« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá bột lên cá hương


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN CHỈ TIÊU SINH LÝ, TĂNG TRƯỞNG VÀ HOẠT TÍNH ENZYME TIÊU HÓA CỦA CÁ TRA (Pangasianodon.
- Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ lên các chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá tra giai đoạn cá bột lên cá hương.
- Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm (i) xác định ngưỡng nhiệt độ trên và dưới của cá tra bột.
- và (ii) ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh lý, tăng trưởng của cá tra bột lên cá hương được thực hiện trong 60 ngày ở các nhiệt độ 24 ° C, 30 ° C, 33 ° C, và 36 ° C.
- Kết quả cho thấy ngưỡng nhiệt độ trên và dưới của cá tra bột là 35 ° C và 21 ° C.
- Nhiệt độ thấp 24 ° C và cao 36 ° C gây stress cho cá thể hiện qua nồng độ glucose và cortisol tăng cao, đồng thời tăng trưởng giảm.
- Hoạt tính enzyme tiêu hóa tăng theo sự tăng của nhiệt độ.
- Cá ương đạt khối lượng cao ở nhiệt độ 27, 30 và 33 ° C, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cá ương ở 24 và 36 ° C (p<0,05);.
- khối lượng cá cao nhất ở nhiệt độ 30 ° C g).
- Tỷ lệ sống của cá đạt cao là 27,9% và 32,9% ở nghiệm thức 27 và 30 ° C, và thấp ở nhiệt độ 24 và 36 ° C (23%) (p<0,05).
- Kết quả cho thấy ương cá tra bột tốt ở nhiệt độ từ 27 đến 33 ° C, nhiệt độ tối ưu là 30 ° C..
- Ảnh hưởng của nhiệt độ lên chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá bột lên cá hương..
- Sự tăng cao của nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến các loài cá sống ở vùng nhiệt đới, trong đó có cá tra.
- Mỗi loài cá cũng như mỗi giai đoạn phát triển của cá sẽ có khả năng chịu đựng nhiệt độ khác nhau.
- Hiện nay, một số nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên các chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng của cá tra đã được thực hiện như Phuc (2015), Nguyễn Thế Diễn (2017), Phuong et al.
- Kết quả các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng của cá tra, đặc biệt khi nhiệt độ tăng cao hoặc giảm thấp thì sự ảnh hưởng càng thể hiện rõ.
- Nhiệt độ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá.
- Ngoài ra, một số nghiên cứu trên các đối tượng khác còn cho thấy nhiệt độ có ảnh hưởng lên hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá, khi nhiệt độ tăng hoạt tính enzyme tiêu hóa tăng;.
- ngược lại khi nhiệt độ giảm hoạt tính enzyme tiêu.
- 2.1 Phương pháp xác định ngưỡng nhiệt độ của cá tra bột.
- Xác định ngưỡng nhiệt độ trên.
- Xác định ngưỡng nhiệt độ dưới.
- Thí nghiệm được thực hiện trong phòng lạnh để giữ nhiệt độ ổn định.
- ghi nhận lại nhiệt độ (là nhiệt độ ngưỡng dưới)..
- 2.2 Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh lý và tăng trưởng của cá tra giai đoạn bột lên hương.
- lấy phần nước trong phía trên trữ ở nhiệt độ -80 ° C sau đó phân tích các enzyme trypsin (Tseng et al, 1982), chymotrypsin (Worthington, 1982), amylase (Bernfeld, 1951) và pepsin (Worthington, 1982)..
- 3.1.1 Ngưỡng nhiệt độ của cá tra bột.
- Nhiệt độ tăng dần đến 32°C, xuất hiện cá chết với tỉ lệ 10,0±5,00%.
- đến 34°C cá chết tăng lên và nhiệt độ 35°C cá chết là 50,0±5,00%.
- Kết quả cho thấy ngưỡng nhiệt độ của cá tra bột là 35°C.
- Tương tự, khi nhiệt độ giảm xuống 24°C xuất hiện cá chết.
- Kết quả trên cho thấy cá tra bột có khả năng chịu đựng nhiệt độ trên là 35°C và nhiệt độ dưới là 21°C.
- Hiện tại, chưa có nghiên cứu công bố về khả năng chịu đựng nhiệt độ của cá tra bột.
- Như vậy, cá tra bột có khả năng chịu đựng nhiệt độ kém hơn cá tra giai đoạn 30 ngày tuổi (1,14 g)..
- 3.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng của cá tra bột sau 60 ngày.
- Số lượng hồng cầu của cá tra tăng dần khi nhiệt độ tăng từ 24ºC đến 30ºC (từ 2,34±0,19 lên 3,14±0,05 triệu tb/mm 3.
- Bảng 1: Mật độ hồng cầu, bạch cầu, nồng độ hemoglobin và tỷ lệ hematocrit trong máu cá sau 60 ngày ương ở các nhiệt độ khác nhau.
- Nồng độ hemoglobin của cá tra giảm thấp nhất khi nhiệt độ giảm xuống 24ºC g/100 mL và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại (p<0,05).
- Ở nghiệm thức nhiệt độ cao 30ºC, 33ºC và 36ºC, hemoglobin cao và cao nhất ở nghiệm thức 30ºC g/100 mL).
- Nồng độ cortisol trong máu cá tăng cao khi nhiệt độ tăng lên 33ºC và 36ºC và 111±1,23 ng/mL), nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.
- Nồng độ glucose trong máu cá tăng khi có sự biến động nhiệt độ.
- Bảng 2: Glucose và cortisol trong trong máu cá sau 60 ngày ương ở các nhiệt độ khác nhau Nghiệm.
- Bảng 3 cho thấy nhiệt độ có ảnh hưởng rõ lên hoạt tính enzyme tiêu hóa trong ruột và dạ dày của cá tra sau 60 ngày nuôi.
- Các giá trị này tăng lên ở nhiệt độ 33 o C lần lượt là 362±11,8.
- Ở nhiệt độ thấp 24 o C hoạt tính các enzyme tiêu hóa thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhiệt độ 30, 33 và 36 o C (p<0,05)..
- Bảng 3: Hoạt tính các enzym tiêu hóa trong ruột và dạ dày của cá sau 60 ngày ương ở các nhiệt độ khác nhau.
- 3.1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng của cá tra bột sau 60 ngày a.
- Sau 15 ngày nuôi, nhiệt độ đã có ảnh hưởng lên tăng trưởng của cá, khối lượng cá đạt cao nhất là 0,57±0,03 g/con ở nghiệm thức 33 o C.
- Tăng trưởng của cá sau 30, 45 và 60 ngày trong Bảng 4 cho thấy khối lượng cá tăng dần khi nhiệt độ tăng từ 24 o C đến 30 o C.
- Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng cao đến 36 o C tăng trưởng của cá giảm lại..
- Tương tự, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) và tương đối (SGR) của cá cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ sau 60 ngày ương.
- Các nhiệt độ từ 27 o C, 30 o C và 33 o C, tăng trưởng khối lượng của cá đạt cao và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Nhiệt độ cao 36 o C hoặc thấp 24 o C, tăng trưởng khối lượng của cá giảm so với 3 nghiệm thức còn lại (p<0,05).
- Bảng 4: Tăng trưởng khối lượng của cá tra bột sau 60 ngày nuôi ở các nhiệt độ khác nhau.
- Bảng 5: Tăng trưởng tuyệt đối (DWG) và tương đối (SGR) khối lượng của cá tra bột sau 60 ngày ở nhiệt độ khác nhau.
- Bảng 6: Tăng trưởng tuyệt đối (DLG) và tương đối (SGR L ) về chiều dài của cá sau 60 ngày ương ở các nhiệt độ khác nhau.
- Nghiệm thức có nhiệt độ thấp nhất 24 o C và nhiệt độ cao nhất 36 o C có tỷ lệ sống thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng 27 o C (lần lượt là 23,1% và 23,3%) (Hình 1)..
- Hình 1: Tỉ lệ sống của cá sau 60 ngày ương ở các nhiệt độ khác nhau 3.2 Thảo luận.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu sinh lý của cá tra bột sau 60 ngày nuôi bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ..
- Nhiệt độ tăng làm quá trình trao đổi chất tăng, nên nhu cầu oxy của cá gia tăng.
- cá bột Sphoeroides annulatus tăng tiêu thụ oxy khi nhiệt độ tăng từ 19 đến 31 o C (Reyes et al., 2011)..
- Hồng cầu của cá thát lát còm cũng tăng khi nhiệt độ tăng từ 27 đến 34 o C (Lê Thị Hồng Gẩm, 2018).
- alexandri tăng khi nhiệt độ tăng từ 26 đến 29 o C nhưng khi nhiệt độ tăng lên 32 o C hemoglobin giảm..
- Nhận định này cũng tương tự với kết quả của nghiên cứu là bạch cầu của cá tăng cao khi nhiệt độ giảm 24 o C.
- Ngoài gây ảnh hưởng lên các chỉ tiêu sinh lý, nhiệt độ cũng là yếu tố gây stress cho cá tra được thể hiện qua sự tăng nồng độ cortisol và glucose..
- vậy, nhiệt độ thấp 24 o C hoặc cao trên 33 o C sẽ gây stress cho cá.
- Kết quả nghiên cứu còn cho thấy nhiệt độ đã ảnh hưởng rõ lên tăng trưởng khối lượng và chiều dài của cá tra bột sau 60 ngày ương.
- Trong khoảng nhiệt độ 24 đến 33 o C, khối lượng cá tăng khi nhiệt độ tăng, và đạt khối lượng và chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 30 o C.
- Tuy nhiên, tăng trưởng của cá ở các nhiệt độ 27, 30 và 33 o C khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Như vậy, nhiệt độ thích hợp cho ương cá tra bột là từ 27 đến 33 o C.
- Ở nhiệt độ giảm thấp (24 o C) hoặc tăng quá cao (36 o C), tăng trưởng của cá rất chậm cho thấy nhiệt độ ngoài khoảng thích hợp sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá.
- Ngược lại, khi nhiệt độ thấp trao đổi chất của cá giảm do đó cá giảm tiêu thụ thức ăn (Bendiksen et al .
- Kết quả trong nghiên cứu này cũng cho thấy hoạt tính enzyme tiêu hóa tăng theo sự tăng của nhiệt độ từ 24 o C đến 33 o C, khi nhiệt độ tăng lên 36 o C, hoạt tính.
- Nghiệm thức 33 o C và 36 o C, hoạt tính các enzyme tiêu hóa cao nhưng ở các nhiệt độ này đã gây stress cho cá qua sự tăng của cortisol và glucose.
- Vì thế, cá phải tiêu tốn nhiều năng lượng để đáp ứng lại với điều kiện nhiệt độ tăng gây tăng trưởng giảm.
- Từ đó cho thấy nhiệt độ 30 o C là tối ưu cho ương cá tra từ bột lên hương..
- Nghiên cứu trên cá tai tượng cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá tăng khi nhiệt độ tăng từ 22 đến 31 o C, ở nghiệm thức nhiệt độ thấp 22 và 25 o C tốc độ tăng trưởng của cá giảm (Võ Quốc Hào, 2015)..
- hypophthalmus) giống tăng trưởng thấp ở nhiệt độ 24 o C (Phuc, 2015), ở nhiệt độ cao 33 o C, tăng trưởng của cá tăng cao hơn 6 lần so với nhiệt độ 27 o C (Phuong et al., 2017).
- ương cá tra giai đoạn cá hương và giai đoạn cá giống trong hệ thống tuần hoàn cũng thấy tăng trưởng của cá tăng khi nhiệt độ tăng.
- giai đoạn hương lên giống ở nghiệm thức 33 o C cá tăng trưởng tốt hơn so với 27 o C và nghiệm thức nhiệt độ biến động theo ngày đêm (không kiểm soát nhiệt độ).
- giai đoạn giống nhỏ lên giống lớn tăng trưởng của cá tăng theo sự tăng nhiệt độ từ 27 đến 30 và 33 o C, khi nhiệt độ tăng lên 36 o C thì tốc độ tăng trưởng của cá giảm.
- Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng mà còn ảnh hưởng lên tỷ lệ sống của cá tra bột sau 60 ngày ương.
- Tỷ lệ sống ở các nghiệm thức nhiệt độ 27, 30 và 33 o C dao động từ 27,9 đến 32,9%, nhưng ở nhiệt độ 36 o C hoặc 24 o C thì tỷ lệ sống của cá chỉ khoảng 23%.
- Khi nhiệt độ nằm ngoài khoảng nhiệt độ thích hợp sẽ làm giảm tỷ lệ sống của cá.
- ở nhiệt độ từ 28 o C đến 33 o C, nhưng ở nhiệt độ 25 o C tỷ lệ sống là 64,7%.
- ở nhiệt độ 23 o C thì tỷ lệ sống chỉ là 37% và 9% ở lần thí nghiệm thứ nhất và thứ hai.
- các tác giả cho rằng nhóm cá có tỷ lệ sống 0% có nhiệt độ bể ương thấp hơn nhóm còn lại 0,15 o C (23 o C và 23,15 o C).
- Cá rô đồng có tỷ lệ sống giảm khi nuôi ở nhiệt độ 25 o C so với nhiệt độ bình thường (Trần Viết Toàn, 2012).
- Sự giảm tỷ lệ sống của cá khi nuôi ở nhiệt độ cao cũng được báo cáo ở cá tai tượng (Võ Quốc Hào, 2015) và cá lóc (Võ Trường Chinh, 2014), tỷ lệ sống giảm khi nuôi ở 34 o C.
- trưởng tốt nhất ở 30 o C và không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống giữa 3 mức nhiệt độ 27, 30 và 33 o C.
- Như vậy, ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ sống của cá có thể khác nhau về giai đoạn (tuổi) cá khi bắt đầu thí nghiệm cũng như điều kiện thí nghiệm.
- Cá tra bột có khả năng chịu đựng nhiệt độ trong khoảng từ 21 đến 35 o C.
- Nhiệt độ là yếu tố có ảnh hưởng đến sinh lý và tăng trưởng của cá tra bột, nhiệt độ thấp (24 o C) hoặc cao (36 o C) sẽ gây stress cho cá và làm giảm tăng trưởng và tỉ lệ sống thấp..
- Như vậy, ương cá tra từ bột lên hương ở nhiệt độ từ 27 đến 33 o C, tối ưu là 30 o C sẽ cải thiện tỉ lệ sống và tăng trường của cá..
- Ảnh hưởng của nitrite, nhiệt độ và CO 2 lên quá trình sinh lý và tăng trưởng của cá thát lát còm (Chitala ornata, Gray, 1831).
- Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng và sự thành thục của cá rô đồng (Anabas testudineus).
- Ảnh hưởng của CO 2 , nhiệt độ và nitrit lên sự cân bằng axít-bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng (Monopterus albus Zuiew, 1793).
- Nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của Malachitegreen và nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý và men Cholinesterase của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
- Ảnh hưởng của nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý máu và tăng trưởng của cá tai tượng (Osphronemus goramy) giống.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính enzyme tiêu hóa, độ tiêu hóa thức ăn và tăng trưởng của cá lóc đen (Channa striata Bloch, 1793)