« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của kích thước đến hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC ĐẾN HIỆU QUẢ SINH SẢN CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita).
- Kích thước ốc bố mẹ, ốc bươu đồng, Pila polita, sinh sản.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của kích thước ốc bươu đồng (Pila polita) đến các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sinh sản..
- Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức chiều cao của ốc bố mẹ và được lặp lại 3 lần là: 1) Ốc có chiều cao từ 30-35 mm (SC1).
- 2) Ốc có chiều cao từ 40-45 mm (SC2) và 3) Ốc có chiều cao 50-55 mm (SC3).
- Ốc bố mẹ được thu từ tự nhiên và nuôi trong 9 bể nhựa có thể tích 0,5 m 3 với mật độ 15 cặp/bể để thu thập các chỉ tiêu liên quan đến quá trình sinh sản.
- Kết quả sau 90 ngày nuôi cho thấy sức sinh sản của ốc bươu đồng đạt cao nhất ở SC3 (118,79 trứng/cá thể) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với SC2 (74,19 trứng/cá thể) và SC1.
- Các kết quả về khối lượng và đường kính trứng do ốc sinh sản, kích thước và khối lượng ốc mới nở đều đạt cao hơn ở ốc bố mẹ thuộc nhóm SC3 (p<0,05).
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy ốc bươu đồng có chiều cao từ 50-55 mm thích hợp hơn so với nhóm chiều cao 30-35 mm hoặc 40-45 mm trong việc chọn làm ốc bố mẹ phục vụ sản xuất giống nhân tạo..
- Ốc bươu đồng (Pila polita) là loài ốc bản địa của Việt Nam, chúng phân bố ở các thủy vực nước ngọt như: ao, đầm, mương vườn, đồng ruộng…nơi có nhiều mùn bã hữu cơ và thực vật thủy sinh..
- Trước đây, ốc bươu trong tự nhiên có sản lượng khai thác khá cao.
- Tuy nhiên, nguồn lợi ốc bươu đồng những năm gần đây ngày càng suy giảm do sự lấn át của ốc bươu vàng, thuốc bảo vệ thực vật, sự khai thác quá mức của con người và ô nhiễm môi trường.
- Ở nước ta, một số mô hình nuôi ốc bươu đồng đang phát triển và ngày càng được nhân rộng nên nhu cầu con giống tăng lên.
- Vì vậy, việc sản xuất giống ốc bươu đồng với số lượng lớn và chất lượng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi là rất cần thiết.
- (2010) và Nguyễn Thị Bình (2011) nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An cho rằng ốc bươu đồng trong tự nhiên đạt kích thước sinh sản lần đầu khi chiều cao vỏ đạt từ 30 - 40 mm và có sự khác nhau giữa con đực và con cái, cụ thể đối với con cái từ 36 - 38 mm và con đực từ 31 - 32 mm.
- Lê Đức Đồng (1997) nghiên cứu ốc bươu vàng Pomacea canaliculata ở Việt Nam cho thấy ốc sinh sản lần đầu khi chiều cao trung bình đạt 38,2 mm, tuy nhiên trong tự nhiên ốc bươu vàng thành thục sinh dục lần đầu có kích cỡ chiều cao trung bình 30 mm (Kaneshuimaet al., 1986).
- Estebenet and Martín (2002) và Estoy et al., (2002a, 2002b) cho thấy ốc bươu vàng Pomacea canaliculata tham gia sinh sản lần đầu có kích thước chiều cao ở con cái là 25mm, với thời gian từ 2 - 3 tháng ốc bắt đầu tham gia sinh sản, trong môi trường sống tự nhiên thì cần hơn một năm (Ozawa and Makino, 1989.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa kích thước ốc trưởng thành với khả năng sinh sản, chất lượng trứng và chất lượng ốc con để xác định kích thước sinh sản tối ưu làm cơ sở trong việc chọn lọc bố mẹ có kích thước phù hợp cho sản xuất giống ốc bươu.
- Đối tượng nghiên cứu là ốc bươu đồng Pila polita có chiều cao vỏ từ 30 - 55mm được thu từ thủy vực tự nhiên ở tỉnh Đồng Tháp (tương đương 90 - 150 ngày tuổi).
- Sau thời gian thuần dưỡng từ 5-10 ngày, các cá thể ốc khỏe mạnh thuộc các nhóm chiều cao: 30-35mm.
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Theo dõi sinh sản của ốc bố mẹ.
- Ốc bố mẹ được nuôi và theo dõi sinh sản trong 9 bể nhựa tròn, thể tích mỗi bể 0,5 m 3 , một ụ đất sét có diện tích 0,1m 2 có chiều cao cách mặt nước trong bể từ 5-10cm được tạo trong mỗi bể để cho ốc cái bò lên sinh sản.
- Mực nước trong bể được duy trì ở chiều cao 30cm.
- Các nghiệm thức được bố trí như sau: 1) Ốc có chiều cao 30 - 35 mm (SC1).
- 2) Ốc có chiều cao 40 - 45 mm (SC2).
- 3) Ốc có chiều cao 50 - 55 mm (SC3)..
- Chiều cao của ốc (từ đỉnh đến rìa của vỏ miệng ốc) và chiều rộng (kích thước vòng xoắn lớn nhất của ốc) được đo bằng thước kẹp Caliper.
- 100 × (Số ốc thành thục/Số ốc nuôi ban đầu) và được quan sát theo mô tả về phân biệt ốc bươu đồng đực, cái của Võ Xuân Chu.
- (2011) khi thành thục tuyến sinh dục ốc có đặc điểm hình dạng ngoài như sau: (1) Ốc bươu đồng đực có vòng xoắn sắc nét, phần tháp ốc ở mặt dưới có màu vàng cam và tại vòng xoắn số 4 màu rõ nét hơn ốc cái, có gai giao cấu nằm ở dưới mang ở góc xúc tu phải, gai giao cấu dài trung bình 30 mm và tuyến sinh dục phát triển từ vòng xoắn số 4 đến đỉnh tháp ốc có màu trắng đục.
- (2) Ốc bươu đồng cái có vòng xoắn ít sắc nét, mặt dưới dọc vòng xoắn số 5 và 6 có màu vàng sáng, lỗ sinh nằm ở dưới mang ở góc xúc tu phải và là nơi ốc giao cấu, đẻ trứng, tuyến sinh dục ốc cái có buồng trứng màu vàng sáng sản sinh ra trứng và tuyến albumin dạng khối có màu vàng cam nằm ở vòng xoắn số 4-5, buồng thụ tinh và bọc trứng chạy dọc từ mang vào bên trong đến tuyến albumin có màu trắng sữa..
- Chiều cao vỏ.
- Hình 3: Các dấu hiệu nhận biết sự thành thục sinh dục ở ốc bươu đồng đực và cái 2.2.2 Thu và ấp trứng ốc bươu đồng.
- Khi ốc bươu đồng sinh sản, các bọc trứng được thu, khối lượng bọc trứng và khối lượng của từng hạt trứng (5 hạt/bọc trứng) được cân trước khi đưa vào bể ấp có diện tích đáy 1,0 m 2 .
- Nước trong bể ấp có chiều cao 4 cm, bọc trứng được đặt trên giá thể xơ dừa với mật độ là 1 bọc trứng/giá thể và để vào trong rổ nhựa hình chữ nhật kích thước 30×20 cm.
- Các chỉ tiêu khác liên quan đến quá trình nở của trứng cũng được thu thập để đánh giá chất lượng của trứng ốc do các kích thước ốc bố mẹ sinh sản là:.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Theo dõi ốc bố mẹ sinh sản 3.1.1 Biến động các yếu tố môi trường Nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được trong thời gian thí nghiệm là 24 o C và cao nhất là 30 o C.
- (1989) cho rằng ốc bươu vàng có thể sống ở nhiệt độ dao động từ 20- 32 o C.
- Kết quả trên cho thấy pH nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ốc bươu đồng..
- Kết quả này cho thấy có khả năng nhóm ốc có kích thước càng lớn hấp thụ càng nhiều canxi để tăng trưởng và tạo lớp vôi cho vỏ trứng.
- Theo Nguyễn Thị Xuân Thu (2006) quá trình sinh trưởng của động vật thân mềm là quá trình gia tăng kích thước vỏ cùng với sự xuất hiện vòng tăng trưởng, trong đó bề mặt ngoài của vỏ chịu trách nhiệm tiết ra và tổng hợp carbonat..
- Kết quả này cho thấy hàm lượng NH 4 + nằm trong khoảng phù hợp cho sự phát triển của ốc bươu đồng..
- Theo kết quả của Nguyễn Thị Đạt (2010) thì hàm lượng NO 2 - biến động trong khoảng 0,3- 1,0mg/L trong quá trình nuôi ốc bươu đồng kéo dài trong 120 ngày.
- Kết quả này cho thấy có khả năng ốc bố mẹ với kích thước càng lớn thì càng thải nhiều chất bài tiết ra môi trường làm cho hàm lượng NO 2 - trong bể nuôi tăng cao hơn..
- 3.1.2 Tăng trưởng của ốc bươu đồng bố mẹ Sau 3 tháng nuôi thì chiều cao cũng như khối lượng ốc đực đều tăng ở các nhóm kích thước, tuy nhiên, tăng trưởng ở nhóm ốc 30-35 mm (SC1) là nhanh nhất so với 2 nhóm còn lại (Bảng 3), điều này cho phép nhận định nhóm ốc này vẫn tiếp tục quá trình sinh trưởng.
- (2010) và Nguyễn Thị Bình (2011) nghiên cứu ở Nghệ An cho rằng ốc bươu đồng trong tự nhiên đạt kích thước sinh sản lần đầu 30 - 40 mm về chiều cao vỏ và có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái, cụ thể con cái sinh sản lần đầu khi chiều cao vỏ từ 36 - 38 mm và con đực từ 31 - 32 mm..
- Kết quả Bảng 3 cũng cho thấy chiều cao và khối lượng của ốc cái đều tăng trong quá trình theo dõi sinh sản, tuy nhiên nhóm ốc cái có chiều cao từ 30-35 mm tăng trưởng nhanh hơn so với 2 nhóm ốc lớn hơn.
- Bảng 2: Kích thước ốc đực ban đầu và sau thời gian 3 tháng theo dõi sinh sản SC1.
- SC3 (50-55mm) Kích thước.
- Chiều cao ban đầu (mm .
- Chiều cao sau 3 tháng (mm .
- Tăng chiều cao (mm .
- Tăng khối lượng (g .
- Chiều cao b a a.
- Khối lượng c b a.
- trưởng nhanh cả về kích thước lẫn khối lượng có thể vì nhóm ốc này đa phần chưa thành thục sinh dục nên đang ở trong quá trình tích lũy dinh dưỡng cho tăng trưởng, còn nhóm ốc SC2 và SC3 bắt đầu chuyển hóa chất dinh dưỡng tích lũy sang tuyến.
- nhóm kích thước và điều kiện nuôi dưỡng thì ốc cái tăng trưởng về chiều cao và khối lượng nhanh hơn ốc đực..
- Bảng 3: Kích thước ốc cái ban đầu và sau thời gian 3 tháng theo dõi sinh sản SC1.
- SC3 (50-55 mm) Kích thước.
- Chiều cao 0,30±0,06 b 0,18±0,01 a 0,13±0,01 a.
- trình theo dõi sinh sản.
- Sau 3 tháng theo dõi sinh sản tỷ lệ hao hụt của ốc ở nhóm SC1 cao hơn so với SC2 và SC3, tuy nhiên không có khác biệt thống kê (p>0,05).
- Trong cùng một kích thước và điều kiện theo dõi sinh sản thì ốc cái chết nhiều hơn ốc đực (Bảng 4).
- 46,67%) ở các nhóm kích thước.
- Nguyễn Thị Đạt (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và một số loại thức ăn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc bươu đồng Pila polita trong nuôi thương phẩm cho thấy tỷ lệ hao hụt của ốc dao động từ .
- Tỷ lệ hao hụt của ốc bươu đồng trong nghiên cứu này là tương đối cao khi so sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây, nguyên nhân có thể do việc vận chuyển và chọn lựa để đưa vào bể nuôi đã ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của ốc, đồng thời việc ốc bố mẹ đã quen sống trong điều kiện tự nhiên do đó rất khó thích nghi với điều kiện môi trường nuôi nhốt trong bể.
- Loại thức ăn nhân tạo (18% đạm) đã sử dụng để ương và nuôi ốc bươu đồng trong các nghiên cứu trước đây cũng được thử nghiệm cho ăn trong thời gian đầu, tuy nhiên ốc bố mẹ đã quen với nguồn thức ăn là thực vật thủy sinh trong tự nhiên nên hầu như không tiêu thụ thức ăn nhân tạo và làm cho hàm lượng nitrite tăng lên rất nhanh trong các bể nuôi.
- Bảng 4: Tỷ lệ hao hụt của ốc bố mẹ trong 3 tháng theo dõi sinh sản.
- 3.2 Một số chỉ tiêu về kết quả sinh sản của ốc bươu đồng.
- 3.2.1 Các chỉ tiêu về trứng được sinh sản từ ốc mẹ ở các nhóm kích thước khác nhau.
- Kết quả Bảng 5 cho thấy, ốc ở nhóm kích thước SC3 sinh sản ra tổ trứng có số trứng nhiều hơn (187 trứng/tổ) và tổ trứng dài hơn (37,50 mm).
- Bảng 5: Các chỉ tiêu liên quan đến trứng do ốc bươu đồng sinh sản.
- Khối lượng tổ trứng (g a b.
- Ốc mẹ ở nhóm kích thước CS1 chỉ đẻ 01 tổ trứng trong quá trình nuôi.
- Cũng theo các tác giả này thì sự tương quan giữa kích thước ốc cái (30 - 55 mm) với số lượng trứng trong tổ trứng còn được thể hiện theo phương trình Y.
- X (r 2 = 0,56) và cũng thu được kết quả là kích thước ốc mẹ càng lớn sẽ sinh sản ra tổ trứng có số trứng nhiều hơn và tỷ lệ nở đạt cao hơn.
- Kết quả nghiên cứu trên ốc hương Babylonia spirata của Sreejaya (2008) cho rằng nhóm kích thước 45-50 mm đẻ ra bọc trứng có kích thước (33,67 mm) dài hơn (p<0,05) so với nhóm kích thước 40 - 45 mm (29,07 mm) và nhóm kích thước nhỏ 35 - 40 mm.
- trứng trong bọc cũng tăng hơn so với nhóm kích thước nhỏ.
- (2001) cho rằng kích thước của bọc trứng liên quan đến kích thước ốc hương cái, kích thước bọc trứng lớn được sinh ra từ ốc mẹ có kích thước lớn.
- Theo Valentinsson (2002) nghiên cứu trên ốc Buccinum undatum cũng cho rằng kích thước bọc trứng có liên quan chặt chẽ với kích thước ốc mẹ (ốc cái có kích thước chiều cao trung bình 65 - 70 mm đẻ ra bọc trứng có chiều dài từ mm và kích thước bọc trứng tăng lên mm) khi ốc cái đạt kích thước 75 - 80 mm.
- Các kết quả thu được chứng tỏ rằng kích thước ốc bươu đồng mẹ đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng trứng mà chúng sinh ra.
- Việc lựa chọn kích thước ốc bố mẹ có hiệu quả sinh sản cao, đồng thời chất lượng con giống tốt là.
- 3.2.2 Các chỉ tiêu về quá trình nở của trứng ốc và kích thước ốc con mới nở.
- (2010) ấp trứng ốc bươu đồng trong điều kiện nhiệt độ 24,5-30,5 o C thì sau 13-16 ngày ốc sẽ thoát ra khỏi bọc trứng và bám vào giá thể trong môi.
- (2014) thu được kết quả là chiều cao và khối lượng ốc con mới nở dao động từ 3,88-4,05 mm và 0,02 g.
- Bảng 6: Quá trình nở của trứng ốc bươu đồng và kích thước ốc mới nở.
- Chiều cao ốc mới nở (mm a 4,61±0,28 b.
- Số liệu trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Trứng của ốc bươu đồng có tỷ lệ nở khá cao và.
- Trong các nhóm ốc bố mẹ có chiều cao 30-35 mm, 40-45 mm và 50-55 mm thì ốc bố mẹ ở nhóm có kích thước lớn hơn đạt sức sinh sản cao hơn, bên cạnh đó ốc giống mới nở từ trứng của ốc bố mẹ kích thước lớn đều có chiều cao và khối lượng cao hơn.
- Các chỉ tiêu này rất quan trọng vì khi ương ốc giống có kích thước lớn hơn có thể sẽ rút ngắn được thời gian ương giống, giảm chi phí, giảm giá thành và đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Kết quả của nghiên cứu này cung cấp những cơ sở số liệu cần thiết cho việc chọn lựa các cá thể ốc bươu đồng có chiều cao từ 50-55 mm làm ốc bố mẹ nhằm mang lại hiệu quả sinh sản cao hơn trong quá trình sản xuất giống nhân tạo..
- Ốc bố mẹ có chiều cao 50-55 mm sinh ra nhiều tổ trứng hơn, tổ trứng có nhiều trứng hơn và khối.
- Trong các nhóm ốc có chiều cao 30-35 mm, 40- 45 mm và 50-55 mm thì trứng của nhóm ốc lớn hơn có thời gian nở và tốc độ nở nhanh hơn, chiều cao và khối lượng của ốc mới nở lớn hơn..
- Cần có những nghiên cứu nhằm nâng cao tỷ lệ sống của ốc bươu đồng bố, mẹ trong quá trình nuôi và sinh sản trong bể..
- Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của ốc bươu vàng (Pomacea sp) hại lúa và biện pháp phòng trừ chúng.
- Nghiên cứu quá trình phát triển phôi và ảnh hưởng của các loại giá thể đến quá trình nở trứng ốc bươu đồng (Pila polita).
- Đặc điểm đẻ trứng và ảnh hưởng của thời gian phun nước đến quá trình nở trứng ốc bươu đồng (Pila polita).
- Nghiên cứu thực nghiệm sản xuất con giống ốc bươu đồng Pila polita trong điều kiện thực nghiệm.
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng Pila polita (Deshayes, 1830) và thử nghiệm sản xuất giống..
- Ảnh hưởng của mật độ và một số loại thức ăn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc bươu đồng Pila polita (Deshayes, 1830) trong nuôi thương phẩm.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita)