« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của mỡ cá Tra trong khẩu phần lên năng suất , chất lượng trứng và khối lượng loại thải gà mái Hisex Brown nuôi công nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA MỠ CÁ TRA TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TRỨNG VÀ KHỐI LƯỢNG LOẠI THẢI.
- Khối lượng trứng, tỷ lệ đẻ, gà mái đẻ Hisex Brown, mỡ cá tra.
- Thí nghiệm được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của mỡ cá tra lên năng suất, chất lượng trứng và khối lượng loại thải gà mái Hisex Brown giai đoạn 62-72 tuần tuổi, trước khi loại thải gà mái nuôi công nghiệp.
- Đề tài được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với mức độ bổ sung 0% (MC0), 2% (MC2), 4%.
- (MC4) và 6% (MC6%) mỡ cá tra trong khẩu phần.
- Kết quả cho thấy khi bổ sung mỡ cá tra cho gà mái đẻ giai đoạn từ 62-72 tuần tuổi thì không cải thiện được tỷ lệ đẻ của gà mà làm tăng khối lượng trứng gà so với đối chứng.
- Tiêu tốn thức ăn hàng ngày thấp nhất ở khẩu phần MC6 (109,5 g/ngày) và cao nhất ở khẩu phần không bổ sung mỡ cá MC0 (114,2 g/ngày).
- Chất lượng trứng không bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung mỡ cá, ngoại trừ chỉ số lòng đỏ, tỷ lệ lòng đỏ và màu sắc lòng đỏ được cải thiện khi bổ sung mỡ cá tra.
- Khối lượng gà cuối thí nghiệm được cải thiện khi bổ sung mỡ cá tăng từ kg/con) so với khối lượng gà (1,96 kg/con) ở nghiệm thức không bổ sung mỡ cá.
- Có thể kết luận rằng việc bổ sung mỡ cá tra vào khẩu phần ăn của gà mái ở mức 2 và 4 % vào giai đoạn cuối trước khi xuất bán gà mái loại đã cải thiện được khối lượng và chất lượng trứng.
- Khối lượng gà mái loại thải tốt hơn ở các khẩu phần bổ sung mỡ cá và phù hợp với yêu cầu của người thu mua để giết mổ..
- Khối lượng gà mái loại cao hơn sẽ bán được giá cao và ngược lại.
- Do đó, việc nuôi dưỡng gà mái đẻ công nghiệp giai đoạn cuối trước khi xuất bán gà mái loại là rất quan trọng và được người nuôi quan tâm, đặc biệt là khẩu phần thức ăn và lượng thức ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến khối lượng loại thải..
- Chất béo trong thức ăn đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần của gà đẻ, ngoài việc cung cấp năng lượng thì còn cung cấp các acid béo thiết yếu, là dung môi giúp hòa tan các vitamin tan trong dầu..
- Có báo báo cho rằng hàm lượng béo trong khẩu phần gà đẻ tăng lên trong quá trình sản xuất trứng thì chất béo trong khẩu phần có thể làm tăng hoặc giảm khả năng sinh sản (Brake, 1990.
- Mỡ cá tra là nguồn cung cấp chất béo quan trọng và dễ tìm, do bởi hiện nay nghề nuôi cá tra phát triển mạnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Mỡ cá tra chiếm tỷ lệ khá cao trong phụ phẩm và chứa nhiều acid béo chưa bão hòa (47,34% tổng acid béo) chủ yếu là các acid béo chưa bão hòa đơn như acid oleic (39,51.
- Đã có một số nghiên cứu bổ sung mỡ cá tra trong khẩu phần gà đẻ làm tăng nhẹ hàm lượng acid béo chưa bão hòa đặc biệt là acid béo omega 3 trong lòng đỏ trứng (Nguyễn Thị Thủy và Huỳnh Minh Quân, 2014).
- (2011) khi sử dụng mỡ cá tra bổ sung trong khẩu phần có tác dụng cho hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn.
- Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào trên việc cải thiện khối lượng gà mái loại thải.
- Do đó, mục tiêu của đề tài này là khảo sát ảnh hưởng của các mức độ bổ sung mỡ cá tra trong khẩu phần lên năng suất, chất lượng trứng và khối lượng loại thải gà Hisex Brown giai đoạn cuối trước khi xuất bán gà mái loại..
- Thí nghiệm được tiến hành với 4 khẩu phần khác nhau về tỷ lệ mỡ cá tra, khẩu phần không bổ sung mỡ cá tra, các khẩu phần còn lại bổ sung 2, 4 và 6% mỡ cá tra.
- Thành phần hóa học, công thức các khẩu phần thức ăn được trình bày trong Bảng 1..
- và thành phần hóa học của các khẩu phần thí nghiệm.
- Công thức khẩu phần.
- Mỡ cá tra .
- MC0: Khẩu phần đối chứng.
- MC2: Khẩu phần bổ sung 2% mỡ cá tra.
- MC4: Khẩu phần bổ sung 4% mỡ cá tra.
- MC6: Khẩu phần bổ sung 6% mỡ cá tra.
- Nghiệm thức 1 (MC0): Khẩu phần không bổ sung mỡ cá tra..
- Nghiệm thức 2 (MC2): Khẩu phần bổ sung 2%.
- mỡ cá tra..
- Nghiệm thức 3 (MC4): Khẩu phần bổ sung 4%.
- Nghiệm thức 4 (MC6): Khẩu phần bổ sung 6%.
- 3.1 Ảnh hưởng của các tỷ lệ bổ sung mỡ cá tra trong khẩu phần lên năng suất, tiêu tốn thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của gà Hisex Brown.
- Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ được trình bày trong Bảng 2.
- Việc bổ sung mỡ cá tra không cải thiện được tỷ lệ đẻ của gà ở các nghiệm thức, giai đoạn này gà đang giảm đẻ mạnh..
- Theo Balevi and Coskun (2000) việc bổ sung các loại dầu mỡ khác nhau vào khẩu phần gà đẻ không làm ảnh hưởng đến năng suất trứng.
- (2011) cho thấy khi bổ sung chất béo từ dầu phộng hay mỡ cá tra thì ít ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ của gà..
- Gà nuôi bằng khẩu phần có bổ sung mỡ cá đã làm gia tăng khối lượng trứng.
- Cụ thể, ở khẩu phần bổ sung 2% và 4% mỡ cá khối lượng trứng (64,4 g và 64,1 g) cao hơn so khẩu phần đối chứng (63,5 g) và khẩu phần bổ sung 6% mỡ cá (63,4 g).
- (2008) và Saleh (2013) cho rằng khẩu phần có bổ sung dầu cá không có ảnh hưởng xấu đến khối lượng trứng gà đẻ.
- Tuy nhiên, nếu bổ sung dầu cá hơn 2,5% lại làm khối lượng trứng giảm nhanh.
- (2004) khi bổ sung chất béo lên đến 4% thì có tác dụng làm tăng khối lượng trứng nhưng cao hơn.
- sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất và khối lượng trứng..
- Bổ sung chất béo mà cụ thể là mỡ cá đã làm giảm rõ rệt lượng tiêu tốn thức ăn của gà.
- Khẩu phần không bổ sung mỡ cá thì tiêu tốn thức ăn cao nhất (114,2 g/ngày) và thấp nhất ở khẩu phần bổ sung 6% mỡ cá (109,5 g/ngày).
- Theo Zou and Wu (2005) việc bổ sung chất béo sẽ làm giảm lượng tiêu tốn thức ăn của gà đẻ.
- Và theo Gonzalez- Esquerra and Leeson (2000) khi bổ sung dầu cá.
- Tuy nhiên, lượng thức ăn ở gà đẻ bổ sung 4% dầu cá thấp hơn so với gà mái ăn thức ăn chứa 2% dầu cá.
- Bổ sung mỡ cá đã cũng làm ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn/trứng và tiêu tốn thức ăn/kg trứng (p<0,05), cụ thể là làm giảm tiêu thụ thức ăn/kg trứng kg) so với đối chứng (2,37 kg).
- Hàm lượng CP ăn vào và CP/trứng có khuynh hướng cao hơn ở khẩu phần bổ sung mỡ cá và thấp nhất ở khẩu phần không bổ sung mỡ cá..
- Việc bổ sung mỡ cá ở mức độ khác nhau đã làm tăng lượng EE ăn vào và EE/trứng.
- Trong đó, hàm lượng EE ăn vào và EE/trứng thấp nhất ở khẩu phần không bổ sung mỡ cá (4,40 g/ngày và 5,79 g/trứng) so với các nghiệm thức có bổ sung mỡ cá g/ngày và g/trứng)..
- Mỡ cá tra cung cấp nguồn năng lượng lớn cho gà mái dẫn đến khẩu phần có bổ sung mỡ cá thì ME ăn vào và ME/trứng cao hơn so với đối chứng.
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thanh Quang (2012) khi bổ sung mỡ cá vào khẩu phần thì hàm lượng năng lượng trao đổi trên ngày cao hơn ở khẩu phần có bổ sung mỡ cá so với đối chứng.
- So với mức năng lượng trao đổi (kcal/ngày) của gà đẻ là 330 kcal/ngày theo báo cáo của Bùi Xuân Mến (2008) thì lượng ME của gà mái ở nghiệm thức MC4 và MC6 đạt với tiêu chuẩn còn các khẩu phần còn lại thì thấp hơn mức chuẩn..
- 3.2 Ảnh hưởng của các tỷ lệ bổ sung mỡ cá tra trong khẩu phần lên chất lượng trứng của gà Hisex Brown.
- Ảnh hưởng của mỡ cá tra lên các chỉ tiêu về chất lượng trứng được trình bày trong Bảng 3.
- Về tỷ lệ lòng trắng không bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung mỡ cá.
- Tỷ lệ lòng đỏ có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở các khẩu phần thí nghiệm, ở khẩu phần có bổ sung 2% mỡ cá có tỷ lệ lòng đỏ (28,8%) cao hơn tỷ lệ lòng đỏ ở khẩu phần đối chứng (27,1.
- (1997) cho rằng khi khẩu phần sử dụng loại chất béo giống nhau, thành phần lòng đỏ chiếm tỷ lệ nhiều đối với trứng có khối lượng lớn hơn và tỷ lệ lòng trắng cho kết quả ngược lại.
- Tuy nhiên, tỷ lệ vỏ ở khẩu phần bổ sung mỡ cá 6% có khuynh hướng giảm nhẹ so với các nghiệm thức khác.
- Điều này cho thấy việc bổ sung chất béo 6% là cao so với nhu cầu của gà..
- (2004) việc bổ sung chất béo quá cao làm giảm khả năng hấp thụ Ca và P dẫn đến năng suất và chất lượng trứng giảm..
- Bảng 3: Ảnh hưởng của các tỷ lệ bổ sung mỡ cá tra trong khẩu phần lên chất lượng trứng.
- Mỡ cá tra không ảnh hưởng đến chỉ số hình dáng và chỉ số lòng trắng so với nghiệm thức không bổ sung mỡ cá.
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Saleh (2013) cho rằng chỉ số hình dáng, chỉ số lòng trắng không ảnh hưởng khi bổ sung dầu cá ở mức độ từ 0-5% trong khẩu phần gà đẻ.
- Chỉ số lòng đỏ ở khẩu phần bổ sung mỡ cá cao hơn khẩu phần đối chứng (0,42)..
- Kết quả này cho thấy rằng khi bổ sung mỡ cá ở mức độ thích hợp sẽ làm tăng chất lượng lòng đỏ của trứng.
- (2011) cho biết chỉ số lòng đỏ sẽ cao hơn ở những khẩu phần bổ sung mỡ cá tra..
- Đơn vị Haugh ở các nghiệm thức có khuynh hướng tăng nhẹ khi bổ sung mỡ cá vào khẩu phần nhưng sự khác biệt này hoàn toàn không có ý nghĩa.
- Bổ sung chất béo vào khẩu phần gà đẻ góp phần làm tăng màu sắc lòng đỏ (8,1-8,5) so với đối chứng (7,9).
- Điều này cho thấy việc bổ sung chất béo góp phần xúc tiến sự hấp thu và tích lũy sắc tố.
- (2011) khi bổ sung các loại dầu khác nhau vào khẩu phần gà đẻ thì màu sắc lòng đỏ được cải thiện rõ rệt..
- Do vậy, việc quản lý về khẩu phần cũng như qui trình chăm sóc để gà có khối lượng cơ thể vừa phải không mập quá cũng không gầy quá là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi gà đẻ.
- Khối lượng gà của các nghiệm thức ở đầu thí nghiệm không có sự khác biệt (p>0,05), và thấp hơn khối lượng chuẩn của giống gà Hisex Brown (2010) giai đoạn cuối là 1,96 kg.
- Khối lượng gà cuối thí nghiệm cũng chính là khối lượng loại thải của gà, có sự khác biệt ý nghĩa về khối lượng loại thải của gà.
- Cụ thể, ở nghiệm thức bổ sung mỡ cá.
- 6% có khối lượng loại thải cao nhất (2,02 kg) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (1,96 kg).
- Mỡ cá đã góp phần làm tăng khối lượng loại thải của gà ở mức độ 2% và 4% mỡ cá thì khối lượng gà gần với khối lượng chuẩn của giống gà này là 1,98 kg (Hisex Brown, 2010).
- Ở nghiệm thức bổ sung mỡ ở mức độ 6% thì cho khối lượng gà cao hơn.
- nhẹ so với khối lượng chuẩn.
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Saleh (2013) báo cáo rằng khi bổ sung mỡ cá ở các mức độ khác nhau thì khối lượng gà khi kết thúc thí nghiệm tăng hơn so với gà ở nghiệm thức không bổ sung mỡ cá..
- Tóm lại, mặc dù ở khẩu phần bổ sung 6% mỡ cá có khối lượng gà loại thải tốt hơn khối lượng loại thải của gà ở các khẩu phần bổ sung 2% và 4%.
- mỡ cá nhưng tỷ lệ đẻ lại có khuynh hướng giảm nhẹ hơn các khẩu phần này.
- Vì thế, bổ sung mỡ cá.
- tra 2% và 4% sẽ góp phần cải thiện năng suất, chất lượng trứng cũng như làm tăng khối lượng loại thải của gà Hisex Brown..
- Việc bổ sung chất béo ở mức độ thích hợp tuy không cải thiện được năng suất trứng nhưng phần nào đó cải thiện chất lượng trứng so với đối chứng.
- Khi tính toán lợi nhuận trên trứng thì ở nghiệm thức bổ sung 6% mỡ cá lợi nhuận cho trứng (160 đồng/trứng) thấp hơn nghiệm thức bổ sung mỡ cá 2% (211 đồng/trứng), mỡ cá 4% (201 đồng/trứng) và không bổ sung mỡ cá (187 đồng/trứng).
- Nếu xét về mức lợi nhuận này thì việc bổ sung mỡ cá ở mức độ tăng cao sẽ làm tăng trọng lượng của gà cũng như làm tăng lợi nhuận sau khi bán gà.
- Cụ thể, ở khẩu phần bổ sung 6% mỡ cá lợi nhuận là cao nhất (3.748 đồng/con) và thấp nhất ở khẩu phần không bổ sung mỡ cá (1.345 đồng/con)..
- Bổ sung 2% và 4% mỡ cá tra vào khẩu phần của gà mái đẻ giống Hisex Brown giai đoạn 62-72 tuần tuổi tuy không làm tăng năng suất trứng, nhưng có cải thiện được khối lượng, chất lượng trứng gà và cho lợi nhuận/trứng cao nhất.
- Trong khi khối lượng loại thải gà mái cao nhất ở gà mái.
- ăn khẩu phần bổ sung 6% mỡ cá, khối lượng này phù hợp với nhu cầu của nhà giết mổ về khối lượng thân thịt.
- Tóm lại, sử dụng mỡ cá tra mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi gà đẻ công nghiệp giai đoạn cuối trước khi xuất bán gà mái loại..
- Ảnh hưởng của bổ sung bột tỏi, mỡ cá tra hoặc dầu màng gạo vào khẩu phần lên năng suất, chất lượng trứng của gà mái đẻ Hisex Brown giai đoạn 20-38 tuần tuổi.
- Ảnh hưởng bổ sung dầu phộng và mỡ cá tra lên năng suất, chất lượng và thành phần acid béo trong trứng gà Isa.
- Ảnh hưởng của mỡ cá tra trong khẩu phần lên năng suất và hàm lượng omega 3 trong trứng gà Hisex Brown nuôi trong chuồng kín