« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA N-(PHOSPHONOMETHYL) GLYCINE VÀ ETHREL LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TÍCH LŨY ĐƯỜNG CỦA MÍA


Tóm tắt Xem thử

- N-(phosphonomethyl) glycine được xử lý với nồng độ 450 ppm và 520 ppm, ethrel được xử lý với nồng độ 450 ppm và 500 ppm và nghiệm thức đối chứng không xử lý hóa chất.
- Các chất được xử lý ở 45 ngày trước khi thu hoạch bằng cách phun trên lá.
- Kết quả cho thấy N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel đều giúp cây mía gia tăng hàm lượng đường từ so với đối chứng.
- Xử lý với N- (phosphonomethyl) glycine 520 ppm hiệu quả nhất với hàm lượng đường đạt 13,3% trong khi hàm lượng đường ở đối chứng chỉ đạt 10,2%.
- Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, diện tích trồng mía trong niên vụ 2007-2008 ở ĐBSCL là khoảng 65.000 ha, chiếm hơn 1/4 diện tích mía cả nước với năng suất bình quân ước đạt.
- 67,1 tấn/ha, cao hơn khoảng 17,1 tấn/ha so với năng suất bình quân của cả nước..
- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và liên tục áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong canh tác đã làm năng suất mía tăng lên đáng kể.
- Tuy nhiên, hàm lượng đường chưa cao trong cây mía là một trong những yếu tố quan trọng làm giới hạn hiệu quả sản suất đường từ mía.
- Trước đây, người ta chỉ quan tâm đến năng suất mía với lượng đường tích lũy tùy theo giống mà không chú trọng việc tăng khả năng tích lũy đường trên chính giống mía đang canh tác.
- Việc sử dụng chất gây chín để thúc đẩy quá trình tích lũy đường trong cây mía đã được áp dụng trên thế giới ở những nước sản xuất mía với diện tích lớn như Brazil, Úc, Thái Lan, Ấn Độ và các nước tây Phi.
- Việc nghiên cứu và ứng dụng những chất gây chín sẽ góp phần làm tăng năng suất đường trong cây mía, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất đường và đem lại lợi nhuận cao hơn cho người trồng mía chính là mục tiêu của nghiên cứu này..
- Đây là giống mía có thể cho năng suất đạt trên 120 tấn/ha, thời gian thu hoạch từ 11-12 tháng sau khi trồng và hàm lượng đường đạt trên 10%..
- N-(phosphonomethyl) glycine được xử lý với hai nồng độ là 450 ppm và 520 ppm..
- Ethrel được xử lý với hai nồng độ là 450 ppm và 500 ppm..
- Thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định loại chất gây chín thích hợp để làm tăng sự tích lũy đường của cây mía.
- N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel được xử lý vào 45 ngày trước khi thu hoạch trên giống mía DLM 24.
- Các chỉ tiêu theo dõi là chiều cao cây, chiều cao lóng thân, đường kính thân, số lóng mía trên cây, số cây/m 2 , trọng lượng thân lúc thu hoạch, hàm lượng chất rắn hòa tan (độ Brix), phần trăm hàm lượng đường (CCS: commercial cane sugar), năng suất mía cây và năng suất đường..
- 3.1 Ảnh hưởng của N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel lên các thành phần năng suất của mía.
- 3.1.1 Chiều cao cây mía.
- Chiều cao cây mía tính từ gốc mía đến chóp lá cao nhất được ghi nhận từ tháng thứ 5 sau khi trồng.
- Chiều cao có sự tăng trưởng mạnh từ tháng thứ 6 - tháng thứ 7 và kéo dài đến tháng thứ 10.
- Đây là thời kỳ vươn lóng mạnh mẽ nên chiều cao luôn có sự biến động lớn qua từng tháng.
- Trong cùng một điều kiện canh tác thì sự khác biệt chiều cao giữa các nghiệm thức từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 10 là không có ý nghĩa.
- Khi được xử lý với Ethrel và N-(phosphonomethyl) glycine thì có sự giảm chiều cao cây mía so với đối chứng ở mức ý nghĩa 1% (Hình 1).
- Quan sát về mặt hình thái cho thấy các chất gây chín đã làm giảm sinh trưởng của cây mía, lá mía trở nên già đi, cây tăng trưởng chiều cao chậm lại và đi vào giai đoạn chín..
- Chiều cao cây (cm).
- Xử lý ở 1,5 tháng trước khi thu hoạch.
- Hình 1: Ảnh hưởng của N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel lên chiều cao cây mía.
- Chất gây chín đã được nghiên cứu trong nhiều năm qua.
- Chính việc tác động hóa chất đã làm giảm sự tăng trưởng của những lóng này dẫn đến giảm chiều cao cây mía..
- 3.1.2 Chiều cao lóng thân mía.
- Chiều cao lóng thân (cm).
- Hình 2: Ảnh hưởng của N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel lên chiều cao cây mía.
- Giai đoạn tăng trưởng nhanh chiều cao thân kéo dài từ 7 - 9 tháng.
- Cây mía sẽ ngừng tăng trưởng chiều cao khoảng 30 ngày trước khi thu hoạch (Trần Văn Sỏi, 2001).
- Việc xử lý các hóa chất trong thí nghiệm này ở 45 ngày trước khi thu hoạch đã làm giảm chiều cao cây mía (Hình 2).
- Các nghiệm thức có xử lý chất gây chín có chiều cao lóng thân cây mía ngắn hơn chiều cao lóng thân của nghiệm thức đối chứng từ 10 - 15 cm.
- Do chiều cao cây tỉ lệ thuận với chiều cao lóng thân nên khi chiều cao cây giảm đã kéo theo sự giảm chiều cao lóng thân một cách đồng đều ở các nghiệm thức có xử lý chất gây chín.
- Inman-Bamber (1980) nhận thấy các chất gây chín có thể làm giảm chiều cao lóng thân cây mía từ cm tùy theo giống.
- Nếu mía được thu hoạch trong vòng 9 tuần sau khi xử lý thì năng suất mía cây giảm không đáng kể nhưng bù lại lượng đường tăng rất có ý nghĩa..
- Kết quả trong bảng 1 cho thấy mía có tỉ lệ trổ hoa tự nhiên là 90%, nhưng khi được xử lý với N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel thì tỉ lệ trổ hoa chỉ còn là 10 đến 30%.
- Theo Trần Hạnh Phúc (2000) thì khi xử lý ethrel, ethylene phóng thích ra đã làm hoạt hóa các gene cần thiết cho quá trình tổng hợp các enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa xảy ra trong cây như enzyme hô hấp hay enzyme xúc tác cho các phản ứng biến đổi diệp lục, acid hữu cơ và pectin.
- Nghiệm thức Tỷ lệ trổ hoa.
- Vì vậy nếu xử lý quá sớm có thể làm ảnh hưởng đến năng suất mía.
- Thời điểm xử lý thích hợp cần bảo đảm làm gia tăng sự tích lũy đường trong cây mía hợp lý mà không thiệt hại đáng kể đến năng suất.
- Theo Legendre và Finger (1987) thì năng suất mía bị ảnh hưởng bởi nhiều đặc tính nông học khác nhau.
- Những thành phần năng suất đó bao gồm số cây/m 2 , số lóng trên cây, chiều dài thân, đường kính thân, trọng lượng thân.
- Các đặc tính như đường kính và số lóng trên thân là thành phần gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất mía cây thông qua trung gian trọng lượng thân..
- Nhưng không có tác giả nào đề cập đến ảnh hưởng của các chất xử lý đến những đặc tính đó.
- Hay nói cách khác những thành phần đó không bị ảnh hưởng bởi chất gây chín nếu xử lý vào thời điểm thích hợp trước lúc thu hoạch.
- Kết quả ở bảng 2 cho thấy số lóng/thân, số cây/m 2 và đường kính thân của các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Việc xử lý hóa chất được thực hiện vào thời điểm sau giai đoạn tăng trưởng nên số lóng trên thân và đường kính thân đã được định hình và không bị thay đổi bởi sự tác động của các chất gây chín.
- Điều này cho thấy thời điểm xử lý chất gây chín đã không làm ảnh hưởng đến số cây/m 2 .
- Bảng 2: Ảnh hưởng của N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel lên số lóng trên thân, số cây/m 2 và đường kính thân mía sau 45 ngày xử lý.
- Nghiệm thức Số lóng/thân Số cây/m 2 Đường kính thân (cm).
- Đối chứng .
- 3.2 Khảo sát ảnh hưởng của N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel lên các chỉ tiêu năng suất của mía.
- 3.2.1 Hàm lượng chất rắn hòa tan trong dịch thân mía (độ Brix).
- Bảng 3: Ảnh hưởng của N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel lên hàm lượng chất rắn hòa tan trong dịch thân mía (độ Brix) ở 30 và 45 ngày sau khi xử lý.
- Nghiệm thức Hàm lượng chất rắn hòa tan (độ Brix) 30 ngày sau xử lý 45 ngày sau xử lý.
- Khi cây mía bước vào giai đoạn chín, thân cây thường giảm tốc độ tăng trưởng..
- Chính vì vậy nên độ Brix trong cây mía không ngừng tăng lên khi mía dần bước vào giai đoạn chín.
- Các chất như ethrel và N-(phosphonomethyl) glycine làm thúc đẩy quá trình chín nên chúng góp phần làm cho hàm lượng chất rắn hòa tan tăng cao từ đơn vị ở 30 ngày sau khi xử lý và tăng lên đơn vị ở 45 ngày sau khi xử lý.
- Cây được xử lý ethrel có phụ phẩm công nghiệp ít hơn bởi vì giảm lượng lá trên cây (Mohamed và Abu-Goukh, 2003).
- Theo Clowers (1978) thì ethrel gia tăng hàm lượng đường chủ yếu ở phần trên của thân.
- 3.2.2 Trọng lượng thân mía và năng suất mía.
- Các chất xử lý trong thí nghiệm ở những nồng độ nêu trên đều có tác động làm giảm trọng lượng thân trung bình của cây mía một cách có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (Bảng 4).
- Ở các nghiệm thức có phun chất gây chín thì trọng lượng thân mía giảm từ kg so với nghiệm thức đối chứng.
- Trọng lượng trung bình của cây mía chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chiều cao thân, số lóng và đường kính thân.
- vì cây mía chỉ biến động mạnh về số lóng và đường kính thân ở giai đoạn vươn lóng.
- Trong khi đó việc xử lý chất gây chín được thực hiện vào lúc cây mía đang bước vào giai đoạn chín, khi mà sự biến động về số lóng và đường kính thân mía không thể hiện rõ.
- Cuối cùng thì trọng lượng thân chỉ còn phụ thuộc vào chiều cao cây và chiều cao lóng thân của những lóng mới hình thành.
- Chính vì vậy mà sự giảm chiều cao cây cũng như chiều cao lóng thân ở các nghiệm thức có phun hóa chất là nguyên nhân chính tác động đến việc làm giảm trọng lượng thân của cây mía.
- Legendre và Finger (1987) cho rằng khoảng thời gian từ xử lý đến thu hoạch càng dài thì biểu hiện sự giảm chiều cao thân và trọng lượng trung bình một cây càng rõ kéo theo năng suất mía cây giảm.
- Ngoài ra, trọng lượng thân cũng chịu sự chi phối của loại hóa chất gây chín và nồng độ sử dụng.
- Năng suất mía bị chi phối nhiều nhất do trọng lượng thân mía trung bình và mật độ hay số cây/m 2 .
- Việc xử lý các chất gây chín đã làm giảm trọng lượng thân mía nhưng năng suất thu hoạch cuối cùng của các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa thống kê do số cây/m 2 vẫn bảo đảm được mật độ giữa các nghiệm thức..
- Bảng 4: Ảnh hưởng của N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel lên trọng lượng thân mía và năng suất mía.
- Nghiệm thức Trọng lượng thân mía (kg).
- Năng suất mía (tấn/ha).
- 3.2.3 Hàm lượng đường và năng suất đường.
- Trong canh tác mía thì hàm lượng đường và năng suất đường luôn được người trồng mía và ngành công nghiệp mía đường quan tâm.
- Khi mía bước vào giai đoạn chín thì năng lượng tổng hợp trong cây mía dùng cho sự sinh trưởng sẽ ngừng lại nhường chỗ cho sự tích lũy năng lượng này vào dự trữ trong thân.
- Vì vậy mà khi càng chín thì hàm lượng đường trong mía càng cao dẫn đến năng suất đường cũng tăng theo.
- Chính vì điều này mà việc áp dụng các chất làm thúc đẩy quá trình chín của cây mía để gia tăng hàm lượng đường trong mía đang được quan tâm thực sự.
- Trong thí nghiệm này thì các chất gây chín với nồng độ trên đều.
- có tác dụng làm tăng hàm lượng đường và năng suất đường có ý nghĩa thống kê (Bảng 5).
- Ở nghiệm thức đối chứng thì hàm lượng đường chỉ đạt 10,2% và năng suất đường là 17,1 tấn/ha.
- Trong khi đó ở nghiệm thức xử lý N-(phosphonomethyl) glycine với nồng độ 520 ppm cho hàm lượng đường đến 13,3%, tăng 3,1% so với đối chứng và năng suất đường đạt đến 20,8 tấn/ha, tăng 3,7 tấn/ha so với đối chứng.
- Việc xử lý N-(phosphonomethyl) glycine ở nồng độ 520 ppm cho hiệu quả tích lũy đường tốt hơn ở mía so với xử lý ethrel sau thời gian dài đến 45 ngày..
- Ethrel chỉ có tác dụng làm tăng lượng đường do giúp cây mía bước vào giai đoạn chín sớm hơn bình thường nên thời gian chín được kéo dài hơn.
- Ở các nghiệm thức có xử lý chất gây chín với các nồng độ còn lại thì cho năng suất đường khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng..
- Bảng 5: Ảnh hưởng của N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel lên hàm lượng đường và năng suất đường của mía lúc thu hoạch.
- Nghiệm thức Hàm lượng đường.
- Năng suất đường (tấn/ha).
- Các chất gây chín như N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel ở các nồng độ trong thí nghiệm đều làm gia tăng hàm lượng đường một cách có ý nghĩa trên mía và không ảnh hưởng xấu đến năng suất mía cây..
- Việc xử lý N-(phosphonomethyl) glycine ở nồng độ 520 ppm ở thời điểm 45 ngày trước khi thu hoạch cho hiệu quả cao nhất trong việc làm gia tăng hàm lượng đường lên đến 13,3% so với đối chứng là 10,2%..
- Khi xử lý ethrel ở nồng độ 450 và 500 ppm ở thời điểm 45 ngày trước khi thu hoạch cũng làm gia tăng hàm lượng đường đáng kể, hàm lượng đường đã đạt đến 12%..
- Có thể áp dụng N-(phosphonomethyl) glycine ở nồng độ 520 ppm trên mía trước khi thu hoạch 45 ngày trong thực tiễn sản xuất để làm gia tăng hàm lượng đường..
- Tiếp tục thí nghiệm ảnh hưởng của các chất gây chín trên những giống mía khác