« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CẤP NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CẤP NÔNG HỘ.
- Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý nông hộ và tác động của nó đến hiệu quả sử dụng nguồn lực đã được làm rõ trong nghiên cứu này.
- Trước hết nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp phỏng vấn chuyên gia để hình thành khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực quản lý, tiếp theo đó đã phỏng vấn 178 nông hộ trên 3 vùng sinh thái có các hệ thống sản xuất khác nhau để xác định mức độ năng lực quản lý của nông hộ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, có 8 yếu tố cấu thành năng lực quản lý nông hộ, trong đó hiện nay yếu tố về quản lý kinh tế hộ và hiểu biết về thị trường là rất quan trọng trong quản lý toàn nông hộ.
- Phần lớn các nông hộ ở các vùng khảo sát đang ở từ mức trung bình và khá, chưa có nhiều nông hộ có năng lực quản lý giỏi.
- Năng lực quản lý có ảnh hưởng rất lớn, tương quan thuận đến lợi nhuận của các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ..
- Chọn lựa sản phẩm để sản xuất và tiêu thụ nông sản tốt mang lại thu nhập cho nông hộ là một vấn đề khó khăn của người nông dân vì có nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ.
- Khái niệm quản lý và năng lực quản lý (NLQL) nông hộ trở thành một yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong sử dụng nguồn.
- lực hợp lý để giảm giá thành sản xuất và gia tăng doanh thu.
- Thực tế cho thấy rằng lợi nhuận của nông hộ có thể gia tăng không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào các yếu tố phi kỹ thuật bao gồm năng lực quản lý, thị trường và các yếu tố xã hội khác.
- Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố cấu thành NLQL nông hộ và phân tích tác động của nó đến hiệu quả sử dụng nguồn lực và kinh tế nông hộ..
- Ba mô hình canh tác có chu kỳ sản xuất hàng năm đó là lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản được đưa vào nghiên cứu, trong khi mô hình sản xuất cây ăn trái tạm thời nằm ngoài phạm vi nghiên cứu vì chu kỳ sản xuất dài và tính rủi ro thị trường cao.
- Các địa phương đại diện cho 3 mô hình sản xuất nói trên được chọn nghiên cứu gồm:.
- Huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đại diện cho vùng ngọt, ngập lũ có đê bao, sản xuất mô hình sản xuất lúa thâm canh 3 vụ/năm, ngoài ra còn có chăn nuôi ở phạm vi gia đình.
- Huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đại diện cho vùng sinh thái ngọt, không ngập lũ, sản xuất lúa 2 vụ/năm và chăn nuôi gia đình.
- Huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu sản xuất thủy sản (tôm sú) là chủ yếu được chọn đại diện cho vùng sinh thái nhiễm mặn ven biển..
- Có 2 nhóm đối tượng tham gia cung cấp thông tin và dữ liệu cho nghiên cứu này, đó là chuyên gia và nông dân trực tiếp quản lý nông hộ và sản xuất..
- Đây là các cán bộ làm nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật, đồng thời là lãnh đạo đã từng quản lý đơn vị.
- Hai nhóm chuyên gia này cung cấp các thông tin, dữ liệu để xác định các yếu tố hình thành khái niệm “năng lực quản lý nông hộ”, từ đó giúp phát triển các hướng nghiên cứu tiếp theo để thu thập thông tin ở cấp nông hộ liên quan đến các mức độ NLQL ở cấp nông hộ..
- Mỗi địa bàn nghiên cứu có từ 59 đến 60 (tổng cộng 178 ở cả 3 địa bàn) nông dân trực tiếp sản xuất và quản lý các mô hình canh tác phổ biến được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn với bảng câu hỏi cấu trúc.
- Các thông tin liên quan đến đặc điểm nông hộ, đặc điểm chủ hộ (và người quản lý nông hộ), đất đai, tài sản, đầu tư sản xuất và doanh thu.
- Các thông tin này được phân thành 2 nhóm về đặc điểm của NLQL và hiệu quả sử dụng nguồn lực phục vụ cho phân tích mối tương quan giữa chúng để thấy vai trò của NLQL trong sản xuất nông nghiệp..
- 2.3 Phương pháp hình thành khái niệm và phân cấp năng lực quản lý.
- Để xác định các yếu tố cấu thành NLQL, các cuộc phỏng vấn chuyên gia Viện/Trường và địa phương đã được thực hiện với bảng câu hỏi cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố kỳ vọng có tham gia cấu thành NLQL được thiết lập và yêu cầu các chuyên gia đánh dấu các yếu tố thật sự có tham gia cấu thành NLQL theo quan điểm của họ.
- Khi yếu tố cấu thành NLQL được xác định, bước tiếp theo là yêu cầu đánh giá mức độ quan trọng của chúng đóng góp vào NLQL với thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng mức độ thấp nhất đến cao nhất.
- Điểm trung bình của yếu tố cấu thành NLQL trở thành chỉ số đo lường mức độ quan trọng của nó trong khái niệm NLQL.
- Dựa vào tổng hợp quan điểm của các chuyên gia, 8 yếu tố cấu thành NLQL được xác định, đó là: (1) học vấn, (2) kinh nghiệm sản xuất, (3) hoạt động xã hội, (4) hiểu biết kỹ thuật, (5) hiểu biết thị trường, (6) quyền quyết định, (7) hiểu biết quản lý kinh tế hộ và (8) lập kế hoạch..
- Ở cấp độ người trực tiếp sản xuất và quản lý nông trại, tùy thuộc vào việc họ có hay không các trình độ, kiến thức và năng lực đối với các yếu tố cấu thành NLQL được xác định ở cấp chuyên gia mà tạo nên mức độ của họ trong khái niệm NLQL..
- Khi xác định được điểm số của 8 yếu tố nói trên, NLQL của người quản lý nông hộ được xác định bằng tích số giữa tầm quan trọng của yếu tố đó (do cấp chuyên gia đánh giá đã nói ở phần trên) với điểm số của yếu tố đó ở cấp người quản lý nông hộ, và nó được thể hiện qua công thức sau:.
- NLQL: năng lực quản lý nông hộ.
- N j : điểm của yếu tố thứ j từ điều tra trực tiếp nông hộ (tối đa là 1).
- C j : mức độ quan trọng của yếu tố thứ j qua đánh giá chuyên gia (tối đa là 5) Như vậy, tùy thuộc vào số lượng mô hình canh tác của nông hộ là 1 hay 2 mà số điểm tối đa của NLQL tương ứng là 40 hay 80.
- Bảng 1 dưới đây trình bày phân cấp NLQL cho cấp độ nông hộ..
- Bảng 1: Thang phân cấp NLQL cấp nông hộ tùy theo số lượng mô hình sản xuất Phân cấp NLQL Số điểm NLQL đối với sản.
- xuất 1 mô hình chủ yếu Số điểm NLQL đối với 2 mô hình sản xuất chủ yếu.
- Phương pháp 1: Đánh giá hiệu quả của NLQL thông qua hàm sản xuất Cobb- Douglas (Bao Hong Tan, 2008) ở dạng logarith (Log Neper), được thể hiện qua phương trình:.
- ln: logarith tự nhiên Y: Thu nhập nông hộ.
- D j : biến dummy thể hiện các cấp độ của NLQL β, γ: hệ số ước lượng ảnh hưởng của yếu tố đầu vào ε: sai số.
- Sử dụng phương pháp này sẽ cho phép đánh giá được hiệu quả sử dụng từng nguồn lực đầu vào quá trình sản xuất kinh doanh và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nguồn lực đối với thu nhập do các hoạt động kinh tế mang lại (Dương Ngọc Thành, 2004)..
- Phương pháp 2: Đánh giá tác động của NLQL đến hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất giữa 2 nhóm hộ có các mức độ khác nhau về NLQL.
- Phân tích và kiểm định bằng T-test giá trị của các chỉ số kinh tế giữa 2 nhóm hộ này để thấy tác động đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất giữa 2 nhóm hộ..
- 3.1 Khái niệm năng lực quản lý nông hộ.
- Năng lực quản lý để điều hành và ra quyết định trong sản xuất là một khái niệm phức tạp.
- Theo James Stoner và Stephen Robbins được trích dẫn trong Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến (2007) thì quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của các thành viên trong tổ chức, sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Trong nền kinh tế nặng về sản xuất nông nghiệp như ở Việt Nam và ĐBSCL chính là khả năng ra quyết định phù hợp cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên hiện hữu của nông hộ phù hợp nhất để tạo ra sản phẩm, đồng thời có thể tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm thích hợp để có doanh thu và lợi nhuận tối ưu của nông hộ.
- Bên cạnh các yếu tố chủ quan của người quản lý thì nhà quản lý còn chịu sự chi phối rất mạnh mẽ của nền văn hóa, văn minh trong mỗi quốc gia, khu vực.
- Đồng thời tình trạng phát triển của nền kinh tế, của khoa học kỹ thuật và cơ cấu kinh tế của mỗi nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến phong cách quản lý (Nguyễn Hoàng Sản, 1998)..
- Kết quả phỏng vấn chuyên gia địa phương và Viện/Trường đều cho rằng, NLQL cấu thành bởi ít nhất là 10 yếu tố (Hình 1), bao gồm học vấn, giới tính, kinh nghiệm sản xuất, hoạt động xã hội, sở hữu đất đai, hiểu biết kỹ thuật, hiểu biết thị trường, quyền quyết định, khả năng quản lý kinh tế hộ và khả năng lập kế hoạch..
- Tuy nhiên, 2 yếu tố giới tính và sở hữu đất đai đều được các chuyên gia đánh giá thấp về tầm quan trọng của chúng trong cấu thành khái niệm NLQL.
- Nhìn chung cả 2 nhóm chuyên gia đều rất tương đồng trong đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành NLQL ngoại trừ 4 yếu tố học vấn, khả năng quản lý kinh tế hộ, khả năng lập kế hoạch và hiểu biết thị trường được các chuyên gia Viện/Trường đánh giá chúng có tầm quan trọng cao hơn so với nhóm chuyên gia ở địa phương..
- Cả 4 yếu tố này đều thiên về các khía cạnh xã hội và kinh tế, vốn đang là những hạn chế của người nông dân ĐBSCL..
- Hình 1: Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý nông hộ và tầm quan trọng của chúng theo quan điểm chuyên gia.
- 3.2 Các mức độ năng lực quản lý nông hộ.
- 3.2.1 Phân cấp NLQL theo địa bàn và mô hình sản xuất.
- Phần lớn các nông hộ đang có NLQL ở cấp độ từ trung bình đến khá với lần lượt chiếm 45,5% và 43,2% trong tổng số hộ khảo sát.
- Ở mô hình sản xuất lúa, NLQL từ khá đến tốt có khuynh hướng cao hơn so với 2 mô hình sản xuất.
- Nhìn chung đại đa số nông hộ khảo sát đang có NLQL tập trung nhiều vào nhóm trung bình và khá..
- Bảng 2: Phân loại năng lực quản lý theo vùng sinh thái Các cấp.
- Bảng 3: Phân loại năng lực quản lý theo mô hình sản xuất nông nghiệp.
- 3.3 Ảnh hưởng của NLQL đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.
- Bảng 4 trình bày sự khác biệt của các chỉ số phân tích kinh tế sản xuất lúa điển hình tại An Giang.
- Để nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập thuần trên tổng diện tích đất lúa của các nông dân trồng lúa tại An Giang, nghiên cứu đã tiến hành phân tích tương quan hồi quy giữa thu nhập thuần nông hộ với các nhân tố ảnh hưởng.
- Kết quả cho thấy có 2 biến độc lập tác động tích cực đến thu nhập thuần của tổng diện tích đất lúa nông hộ, đó là giá trị sản lượng và năng lực quản lý..
- Trong khi đó 2 biến độc lập khác có tác động nghịch đến thu nhập thuần của nông hộ đó là chi phí bơm tưới và lao động thuê mướn..
- Chi phí lao động gia đình ns 3.
- Tổng chi phí .
- Lợi nhuận/tổng chi phí .
- Trong 2 yếu tố làm gia tăng thu nhập thuần của nông hộ thì yếu tố NLQL đóng vai trò quan trọng.
- Cứ tăng lên mỗi cấp của NLQL thì thu nhập thuần của nông hộ sẽ tăng lên 26,3% khi các yếu tố khác không đổi.
- TN: thu nhập thuần của sản xuất lúa trong nông hộ tại An Giang (1.000đ.hộ -1 ) NLQL: năng lực quản lý lúa (biến định tính theo thang đo thứ bậc có giá trị thay đổi từ 1 đến 4.
- Trong tổng số hộ có chăn nuôi được phân thành 2 nhóm theo trình độ NLQL để phân tích hiệu quả kinh tế cho 100kg trọng lượng gia súc mà các nông hộ này đạt được trong năm 2009.
- Tuy nhiên thu nhập thuần là có khác biệt ý nghĩa giữa 2 nhóm hộ vì đã không tính phí cơ hội của lao động gia đình trong chi phí sản xuất.
- Chi phí lao động gia đình .
- Tổng chi phí ns.
- Thu nhập thuần .
- Phương trình tuyến tính dưới đây diễn tả mối tương quan giữa thu nhập thuần của ngành chăn nuôi trong các nông hộ có thực hiện hoạt động này trong năm 2009..
- TN: thu nhập thuần của hoạt động chăn nuôi trong nông hộ (1.000đ.hộ -1 ) NLQL: năng lực quản lý chăn nuôi (biến định tính theo thang đo thứ bậc có giá trị thay đổi từ 1 đến 4.
- CPLDGD : chi phí lao động gia đình (1.000đ).
- Kết quả cũng cho thấy rằng thu nhập thuần tổng cộng của hoạt động chăn nuôi tỉ lệ thuận với 3 yếu tố NLQL, giá trị sản lượng và lao động gia đình.
- Điều này đặc biệt quan trọng để góp phần gia tăng thu nhập nông hộ nếu trong nông thôn không có một hoạt động kinh tế nào được xem là cơ hội cho lao động gia đình nhàn rỗi tham gia hoạt động..
- 3.5 Ảnh hưởng của NLQL đến hiệu quả sản xuất tôm.
- Nuôi tôm quảng canh cải tiến ở Bạc Liêu là một ngành sản xuất có tính rủi ro cao so với trồng lúa hoặc chăn nuôi.
- Hoạt động sản xuất này cũng đã sử dụng lao động gia đình rất nhiều để theo dõi, chăm sóc tôm tránh càng nhiều các rủi ro có thể có đến từ môi trường và thời tiết.
- Bảng 6: Phân tích, so sánh chi phí và lợi nhuận nông hộ nuôi tôm Bạc Liêu.
- Trong nuôi tôm, nếu quản lý kém thì nguồn lực lao động gia đình cũng đã bị lỗ.
- Thu nhập thuần của hoạt động nuôi tôm trong nông hộ ở Bạc Liêu tương quan thuận với các yếu tố NLQL, trong khi đó nó tỉ lệ nghịch với các chi phí khác trong nuôi tôm..
- Thay đổi thu nhập thuần của nuôi tôm được giải thích bởi 3 yếu tố: giá trị sản lượng, năng lực quản lý và chi phí khác.
- Phương trình biểu hiện mức độ tương quan giữa các yếu tố được viết như ở dưới đây:.
- TN: thu nhập thuần nuôi tôm của nông hộ tại Bạc Liêu (1.000đ.hộ -1.
- NLQL: năng lực quản lý tôm (biến định tính theo thang đo thứ bậc có giá trị thay đổi từ 1 đến 4.
- Hệ số tương quan tuyết tính giữa thu nhập thuần của hoạt động nuôi tôm được tác động rất lớn từ yếu tố NLQL.
- Càng nhiều rủi ro trong hoạt động sản xuất thì NLQL càng rất quan trọng.
- Cứ 1 cấp NLQL được tăng lên làm cho thu nhập thuần tăng lên đến 52%, cao hơn nhiều so với tác động của NLQL đến thu nhập thuần của sản xuất lúa và chăn nuôi như đã phân tích ở trên..
- Tám yếu tố cấu thành NLQL đã được xác định.
- NLQL giúp điều hành, ra quyết định sản xuất trong một thái độ vừa sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn lực nông hộ, vừa tranh thủ cơ hội cho nâng cao doanh thu và lợi nhuận của hoạt động kinh tế của nông hộ.
- Phần lớn nông hộ có NLQL thuộc vào nhóm trung bình và khá.
- NLQL có tương quan thuận đến lợi nhuận của sản xuất nông nghiệp, đồng thời giúp gia tăng tổng thu nhập thuần của nông hộ.
- Ở hoạt động sản xuất có nhiều tiềm ẩn rủi ro như nuôi tôm thì NLQL càng tác động mạnh đến thu nhập thuần của hoạt động sản xuất đó so với các hoạt động sản xuất ít rủi ro khác..
- Đánh giá các tác động của chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông hộ trên các vùng sinh thái ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Khoa học quản lý tập 1