng thị trường sang các quốc gia đang phát triển.
- Ngoài ra, theo Vernon (1966) các quốc gia phát triển với công nghệ kỹ thuật tiên tiến thì các sản phẩm được sản xuất hàng loạt với giá thành thấp và nhanh chóng bão hòa.
- Do đó, để tránh rơi vào tình trạng suy thoái và khai thác hiệu quả theo quy mô, sản xuất sẽ được dịch chuyển sang một quốc gia khác tùy thuộc vào các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm.
- Khi đó, sự giao thương giữa các quốc gia sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế..
- Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo: Bài viết này chủ yếu nghiên cứu các quốc gia trước ngưỡng cửa tham gia TPP mà chưa lượng hóa những cam kết của từng thành viên khi tham gia TPP sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này như thế nào.
- Do đó, sẽ toàn diện hơn nếu từng quốc gia tham khảo thêm những nghiên cứu đánh giá dựa trên các kịch bản khác nhau từ các chuyên gia độc lập thời kỳ hậu ký kết TPP, chạy dữ liệu mô phỏng so sánh giữa những mức độ tham gia TPP, từ đó lượng hóa các kịch bản để đưa ra chiến lược phù hợp