« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của paclobutrazol và thời điểm phun thiourea lên sự ra hoa và năng suất chanh Tàu (Citrus limonia L.) tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA PACLOBUTRAZOL VÀ THỜI ĐIỂM PHUN THIOUREA LÊN SỰ RA HOA VÀ NĂNG SUẤT CHANH TÀU (Citrus limonia L.).
- Chanh Tàu (Citrus limonia), paclobutrazol, thiourea, kích thích trổ hoa Keywords:.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định liều lượng paclobutrazol và thời điểm phun thiourea sau khi xử lý paclobutrazol lên sự ra hoa và năng suất chanh Tàu.
- Nhân tố thứ nhất là liều lượng hóa chất paclobutrazol (0,5, 1,0 và 1,5 g a.i./m đường kính tán và đối chứng là biện pháp “phá lá“ của nông dân) và nhân tố thứ hai là thời điểm kích thích trổ hoa bằng thiourea nồng độ 0,2%.
- Paclobutrazol được xử lý bằng cách tưới vào đất xung quanh tán cây.
- Nông dân “phá lá” bằng cách phun dung dịch urê 4,76% kết hợp với KCl 5%, ba ngày sau phun 2,4-D nồng độ 40 ppm để giảm sự rụng lá và kích thích cây ra chồi.
- Kết quả cho thấy xử lý paclobutrazol ở liều lượng 1,0 và 1,5 g a.i./m đường kính tán đều có tác dụng làm tăng năng suất so với biện pháp phá lá của nông dân.
- Phun thiourea vào thời điểm 30 ngày sau khi xử lý paclobutrazol cho tỷ lệ ra hoa và năng suất cao nhất nhưng không làm ảnh hưởng đến kích thước, khối lượng và phẩm chất trái..
- Ảnh hưởng của paclobutrazol và thời điểm phun thiourea lên sự ra hoa và năng suất chanh Tàu (Citrus limonia L.) tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Cũng như các loại cây có múi khác, khô hạn và nhiệt độ thấp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ra hoa của chanh Tàu (Srivastava et al., 2000).
- Vào mùa thuận giá chanh rất thấp, thậm chí không đủ chi phí để thu hái chanh nên nhà vườn có khuynh hướng kích thích cho chanh ra hoa mùa nghịch để bán được giá cao hơn..
- Hiện nay, để kích thích cho chanh Tàu ra hoa mùa nghịch, nông dân ở phường Long Tuyền, Quận Bình Thủy và các vùng lân cận thuộc huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ áp dụng biện pháp “phá lá”- dùng phân urê (3,5%) và chlorua kali (6,5%) với nồng độ cao để làm rụng lá sau đó phun 2,4-D kết hợp với thiourea để kích thích cho cây ra hoa (Trần Văn Hâu, 2008).
- Tỷ lệ ra hoa tỷ lệ thuận với tỷ lệ rụng lá.
- Thông thường tỷ lệ lá rụng trong khoảng từ 30-40% cây sẽ ra hoa và đạt kết quả cao nhưng nếu tỷ lệ lá rụng từ 70-80% cây sẽ ra hoa rất nhiều nhưng cây bị suy kiệt và chết sau đó vài năm (Trần Văn Hâu, 2008).
- Phương pháp kích thích ra hoa này cho kết quả không ổn định, phụ thuộc nhiều vào tình trạng sinh trưởng của cây và đặc biệt là thời tiết nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sinh trưởng của cây..
- Nhà vườn trồng chanh Tàu ở huyện Châu Thành và Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cũng cho rằng hiện tượng cây chanh bị chết do kích thích ra hoa bằng phương “phá lá” là một trở ngại lớn khi kích thích cho cây ra hoa mùa nghịch.
- Để tìm ra phương pháp xử lý ra hoa chanh Tàu hiệu quả, nhà vườn ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp áp dụng biện pháp ngắt lá bằng tay để kích thích cho cây chanh Tàu ra hoa..
- Theo nhận định của nhà vườn biện pháp này không dùng hóa chất, không ảnh hưởng đến môi trường nhưng cây chanh ra hoa làm nhiều đợt và sự thiếu hụt nguồn lao động là trở ngại đáng kể khi áp dụng biện pháp này (Trần Văn Hâu và ctv., 2010).
- Trên cây bưởi Năm Roi, Trần Văn Hâu và Nguyễn Việt Khởi (2005) cho biết phun paclobutrazol (PBZ) nồng độ 1.000 ppm, 30 ngày sau khi kích thích trổ hoa (KTTH) bằng thiourea nồng độ 0,3%, đạt tỷ lệ ra hoa cao trong mùa nghịch.
- Đề tài được thực hiện nhằm xác định liều lượng PBZ và thời điểm phun thiourea thích hợp để kích thích chanh Tàu ra hoa vào vụ nghịch..
- Nhân tố thứ nhất là liều lượng hóa chất paclobutrazol (đối chứng, P 1.
- 1,0 (P 3 ) và 1,5 (P 4 ) g a.i./m đường kính tán).
- nhân tố thứ hai là ba thời điểm phun thiourea kích thích trổ hoa (KTTH) sau khi xử lý paclobutrazol: 30 ngày (T 1.
- Xử lý ra hoa bằng phương pháp ‘phá lá’ của nông dân được xem là nghiệm thức đối chứng.
- Paclobutrazol được xử lý bằng cách pha vào 20 lít nước, sau đó tưới vào đất xung quanh tán cây.
- KCl 5%, ba ngày sau phun 2,4-D nồng độ 40 ppm để giảm sự rụng lá và kích thích cây ra chồi.
- Sau khi bón phân hai ngày, tiến hành phun 2,4-D nồng độ 40 ppm để kích thích cho cây sớm ra chồi..
- Ẩm độ đất được xác định bằng cách thu mẫu đất ở hai độ sâu 0-20 và 20-40 cm trong thời kỳ xử lý ra hoa, 10 ngày thu mẫu một lần, trong 40 ngày.
- Tỷ lệ ra hoa trên cây được ước lượng bằng cách đếm tỷ lệ chồi ra hoa trên tổng số chồi trong khung có kích thước 50 x 50 x 50 cm, khảo sát 8 khung, 4 khung ở trên và 4 khung ở dưới xung quanh tán cây..
- Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm SPSS version.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa 3.1.1 Ẩm độ đất.
- (1969) đối với cây có múi, nhiê ̣t đô ̣ thấp và sự khô hạn đươ ̣c xem là yếu tố kích thích sự ra hoa rất mạnh và sự khô hạn cũng được chứng minh là làm tăng tỷ lê ̣ số chồi ra hoa và tổng số hoa.
- Sự khô hạn càng khắc nghiệt tỷ lệ ra hoa càng cao (Davenport, 1990).
- (2000) cho rằng “xiết nước” đến mức ẩm đô ̣ đất gần đa ̣t thủy dung ngoài đồng thı̀ có hiê ̣u quả kích thích sự trổ hoa.
- (2011) cho biết khi xiết nước 12 ngày để kích thích bưởi ra hoa thì độ ẩm trong đất giảm từ 28%.
- Hình 1: Sự thay đổi ẩm độ đất ở độ sâu 0-20 cm và 20-40 cm trong đất sau khi xử lý Paclobutrazol tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, 2014.
- Hàm lượng carbon tổng số, đạm tổng số và tỷ số C/N khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các liều lượng xử lý PBZ khác nhau nhưng thời điểm phun thiourea và sự tương tác giữa hai nhân tố khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 1).
- Xử lý PBZ ở liều lượng 1,0 g a.i./m đường kính tán, có hàm lượng carbon tổng số cao nhưng hàm lượng đạm tổng số thấp nên có tỷ số C/N cao nhất (46,7) khác.
- biệt có nghĩa thống kê với đối chứng ‘phá lá’ và các liều lượng xử lý PBZ.
- Tuy nhiên, xử lý 1,5 g a.i./m đường kính tán lại làm giảm hàm lượng carbon tổng số và hàm lượng đạm tổng số cũng cao nên tỷ số C/N thấp, khác biệt không có ý nghĩa so với biện pháp ‘phá lá’.
- Banchongsiri (1990) nhận thấy tỷ lệ C/N ở lá và chồi non tăng khi áp dụng biện pháp khấc cành nhưng không tăng đối với biện pháp xử lý paclobutrazol..
- Bảng 1: Hàm lượng carbon, đạm tổng số và tỷ số C/N trong lá cây chanh Tàu giai đoạn một ngày trước khi kích thích trổ hoa dưới ảnh hưởng của liều lượng xử lý Paclobutrazol và thời gian kích thích trổ hoa sau khi xử lý Paclobutrazol tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, 2014 STT Nghiệm thức Carbon tổng sô.
- Tỷ số C/N Khác biệt theo liều lượng xử lý PBZ (P).
- Khác biệt theo thời gian KTTH (T, ngày).
- Ghi chú: Trong cùng một nhân tố, những chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%.
- ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5.
- Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
- P 4 : 1,5 g a.i./m đường kính tán.
- T 1 : Phun thiourea 30 ngày sau khi xử lý paclobutrazol.
- T 2 : Phun thiourea 40 ngày sau khi xử lý paclobutrazol.
- T 3 : Phun thiourea 50 ngày sau khi xử lý paclobutrazol.
- 3.1.3 Tỷ lệ lá rụng trên cây.
- Tỷ lệ rụng lá giữa các nghiệm thức xử lý PBZ khác biệt có ý nghĩa thống kê 1%, trong khi thời kỳ phun thiourea và sự tương tác giữa hai nhân tố khác biệt không có ý nghĩa (Bảng 2).
- Tỷ lệ rụng lá của các nghiệm thức xử lý PBZ đều thấp hơn so với biện pháp phá lá của nông dân.
- Hiện tượng rụng lá sau khi xử lý PBZ xảy ra chậm, khoảng.
- Bảng 2: Tỷ lệ rụng lá.
- chanh Tàu dưới ảnh hưởng của liều lượng xử lý Paclobutrazol và thời gian kích thích ra hoa sau khi xử lý Paclobutrazol tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, 2014 Liều lượng PBZ xử lý.
- (g a.i./m đường kính tán) Thời điểm xử lý Thiourea.
- Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%.
- Hình 2: Lá chanh Tàu rụng sau khi phun urê và chlorua kali nồng độ cao để “phá lá” (a) và vàng do xử lý paclobutrazol tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- 3.1.4 Tỷ lệ ra hoa.
- Tỷ lệ ra hoa giữa các nghiệm thức xử lý PBZ ở các liều lượng khác nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 3).
- Tuy nhiên, ở các thời điểm kích thích trổ hoa bằng thiourea thì tỷ lệ ra hoa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và không có sự tương tác giữa hai nhân tố xử lý PBZ và thời điểm kích thích trổ hoa.
- Ở thời điểm kích thích trổ hoa sau khi xử lý PBZ 30 ngày có tỷ lệ ra.
- hoa cao hơn xử lý ở thời điểm 50 ngày SKXL PBZ, nhưng khác biệt không có ý nghĩa với thời điểm xử lý 40 ngày.
- Tỷ lệ ra hoa có xu hướng giảm nếu xử lý ra hoa càng trễ sau khi xử lý PBZ.
- Mặc dù xử lý các liều lượng PBZ khác nhau có ảnh hưởng đến hàm lượng carbohydrate, hàm lượng đạm tổng số và tỷ lệ C/N nhưng liều lượng PBZ không có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa.
- Davenport (1990) cho rằng không có sự liên hệ giữa hàm lượng tinh bột trong lá và chồi non với sự ra hoa của cây có múi..
- Bảng 3: Ảnh hưởng của liều lượng xử lý Paclobutrazol và thời điểm kı́ch thı́ch trổ hoa bằng thiourea lên tỷ lệ ra hoa.
- chanh Tàu tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, 2014.
- Liều lượng PBZ xử lý (P, g a.i./m đường kính tán).
- Thời điểm xử lý Thiourea.
- Trong cùng một nhân tố, những chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%.
- ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5.
- Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
- Năng suất chanh khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa biện pháp xử lý ra hoa bằng cách phá lá của nông dân và liều lượng xử lý PBZ (Bảng 4).
- Xử lý PBZ với liều lượng 1,0 hay 1,5 g a.i./m đường kính tán có năng suất cao, khác biệt có ý nghĩa trong khi xử lý 0,5 g a.i./m đường kính tán khác biệt không.
- Kích thích trổ hoa ở thời điểm 30 ngày sau khi xử lý PBZ cho năng suất cao, khác biệt có ý nghĩa so với KTTH ở thời điểm 40 và 50 ngày.
- Kết quả này cho thấy sau khi xử lý PBZ 30 ngày, phun thiourea KTTH càng trễ càng giảm năng suất do tỷ lệ ra hoa giảm.
- Liều lượng xử lý PBZ và thời điểm KTTH không có tương tác lên năng suất chanh..
- Bảng 4: Ảnh hưởng của liều lượng xử lý Paclobutrazol và thời điểm kích thích trổ hoa sau khi xử lý Paclobutrazol lên năng suất (kg/cây) chanh Tàu tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, 2015 Liều lượng PBZ xử lý.
- (g a.i./m đường kính tán).
- Chiều cao, đường kính và khối lượng trái ở tất cả các nghiệm thức đều khác biệt không ý nghĩa ở cả hai nhân tố liều lượng xử lý PBZ và thời điểm kích thích trổ hoa bằng thiourea và cũng không có sự tương tác giữa hai nhân tố thí nghiệm (Bảng 5)..
- Kết quả này cho thấy xử lý ra hoa bằng PBZ và kích thích trổ hoa bằng thiourea không ảnh hưởng đến các thành phần năng suất của chanh Tàu.
- Trên cây bưởi Năm Roi, Trần Văn Hâu và Nguyễn Việt Khởi (2005) cũng nhận thấy biện pháp xử lý ra hoa vụ nghịch bằng PBZ không làm ảnh hưởng đến chiều cao trái, đường kính trái và khối lượng trái..
- Bảng 5: Ảnh hưởng của liều lượng xử lý Paclobutrazol và thời điểm kích thích ra hoa sau khi xử lý Paclobutrazol lên thành phần năng suất chanh Tàu tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, 2015.
- ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- T 1 : Phun thiourea 30 ngày sau khi xử lý paclobutrazol;.
- T 3 : Phun thiourea 50 ngày sau khi xử lý paclobutrazol 3.2.3 Phẩm chất trái.
- Một số chỉ tiêu đánh giá phẩm chất trái chanh như hàm lượng acid hòa tan, độ Brix, hàm lượng vitamin C trong dịch trái và hàm lượng nước trong trái ở cả hai nhân tố liều lượng xử lý PBZ và thời điểm kích thích trổ hoa bằng thiourea khác biệt không ý nghĩa, không có sự tương tác giữa hai.
- Có thể kết luận rằng việc xử lý PBZ và kích thích trổ hoa bằng thiourea không làm ảnh hưởng đến phẩm chất trái chanh Tàu.
- Trên cây bưởi Năm Roi, Trần Văn Hâu và Nguyễn Việt Khởi (2005) cũng nhận thấy biện pháp xử lý ra hoa vụ nghịch bằng PBZ không làm ảnh hưởng đến phẩm chất trái..
- Bảng 6: Ảnh hưởng của liều lượng xử lý Paclobutrazol và thời điểm kích thích trổ hoa sau khi xử lý Paclobutrazol lên phẩm chất trái chanh Tàu tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, 2015 STT Nghiệm.
- T 3 : Phun thiourea 50 ngày sau khi xử lý paclobutrazol 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
- Xử lý chanh Tàu ra hoa vụ nghịch bằng cách tưới paclobutrazol vào đất với liều lượng 1,0 và 1,5 g a.i./m đường kính tán làm cho chanh rụng lá không đáng kể nhưng tỷ lệ ra hoa và năng suất cao hơn so với biện pháp "phá lá".
- Kích thích trổ hoa bằng cách phun thiourea nồng độ 0,2% giai đoạn 30 ngày sau khi xử lý paclobutrazol cho tỷ lệ ra hoa và năng suất cao hơn so với kích thích trổ hoa ở giai đoạn 40-50 ngày sau khi xử lý paclobutrazol..
- Có thể kích thích chanh Tàu ra hoa bằng cách tưới PBZ vào đất với liều lượng 1,0-1,5 g a.i./m đường kính tán, 30 ngày sau phun thiourea 0,2% để kích thích trổ hoa..
- Hiệu quả của paclobutrazol và thiourea trên sự ra hoa mùa nghịch bưởi “Năm Roi” tại Tam Bình, Vĩnh Long.
- Giáo trình xử lý ra hoa cây ăn trái.
- Điều tra kỹ thuật xử lý ra hoa, hiện tượng chết cây và khảo sát đặc điểm của một số giống chanh trồng tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp