« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PACLOBUTRAZOL TRÊN SỰ RA HOA MÙA NGHỊCH XOÀI CÁT CHU (MANGIFERA INDICA L.)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PACLOBUTRAZOL TRÊN SỰ RA HOA MÙA NGHỊCH.
- XOÀI CÁT CHU (Mangifera indica L.).
- Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xác định nồng độ Paclobutrazol (PBZ) thích hợp để kích thích sự tạo mầm hoa trước khi phun thiourea kích thích ra hoa xoài cát Chu đạt hiệu quả cao.
- Các nghiệm thức lần lượt là tưới Paclobutrazol vào đất với nồng độ 0 (đối chứng.
- 1,5 và 2,0 g a.i./m đường kính tán.
- Hai tháng sau khi xử lý PBZ tiến hành phun thiourea (0,5%) kích thích ra hoa cho cả các nghiệm thức.
- Kết quả cho thấy xử lý Paclobutrazol bằng cách tưới vào đất ở các nồng độ 1,0.
- 1,5 và 2,0 g a.i./m đường kính tán đều có tỉ lệ ra hoa cao hơn nghiệm thức đối chứng.
- Xử lý Paclobutrazol 1,5 g a.i./m đường kính tán có tỉ lệ ra hoa cao nhất (39,7.
- phát hoa dài nhất (46,2 cm), tỉ lệ hoa lưỡng tính cao (59,1.
- lại có số lượng trái và năng suất cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (315 trái/cây.
- Từ khóa: Paclobutrazol, ra hoa mùa nghịch, xoài cát Chu.
- Xoài cát Chu được trồng nhiều ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Mặc dù giá trị kinh tế không cao bằng xoài cát Hòa Lộc nhưng đây cũng là giống xoài có phẩm chất thơm ngon, được thị trường ưa chuộng, đặc biệt nhà vườn cho là giống dễ ra hoa đậu trái và cho năng suất rất cao so với xoài cát Hòa Lộc.
- Cũng tương tự như các giống xoài khác ở đồng bằng sông Cửu Long, xoài cát Chu ra hoa vào tháng 12-1 do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp (Batten và McConchie, 1995) và thu hoạch.
- Tuy là giống được cho là dễ ra hoa nhưng kích thích xoài cát Chu ra hoa trong mùa nghịch vẫn là một trở ngại đối với nông dân.
- Hiện nay, để kích thích cho xoài cát Hòa Lộc ra hoa mùa nghịch trên xoài cát Hòa Lộc, quy trình sử dụng paclobutrazol (PBZ) bằng cách tưới vào đất kích thích hình thành mầm hoa sau đó phun thiourea để kích thích ra hoa được áp dụng khuyến cáo và ứng dụng khá rộng rãi (Trần Văn Hâu, 2005)..
- Tuy nhiên, hầu như có rất ít những khuyến cáo biện pháp kích thích cho xoài cát Chu ra hoa trong mùa nghịch.
- Mục tiêu của thí nghiệm nầy là xác định nồng độ PBZ thích hợp để kích thích xoài cát Chu ra hoa đạt tỉ lệ cao trong mùa nghịch..
- Đề tài được thực hiện trên giống xoài cát Chu 6 năm tuổi trồng trên đất phù sa ven sông thuộc xã Mỹ Xương huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 4 nghiệm thức lần lượt là tưới PBZ (do công ty Đồng Vàng đóng vào đất xung quanh tán cây với liều lượng 1,0.
- 2,0 g a.i./m đường kính tán và đối chứng không tưới PBZ, có 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây.
- Tất cả các nghiệm thức đều phun Thiourea sau khi tưới Paclobutrazol được 2 tháng.
- Như vậy, có tất cả là 20 cây xoài cát Chu được chọn làm thí nghiệm.
- Các chỉ tiêu theo dõi gồm tỉ lệ ra hoa, chiều dài phát hoa, tỉ lệ hoa lưỡng tính, trọng lượng trung bình trái, tổng số trái và năng suất trái/cây, tỉ lệ phần ăn được và độ Brix của thịt trái xoài.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tỉ lệ ra hoa.
- Quan sát quá trình ra hoa cho thấy xoài ra hoa tập trung một đợt bắt đầu vào cuối tháng 7, lúc nầy tất cả các nghiệm thức đều ra hoa sau khi phun thiourea.
- Thời điểm sau khi phun thiourea được 20 ngày thì nghiệm thức tưới PBZ với liều lượng 1,5 g a.i./m đường kính tán ra hoa sớm nhất.
- Nghiệm thức đối chứng ra hoa sau khi phun thiourea được 30 ngày với tỉ lệ ra hoa rất thấp.
- Tỉ lệ ra hoa, ra đọt và không đáp ứng giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, trong đó tưới PBZ 1,5 g a.i./m đường kính tán có tỉ lệ ra hoa cao nhất (39,7%) nhưng không khác biệt với nghiệm thức tưới PBZ 2,0 g a.i./m đường kính tán, thấp nhất là nghiệm thức đối chứng 0,56%.
- Điều này chứng tỏ rằng nồng độ PBZ có ảnh hưởng đến tỉ lệ ra hoa của xoài Cát Chu.
- Ở nghiệm thức đối chứng, tỉ lệ chồi ra lộc thấp nhất so với 3 nghiệm thức còn lại với tỉ lệ trung bình đạt 0,84% nhưng không khác biệt với nghiệm thức tưới PBZ 1,0 g a.i./m đường kính tán.
- Riêng tỉ lệ chồi ra lộc ở nghiệm thức tưới PBZ 2,0 g a.i./m đường kính tán đạt cao nhất 5,56%.
- Kết quả ở Hình 1 cũng cho thấy tỉ lệ chồi không đáp ứng ở nghiệm thức đối chứng cao nhất 98,6%, thấp nhất là nghiệm thức tưới PBZ 1,5 g a.i./m đường kính tán 55,3%.
- 2,0 g a.i./m đường kính tán đều có khả năng làm ra hoa xoài cát Chu, nhưng hiệu quả nhất là nghiệm thức xử lí PBZ 1,5 g a.i./m đường kính tán..
- Liều lượng PBZ (g a.i./m đường kính tán).
- Tỉ lệ.
- Chồi ra hoa Chồi ra lộc Chồi không đáp ứng.
- Hình 1: Ảnh hưởng của nồng độ PBZ lên tỉ lệ chồi ra hoa, chồi ra lộc và chồi không đáp ứng của xoài Cát Chu tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007.
- 3.2 Sự tương quan giữa nồng độ xử lý PBZ và tỉ lệ ra hoa.
- Phân tích sự tương quan giữa tỉ lệ ra hoa (Y) và nồng độ xử lý PBZ (Hình 2) cho thấy nồng độ PBZ tương quan với tỉ lệ ra hoa theo phương trình hồi qui: Y.
- Kết quả nầy cho thấy tỉ lệ ra hoa của xoài cát Chu trong thí nghiệm nầy cao nhất ở nồng độ 1,5 g a.i./m đường kính tán và không có xu hướng tăng khi tăng nồng độ xử lý PBZ..
- Nồng độ PBZ (g a.i./m đường kính tán).
- Tỉ lệ ra hoa.
- Hình 2: Tương quan giữa nồng độ xử lý PBZ và tỉ lệ ra hoa của xoài Cát Chu 6 năm tuổi tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007.
- 3.3 Chiều dài, tổng số hoa và tỉ lệ hoa lưỡng tính trên phát hoa.
- Qua kết quả thí nghiệm cho thấy chiều dài phát hoa, tổng số hoa trên phát hoa, tỉ lệ hoa lưỡng tính giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 1).
- Chiều dài phát hoa trung bình của 4 nghiệm thức đạt 41,5 cm..
- Do đó nồng độ PBZ không ảnh hưởng đến chiều dài phát hoa.
- Tỉ lệ giữ trái/phát hoa.
- bình của 4 nghiệm thức đạt 581,2 hoa.
- Như vậy có thể nói rằng nồng độ PBZ không ảnh hưởng đến tổng số hoa trên phát hoa.
- Tỉ lệ hoa lưỡng tính trung bình đạt 59,1%.
- Cho nên có thể kết luận rằng nồng độ PBZ không ảnh hưởng đến tỉ lệ hoa lưỡng tính.
- Nhìn chung, việc tưới PBZ ở các nồng độ khác nhau đều không ảnh hưởng đến chiều dài phát hoa, tổng số hoa/phát hoa và tỉ lệ hoa lưỡng tính..
- Bảng 1: Ảnh hưởng của nồng độ PBZ lên đặc tính hoa của xoài Cát Chu tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007.
- Chiều dài phát hoa (cm).
- Tổng số hoa/phát hoa (hoa).
- Tỉ lệ hoa lưỡng tính.
- Trung bình .
- 3.4 Tỉ lệ giữ trái/ phát hoa từ khi đậu trái trứng cá đến khi thu hoạch trái.
- Hình 3: Tỉ lệ giữ trái/phát hoa từ khi đậu trái trứng cá đến khi thu hoạch trái của cây xoài cát Chu 6 năm tuổi tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007.
- Tỉ lệ giữ trái giai đoạn 7 và 14 ngày sau khi đậu trái khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, trong đó nghiệm thức tưới PBZ 1,5 g a.i./m đường kính tán có tỉ lệ giữ trái cao nhất (14,8% và 5,24%, lần lượt).
- Sự rụng trái non mạnh nhất vào giai đoạn 7 – 14 ngày sau đậu trái với tỉ lệ trái rụng/phát hoa chiếm hơn 80% ở cả các nghiệm thức.
- Tỉ lệ giữ trái trên phát hoa từ 56 ngày sau khi đậu trái đến thu hoạch khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%, trung bình 1,20%.
- Điều nầy cho thấy sự rụng trái non trong quá trình phát triển trái phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sâu bệnh, dinh dưỡng,..Các nghiệm thức xử lý PBZ có tỉ lệ ra hoa cao nhưng tỉ lệ rụng trái non cũng tương tự như đối chứng không xử lý PBZ.
- Do đó, có thể nói rằng xử lý PBZ không làm ảnh hưởng đến sự rụng trái non..
- Bảng 2: Ảnh hưởng của nồng độ PBZ lên đặc tính hoa của xoài Cát Chu tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007.
- Bảng 3: Ảnh hưởng của nồng độ PBZ lên đặc tính hoa của xoài cát Chu tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007.
- Trọng lượng trung bình một trái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% dưới ảnh hưởng của các liều lượng xử lý PBZ khác nhau, trung bình 279,3 g/trái.
- Tỉ lệ ăn được.
- biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 3).
- Xử lý PBZ với liều lượng 1,5 (g a.i./m đường kính tán) có số trái trên cây cao nhất (315,2 trái/cây) dẫn đến năng suất trái trên cây cao nhất (89,6 kg/cây)..
- Tóm lại, xử lí ra hoa bằng PBZ ở nồng độ 1,5 g a.i./m đường kính tán trước khi phun thiourea đã làm tăng tổng số trái trên cây và năng suất trái/cây, nhưng trọng lượng trung bình một trái không bị ảnh hưởng..
- từ kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức về tỉ lệ các loại trái.
- chứng tỏ tưới pbz không làm ảnh hưởng đến trọng lượng trái và tỉ lệ các loại trái.
- qua kết quả thí nghiệm cho thấy (hình 4) trái loại 2 chiếm tỉ lệ cao nhất, trung bình 4 nghiệm thức đạt 47%, tiếp theo là trái loại 1 chiếm 32%, còn trái loại 2 chiếm 21%.
- kết quả này cho thấy tỉ lệ trái loại 1 thấp là do năng suất trái/cây của các nghiệm thức cao vì thế mà lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây phải phân tán để nuôi trái cho nên trái loại 1 chiếm tỉ lệ thấp..
- Hình 4: Tỉ lệ phân loại trái theo trọng lượng giữa các nghiệm thức trong mùa nghịch.
- 3.7 Phẩm chất trái 3.7.1 Tỉ lệ phần ăn được.
- Hình 5: Ảnh hưởng của nồng độ PBZ lên tỉ lệ phần ăn được của xoài Cát Chu 6 năm tuổi tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007.
- Đối với giống xoài cát Chu, qua kết quả phân tích thống kê ở Hình 5 cho thấy tỉ lệ phần ăn được không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%..
- Tỉ lệ phần ăn được trung bình của các nghiệm thức đạt 51,1%.
- Điều này chứng tỏ rằng việc xử lí PBZ không ảnh hưởng đến tỉ lệ phần ăn được của trái..
- Qua kết quả Hình 6 cho thấy không có sự khác thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%.
- Chứng tỏ việc sử dụng hóa chất xử lí ra hoa xoài không ảnh hưởng đến độ Brix của trái.
- Điều này cũng được chứng minh bởi Nguyễn Thị Thùy Dung (2002) việc kích thích ra hoa xoài bằng cách xử lí thiourea ở các thời điểm khác nhau sau khi tưới PBZ không làm ảnh hưởng đến độ Brix thịt trái xoài..
- Hình 6: Ảnh hưởng của nồng độ PBZ lên độ Brix thịt trái xoài cát Chu 6 năm tuổi tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007.
- Xử lý PBZ bằng cách tưới vào đất ở nồng độ 1,0.
- 1,5 và 2,0 g a.i./m đường kính tán đều có tỉ lệ ra hoa cao hơn nghiệm thức đối chứng..
- Xử lý PBZ ở nồng độ 1,5 g a.i./m đường kính tán có tỉ lệ ra hoa cao nhất (39,7.
- Số lượng trái/cây và năng suất trái/cây cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (315,2 trái/cây.
- 89,6 kg/cây) nhưng trọng lượng trái và tỉ lệ phân loại trái khác biệt không ý nghĩa giữa tất cả các nghiệm thức..
- Biện pháp tưới PBZ để kích thích tạo mầm hoa ở các nồng độ khác nhau trước khi phun thiourea đã không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ phần ăn được và độ Brix của thịt trái..
- Có thể xử lý ra hoa mùa nghịch cho xoài cát Chu bằng cách tưới PBZ ở nồng độ 1,5 g a.i./m đường kính tán kết hợp với phun thiourea nồng độ 0,5% thời điểm 2 tháng sau khi tưới PBZ..
- Cần lặp lại thí nghiệm ở những điều kiện thời tiết và đất đai khác nhau để có kết luận chính xác hơn về hiệu quả của liều lượng PBZ trên sự ra hoa mùa nghịch của xoài cát Chu..
- Ảnh hưởng thời điểm xử lý Paclobutazol bằng cách tưới vào.
- đất trên sự ra hoa của xoài Cát Hòa Lộc.
- Một số kết quả điều tra, khảo sát giống xoài Cát Hòa Lộc.
- Xác định yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa xoài cát Hòa Lộc