« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DƯỠNG CHẤT ĐA VI LƯỢNG VÀ SỐ LẦN PHUN TRƯỚC THU HOẠCH ĐẾN TRỌNG LƯỢNG VÀ PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT HỒNG


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DƯỠNG CHẤT ĐA VI LƯỢNG VÀ SỐ LẦN PHUN TRƯỚC THU HOẠCH ĐẾN TRỌNG LƯỢNG VÀ PHẨM.
- CHẤT TRÁI QUÝT HỒNG (Citrus reticulata Blanco).
- boric acid..
- Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra biện pháp xử lý trước thu hoạch có hiệu quả trong việc cải thiện màu sắc, trọng lượng và phẩm chất trái quýt Hồng để vận chuyển xa, và rút ngắn thời gian giữ trái trên cây.
- Thí nghiệm trên quýt Hồng 3 năm tuổi tại Lai Vung, Đồng Tháp theo thể thức CRD, gồm 2 nhân tố là dạng dinh dưỡng: 7 nghiệm thức và số lần phun (3), thí nghiệm có 3 lần lập lại, mỗi lần lập lại là 1 cây.
- Kết quả cho thấy: kết quả thí nghiệm không ảnh hưởng trong việc cải thiện màu sắc quýt Hồng.
- Phần lớn các nghiệm thức có sử dụng phân bón và phun 3 lần giúp gia tăng trọng lượng trái, có phần trăm trọng lượng trái hao hụt theo thời gian thấp, phần trăm độ Brix cao hơn so với đối chứng.
- Các chỉ tiêu phẩm chất luôn ổn định, đặc biệt là các nghiệm thức có sử dụng CaCl 2 có trọng lượng và phẩm chất duy trì tốt hơn so với đối chứng..
- Từ khóa: Quýt Hồng, CaCl 2 , KH 2 PO 4 , Boric acid, xử lý trước thu hoạch, phẩm chất sau thu hoạch.
- Tuy nhiên, quýt Hồng có vị chua, dễ mất trọng lượng và giảm giá trị cảm quan sau thu hoạch khoảng vài ngày nên nhà vườn thường giữ trái trên cây đến gần Tết mới bán dẫn đến chất lượng trái giảm, ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch lớn khoảng 25- 30% (Vũ Công Hậu, 1999).
- Hiện nay bên cạnh một số nghiên cứu về biện pháp bảo quản quýt Hồng sau thu hoạch (Thái Thị Hòa et al., 2003.
- Nguyễn Quốc Hội, 2005), việc nghiên cứu xử lý quýt trước thu hoạch vẫn còn ít và chưa xác định loại hóa chất và thời gian thời gian xử lý thích hợp để trái to, gia tăng phẩm chất, màu sắc đẹp và kéo dài thời gian tồn trữ trái sau thu hoạch nhằm bán được giá cao vào dịp Tết (Trần Quốc Nhân, 2004.
- Đã có nhiều nghiên cứu về việc bổ sung các loại hóa chất tiền thu hoạch nhằm gia tăng phẩm chất, màu sắc, duy trì độ cứng chắc của trái sau thu hoạch tiêu biểu như Calcium trên xoài, táo, cà chua, quýt… (Conway et al., 1997;.
- Việc tìm ra biện pháp thích hợp nhằm giảm bớt thời gian giữ trái trên cây quá lâu, giúp trái có kích thước to, màu sắc trái đẹp, chất lượng tốt thuận tiện cho việc vận chuyển xa hay xuất khẩu là vấn đề được các nhà vườn đặc biệt quan tâm.
- “Ảnh hưởng một số dưỡng chất đa vi lượng và số lần phun trước thu hoạch đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái quýt Hồng (Citrus reticulata Blanco)” được thực hiện với mục tiêu tìm ra dạng hóa chất và số lần phun CaCl 2 , KH 2 PO 4 , Boric acid trước khi thu hoạch nhằm giảm hao hụt trọng lượng trái, nâng cao phẩm chất, màu sắc và kéo dài thời gian tồn trữ trái..
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008..
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 2 nhân tố là dạng dinh dưỡng cung cấp gồm 7 nghiệm thức (không phun, 5000 ppm CaCl 2 , 2500 ppm KH 2 PO 4 , 250 ppm Boric acid, 5000 ppm CaCl 2 + 2500 ppm KH 2 PO 4 , 5000 ppm CaCl 2 + 250 ppm Boric acid, 2500 ppm KH 2 PO 4 + 250 ppm Boric acid) và số lần phun (3 lần phun vào các thời điểm 4, 3 và 2 tháng, 2 lần phun vào các thời điểm 3 tháng và 2 tháng và 1 lần phun vào thời điểm 2 tháng trước khi thu hoạch), thí nghiệm có 3 lần lập lại, mỗi lần lập lại là một cây..
- 1 Sự thay đổi màu sắc vỏ.
- 2 Sự thay đổi trọng lượng.
- 3.1 Sự thay đổi màu sắc trái quýt Hồng sau thu hoạch 3.1.1 Sự thay đổi màu sắc (∆E) vỏ trái quýt Hồng tồn trữ.
- Các nghiệm thức đều có sự chuyển thành màu trái từ màu xanh sang màu đỏ đặc trưng của giống qua các tuần với trị số ∆E tăng dần theo thời gian tồn trữ, tuy nhiên sự thay đổi màu sắc vỏ trái quýt Hồng không có sự khác biệt qua phân tích thống kê giữa số lần phun và giữa các nghiệm thức (Bảng 2).
- Điều này cho thấy, việc xử lý các loại hóa chất và số lần phun trước thu hoạch không làm thay đổi màu sắc trái so với đối chứng, kết quả cũng phù hợp với nhận định của Quách Thanh Toàn (2007) và Trần Quốc Nhân (2005) khi xử lý Calcium và Potassium (với các dạng phân CaCl 2 , Ca(NO 3 ) 2 , KNO 3 và KCl) trên quýt Hồng cũng không làm thay đổi trị số ∆E màu sắc vỏ trái so với đối chứng ở ngày thu hoạch.
- Riêng nghiệm thức sử dụng CaCl 2 kết hợp với KH 2 PO 4 có dấu hiệu tổn thương tại những túi the của vỏ trái làm cho vỏ trái sần sùi, không bóng đẹp..
- Bảng 2: Sự thay đổi màu sắc (∆E) vỏ trái quýt Hồng tồn trữ ở nhiệt độ phòng của các nghiệm thức được xử lý hóa chất ở các lần phun.
- Nghiệm thức (ppm).
- Thời gian tồn trữ (tuần).
- Một lần phun 59.4 a 63.2 a 63.0 a 65.3 a 66.0 a 67.1 a.
- Hai lần phun 58.5 a 62.2 a 62.4 a 64.4 a 65.6 a 64.2 a.
- Ba lần phun 61.1 a 64.2 a 64.0 a 65.6 a 66.2 a 66.9 a.
- 3.1.2 Sự thay đổi màu sắc (trị số a) của vỏ trái quýt Hồng tồn trữ.
- Khi mới thu hoạch, trái quýt Hồng có màu xanh vàng nên trị số a rất nhỏ và trị số a sẽ tăng dần theo thời gian tồn trữ khi có sự hình thành sắc tố carotenoids do ethylene thúc đẩy việc phân hủy chlorophyll bởi enzyme chlorophyllase làm trái mất dần màu xanh (Nguyễn Mạnh Khải et al., 2006).
- Các nghiệm thức đều có màu đỏ đẹp, đặc biệt là các nghiệm thức có phun Boron, những nghiệm thức được cung cấp hóa chất ba lần có trị số a luôn thể hiện cao hơn các nghiệm thức khác theo thời gian tồn trữ.
- tuy nhiên, trị số a của các nghiệm thức không khác biệt khi phân tích thống kê.
- Tất cả các nghiệm thức đều có trị số a tăng dần theo thời gian tồn trữ, riêng nghiệm thức đối chứng có sự giảm trọng lượng nhanh trong thời gian tồn trữ, vỏ trái nhăn và sậm lại nên trị số a đo được cũng khá cao so với một số nghiệm thức khác tuy không thể hiện sự khác biệt qua phân tích thống kê (Hình 1)..
- Thay đổi màu sắc (trị số a).
- Hình 1: Sự thay đổi màu sắc (trị số a) của vỏ trái quýt Hồng tồn trữ ở nhiệt độ phòng.
- 3.2 Sự thay đổi trọng lượng trái quýt Hồng theo thời gian tồn trữ.
- 3.2.1 Ảnh hưởng của nghiệm thức phun và số lần phun đến trọng lượng trái ở thời điểm thu hoạch.
- Kết quả Bảng 3 cho thấy, trọng lượng trái giữa các nghiệm thức khi phun một, hai hay ba lần đều có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê.
- Cung cấp phân bón qua lá giữa một và hai lần không khác biệt trong việc gia tăng trọng lượng trái so với các nghiệm thức được cung cấp phân bón ba lần.
- Nghiệm thức phun H 3 BO 3 có trọng lượng trái ở các nghiệm thức được cung cấp phân bón một lần và hai lần khá thấp so với các nghiệm thức còn lại, tuy nhiên ở nghiệm thức phun ba lần thì trọng lượng trái lớn hơn so với các thời điểm phun khác, kết quả cũng phù hợp với thí nghiệm của Maurer et al.
- Nhìn chung, tất cả các nghiệm thức sử dụng phân bón ba lần đều gia tăng trọng lượng trái so với đối chứng khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- Nghiệm thức phun CaCl 2 đơn hoặc kết hợp với KH 2 PO 4 và H 3 BO 3 giúp gia tăng trọng lượng trái cao nhất, kết quả này cũng phù hợp với Sen et al.
- trước thu hoạch dạng đơn ở hoặc phối hợp với potassium và boron có tác dụng gia tăng trọng lượng quýt Satsuma và cam Navel..
- Bảng 3: Trọng lượng trung bình của quýt khi thu hoạch (g/trái) Loại hóa chất.
- Số lần phun.
- 1 lần phun 2 lần phun 3 lần phun Trung bình Đối chứng (không phun) 187,4 a 184,2 bc 173,7 b 181,8 b.
- CaCl 2 5000 + KH 2 PO 4.
- KH 2 PO 4 2500 + a.Boric.
- khác biệt có ý nghĩa thống kê 1.
- 3.2.2 Phần trăm hao hụt trọng lượng trái ở các nghiệm thức theo thời gian tồn trữ.
- Bảng 4: Phần trăm hao hụt trọng lượng trái so với ban đầu ở các nghiệm thức theo thời gian tồn trữ trong điều kiện nhiệt độ phòng.
- Một lần phun 1.37 a 2.96 a 4.83 a 6.38 a.
- Hai lần phun 1.31 ab 2.84 a 4.80 a 6.21 a.
- Ba lần phun 1.17 b 2.62 b 4.36 b 6.21 a.
- Bên cạnh đó, điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ không khí thấp, thoáng gió cũng làm giảm nhanh trọng lượng trái (Quách Đĩnh et al., 1996).
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái so với ban đầu ở các nghiệm thức khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% theo thời gian tồn trữ (Bảng 4).
- 68%) nên hao hụt trọng lượng nhanh.
- Nghiệm thức đối chứng không phun có tốc độ giảm trọng lượng trái cao nhất so với các nghiệm thức khác đến ba tuần sau khi tồn trữ.
- sau thu hoạch hai tuần trở đi, nghiệm thức sử dụng CaCl 2 dạng đơn và các nghiệm thức kết hợp với CaCl 2 hoặc KH 2 PO 4 có tốc độ giảm trọng lượng trái ít nhất, khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- Sự hao hụt trọng lượng ở các nghiệm thức xử lý 1 và 2 lần phun nhìn chung không khác biệt, tuy nhiên nghiệm thức được xử lý 3 lần phun ít hao hụt trọng lượng qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 4 và Hình 2).
- Các nghiệm thức có hao hụt trọng lượng ít sẽ không làm thay đổi đột ngột những đặc tính sinh lý sinh hóa của trái, trì hoãn tiến trình chín của trái và giữ giá trị cảm quan đến 6 tuần sau thu hoạch..
- 1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần Thời gian tồn trữ.
- Phần trăm mất trọng lượng.
- 1 lần phun 2 lần phun 3 lần phun.
- Hình 2: Ảnh hưởng của số lần phun trước khi thu hoạch đến phần trăm hao hụt trọng lượng trái ở các nghiệm thức theo thời gian tồn trữ trong điều kiện nhiệt độ phòng.
- 3.3 Sự thay đổi phần trăm độ Brix theo thời gian tồn trữ.
- Phần trăm độ Brix không khác biệt theo số lần phun trước thu hoạch qua phân tích thống kê ở thời điểm phân tích là tuần 0 và tuần 3 sau thu hoạch, nhưng có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% ở các thời điểm phân tích còn lại, trong đó các nghiệm thức được cung cấp hóa chất ba lần thường biểu hiện phần trăm độ brix cao hơn các nghiệm thức được cung cấp một và hai lần.
- Phần trăm độ Brix của nghiệm thức đối chứng thấp nhất qua các tuần tồn trữ, trừ nghiệm thức phun KH 2 PO 4 đơn (ở thời điểm 0, 1,2 và 4 tuần sau khi thu) và nghiệm thức sử dụng boric acid đơn (thời điểm 2 và 3 tuần sau thu), các nghiệm thức còn lại đều có phần trăm độ Brix cao hơn so với nghiệm thức đối chứng trong từng thời điểm phân tích theo thời gian.
- Các nghiệm thức có sử dụng CaCl 2 đều có phần trăm độ Brix cao, đặc biệt là nghiệm thức CaCl 2 đơn và kết hợp với H 3 BO 3 , kết quả phù hợp với nhận định của Mishra (2002) khi phun Calcium Chloride trước khi thu hoạch đã làm chậm độ thuần thục và cải thiện chất lượng quýt Pokan sau thu hoạch, đồng thời Boron có tác dụng làm gia tăng độ ngọt cho cam Sành (Nguyễn Văn Cử, 2006)..
- Bảng 5: Sự thay đổi phần trăm độ Brix của trái quýt Hồng ở các nghiệm thức theo thời gian tồn trữ ở nhiệt độ phòng.
- Một lần phun 12.0 a 12.1 b 12.3 b 12.8 a 13.5 b.
- Hai lần phun 11.9 a 12.1 b 12.4 ab 12.9 a 13.5 b.
- Ba lần phun 12.2 a 12.4 a 12.6 a 13.1 a 13.9 a.
- 3.4 Sự thay đổi pH dịch trái theo thời gian tồn trữ.
- Kết quả Hình 3 cho thấy, nhìn chung trị số pH dịch trái có xu hướng tăng dần do sự giảm lượng acid trong trái qua quá trình hô hấp theo thời gian tồn trữ (Nguyễn Quốc Hội, 2005).
- Trị số pH dịch trái của các nghiệm thức và theo các lần phun khác nhau qua phân tích từ thời điểm thu hoạch đến 3 tuần sau khi thu hoạch không có sự khác biệt qua phân tích thống kê.
- Ở thời điểm tuần thứ 4 của thí nghiệm, pH dịch trái có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% ở nghiệm thức phun CaCl 2 dạng đơn và CaCl 2 kết hợp với H 3 BO 3 so với đối chứng.
- Thời gian tồn trữ (Tuần).
- Hình 3: Sự thay đổi thành phần pH của trái quýt Hồng theo thời gian tồn trữ của các nghiệm thức trữ ở điều kiện nhiệt độ phòng.
- 3.5 Sự thay đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian tồn trữ.
- Hàm lượng vitamin C là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng của cây có múi, hàm lượng vitamin C thường tỷ lệ nghịch với trị số pH của trái theo thời gian tồn trữ, lượng acid hữu cơ sẽ giảm dần trong quá trình chín của trái do acid hữu cơ là nguyên liệu của quá trình hô hấp, nhiệt độ càng cao thì sự tổn thất vitamin C trên cam quýt càng lớn (Quách Đĩnh et al., 1996.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy, hàm lượng vitamin C giảm dần theo thời gian tồn trữ và không khác biệt giữa các lần phun qua phân tích thống kê.
- So sánh hàm lượng vitamin C giữa các nghiệm thức với nhau theo thời gian tồn trữ cho thấy, hàm lượng vitamin C giữa các nghiệm thức chỉ có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% ngay thời điểm thu hoạch và sau khi tồn trữ 3 tuần ở mức ý nghĩa 5%.
- trong đó nghiệm thức sử dụng CaCl 2 kết hợp với boric acid có hàm lượng vitamin C cao hơn so với nghiệm thức đối chứng và một số nghiệm thức khác (Bảng 6).
- Bảng 6: Sự thay đổi phần hàm lượng vitamin C (mg/100 g trọng lượng tươi) của trái quýt Hồng ở 7 nghiệm thức và 3 thời điểm phun theo thời gian tồn trữ.
- Một lần phun 7.79 a 7.54 a 6.50 a 4.65 a 3.77 a.
- Hai lần phun 7.21 a 6.96 a 6.24 a 4.65 a 3.94 a.
- Ba lần phun 7.79 a 7.00 a 6.08 a 4.53 a 4.02 a.
- Các nghiệm thức sử dụng phân bón và số lần phun trước thu hoạch không thể hiện sự khác biệt trong việc cải thiện màu sắc trái quýt Hồng so với đối chứng..
- Tuy nhiên, phần lớn các nghiệm thức sử dụng phân bón đều có trọng lượng trái cao hơn so với đối chứng, đặc biệt là các nghiệm thức sử dụng CaCl 2 dạng đơn và dạng kết hợp.
- Cung cấp hóa chất ba lần giúp tăng trọng lượng trái hơn và ít hao hụt theo thời gian tồn trữ hơn so với cung cấp một và hai lần, đặc biệt là các nghiệm thức kết hợp..
- Trị số pH và phần trăm độ Brix tăng dần nhưng hàm lượng vitamin C của trái giảm dần theo thời gian tồn trữ.
- Ngoại trừ nghiệm thức phun KH 2 PO 4 và boric acid đơn ở một số thời điểm phân tích, các nghiệm thức còn lại đã làm gia tăng phần trăm độ Brix theo thời gian tồn trữ so với đối chứng.
- Các nghiệm thức có sử dụng CaCl 2 đều có trị số pH, vitamin C và phần trăm độ Brix cao đặc biệt là nghiệm thức CaCl 2.
- sử dụng phân kết hợp sẽ cho trái có dạng to, ít hao hụt trọng lượng và phẩm chất cũng tốt hơn so với đối chứng, đặc biệt là nghiệm thức sử dụng CaCl 2 dạng đơn và kết hợp với H 3 BO 3.
- Ảnh hưởng của một số hóa chất xử lý trước thu hoạch và điều kiện bảo quản đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái quýt Hồng.
- Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả.
- Sự thay đổi thành phần vách tế bào của vỏ trái quýt Hồng (Citrus reticulata Blanco) dưới ảnh hưởng của xử lý Calcium và Kali.
- Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch.
- Ảnh hưởng của một số hóa chất xử lý trước thu hoạch đến phẩm chất và thời gian bảo quản trái quýt Hồng