« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN SINH LÝ VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA GIỐNG (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN SINH LÝ VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA GIỐNG (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS).
- Nghiên cứu sử dụng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) có khối lượng 25-27 g/con cho hai thí nghiệm sinh lý và tăng trưởng với các mức nhiệt độ 24°C, 30°C, 32°C, 34°C, 36°C và đối chứng.
- và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
- Thí nghiệm một nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên hàm lượng cortisol, glucose và IGF-I trong huyết tương cá, được bố trí trong các bể 300 L suốt 14 ngày với các nhịp thu mẫu: 0 giờ, 24 giờ, 96 giờ, 7 ngày và 14 ngày.
- Thí nghiệm hai theo dõi nhiệt độ ảnh hưởng lên tăng trưởng cá trong thời gian 56 ngày nuôi trong bể 300 L.
- Các mức nhiệt độ từ 30°C đến 34°C, thời gian đầu cá bị ảnh hưởng nên hàm lượng cortisol, glucose và IGF-I tăng cao so với đối chứng..
- và tăng trưởng không có sự khác biệt ở các mức nhiệt độ còn lại (p>0,05).
- Như vậy, nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý và tăng trưởng cá tra giống.
- Nhiệt độ thấp, cá tăng trưởng kém còn nhiệt độ cao kích thích cá tăng trưởng cao.
- Tuy nhiên, khi nhiệt độ quá cao cũng gây stress cho cá vì làm ức chế quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cá..
- tuy nhiên dự đoán do tác động của biến đổi khí hậu trong điều kiện nhiệt độ tăng đang là nguy cơ tiềm năng gây ảnh hưởng lớn cho nghề cá tra Việt Nam.
- Nhiệt độ gây ảnh hưởng đến sự trao đổi chất ở động vật thủy sản.
- nhiệt độ nước tăng trong giới hạn có thể làm tăng cường hoạt động trao đổi chất và tăng tốc độ tăng trưởng của cá.
- trong khi nhiệt độ thấp thường làm giảm hiệu suất (Kemp, 2009).
- Tầm quan trọng của cá tra đối với sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh liên quan đến biến đổi khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ rất cần tìm hiểu.
- Do đó, nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực.
- 2.1 Ảnh hưởng nhiệt độ đến các chỉ tiêu sinh lý cá.
- Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 6 mức nhiệt độ (24°C, 30°C, 32°C, 34°C, 36°C) và đối chứng (26 - 28°C), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
- Tiến hành nâng nhiệt độ hằng ngày ở mức 2°C/ngày đến khi đạt nhiệt độ mong muốn.
- Ở các mức nhiệt độ cao, cá thí nghiệm được thuần nhiệt độ trước để sau thời gian thuần nhiệt độ, cả 6 nghiệm thức đều đạt đúng mức nhiệt độ mong muốn ở cùng thời điểm.
- Trong các bể thí nghiệm, sử dụng heater ngắt nhiệt tự động để nâng nhiệt độ lên đúng mức mong muốn và duy trì mức nhiệt độ trong suốt thời gian thí nghiệm.
- Mẫu được thu thành 5 đợt tại các thời điểm 0 giờ, 24 giờ, 96 giờ, 7 ngày và 14 ngày sau khi đạt nhiệt độ của từng nghiệm thức.
- 2.2 Ảnh hưởng nhiệt độ đến tăng trưởng Thí nghiệm cũng gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với các mức nhiệt độ như thí nghiệm sinh lý với mật độ 51 con/bể.
- Cách thức thuần và nâng mức nhiệt độ được tiến hành tương tự thí nghiệm 1.
- 3.1 Nhiệt độ ảnh hưởng lên một số chỉ tiêu sinh lý.
- Sự biến động hàm lượng cortisol trong ở các nhiệt độ khác nhau được trình bày ở Bảng 1.
- Bắt đầu thí nghiệm thì hàm lượng cortisol trong huyết tương của cá ở tất cả các nghiệm thức.
- Sau 96 giờ thí nghiệm thì đã có sự khác biệt về nồng độ cortisol ở các nghiệm thức.
- nghiệm thức nhiệt độ thấp (24°C) và cao (34°C) thì nồng độ cortisol cao nhất lần lượt là 194 và 161 ng/mL khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức nhiệt độ còn lại (p<0,05).
- Hàm lượng cortisol của máu cá sau 1 tuần thí nghiệm có sự tăng nhẹ ở các mức nhiệt độ khác nhau và lần lượt thể hiện thành hai nhóm.
- Sau 14 ngày thí nghiệm thì chỉ duy nhất nồng độ cortisol ở nghiệm thức đối chứng là thấp nhất (95,3 ng/mL) khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức 32°C (117 ng/mL), khác nhau có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại.
- Nghiệm thức 34°C và 36°C thì nồng độ cortisol vẫn còn tăng cao là 276 ng/mL và 241 ng/mL và khác nhau có ý nghĩa so với nhiệt độ 24°C, 32°C và nghiệm thức đối chứng..
- Nhiệt độ (°C) Thời gian sau bố trí.
- Sau 14 ngày, cá nuôi ở nghiệm thức 32°C thì hàm lượng cortisol có dấu hiệu giảm dần, cá thí nghiệm quen dần với mức nhiệt độ này và nồng độ cortisol trong huyết tương giảm còn 116 ng/mL.
- Kết quả thí nghiệm trên cho thấy rằng khi nhiệt độ thay đổi tăng làm hàm lượng cortisol trong máu cá tăng cao và khả năng phục hồi rất chậm.
- kiện thí nghiệm này thì nồng độ cortisol tăng rất cao khi nhiệt độ tăng.
- Cá là động vật biến nhiệt vì vậy yếu tố nhiệt độ là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng và hoạt động của cá.
- nhất là khi nhiệt độ môi trường tăng cao hơn mức bình thường thì nhiệt độ là tác nhân chính gây stress cho cá..
- 3.1.2 Ảnh hưởng nhiệt độ lên nồng độ glucose trong huyết tương.
- Nồng độ glucose trong huyết tương của cá khi bắt đầu thí nghiệm ở tất cả các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa với hàm lượng glucose trung bình là 25,2 mg/100 mL.
- Cá trong các bể có nhiệt độ tăng thì hàm lượng glucose trong huyết tương tăng cao và khác nhau giữa các nghiệm thức chỉ sau 1 ngày thí nghiệm.
- Thời điểm 96 giờ thì nghiệm thức đối chứng tiếp tục có hàm lương glucose thấp nhất (24,8 mg/100 mL) khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức có nhiệt độ cao hơn từ 30°C đến 36°C.
- Ở nghiệm thức có nhiệt độ cao nhất thì nồng độ glucose cũng đạt cao nhất là 34,7 mg/100mL so với các nghiệm thức còn lại, ngoại trừ nghiệm thức 32°C..
- Sau 14 ngày thí nghiệm, nồng độ glucose ở nghiệm thức đối chứng vẫn ổn định và thấp nhất;.
- hàm lượng glucose và cortisol trong máu cá tăng so với nghiệm thức đối chứng.
- Ngược với nghiệm thức đối chứng, tất cả các nghiệm thức có tăng nhiệt độ thì nồng độ glucose đều tăng cao, hàm lượng glucose cao nhất đo được ở nghiệm thức 36°C vào ngày thứ 4 của thí nghiệm là 34,7 mg/100 mL và khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với cá ở các nghiệm thức 24°C, 34°C và 30°C.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ glucose trong huyết tương của cá ở các mức nhiệt độ tăng không quá cao so với các kết quả của Nguyễn Tấn Đạt (2013) và Nguyễn Thị Kim Hà (2012) khi cá tra bị stress.
- 3.1.3 Ảnh hưởng nhiệt độ lên hàm lượng IGF- I trong huyết tương.
- Nồng độ IGF-I trong huyết tương cá tra khi bắt đầu thí nghiệm không khác nhau giữa các nghiệm thức (p>0,05).
- Sau 24 giờ thí nghiệm thì nồng độ IGF-I được ghi nhận có sự tăng nhẹ ở các mức nhiệt độ và nồng độ cao nhất ở nghiệm thức 36°C là 20,6 ng/mL, tăng 4,4 ng trong một ngày;.
- Hàm lượng IGF-I sau 96 giờ ở các nghiệm thức vẫn tiếp tục khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Kết quả nghiên cứu thay đổi hàm lượng IGF-I của cá khi nuôi ở các nhiệt độ khác nhau được thể hiện trong Bảng 3.
- trong khi 3 nghiệm thức còn lại thì tăng cao.
- Sau 4 ngày thí nghiệm, nồng độ IGF-I vẫn không dao động nhiều và không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức thí nghiệm..
- Nhiệt độ (°C) 0 giờ 24 giờ 96 giờ 7 ngày 14 ngày.
- So với nghiệm thức đối chứng thì hàm lượng IGF-I trung bình ở các nghiệm thức giảm từ 2 đến 7 ng/mL.
- Nồng độ IGF-I sau 14 ngày ở các nhiệt độ có sự tăng nhanh trở lại so với kết quả của lần thu mẫu sau 7 ngày và phân làm 3 nhóm rõ rệt;.
- nhóm nhiệt độ 32°C có nồng độ IGF-I cao nhất là 26,4 ng/mL khác biệt có ý nghĩa so với nhóm nhiệt độ 30°C và 34°C (p<0,05) và khác biệt không có ý nghĩa với nhóm nhiệt độ đối chứng và 36°C.
- Khi so sánh kết quả thu mẫu của lần thu mẫu 0 giờ (trước thí nghiệm) so với lần thu mẫu 14 ngày thì hàm lượng IGF-I sau 14 ngày nuôi ở các mức nhiệt độ 30, 34 và 36°C khác biệt không có ý nghĩa..
- Khi bắt đầu thí nghiệm, cá tra đạt khối lượng bình quân là 20 g/con với nồng độ IGF-I trung bình là 16,8 ng/mL, khác biệt không có ý nghĩa giữa 6 nghiệm thức nhiệt độ (p>0,05).
- Sau 96 giờ, khi cá đã tiếp xúc với điều kiện trong môi trường nước có mức nhiệt độ tăng cao thì cá sẽ không tránh khỏi tình trạng stress.
- vì thế nồng độ cortisol của cá ở các nghiệm thức nhiệt độ cao tăng nhanh đã gây ức chế sự tiết hormon GH do tuyến não thùy quyết định.
- Nhìn chung, sau 14 ngày thí nghiệm, ảnh hưởng của nhiệt độ trực tiếp lên nồng độ IGF-I trong huyết tương của cá tra không rõ, chỉ ảnh hưởng gián tiếp khi stress gây ức chế tăng trưởng thông qua nồng độ IGF-I bị ức chế.
- 3.2 Ảnh hưởng nhiệt độ đến sinh trưởng của cá trong 56 ngày.
- Các nhiệt độ từ 30 đến 36°C cá bị stress khi bắt đầu thí nghiệm nên sau 2 ngày đầu có hao hụt về số lượng (p<0,05) làm tỷ lệ sống không đạt.
- Hai nghiệm thức có mức nhiệt độ cao nhất là 34°C và 36°C thì.
- Bảng 4: Tăng trưởng của cá tra (g/con) ở các nhiệt độ sau 56 ngày thí nghiệm.
- Nhiệt độ (°C) Ws.
- Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện thời tiết mát với nhiệt độ không khí dao động từ 26-29°C nên nhiệt độ của nghiệm thức đối chứng cũng thấp..
- (2013), khoảng nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển của các loại nấm gây bệnh trên cá tra là từ 26°C đến 28°C đặc biệt là nấm Fusarium.
- Vì vậy, khi nuôi cá ở các mức nhiệt độ cao không tránh khỏi tình trạng một số ít cá chết do sốc với điều kiện sống thay đổi và làm tỷ lệ sống của cá ở các nhiệt độ cao không đạt 100%..
- Kết quả về tỷ lệ sống của cá sau 56 ngày nuôi thì TLS của cá đạt thấp nhất là trong điều kiện nhiệt độ 24-26°C.
- trong khi ở nhiệt độ môi trường phù hợp cho cá từ 28-32°C thì cá phát triển tốt..
- Tăng trọng (WG) của cá ở nghiệm thức 34°C và 36°C là cao nhất;.
- Nhiệt độ ( o C) thí nghiệm.
- Ở nhiệt độ 24°C thì.
- tăng trưởng ngày của cá thấp nhất chỉ đạt 0,23 g/ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê với các mức nhiệt độ cao hơn (p<0,05).
- Các chỉ tiêu tăng trưởng tuyệt đối cho thấy khi nhiệt độ càng tăng khả năng tăng trưởng của cá cũng tăng theo nhưng khi nhiệt độ quá cao (36°C) thì tốc độ tăng trưởng của cá giảm..
- Nhiệt độ (°C) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) g thức ăn/cá/ngày FCR.
- Theo NRC (1993) thì trong giới hạn nhiệt độ từ 27-32°C phù hợp cho cá da trơn sinh trưởng.
- Tuy nhiên, theo thí nghiệm thì tăng trưởng của cá tỷ lệ thuận với nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng lớn.
- Một lý do khác, độ tiêu hóa của cá da trơn sẽ giảm xuống còn 70% khi nhiệt độ giảm xuống 23°C (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
- Ở nhiệt độ 30, 32 và 36°C thì tốc độ tăng trưởng không có sự khác biệt (p>0,05).
- Thấp nhất là nghiệm thức 24°C với 0,82%/ngày.
- Các mức nhiệt độ 30, 32 và 36°C thì tốc độ tăng trưởng tương đối lần lượt là 1,89%,.
- Nếu không tính nghiệm thức 24°C thì nghiệm thức đối chứng có tốc độ tăng trưởng tương đối thấp nhất chỉ 1,42% khác nhau có ý nghĩa thống kê so với các mức nhiệt độ cao hơn..
- Như đã trình bày thí nghiệm bố trí trong khoảng thời gian nhiệt độ thấp nên nhiệt độ trong bể đối chứng cũng dao động từ 26-28°C vì thế khả năng sử dụng thức ăn của cá cũng yếu.
- Kết quả cho thấy FCR cao nhất ở nghiệm thức 24°C và khác biệt có ý nghĩa với tất cả nghiệm thức nhiệt độ còn lại.
- Tất cả các mức nhiệt độ khác thì hệ số chuyển hóa thức ăn khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Vì vậy, ở nghiệm thức 34°C mặc dù tăng trưởng ngày là cao nhất 1,17 g/ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 30°C nhưng FCR ở 34°C là 1,49 con hơn nghiệm thức 30°C là 0,02, xét trên hiệu quả kinh tế khi nuôi giữa 2 mức nhiệt độ 30°C.
- Mặc dù, hệ số FCR của các nghiệm thức nhiệt độ cao (từ đối chứng (25 - 27°C) đến 36°C), khác biệt không có ý nghĩa, nhưng các giá trị về tăng trưởng như DWG, SGR lại có sự khác biệt giữa các nghiệm thức trên, cụ thể nghiệm thức 34°C, tăng trưởng của cá đạt cao nhất trong khi hệ số FCR lại không khác biệt với các nghiệm thức (p>0,05).
- Từ đó cho thấy, cùng lượng thức ăn, cá nuôi ở 34°C sẽ cho tăng trưởng tốt hơn các mức nhiệt độ còn lại, nhiệt độ phù hợp cho quá trình tiêu hóa, phát triển và tăng trưởng của cá.
- Ở hai nghiệm thức 27°C và 32°C, dù nằm trong khoảng nhiệt độ phù hợp cho tăng trưởng nhưng FCR lần lượt là 1,74 và 1,53 vẫn cao hơn 36°C (Hình 4.4)..
- Nhiệt độ tăng cao làm tăng nồng độ cortisol và glucose trong huyết tương của cá.
- sau 14 ngày thí nghiệm ở nhiệt độ 34°C và 36°C nồng độ cortisol lần lượt là 236 và 247 ng/mL.
- Hàm lượng IGF-I trong huyết tương cá giữa các mức nhiệt độ khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong 7 ngày đầu nhưng đến ngày thứ 14 thì nồng độ IGF-I cao nhất ở nghiệm thức 32°C và khác biệt có ý nghĩa với các mức nhiệt độ khác.
- IGF-I không chịu sự tác động trực tiếp của nhiệt độ và hàm lượng IGF-I trên cá tùy thuộc vào từng cá thể..
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tăng trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá.
- cá tra nuôi ở 34°C tăng trưởng tương đối cao nhất (2,59%/ngày) và tăng trưởng ngày (1,17 g/ngày) cao hơn các mức nhiệt độ khác..
- Kết hợp nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ với các yếu tố môi trường khác như độ mặn, nồng độ oxy hòa tan, nitrite gây ảnh hưởng lên cá tra.