« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của quy mô đất đến tỷ suất lợi nhuận của hộ trồng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA QUY MÔ ĐẤT ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA HỘ TRỒNG LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Nông hộ, quy mô đất canh tác, tỷ suất lợi nhuận Keywords:.
- Bài viết trình bày kết quả ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên số liệu thu thập từ mẫu ngẫu nhiên gồm 263 nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy quy mô đất có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất lợi nhuận.
- Bên cạnh yếu tố chính là quy mô đất, nghiên cứu cũng tìm được các yếu tố khác có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất lợi nhuận trong cả ba vụ bao gồm chi phí đầu tư cho các yếu tố đầu vào, khoảng cách từ nhà nông hộ đến ruộng lúa lớn nhất, địa bàn cư trú ở An Giang với Đồng Tháp và các yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất lợi nhuận là số thành viên trong tuổi lao động của hộ (chỉ có ý nghĩa thống kê trong vụ Thu Đông), lượng vốn vay.
- Từ đó, bài viết đề xuất giải pháp giúp nông hộ sử dụng và đầu tư quy mô đất hợp lý ứng với từng vụ canh tác lúa nhằm tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận..
- Ảnh hưởng của quy mô đất đến tỷ suất lợi nhuận của hộ trồng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong khi đó, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu bởi nông hộ cần vốn để mua vật tư, giống, máy móc, thuê lao động.
- Do đó, cần phải nghiên cứu hiệu quả sản xuất thông qua thước đo hiệu quả đồng vốn (hay tỷ suất lợi nhuận) để giúp nông hộ có cách nhìn toàn diện hơn về hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng như xem xét khả năng ảnh hưởng và mức độ đóng góp của quy mô đất đến hiệu quả sử dụng đồng vốn để có những điều chỉnh hợp lý nhất nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động sản xuất.
- Với cách đo lường này, nghiên cứu sẽ mang đến một kết quả hoàn toàn mới so với những nghiên cứu trước đây và giúp nông hộ sử dụng quy mô hợp lý nhằm tối ưu hoá hiệu quả sử dụng đồng vốn cho nông hộ trồng lúa ĐBSCL..
- Hổ (2003), tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả của hoạt động sản xuất và là thước đo đánh giá hiệu quả về lợi nhuận của chi phí đầu tư trên đất..
- Có nhiều cách khác nhau để đo lường hiệu quả đồng vốn và một trong những chỉ tiêu được sử dụng phổ biến trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đó chính là tỷ suất lợi nhuận (Li et al., 2013) và hiệu quả chi phí (Nkonde et al., 2015).
- Tỷ suất lợi nhuận ngụ ý bình quân một đồng chi phí đầu tư cho các yếu đầu vào (không có hoặc có sự tham gia của lao động gia đình) sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả sử dụng đồng vốn càng cao..
- Các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy để ước lượng ảnh hưởng của quy mô đến tỷ suất lợi nhuận qua phương trình (1):.
- 0 và có ý nghĩa thống kê thì tồn tại mối quan hệ thuận (Li et al., 2013) giữa quy mô với tỷ suất lợi nhuận..
- X là vectơ các yếu tố về quản lý có ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- quy mô đến tỷ suất lợi nhuận với biến phụ thuộc TSLN là tỷ số của chênh lệch giữa giá trị sản lượng trừ giá trị vốn chia cho giá trị vốn của nông hộ (tấn/ha)..
- QUYMO Diện tích đất trồng lúa của nông hộ (ha).
- (2010), Ali and Deininger (2015), Nkonde et al.
- QUYMOSQ Bình phương diện tích đất trồng lúa của nông hộ.
- (2007), Ali and Deininger (2015), Nkonde et al.
- Dhungana et al.
- (2004), Carletto et al..
- (2013), Ali and Deininger (2015), Gaurav and Mishra (2015), Henderson (2015), Nkonde et al.
- (2004), Carletto et al.
- (2013), Li et al.
- (2013), Ali and Deininger (2015), Henderson (2015), Nkonde et al.
- Feder et al.
- (1990), Manjunatha et al..
- ANGIANG = 1 nếu nông hộ sống ở An Giang và.
- SOLODAT Số mảnh đất trồng lúa của nông hộ Byiringiro and Readon (1996), Bhalla and.
- Li et al.
- (2015), Nkonde et al.
- Theo các nhà nghiên cứu, có nhiều yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ.
- Cụ thể, khi quy mô ngày càng mở rộng thì tỷ suất lợi nhuận của nông hộ sẽ liên tục gia tăng, bởi khi đó nông hộ có thể dễ dàng quản lý hoạt động sản xuất, kiểm soát động cơ làm việc của người lao động (chủ yếu là lao động gia đình), lựa chọn phù hợp và đảm bảo chất lượng của các yếu tố đầu vào (phân bón và thuốc nông dược) do nhu cầu ít.
- Bên cạnh đó, nông hộ cũng sẽ dễ áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến để tăng năng suất và góp phần nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho nông hộ.
- Tuy nhiên, khi quy mô đất canh tác của nông hộ càng mở rộng và vượt ngưỡng quy mô tối ưu thì tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm dần, bởi lao động gia đình không thể đảm bảo tốt mọi hoạt động canh tác nên phải thuê thêm lao động địa phương do đó khó kiểm soát động cơ làm việc của họ, gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, lượng vốn đầu tư không đủ nên họ phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau với chi phí cao.
- SOLODAT thể hiện số miếng đất trồng lúa của nông hộ nằm ở các địa phương khác nhau và không nằm cùng một miếng đất.
- Nông hộ càng có nhiều miếng đất trồng lúa thì hiệu quả đạt được càng giảm do quy mô manh mún, nhỏ lẻ gây khó khăn trong việc ứng dụng trang thiết bị hiện đại vào ruộng lúa (Byiringiro and Readon, 1996.
- Van Hung et al., 2007).
- Barrett et al., 2010.
- Ở nông thôn, chủ hộ luôn đóng vai trò quan trọng trong các quyết định của nông hộ trong sản xuất lẫn đời sống.
- Do đó, kinh nghiệm tích lũy của chủ hộ càng nhiều (nhất là các kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất lúa) càng gia tăng hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ (Byiringiro and Readon, 1996.
- Li et al., 2013).
- Nếu nông hộ tham gia các lớp tập huấn về các chủ đề có liên quan đến cây lúa cũng như những kiến thức về thông tin thị trường sản phẩm, họ sẽ có những quyết định phù hợp và mang lại hiệu quả cao (Li et al., 2013.
- Dhungana et al., 2004.
- Carletto et al., 2013.
- Li et al., 2013.
- Nkonde et al., 2015.
- Bên cạnh các yếu tố trên, chi phí đầu tư cho các yếu tố đầu vào (CFSX) cũng đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ.
- Nếu nông hộ đầu tư càng nhiều thì sẽ gia tăng chi phí và giảm hiệu quả sản xuất (hay tỷ suất lợi nhuận) (Feder et al., 1990.
- Ngược lại, nếu lượng tiền nhàn rỗi càng nhiều hay nguồn vốn vay được càng cao thì nông hộ sẽ càng dễ chủ động trong việc mua đầu vào, thuê lao động, đầu tư kỹ thuật hay mô hình canh tác mới.
- Bên cạnh đó, sự khác biệt địa bàn cư trú cũng phần nào ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận do hoạt động sản xuất lúa của nông hộ gắn liền với đặc điểm sinh học của cây lúa, môi trường tự nhiên, thông tin cũng như sự hỗ trợ của chính quyền địa phương nên biến ANGIANG và DONGTHAP được kỳ vọng mang giá trị dương (Byiringiro and Readon, 1996)..
- Nkonde et al.,.
- KCRUONG cho biết khoảng cách từ nhà ở của nông hộ đến mảnh ruộng lớn nhất với kỳ vọng âm, bởi khoảng cách càng gần thì nông hộ càng dễ dàng quản lý và chăm sóc ruộng lúa hơn so với những mảnh ruộng cách xa nhà (Byiringiro and Readon, 1996.
- Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra trực tiếp những nông hộ trồng lúa ở 3 tỉnh vùng ĐBSCL là An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp bởi đây là những tỉnh có những đặc trưng tương đồng về sinh thái, quy mô đất và khả năng sản xuất lúa (Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2016 thì An Giang có quy mô lớn thứ hai – sau Kiên Giang – chiếm 15,58%, Đồng Tháp chiếm 12,84% và Cần Thơ chiếm 5,59% so với tổng quy mô vùng ĐBSCL (Niên giám thống kê, 2016)..
- Các nông hộ được chọn một cách ngẫu nhiên trên cơ sở thông tin cung cấp từ chính quyền địa phương nhằm phản ánh chính xác thực tế sản xuất của họ và tiến hành phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người trực tiếp sản xuất của nông hộ bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.
- trong sản xuất lúa và cách thức quản lý trong quá trình canh tác lúa của mỗi nông hộ.
- Mẫu 263 nông hộ được phân phối ở các địa phương thuộc ĐBSCL như sau: 120 hộ ở An Giang (chiếm 45,63% mẫu khảo sát), 85 hộ ở Cần Thơ (32,32%) và 58 hộ ở Đồng Tháp (22,05%)..
- Mô hình hồi quy (4) được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất để xác định quy mô đất đến tỷ suất lợi nhuận của nông hộ trồng lúa ĐBSCL..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tổng quan về nông hộ.
- Những nông hộ này có tuổi đời khoảng 54 tuổi nhưng thời gian sống trung bình tại địa phương của hộ chỉ 48 năm và có kinh nghiệm canh tác lúa trung bình là 32 năm, đây là khoảng thời gian khá dài để họ tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình canh tác góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất lúa cho nông hộ (Bảng 2)..
- Bảng 2: Các chỉ tiêu cơ bản của nông hộ trồng lúa ĐBSCL năm 2016.
- Trình độ học vấn của nông hộ còn tương đối thấp trung bình là 6 năm với độ lệch chuẩn là 4 năm, đây chính là trở ngại khá lớn cho nông dân trong việc.
- lô, đây chính là đặc điểm canh tác điển hình của nông hộ ĐBSCL do họ không có thói quen chia nhỏ quy mô canh tác thành nhiều mảnh ruộng khác nhau như thế sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý cũng như sử dụng trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất.
- nhưng với số tiền tiết kiệm ít, nông hộ không thể nào tái đầu tư sản xuất được nên phải huy động thêm từ nhiều nguồn vốn khác nhau (như các.
- Quy mô trồng lúa của nông hộ trung bình là 1,26 ha với biến động tương đối (độ lệch chuẩn 0,94 ha) nhưng có một vài hộ có quy mô lớn (lớn nhất là 5,1 ha).
- Đây chính là hạn chế rất lớn trong việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất đã làm gia tăng chi phí và giảm hiệu quả sản xuất cho nông hộ được thể hiện ở Bảng 3..
- Bảng 3: Quy mô và tỷ suất lợi nhuận trong canh tác lúa của nông hộ.
- Tỷ suất lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận của ba vụ canh tác lúa chênh lệch không nhiều nhưng hiệu quả nhất vẫn là vụ Đông Xuân với mức trung bình là 91,68% với độ lệch chuẩn là 78,14%.
- Chủ yếu do điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây lúa phát triển và đây cũng là mùa vụ được nông hộ ưu tiên đầu tư canh tác để mang lại thu nhập cho gia đình..
- 3.2 Kết quả ước lượng ảnh hưởng của quy mô đất đến tỷ suất lợi nhuận.
- Những hộ trong vùng nghiên cứu canh tác đất trên nền đất phù sa chiếm khoảng 95% mẫu khảo sát và khoảng 1/3 nông hộ tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp nhằm đảm bảo rủi ro khi mất mùa (Bảng 5)..
- Bảng 6: Các yếu tố ảnh hưởng của quy mô đất đến tỷ suất lợi nhuận.
- Biến phụ thuộc: TSLN – Tỷ suất lợi nhuận.
- Kết quả ước lượng cho thấy, các mô hình đều có ý nghĩa thống kê rất cao và đã chỉ ra được mối quan hệ thuận giữa quy mô và tỷ suất lợi nhuận.
- 63% sự biến động của tỷ suất lợi nhuận, trong khi những yếu tố không quan sát được chỉ ảnh hưởng tương đối đến tỷ suất lợi nhuận..
- Nkonde et al., 2015).
- Điều này hàm ý, khi mở rộng quy mô canh tác lúa thì nông hộ có xu hướng chuyển dần sang tận dụng.
- nguồn vốn một cách hiệu quả hơn làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận..
- Kết quả ước lượng cũng cho thấy các biến ảnh hưởng và có ý nghĩa thống kê đến tỷ suất lợi nhuận giữa các vụ canh tác trong năm có sự khác biệt tương đối nhỏ.
- Điều này chứng tỏ nông hộ có sự đầu tư tương đối đồng đều ở các vụ canh tác lúa trong năm nhưng do sự thay đổi của điều kiện tự nhiên và giá cả các yếu tố đầu vào.
- DONGTHAP VÀ KCRUONG có ảnh hưởng nghịch chiều đến tỷ suất lợi nhuận ở cả ba vụ canh tác lúa..
- Biến QMHO có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất lợi nhuận ở mức ý nghĩa thấp 10% duy nhất vụ Thu Đông 2016, hàm ý khi số thành viên trong độ tuổi lao động của hộ càng nhiều thì sẽ giúp nông hộ giảm bớt áp lực khi thuê lao động làm việc trên ruộng lúa với giá cao (đặc biệt, vào thời cao điểm của hoạt động canh tác lúa).
- Do đó, tỷ suất lợi nhuận sẽ gia tăng khi số thành viên trong độ tuổi lao động của hộ gia tăng..
- Biến TINDUNG có hệ số dương ở mức ý nghĩa 10%, cho thấy lượng vốn vay là yếu tố quan trọng đối với việc nâng cao tỷ suất lợi nhuận của nông hộ..
- Biến ANGIANG và DONGTHAP đều có hệ số âm ở mức ý nghĩa 1% trong cả ba vụ canh tác lúa, hàm ý những nông hộ có địa bàn ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn những hộ sinh sống ở Cần Thơ.
- Và biến KCRUONG có hệ số âm ở mức ý nghĩa 1% riêng vụ Hè Thu có ý nghĩa 10%, ngụ ý rằng nếu khoảng cách từ nơi ở của hộ đến mảnh ruộng lớn nhất càng gần thì nông hộ sẽ thường xuyên quản thời gian quản lý và chăm sóc ruộng lúa nhiều hơn nên gia tăng hiệu quả sản xuất và góp phần gia tăng tỷ suất lợi nhuận..
- Kết quả ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy giữa quy mô đất và tỷ suất lợi nhuận trong canh tác lúa của nông hộ ĐBSCL có mối quan hệ cùng chiều với mức ý nghĩa cao trong cả ba vụ canh tác lúa.
- Bên cạnh quy mô đất.
- nhiều yếu tố khác cũng có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất lợi nhuận trong cả ba vụ canh tác với mức ý nghĩa cao đó là: chi phí đầu tư cho các yếu tố đầu vào, khoảng cách từ nhà của nông hộ đến ruộng lúa lớn nhất, địa bàn cư trú ở An Giang và cũng như địa bàn cư trú ở Đồng Tháp.
- và hai yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất lợi nhuận trong cả ba vụ canh tác lúa là số tiền vay được từ các tổ chức tín dụng, số thành viên trong độ tuổi lao động (chỉ có ý nghĩa trong vụ Thu Đông nhưng không có ý nghĩa trong hai vụ còn lại).
- Từ kết quả nghiên cứu và thực tế ở 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp thuộc ĐBSCL trên cơ sở thu thập ngẫu nhiên 263 nông hộ trồng lúa, nghiên cứu có một số khuyến nghị nhằm.
- giúp nông hộ sử dụng và đầu tư quy mô đất hợp lý góp phần nâng cao tỷ suất lợi nhuận như sau:.
- Nông hộ đang canh tác trên quy mô nhỏ nên (i) Mua, mướn hoặc thuê thêm đất từ những hộ lân cận để canh tác, (ii) Hợp tác với những hộ canh tác lúa lân cận có quy mô nhỏ để mở rộng quy mô sản xuất với hình thức tổ/nhóm canh tác lúa, (iii) Tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn.
- nhằm mở rộng quy mô canh tác để gia tăng tỷ suất lợi nhuận..
- Nhà nước nên bổ sung và điều chỉnh điều 129 của luật đất đai 2013 nhằm giúp nông hộ an tâm đầu tư sản xuất trên chính mảnh ruộng của mình, sử dụng và đầu tư với quy mô hợp lý nhất và áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất cụ thể: Không giới hạn quy mô tối đa như trong điều luật hiện nay là “hạn mức giao đất trồng cây hàng năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không quá 10 ha/hộ cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long”..
- Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ được vay vốn đảm bảo đủ nhu cầu phục vụ sản xuất lúa thông qua các tổ chức tín dụng chính thức./..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang.
- Mối quan hệ giữa quy mô và năng suất đất của nông hộ trồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long.