« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM BÓN SAU THU HOẠCH ĐẾN SỰ RA HOA VÀ NĂNG SUẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LONGAN LOUR.) MÙA NGHỊCH TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM BÓN SAU THU HOẠCH ĐẾN SỰ RA HOA VÀ NĂNG SUẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LONGAN LOUR.) MÙA NGHỊCH.
- Đề tài được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón sau thu hoạch lên sự ra hoa và năng suất nhãn Xuồng Cơm Vàng trong mùa nghịch.
- Các nghiệm thức gồm có bốn liều lượng phân đạm bón sau thu hoạch bao gồm 35, 70 (đối chứng theo nông dân), 140 và 280 g N/cây được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây.
- Sau khi thu hoạch, ngoài lượng phân đạm mỗi cây nhãn còn được bón một kí-lô-gam phân hữu cơ vi sinh, 184 g P 2 O 5 và 70 g K 2 O.
- Xử lý ra hoa khi cây ra ba lần đọt bằng cách tưới chlorate kali vào đất với liều lượng 24 g/m đường kính tán kết hợp với khoanh cành sau khi xử lý hóa chất với bề rộng vết khoanh từ 3-5 mm.
- Kết quả cho thấy bón 70 g N/cây sau thu hoạch cây ra đọt có chiều dài và đường kính lớn, giảm hàm lượng đạm trong lá giai đoạn ra hoa dẫn đến tăng tỉ số C/N, tỉ lệ ra hoa cao dẫn đến tăng năng suất do có số chùm trái/cây cao, số trái/chùm nhiều và trọng lượng trái/chùm cao..
- Từ khóa: Nhãn Xuồng Cơm Vàng, liều lượng phân đạm, ra hoa mùa nghịch.
- Do đó, để đạt được hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi nhà vườn phải nắm vững kỹ thuật xử lý ra hoa vào những thời vụ thích hợp mới có thể bán được giá cao.
- Nhãn ra hoa ở chồi tận cùng nên kỹ thuật tỉa cành, bón phân cho cây nhãn ra đọt là yếu tố đầu tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định khả năng ra hoa và nuôi trái của cây.
- Bón phân sau thu hoạch, đặc biệt là phân đạm có vai trò quan trọng đến sự ra đọt mới nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa.
- Bón thiếu đạm đọt non sẽ nhỏ, ốm yếu, phát triển kém nhưng nếu bón phân đạm nhiều, đọt mới có kích thước lớn, lá to, cây sinh trưởng mạnh sẽ rất khó ra hoa.
- Diczbalis và Drinnan (2007) cho biết nếu hàm lượng đạm trong lá lớn hơn 1,8% thì cây nhãn sẽ rất khó ra hoa dù có điều kiện thời tiết thuận lợi.
- Đề tài được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng liều lượng phân đạm bón sau thu hoạch lên sự ra hoa và năng suất nhãn Xuồng Cơm Vàng trong mùa nghịch tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp..
- Nghiệm thức của thí nghiệm là liều lượng phân đạm bón sau thu hoạch để kích thích cho cây ra đọt mới.
- Cây nhãn được kích thích ra hoa ba lần đọt, lượng phân bón kích thích ra đọt cho các lần bón sau giống như lần đầu.
- Cây nhãn được xử lý ra hoa vào tháng 12/2007 bằng cách tưới chlorate kali xung quanh tán cây với liều lượng 24 g/m đường kính tán kết hợp khoanh cành với bề rộng vết khoanh từ 3 - 5 mm.
- Cây nhãn được bón phân kích thích cho ra ba lần đọt trước khi kích thích ra hoa.
- Mẫu lá lấy hai lần vào giai đoạn trước khi xử lý ra hoa và khi cây nhãn bắt đầu ra hoa.
- Tỉ lệ ra hoa và ra đọt được ước lượng bằng cách đếm số chồi ra hoa trên tổng số chồi trong khung có kích thước 0,5 x 0,5 m.
- Số đọt nầy phát triển thành cành cố định cho tới khi kích thích ra hoa.
- Nếu tính từ lúc cắt tỉa cành, bón phân sau thu hoạch đến khi xử lý ra hoa là 124 ngày, trung bình cần khoảng 40 ngày cho một đợt đọt.
- Bón phân theo công thức đạm cao hơn (140 và 280 g/cây) so với nông dân (35 g/cây) đều làm cho cơi đọt có đường kính lớn hơn so với đối chứng, trong khi nếu giảm lượng phân đạm so với công thức của nông dân thì đường kính cơi đọt giảm..
- Lượng phân đạm 280 g/cây có chiều dài đọt cao nhất ở cơi đọt thứ hai nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với công thức 140 g/cây ở cơi đọt thứ ba.
- Liều lượng phân đạm bón sau thu hoạch có tương quan thuận với đường kính và chiều dài cơi đọt với hệ số tương quan lần lượt là 0,75** và 0,65.
- Kết quả nầy cho thấy rằng liều lượng phân đạm bón sau thu hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến kích thước của cơi đọt..
- Bảng 2: Ảnh hưởng của lượng phân đạm bón sau thu hoạch lên đường kính đọt (mm) và chiều dài đọt (cm) nhãn Xuồng Cơm Vàng trong mùa nghịch, 2008 tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Hàm lượng carbohydrate tổng số trong lá biến động rất nhỏ, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các liều lượng phân đạm cũng như thời kỳ trước khi xử lý và sau khi cây ra hoa.
- Như vậy, liều lượng phân đạm bón sau khi thu hoạch (hay trước khi kích thích ra hoa) không có ảnh hưởng lên hàm lượng carbohydrate tổng số trong lá..
- trong lá nhãn Xuồng Cơm Vàng giai đoạn trước xử lý ra hoa và giai đoạn ra hoa mùa nghịch, 2008 tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- 70 (ĐC) Trước xử lý ra hoa 54,9.
- Khi ra hoa 54,6.
- 35 Trước xử lý ra hoa 54,9.
- Khi ra hoa 54,8.
- 140 Trước xử lý ra hoa 55,0.
- Khi ra hoa 54,5.
- 280 Trước xử lý ra hoa 54,9.
- Khi ra hoa 54,0.
- Hàm lượng đạm trong lá khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức bón phân đạm, trước khi xử lý và sau khi ra hoa và có sự tương tác giữa các liều lượng phân đạm.
- Bón lượng phân đạm gấp đôi công thức của nông dân (140 g/cây) làm tăng hàm lượng đạm trong lá nhưng khi tiếp tục tăng gấp đôi (280 g/cây) thì sự gia tăng hàm lượng đạm trong lá khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Hàm lượng đạm trong lá giảm ở giai đoạn ra hoa so với trước khi xử lý nhưng sự giảm nầy chỉ có ý nghĩa đối với công thức bón phân đạm của nông dân hay thấp hơn.
- Lượng phân đạm cao có lẽ dư thừa cho quá trình ra hoa nên giảm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 4).
- Hàm lượng đạm tổng số trong lá tương quan thuận với liều lượng phân đạm bón (r = 0,79**)..
- Tóm lại, lượng phân đạm bón sau khi thu hoạch có ảnh hưởng đến hàm lượng đạm trong lá.
- Hàm lượng đạm trong lá giảm ở giai đoạn ra hoa so với giai đoạn trước khi kích thích nhưng nếu bón đạm với liều lượng cao thì hàm lượng đạm trong lá ở giai đoạn ra hoa sẽ không giảm.
- Theo Diczbalis (2002) thì hàm lượng đạm trong lá cao (>1,8% và đặc biệt là ≥ 2,2%) thì tỉ lệ ra hoa rất thấp, không ổn định dù có điều kiện thời tiết thích hợp..
- trong lá nhãn Xuồng Cơm Vàng trước xử lý ra hoa và giai đoạn ra hoa mùa nghịch, 2008 tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Trung bình Khác biệt Trước xử lý ra hoa Khi ra hoa.
- Liều lượng đạm bón sau thu hoạch, giai đoạn trước khi xử lý ra hoa và sự tương tác giữa hai yếu tố nầy đều có ý nghĩa thống kê.
- Tỉ số C/N giai đoạn ra hoa tăng so với trước khi kích thích.
- Liều lượng đạm bón sau thu hoạch càng thấp thì tỉ lệ C/N tăng càng nhiều.
- Các công thức phân đạm cao hơn công thức của nông dân có tỉ lệ C/N giai đoạn ra hoa không tăng so với trước khi kích thích (Bảng 5).
- Bùi Trang Việt (2000) cho rằng cây cần một tỉ lệ C/N thích hợp để ra hoa mà sự ra hoa sẽ được kích thích khi tỉ số C/N cao.
- Như vậy, bón đạm với liều lượng cao làm tăng hàm lượng đạm trong lá dẫn đến tỉ lệ C/N không tăng trong giai đoạn ra hoa có thể sẽ ảnh hưởng đến sự ra hoa..
- Bảng 5: Tỷ số C/N trong lá nhãn Xuồng Cơm Vàng giai đoạn trước xử lý ra hoa và giai đoạn ra hoa trong mùa nghịch, 2008 tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Lượng đạm.
- 3.3 Sự ra hoa.
- 3.3.1 Thời gian ra hoa.
- Thời gian từ khi xử lý ra hoa cho đến khi bắt đầu nhú mầm hoa giữa các nghiệm thức gần như không khác biệt, trung bình 47 ngày.
- Thời gian ra hoa không khác biệt là do tác động chính của KClO 3 kết hợp khoanh cành được tiến hành đồng đều nhau giữa những cây thí nghiệm, chỉ có khác biệt nhau về tỷ lệ ra hoa..
- 3.3.2 Tỷ lệ ra hoa.
- Tỉ lệ ra hoa giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%..
- Bón phân đạm sau thu hoạch theo công thức của nông dân có tỉ lệ ra hoa cao nhất (57,8.
- Tỉ lệ ra hoa nầy không cao so với sự ra hoa trong mùa thuận như ghi nhận của Trần Văn Hâu và Huỳnh Thanh Vũ (2008).
- Nếu tăng lượng phân đạm lên 140 g/cây hay 280 g/cây tỉ lệ ra hoa đạt ở mức rất thấp nhưng nếu giảm lượng phân đạm sau thu hoạch chỉ bằng 50% so với công thức của nông dân (35 g/cây) tỉ lệ ra hoa cũng giảm có ý nghĩa (Hình 1).
- Như vậy, lượng phân đạm cao có thể ức chế sự ra hoa nhưng bón phân đạm với liều lượng thấp có lẽ không đủ dinh dưỡng cho cây nên cây ra hoa với tỉ lệ thấp..
- Phân tích sự tương quan giữa tỉ lệ ra hoa và các chỉ tiêu sinh hóa trong lá cho thấy hàm lượng đạm tổng số trong lá có sự tương quan nghịch với tỷ lệ ra hoa với hệ số tương quan là r = -0,79** trong khi tỷ số C/N có tương quan thuận với tỷ lệ ra hoa (r = 0,76.
- Như vậy, bón phân đạm nhiều giai đoạn sau thu hoạch làm tăng hàm lượng đạm trong lá sẽ làm giảm tỉ số C/N và tỉ số C/N thấp sẽ làm giảm tỉ lệ ra hoa.
- Hàm lượng đạm tổng số trong lá càng cao tỷ lệ ra hoa sẽ càng giảm và có thể cây nhãn không ra hoa như ghi nhận của Diczbalis và Drinnan (2007)..
- Hình 1: Tỷ lệ ra hoa.
- Nhãn là cây ra hoa trên chồi tận cùng nên khi ra hoa chồi sẽ không ra lá.
- Tuy vậy, khi cây ra hoa trong mùa mưa (nghịch) ẩm độ đất cao hay điều kiện không thích hợp cho sự ra hoa lá bắc ở nách sẽ phát triển, thường được gọi là “bông lá”.
- Kết quả thí nghiệm ở Bảng 6 cho thấy tỉ lệ bông lá tăng khi bón lượng phân đạm cao và tỉ lệ cao nhất khi bón 280 g/cây.
- Tuy vậy, nếu điều kiện thích hợp cho sự sinh trưởng dinh dưỡng tốt, lá phát triển mạnh sẽ ức chế sự phát triển của hoa, cây sẽ ra lá thay vì ra hoa.
- Sự đậu trái giảm khi lượng phân đạm bón sau thu hoạch cao gấp bốn lần so với công thức của nông dân (280 g/cây) nhưng khác biệt không có ý nghĩa nếu lượng đạm giảm 50% so với công thức của nông dân (Hình 2)..
- Năng suất và thành phần năng suất nhãn Xuồng Cơm Vàng trong mùa nghịch khác biệt có ý nghĩa thống kê dưới ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón sau thu hoạch (Bảng 7).
- Do có tỉ lệ ra hoa thấp nên số chùm trái/cây của các nghiệm thức bón phân đạm cao hơn so với đối chứng (140 và 280 g/cây) đều thấp..
- Bảng 7: Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón sau thu hoạch lên năng suất và thành phần năng suất nhãn Xuồng Cơm Vàng trong mùa nghịch, 2008 tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Khảo sát sự ra hoa và phát triển trái nhãn Xuồng Cơm Vàng trong mùa thuận, Trần Văn Hâu và Huỳnh Thanh Vũ (2008) ghi nhận số trái/chùm là 9,6 trái.
- Như vậy, trong thí nghiệm nầy các nghiệm thức bón phân đạm cao (140 và 280 g/cây) có số trái/chùm thấp hơn so với đối chứng nhưng vẫn đạt kết quả khá cao.
- Do có có số trái/chùm thấp hơn, dẫn đến trọng lượng trái/chùm và năng suất trái (kg/cây) đều thấp hơn so với đối chứng nên các nghiệm thức bón phân đạm cao đều có năng suất thấp.
- Nghiệm thức bón phân đạm thấp (35 g/cây) hơn so với đối chứng có số chùm trái/cây và số trái/chùm khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng nhưng trọng lượng trái/chùm thấp hơn dẫn đến năng suất (kg/cây) thấp hơn so với đối chứng.
- Kết quả nầy cho thấy rằng lượng phân đạm bón sau thu hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến sự ra hoa và năng suất sau cùng.
- Bón với liều lượng cao làm giảm tỉ lệ ra hoa dẫn đến năng suất thấp nhưng nếu bón với liều lượng thấp chồi phát triển kém cũng làm giảm khả năng nuôi hoa và trái cũng làm cho cây nhãn không có khả năng cho năng suất cao..
- Các chỉ tiêu về độ dày thịt trái, tỷ lệ thịt trái và độ Brix của thịt trái ở các liều lượng bón phân đạm đều khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Trong điều kiện bón đạm với liều lượng khác nhau khi xử lý ra hoa bằng chlorate kali kết hợp với khoanh cành không có ảnh hưởng bất lợi đến các chỉ tiêu phẩm chất trái nhãn Xuồng Cơm Vàng trong mùa nghịch..
- Tóm lại, liều lượng phân đạm bón sau khi thu hoạch trước nhất là ảnh hưởng đến sự ra đọt, điều kiện đầu tiên, rất quan trọng quyết định sự ra hoa.
- Lượng phân đạm bón sau thu hoạch cao cũng làm tăng hàm lượng đạm trong lá dẫn đến giảm tỉ lệ C/N mặc dù hàm lượng carbohydrate tổng số không đổi..
- Lượng phân đạm bón sau thu hoạch còn ảnh hưởng đến tỉ lệ ra hoa, tỉ lệ bông có lá cũng như năng suất và thành phần năng suất của nhãn Xuồng Cơm Vàng.
- Bón phân với liều lượng cao hơn so với đối chứng có tỉ lệ ra hoa thấp nhưng tỉ lệ bông có lá cao.
- Kết quả nầy cho thấy rằng bón phân đạm cao giai đoạn kích thích ra đọt làm tăng hàm lượng đạm trong lá, thúc đẩy sự sinh trưởng và ức chế sự ra hoa như ghi nhận của của Diczbalis và Drinnan (2007).
- Liều lượng phân đạm có tương quan thuận với hàm lượng đạm trong lá nhưng có tương quan nghịch với tỉ lệ ra hoa (r = 0,79** và r=-0,79.
- Tỉ lệ ra hoa tăng khi tỉ lệ C/N tăng là một giả thuyết được chấp nhận trên một số loại cây trồng (Trần Văn Hâu, 2008)..
- Do đó, khi bón nhiều phân đạm, làm tăng hàm lượng chất đạm trong lá đã làm giảm tỉ số C/N nên đã ức chế sự ra hoa nhưng nếu lượng đạm thấp cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng cung cấp cho quá trình ra hoa (Bùi Trang Việt, 2000).
- Do đó, kết quả nầy cho thấy liều lượng phân đạm 70 g/cây bón kích thích ra đọt sau khi thu hoạch là khá hợp lý, lượng phân nầy giúp cho cây ra hoa đạt tỉ lệ cao nhưng đồng thời cũng giữ được nhiều trái/chùm.
- Tuy nhiên, các liều lượng phân đạm bón khác nhau không có ảnh hưởng bất lợi đến phẩm chất trái nhãn Xuồng Cơm Vàng, như độ dày, tỷ lệ và o Brix thịt trái vẫn không thay đổi..
- Bón phân với công thức đạm cao (140 hoặc 280 g/cây) làm tăng kích thước đọt, hàm lượng đạm trong lá cao dẫn đến giảm tỉ lệ C/N, tỉ lệ ra hoa và năng suất thấp..
- Bón phân với liều lượng đạm thấp (35 g/cây) làm giảm kích thước chồi, cũng dẫn đến tỉ lệ ra hoa và năng suất thấp..
- Bón 70 g/cây sau thu hoạch cây ra đọt có chiều dài và đường kính lớn, giảm hàm lượng đạm trong lá giai đoạn ra hoa dẫn đến tăng tỉ số C/N, tỉ lệ ra hoa cao dẫn đến tăng năng suất do có số chùm trái/cây cao, số trái/chùm nhiều và trọng lượng trái/chùm cao..
- Để đạt được tỉ lệ ra hoa và năng suất cao cần nghiên cứu lượng phân đạm bón sau thu hoạch thích hợp cho cây nhãn ở từng vùng đất, tuổi cây và mùa vụ khác nhau..
- Đặc tính sinh học của sự ra hoa và phát triển trái nhãn Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus longan (Lour.) Steud var.
- Giáo Trình Xử Lý Ra Hoa Cây Ăn Trái