« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của mức độ chọn lọc và tuổi cá bố mẹ lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus) giai đoạn nuôi thương phẩm


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ CHỌN LỌC VÀ TUỔI CÁ BỐ MẸ LÊN SINH TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG (Anabas testudineus) GIAI ĐOẠN NUÔI THƯƠNG PHẨM.
- Hệ số di truyền, cá rô đồng, Anabas testudineus, chọn lọc hàng loạt, tuổi cá bố mẹ, nuôi thương phẩm.
- Nghiên cứu này nhằm xác định hệ số di truyền thực về tăng trưởng với 2 mức độ chọn lọc hàng loạt (cá có khối lượng lớn nhất ở mức 5% và 25% của đường phân phối chuẩn) và tìm hiểu ảnh hưởng của tuổi cá bố mẹ lên tăng trưởng của dòng cá rô đầu vuông (ĐV) giai đoạn nuôi thương phẩm.
- Bốn nghiệm thức cá rô ĐV là đàn con của cá bố mẹ G1 (10 tháng tuổi) chọn lọc ở mức 5% (G2- CL1) và 25% (G2-CL2), cá bố mẹ ngẫu nhiên (G2-NN) và cá bố mẹ ban đầu 26 tháng tuổi (G1-0).
- Kết quả sau 4 tháng, tỷ lệ sống của cá tương đương giữa các nghiệm thức (p>0,05), đạt từ .
- Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của nhóm cá chọn lọc thấp hơn cá ngẫu nhiên .
- Tăng trưởng của cá G2- CL1 nhanh nhất, khối lượng cuối tăng 43,6% so với cá không chọn lọc.
- Hệ số di truyền về khối lượng ở mức chọn lọc 5% là 0,31±0,16 và ở mức chọn lọc 25% là ~ 0.
- Tuổi cá bố mẹ (10 và 26 tháng) không ảnh hưởng đến tăng trưởng và FCR của cá rô đầu vuông..
- Với giá trị h 2 này, phương pháp chọn lọc hàng loạt (mass selection) thường được chọn để cải thiện tăng trưởng của cá (Tave, 1993.
- Dunham, 2004), khối lượng lúc thu hoạch của cá tăng phổ biến trong khoảng từ 10 – 20% cho mỗi thế hệ chọn lọc (Gjedrem, 2012).
- Ở mỗi thế hệ, hệ số di truyền và hiệu quả chọn lọc trên mỗi loài cá phụ thuộc vào giai đoạn phát triển như đã được báo cáo ở cá chép Cyprinus carpio (Nielsen et al., 2010) và cá chẽm Lates calcarifer (Domingos et al., 2013)..
- Hiệu quả chọn lọc cũng tăng khi cường độ chọn lọc tăng (Hanrahan et al., 1973).
- Tuy nhiên, chọn lọc với cường độ cao chỉ nên áp dụng đối với đàn cá có số lượng lớn để hạn chế nguy cơ lai cận huyết (Chevassus et al., 2004.
- Ở Việt Nam, nghiên cứu xác định hệ số di truyền về tăng trưởng cũng đã được thực hiện trên cá rô phi (Trinh et al., 2013), cá chép (Nguyen et al., 2012), cá tra (Nguyễn Văn Sáng, 2013).
- Cách chọn lọc này có thể không cải thiện tăng trưởng của đàn con và việc thay mới cá bố mẹ sau mỗi năm làm tăng số thế hệ trong quá trình sản xuất và do đó làm tăng khả năng cận huyết (Tave, 1993).
- hưởng của 2 mức độ chọn lọc và tuổi cá bố mẹ đến tăng trưởng của đàn con đã được thực hiện ở giai đoạn từ cá bột đến cá giống (Dương Thúy Yên và ctv., 2014).
- Kết quả cho thấy chọn lọc với cường độ cao (5% của đường phân phối chuẩn về khối lượng) đã cải thiện đến 29% khối lượng của đàn con lúc 2 tháng tuổi, trong khi chọn lọc ở mức thấp hơn (25%) không đạt hiệu quả.
- Tăng trưởng của đàn con cũng không khác biệt giữa 2 độ tuổi cá bố mẹ 10 tháng và 26 tháng tuổi..
- Nghiên cứu này tiếp tục tìm hiểu vấn đề trên ở giai đoạn nuôi cá thương phẩm và xác định hệ số di truyền về tăng trưởng khối lượng của cá rô đầu vuông nhằm cung cấp thông tin cho các chương trình chọn giống và lưu giữ dòng cá rô đầu vuông trong điều kiện nuôi..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguồn cá thí nghiệm và phương pháp chọn lọc cá bố mẹ thế hệ G1.
- Nguồn cá ban đầu (G0) và phương pháp chọn lọc cá bố mẹ thế hệ G1 đã được mô tả chi tiết trong nghiên cứu trước (Dương Thúy Yên và ctv., 2014)..
- Sau 8 tháng tuổi, cá đạt khối lượng trung bình g (n = 387) thì tiến hành chọn lọc hàng loạt.
- Có 2 mức chọn lọc được áp dụng: mức 1, giá trị thấp nhất được chọn (cut-off value) là 5% và mức 2 là 25% của đường phân phối chuẩn (Hình 1), tương ứng với khối lượng cá bố mẹ thấp nhất được chọn ở mức 1 là 249 g và mức 2 là 185 g (chọn cá từ 185 – 248 g).
- 2.2 Bố trí và chăm sóc cá thí nghiệm Bốn nghiệm thức gồm đàn con giai đoạn giống của 3 nhóm cá bố mẹ G1: chọn lọc mức 1 (ký hiệu G2-CL1), chọn lọc mức 2 (G2-CL2) và G1 ngẫu nhiên (G2-NN) và của nhóm cá bố mẹ G0 (G1-0)..
- 2.3 Thu mẫu tăng trưởng và một số yếu tố môi trường.
- Các chỉ tiêu tăng trưởng gồm khối lượng đầu (W i ) và khối lượng cá tại mỗi thời điểm thu mẫu (W t.
- Với R= sự chênh lệch về khối lượng lúc kết thúc 6 tháng tuổi giữa cá G2 chọn lọc (G2-CL) và G2 đối chứng (G2-NN).
- S = sự chênh lệch về khối lượng cá bố mẹ G1 chọn lọc và G1 đối chứng tham gia sinh sản..
- cá bố mẹ chọn lọc và không chọn lọc..
- 3.2 Tăng trưởng của cá rô đầu vuông ở giai đoạn nuôi thương phẩm.
- Từ giai đọan cá giống cỡ 4,6 -6,4 g, sau 4 tháng nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông đạt khối lượng trung bình ở các nghiệm thức từ g..
- Tăng trưởng của cá rô đầu vuông thể hiện 2 nhóm rõ rệt, đàn con của cá bố mẹ chọn lọc mức 1 (G2- CL1) tăng trưởng nhanh hơn cá ở các nghiệm thức khác và mức độ chênh lệch càng lớn theo thời gian nuôi (Hình 2)..
- Hình 2: Sinh trưởng của cá rô ở các nghiệm thức sau 120 ngày nuôi Khối lượng cá rô tại các thời điểm thu mẫu.
- Cá chọn lọc mức 2 (G2-CL2) tăng trưởng tương đương với nhóm cá ngẫu nhiên G2-NN.
- Khi so sánh tăng trưởng của cá ở nghiệm thức G2-NN và G1-0 cho thấy chúng có khối lượng tương đương.
- nhau qua các đợt thu mẫu (p>0,05), chứng tỏ tuổi cá rô đầu vuông bố mẹ (26 tháng so với 10 tháng tuổi) không ảnh hưởng đến tăng trưởng của đàn con giai đoạn nuôi thịt..
- Xét về ảnh hưởng của kích cỡ ban đầu đến sự tăng trưởng của cá rô đầu vuông cho thấy cá ban đầu có kích thước lớn hơn thì có khối lượng ở từng thời điểm thu mẫu lớn hơn (Hình 2).
- Bảng 3: Khối lượng (g) của cá rô đầu vuông qua 120 ngày nuôi.
- Cá ở nghiệm thức chọn lọc mức 1 (G2-CL1) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với các nghiệm thức còn lại.
- Sau 120 ngày nuôi, DWG và SGR của cá ở nghiệm thức chọn lọc mức 2 (G2-CL2) không khác biệt thống kê (p>0,05) với các nghiệm thức G2-NN.
- Kích cỡ cá ban đầu chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá rô ở giai đoạn 2 tháng nuôi đầu, cá ban đầu lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá nhỏ (p <0,05).
- Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, tốc độ tăng trưởng của cá ở hai nhóm kích cỡ ban đầu tương đương nhau (p>0,05) và biểu hiện giống nhau ở tất cả các nghiệm thức (Bảng 4)..
- Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng theo ngày (DWG) và tương đối (SGR) của cá rô theo thời gian nuôi.
- Nghiệm thức DWG30.
- Sự phân hóa sinh trưởng (hay sự phân đàn) của cá rô đầu vuông xảy ra ở các nghiệm thức.
- Ở 3 nghiệm thức tăng trưởng thấp (G1-0, G2-CL2 và G2-NN), khối lượng cá thu hoạch tập trung chủ.
- yếu ở khoảng 25-150 g, chiếm khoảng 91-96%, so với 69% ở nghiệm thức cá tăng trưởng tốt nhất, G2-CL1.
- Hình 3: Tỉ lệ các nhóm khối lượng của cá rô ở các nghiệm thức sau 120 ngày nuôi Bảng 5: Hệ số biến động (CV) của các nghiệm thức.
- Nghiệm thức CV.
- Tăng trưởng của cá rô ở 2 nghiệm thức chọn lọc đồng đều hơn, thể hiện ở hệ số biến động (CV:.
- thấp hơn so với cá không chọn lọc (43,6.
- Sự phân hóa sinh trưởng cao ở nghiệm thức G1-0 và G2-NN có thể là do ảnh hưởng bởi kích cỡ cá bố mẹ biến động lớn ở hai nghiệm thức này, dao động tương ứng trong khoảng 127-270 g và 90-262 g, trong khi đó cá bố mẹ ở hai nghiệm thức chọn lọc mức 1 và 2 lần lượt là 214-367 g và 165-229 g..
- Tỷ lệ sống của cá rô sau 4 tháng nuôi thương phẩm đạt cao, trung bình từ và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05) (Bảng 4).
- Ở nhóm cá có kích cỡ ban đầu lớn, FCR của đàn con cá bố mẹ chọn lọc mức 1 và 2 có FCR tương ứng là 1,79 và 1,40, thấp hơn so đàn con của nhóm cá ngẫu nhiên và cá bố mẹ (2,55 và 2,46).
- Đánh giá chung theo ảnh hưởng của nghiệm thức cho thấy cá chọn lọc sử dụng thức ăn hiệu quả hơn (FCR so với cá không chọn lọc (FCR: 1,82)..
- Bảng 6: Hệ số tiêu tốn thức ăn và tỉ lệ sống của cá rô sau 120 ngày nuôi.
- Hình 4: Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô đầu vuông với 2 kích cỡ ban đầu lớn và nhỏ Hệ số di truyền về tăng trưởng.
- Hệ số di truyền về tăng trưởng được xác định sau 4 tháng nuôi thịt, hay cá được 6 tháng tuổi (Bảng 7)..
- chọn lọc: ở nghiệm thức chọn lọc mức 1 đạt 0,31, trong khi ở nghiệm thứ chọn lọc mức 2 là -0,02..
- Do sự khác biệt về khối lượng cá lúc thu hoặc giữa nghiệm thức G2-CL2 và G2-NN không có ý nghĩa nên hệ số di truyền ở chọn lọc mức 2 được xem bằng 0..
- Bảng 7: Hệ số di truyền của cá rô ở các nghiệm thức Mức chọn lọc* Khối lượng cá bố mẹ.
- Khối lượng cá bố mẹ.
- Ghi chú: Mức chọn lọc 1 và 2 tương ứng với 5% và 25 % cá thể lớn dựa trên đường phân phối chuẩn.
- 4.1 Đánh giá chung về tăng trưởng và hệ số thức ăn của cá rô đầu vuông trong thí nghiệm.
- Tăng trưởng của cá rô đầu vuông trong thí nghiệm đạt kết quả tốt.
- Mặc dù, cá thí nghiệm được nuôi trong giai nhưng tăng trưởng của cá tương đương với kết quả nuôi trong ao của nhiều hộ dân ở Hậu Giang.
- Tăng trưởng của cá rô đầu vuông cao hơn cá rô thường ở một số nghiên cứu..
- Như vậy, sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của cá rô đầu vuông trong thí nghiệm so với cá rô đồng là do ưu điểm tăng trưởng nhanh của dòng cá này, ngoài ra, còn có thể do ảnh hưởng của nguồn cá và điều kiện chăm sóc..
- Với tốc độ tăng trưởng nhanh, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá rô đầu vuông đạt thấp, thấp nhất là ở 2 nghiệm thức chọn lọc.
- (2006), FCR của cá rô đồng nuôi trong ao dao động từ cao hơn so với kết quả trong thí nghiệm..
- 4.2 Hiệu quả của chọn lọc và hệ số di truyền về tăng trưởng.
- Kết quả của nghiên cứu cho thấy chọn lọc cá bố mẹ đầu vuông ở mức 5% quần thể đã cải thiện được tăng trưởng của đàn con: khối lượng sau 4 tháng nuôi thương phẩm tăng 43,6% so với cá không chọn lọc (124,6 g so với 88,0 g).
- Tỉ lệ cải thiện tăng trưởng ở giai đoạn nuôi thương phẩm.
- Kết quả cải thiện tăng trưởng của cá rô đầu vuông cao hơn so với kết quả chọn lọc trên một số loài cá khác.
- Ví dụ, đối với cá chép, khối lượng cá 1 năm tuổi được nâng cao từ nhờ vào phương pháp chọn lọc gia đình (Nguyen et al., 2012).
- Với phương pháp chọn lọc hàng loạt, ba dòng cá nheo Mỹ (Ictaluris punctatus) được cải thiện tăng trưởng từ 12 – 18% (Dunham &.
- Tăng trưởng của cá có thể được cải thiện bằng phương pháp chọn lọc là do đặc điểm này có tính di truyền (Tave, 1993.
- 0,25 thì chọn lọc hàng loạt là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để cải thiện tăng trưởng ở thế hệ tiếp theo.
- Đây cũng là trường hợp của cá rô đầu vuông, với chọn lọc mức 1 (5.
- Mức độ (hay cường độ) chọn lọc khác nhau ảnh hưởng đến hệ số di truyền về tăng trưởng (Hanrahan et al., 1973).
- So với chọn lọc mức 1 với cường độ chọn lọc 1,80, chọn lọc mức 2 (cường độ chọn lọc là 0,77) có hệ số di truyền rất thấp.
- Tăng trưởng không thay đổi khi mức độ chọn lọc thấp có thể liên quan đến sự phân bố của biến dị di truyền không đồng đều giữa các nhóm kích cỡ cá bố mẹ chọn lọc.
- Bên cạnh ảnh hưởng của mức độ chọn lọc, hệ số di truyền thấp ở nghiệm thức chọn lọc mức 2 còn có thể do ảnh hưởng của số cặp cá bố mẹ ít (3 cặp)..
- Như vậy, chọn lọc hàng loạt với mức độ chọn lọc 5% quần thể đã nâng cao tốc độ tăng trưởng của cá rô đầu vuông.
- Hơn nữa, cá chọn lọc tăng trưởng đồng đều hơn và có FCR thấp hơn cá không chọn lọc.
- Do đó, áp dụng phương pháp chọn lọc này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của nghề nuôi cá rô.
- cực của lai cận huyết có thể xảy ra (do không biết được mối quan hệ họ hàng của các cá thể được chọn), đàn cá trước khi chọn lọc phải có sự dao động lớn về khối lượng giữa các cá thể và chúng được sinh sản từ nhiều cặp cá bố mẹ (N >.
- 100), đồng thời số lượng cá được chọn lọc nên >100 (Chevassus et al., 2004.
- Xét về ảnh hưởng của tuổi cá bố mẹ, sự không khác biệt về tăng trưởng của cá G1-0 (cá bố mẹ 26 tháng tuổi) so với cá G2-NN (cá bố mẹ 10 tháng tuổi) chứng tỏ nếu không có chọn lọc thì tăng trưởng của cá qua 2 thế hệ liên tiếp ít hoặc không thay đổi.
- Khác với kết quả này, nghiên cứu trên cá Sebastes melanops có độ tuổi của cá mẹ từ 5-17 năm cho thấy đàn con giai đoạn nhỏ của cá mẹ 17 tuổi tăng trưởng nhanh gấp 3 lần so với đàn con của cá mẹ 5 tuổi (Berkeley et al., 2004).
- Tuy nhiên, ở cá rô đầu vuông, tuổi của cá mẹ không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá con ở tất cả các giai đoạn..
- Kết quả này cũng khác so với nhận định của người dân, cá bố mẹ hơn 2 năm tuổi có thể ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng của đàn con.
- 4.4 Ảnh hưởng của kích cỡ cá giống đến sự tăng trưởng của cá giai đoạn nuôi thương phẩm.
- Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cá giống ban đầu lớn hơn thì có khối lượng lúc thu hoạch lớn hơn nhưng tốc độ tăng trưởng theo ngày sau 2 tháng nuôi không khác biệt có ý nghĩa so với nhóm cá nhỏ (p>0,05).
- Với mức chọn lọc 5% quần thể, cá rô đầu vuông có hệ số di truyền về khối lượng sau 6 tháng nuôi là 0,31.
- Tăng trưởng của cá chọn lọc được cải thiện 43,6%, cá tăng trưởng đồng đều hơn và sử dụng thức ăn hiệu quả hơn so với cá không chọn lọc.
- Sinh trưởng của cá rô còn phụ thuộc vào kích cỡ cá ban đầu, cá có kích cỡ lớn sinh trưởng nhanh hơn so với cá ban đầu cỡ nhỏ..
- Ảnh hưởng của nguồn gốc cá bố mẹ đến sinh trưởng của cá rô (Anabas testudineus Bloch, 1792) giai đoạn nuôi cá thịt.
- Ảnh hưởng của tuổi và kích cỡ cá bố mẹ chọn lọc lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus) giai đoạn từ cá bột lên cá giống