« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA OXY HÒA TAN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TIÊU HÓA CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA OXY HÒA TAN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TIÊU HÓA CỦA CÁ TRA.
- Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của cá.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của oxy hòa tan lên sinh trưởng của cá tra giai đoạn giống.
- Nghiên cứu được tiến hành với 2 thí nghiệm là: (i) ảnh hưởng của oxy lên tăng trưởng và (ii) ảnh hưởng của oxy lên độ tiêu hóa của cá tra ở các mức 30%, 60% và 100% oxy bão hòa (tương ứng với 2,38.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy cá tra nuôi ở mức 100% oxy bão hòa có tốc độ tăng trưởng, độ tiêu hóa thức ăn, độ tiêu hóa đạm và năng lượng cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với khi nuôi ở mức 30% và 60% oxy bão hòa.
- Tỷ lệ sống, hệ số FCR và một số chỉ tiêu huyết học của cá tra giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Tuy nhiên, hàm lượng glucose của cá tra khi nuôi ở hàm lượng oxy hòa tan 30% và 60%.
- bão hòa cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức 100% oxy bão hòa ở thời điểm thu mẫu 30 và 60 ngày, điều này có nghĩa là cá tra bị stress khi sống trong môi trường oxy thấp.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy nuôi cá tra ở hàm lượng oxy hòa tan cao (100%.
- bão hòa) sẽ cho tăng trưởng tốt nhất và cá không bị stress..
- Ao nuôi cá tra rất sâu (4-4,5 m) và mật độ nuôi cao (Phan et al., 2009) nên hàm lượng oxy luôn giảm thấp, nhất là tầng sâu của ao (tầng đáy).
- Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của oxy hòa tan lên sinh trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là cần thiết nhằm tìm ra các giải pháp kiểm soát tốt môi trường ao nuôi và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất..
- 2.1 Ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan lên tăng trưởng của cá tra.
- Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong bể composite 1 m 3 với 3 nghiệm thức có hàm lượng oxy hòa tan khác nhau là 30%, 60% và 100% bão hòa, tương ứng với các hàm lượng oxy hòa tan 2,38.
- Hàm lượng oxy hoà tan trong bể được điều chỉnh thông qua hệ thống máy điều khiển oxy tự động (máy oxy Guard).
- Thức ăn sử dụng/tăng trọng của cá.
- 2.2 Ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan lên độ tiêu hóa của cá tra.
- Thí nghiệm được tiến hành với 3 mức oxy bão hòa gồm 30%, 60% và 100%.
- Trong suốt quá trình thí nghiệm theo dõi tăng trưởng của cá ở các hàm lượng oxy bão hòa khác nhau thì các yếu tố môi trường không biến động lớn.
- Hàm lượng oxy ở các nghiệm thức 30% và 60% và 100% bão hòa đạt các giá trị lần lượt là 34%, 61% và 90%.
- 3.2 Ảnh hưởng của oxy hòa tan lên tăng trưởng của cá tra 3.2.1 Các chỉ tiêu huyết học.
- Sự biến động về số lượng hồng cầu, bạch cầu, chỉ số hematocrit của cá tra nuôi ở các hàm lượng oxy hòa tan khác nhau được trình bày trong bảng 1.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy tất cả các chỉ tiêu huyết học của cá tra giữa các nghiệm thức biến động không lớn và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) qua tất cả các lần thu mẫu..
- kết quả này cho thấy số lượng tế bào hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, tỷ lệ hematocrit, MCV (thể tích hồng cầu), MCH (khối lượng của huyết sắc tố trong hồng cầu), MCHC (nồng độ của huyết sắc tố trong hồng cầu) không bị ảnh hưởng khi cá được nuôi ở hàm lượng oxy hòa tan 3,0 mg/L và 5,6 mg/L.
- Lefevre (2011) nhận thấy ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống khi hàm lượng oxy trong nước giảm thấp thì cá tăng cường lấy oxy từ không khí nhờ vào cơ quan hô hấp khí trời..
- Bảng 1: Các chỉ tiêu huyết học của cá tra nuôi ở các hàm lượng oxy hòa tan khác nhau Chỉ tiêu Thời gian Oxy hòa tan.
- bão hòa).
- Như vậy, trong thí nghiệm này các chỉ tiêu huyết học của cá tra không bị ảnh hưởng ở hàm lượng oxy hòa tan thấp có thể là cá đã sử dụng cơ quan hô hấp khí trời (bóng hơi) để lấy oxy nên cá không bị thiếu oxy cho quá trình hô hấp..
- 3.2.2 Hàm lượng glucose.
- Sự thay đổi về hàm lượng glucose trong máu cá nuôi ở các hàm lượng oxy hòa tan khác nhau được trình bày qua hình 1..
- Hình 1: Hàm lượng glucose của cá tra nuôi ở các hàm lượng oxy hòa tan khác nhau.
- Hàm lượng glucose trong máu cá nuôi ở 30% và 60% oxy bão hòa gia tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với khi nuôi ở hàm lượng oxy hòa tan 100% bão hòa vào thời điểm 30 ngày và 60 ngày.
- Ở thời điểm 30 ngày thì hàm lượng glucose trung bình trong máu cá tra ở các nghiệm thức 30%, 60% và 100% oxy bão hòa lần lượt là 64,4.
- Trong cả hai thời điểm thu mẫu thì hàm lượng glucose ở nghiệm thức.
- 30% và 60% oxy bão hòa đều khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Tuy nhiên, ở thời điểm 90 ngày thì hàm lượng glucose ở nghiệm thức 30% oxy bão hòa đạt giá trị lớn nhất nhưng giữa 3 nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- (2002) cho thấy khi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) được nuôi trong điều kiện oxy thấp (1,5 đến 2,5 mg/L) trong 3 ngày hàm lượng glucose và lactate trong máu tăng lên gấp 4 lần so với đối chứng.
- Colleen and Jeff (1994) thí nghiệm trên cá hồi (Oncorhymchus mykiss) cũng nhận thấy khi nuôi cá ở các mức oxy bão hòa 65%, 100% và 130% trong 10 tuần thì ở nghiệm thức 65% và 130%.
- oxy bão hòa cá có hiện tượng bị stress, hàm lượng glucose, cortizol và lactate trong máu thay đổi so với nghiệm thức 100% oxy bão hòa.
- tác giả cho rằng nguyên nhân làm cho cá stress có thể là do sự cố gắng thay đổi nhu cầu oxy bằng cách tăng sự hấp thu oxy để thích nghi với môi trường, điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cá..
- 3.2.3 Tốc độ tăng trưởng của cá a) Tăng trưởng khối lượng.
- Hình 2 cho thấy khối lượng cá nuôi ở nghiệm thức 100% oxy bão hòa đạt giá trị lớn nhất ở tất cả các lần thu mẫu và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 30% và 60% bão hòa (p<0,05) nhưng khối lượng của cá ở nghiệm thức 30%.
- và 60% oxy bão hòa khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Khối lượng trung bình của cá tra ở các nghiệm thức 30%, 60% và 100% oxy bão hòa sau 90 ngày thí nghiệm lần lượt là 57,7.
- Hình 2: Tăng trưởng khối lượng của cá tra nuôi ở các hàm lượng oxy bão hòa khác nhau..
- Tương tự như tăng khối lượng cá thể, tốc độ tăng trưởng theo ngày của cá tra đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức 100% oxy bão hòa và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 30% và 60% oxy bão hòa ở tất cả các thời điểm thu mẫu.
- Sau 90 ngày nuôi thì tốc độ tăng trưởng theo ngày của cá ở nghiệm thức.
- 30%, 60% và 100% oxy bão hòa lần lượt là 0,28.
- Hình 3: Tốc độ tăng trưởng DWG của cá tra nuôi ở các hàm lượng oxy bão hòa khác nhau.
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy cá tra nuôi ở hàm lượng oxy hòa tan 30% và 60%.
- bão hòa thì tăng trưởng về khối lượng và tốc độ tăng trưởng theo ngày của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thấp hơn có ý nghĩa so với khi nuôi cá tra ở hàm lượng oxy 100% bão hòa (p<0,05), có nghĩa là hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của cá.
- Tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 100% oxy bão hòa là 0,41 g/ngày tương tự với nghiên cứu của Dương Hải Toàn et al.
- (2011) trên cá tra kích cỡ từ 20-27 g/con và Nguyễn Chí Lâm (2010) ở cỡ cá 20-25 g/con nuôi trong bể ở điều kiện bình thường sau 90 ngày tốc độ tăng trưởng DWG của cá đạt lần lượt là 0,46 và 0,38 g/con/ngày.
- Vì vậy, khi sống trong môi trường có hàm lượng oxy hòa tan thấp cá phải bơi lên tầng mặt lấy oxy từ không khí.
- hoạt động này làm cá tiêu tốn năng lượng và ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá.
- tốc độ tăng trưởng tương đối của cá ở nghiệm thức 9,6 mg/L và 14,5 mg/L tăng cao hơn (tương ứng 0,9 và 0,86%/ngày) so với nghiệm thức 4 mg/L và 6 mg/L (0,46 và 0,71 %/ngày).
- (2000) thì tăng trưởng của cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) đạt cao nhất ở hàm lượng oxy 100% bão hòa và thấp nhất là ở 30% oxy bão hòa..
- 3.2.4 Tỷ lệ sống và hệ số FCR của cá.
- Tỷ lệ sống của cá ở 3 hàm lượng oxy hòa tan 30%, 60% và 100% bão hòa giảm dần theo thời gian thí nghiệm.
- Tỷ lệ sống trung bình của cá tra ở thời điểm 30 và 60 ngày giống nhau lần lượt là 99,2.
- 100 và 98,4%, tương ứng với nghiệm thức 30%, 60% và 100% oxy bão hòa.
- Sau 90 ngày nuôi thì tỷ lệ sống của cá là 97,6% ở 3 nghiệm thức (Hình 4)..
- Hệ số FCR của cá tra được trình bày ở hình 4.
- Sau 90 ngày thí nghiệm thì nghiệm thức 100% oxy bão hòa có hệ số FCR thấp nhất nhưng khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với nghiệm thức 30% và 60% oxy bão hòa.
- Hệ số FCR trung bình của cá tra sau 90 ngày thí nghiệm ở nghiệm thức 30%, 60% và 100% oxy bão hòa lần lượt là 2,72.
- Tỉ lệ sống của cá rất cao cho thấy hàm lượng oxy hòa tan thấp không ảnh hưởng đến sự sống sót của cá.
- (2011) và Nguyễn Chí Lâm (2010) trên cá tra ở kích cỡ gần tương đương, nuôi trong bể và thời gian thí nghiệm tương đương nhau đều cho tỉ lệ sống của cá khá cao (97,3 và 88,7.
- Tuy nhiên, FCR của cá trong thí nghiệm này khá cao so với những nghiên cứu trong điều kiện trên bể.
- (2010) thì thấy ở cá tra 17,8 g/con nuôi trong 60 ngày thì FCR là 1,58.
- (2011) và Nguyễn Chí Lâm (2010) ghi nhận cá tra giống nuôi trong bể có FCR lần lượt là 1,84 và 1,78.
- (2010) thí nghiệm ở cá tra kích cỡ 26 g/con thì FCR cũng khá cao 2,16.
- Qua đó cho thấy trong điều kiện nuôi trên bể có thể kiểm soát được thức ăn và các yếu tố môi trường nhưng hệ số FCR của cá dao động khá lớn tùy theo thời điểm thí nghiệm, nguồn cá, nhiệt độ môi trường và luôn cao hơn thực tế nuôi trong ao..
- 3.3 Ảnh hưởng của oxy hòa tan lên độ tiêu hóa của cá tra.
- Độ tiêu hóa thức ăn (vật chất khô) của cá tra tăng dần theo sự gia tăng của hàm lượng oxy hòa tan từ 30%, 60% đến 100% oxy bão hòa.
- độ tiêu hóa thức ăn của cá ở nghiệm thức 100% oxy bão hòa đạt giá trị cao nhất (78,8%) và khác biệt có ý.
- Oxy bão hòa.
- Hình 4: Tỷ lệ sống (trái) và hệ số FCR (phải) của cá tra ở các hàm lượng oxy hòa tan khác nhau.
- nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 30% và 60% oxy bão hòa.
- Tuy nhiên, độ tiêu hóa thức ăn của cá tra ở nghiệm thức oxy 30% và 60% oxy bão khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Sự tiêu hóa đạm và năng lượng của cá tra tương tự như độ tiêu hóa thức ăn (Hình 5).
- cao nhất ở nghiệm thức 100% oxy bão hòa và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức bão hòa 30% và 60%.
- nhưng giữa nghiệm thức oxy bão hòa 30% và 60% khác nhau không có ý nghĩa thống kê..
- Hình 5: Độ tiêu hóa của cá tra ở các hàm lượng oxy hòa tan khác nhau.
- Cá sống trong môi trường nước vì vậy sự tăng trưởng và phát triển của cá hoàn toàn phụ thuộc vào hàm lượng oxy trong nước.
- hàm lượng oxy hòa tan giảm có thể làm giới hạn sự bắt mồi và khả năng tiêu hóa của cá (Garces-Botacio, 1991, trích dẫn của Buentello, 2000).
- Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Tsadik and Kutty (1987), tác giả cho thấy tổng lượng thức ăn tiêu thụ và sự tiêu hóa thức ăn của cá rô phi (Oreochromis niloticus) (cỡ 10 g/con) giảm tương ứng 40% và 60% khi hàm lượng oxy hòa tan giảm từ 90% xuống 20% bão hòa.
- (1973) thì sự tiêu thụ và tiêu hóa thức ăn của cá Ictalurus punctatus nuôi trong bể ở hàm lượng oxy hòa tan 36% bão hòa giảm có ý nghĩa thống kê so với khi nuôi ở 60% hoặc 100% bão hòa..
- Kết quả thí nghiệm này cũng cho thấy độ tiêu hóa thức ăn, độ tiêu hóa chất đạm và năng lượng và tốc độ tăng trưởng của cá tra khi sống trong môi trường có hàm lượng oxy 30% và 60% bão hòa giảm thấp có ý nghĩa (p<0,05) so với hàm lượng oxy 100% bão hòa.
- Ngoài ra, thí nghiệm còn cho thấy hàm lượng glucose trong huyết tương của cá tra ở nghiệm thức 30% và 60% oxy bão hòa tăng cao hơn (p<0,05) so với nghiệm thức 100% oxy bão hòa.
- Như vậy, hàm lượng oxy hòa tan thấp đã làm cho cá bị stress từ đó gây nên giảm tốc độ tăng trưởng và độ tiêu hóa của cá..
- Nuôi cá tra ở mức 100% oxy bão hòa sẽ cho tốc độ tăng trưởng cao hơn khi nuôi cá ở 30% và 60% oxy bão hòa..
- Độ tiêu hóa thức ăn (vật chất khô), đạm và năng lượng của cá tra nuôi ở mức 100% oxy bão hòa cao hơn khi nuôi ở 30% và 60% oxy bão hòa..
- Hệ số tiêu tốn thức ăn FCR của cá tra khi nuôi ở 100% oxy bão hòa thấp hơn khi nuôi ở 30% và 60% oxy bão hòa nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Hàm lượng glucose trong huyết tương cá tra ở nghiệm thức 30% và 60% oxy bão hòa gia tăng so với nghiệm thức 100% oxy bão hòa..
- Tỷ lệ sống và một số chỉ tiêu huyết học của cá tra không bị ảnh hưởng khi nuôi ở hàm lượng oxy hòa tan từ 30% đến 100% bão hòa..
- Nghiên cứu ảnh hưởng của oxy hòa tan lên một số loại enzyme tiêu hóa (pepsine, trypsine, chymotrypsine, amylase) của cá tra để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của oxy lên sinh trưởng của cá tra..
- Ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan lên một số chỉ tiêu sinh lý của tôm sú (Penaeus monodon).
- Ảnh hưởng của cho ăn gián đoạn và luân phiên lên tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
- Nghiên cứu sự thích ứng và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống ở các độ mặn khác nhau.
- Ảnh hưởng của việc sử dụng Dipterex lên một số chỉ tiêu huyết học và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).