« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA RAU XANH VÀ THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG GIỐNG (PILA POLITA) GIAI ĐOẠN GIỐNG


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA RAU XANH VÀ THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG GIỐNG (PILA POLITA).
- Ốc bươu đồng, Pila polita, thức ăn, sinh trưởng, tỷ lệ sống.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) trong quá trình ương giống.
- Thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức thức ăn và được lặp lại 3 lần là: 1).
- Rau xanh.
- Kết hợp thức ăn công nghiệp (TACN) với rau xanh.
- Chỉ cho ăn TACN.
- Sau 35 ngày ương, tỷ lệ sống khi cho ăn TACN (93,1%) cao hơn so với cho ăn kết hợp (91,0%) và rau xanh (89,8.
- Khi cho ăn TACN, khối lượng và chiều cao trung bình của ốc (0,83 g và 15,69 mm) cao hơn (p<0,05) so với cho ăn kết hợp (0,69 g và 14,66 mm) hoặc rau xanh (0,29 g và 11,08 mm).
- Cho ốc ăn TACN cũng đạt hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất (2847%) và khác biệt (p<0,05) so với cho ăn kết hợp (2305%) hoặc rau xanh (830.
- Uơng ốc giống bằng TACN đạt kết quả cao nhất về tăng trưởng và tỷ lệ sống tuy nhiên khẩu phần kết hợp cũng có thể áp dụng trong thực tế..
- Ốc bươu đồng là loài động vật thân mềm nước ngọt, nguồn lợi ốc bươu đồng trong tự nhiên đang ngày một giảm sút do sự xâm nhập của ốc bươu vàng, do khai thác quá mức và môi trường bị ô nhiễm.
- Các nghiên cứu về ốc bươu đồng hầu như rất ít, các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về sự phân bố (Thaewnon-ngiw et al., 2003), ngưỡng nhiệt độ (Burky et al., 1972).
- Gần đây có một số nghiên cứu về thử nghiệm sinh sản nhân tạo (Jahan et al., 2007) và ương nuôi ốc bươu đồng (Nguyễn Thị Bình, 2011.
- Tại khu vực miền trung của Việt Nam, Nguyễn Thị Bình (2011) đã thực hiện ương ốc bươu đồng trong bể và cho ăn cám mịn có bổ sung thêm lá sắn từ ngày 15 đến ngày 28 thì đạt được chiều dài và khối lượng là 11,52 mm 0,38 g.
- Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long chưa có nghiên cứu về sản xuất giống hoặc ương nuôi ốc bươu đồng.
- Nghiên cứu sử dụng thức ăn phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế để ương nuôi ốc bươu đồng là vấn đề cần được quan tâm để nâng cao hiệu quả sản xuất giống.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau bao gồm thức ăn công nghiệp, kết hợp giữa thức ăn công nghiệp với rau xanh và rau xanh đơn thuần đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ốc bươu đồng trong quá trình ương giống.
- Kết quả của nghiên cứu sẽ góp cơ sở để có thể khuyến cáo khẩu phần ăn thích hợp trong quá trình ương giống ốc bươu đồng..
- Bọc trứng ốc bươu đồng được thu từ thủy vực tự nhiên ở Đồng Tháp và vận chuyển về Trại Thực nghiệm động vật thân mềm - Bộ môn kỹ thuật nuôi hải sản - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ để ấp nở và thu giống (ốc giống mới nở có khối lượng trung bình 0,03 g và chiều cao 4,14 mm).
- Ốc bươu đồng được cho ăn các loại thức ăn khác nhau là: 1) Rau cải xà lách, 2)Rau cải xà lách kết hợp thức ăn công nghiệp (tỷ lệ 1:1 về khối.
- lượng) và 3)Thức ăn công nghiệp (TACN).
- Thức ăn công nghiệp cho cá có vẩy (~18% đạm) được xay nhuyễn và sàng qua mắt lưới 200 µm, rau xà lách được rửa sạch và cắt khúc khoảng 2 cm rồi thả vào bể ương.
- Hàng ngày ốc được cho ăn lượng thức ăn tương đương 3% khối lượng thân và lượng thức ăn được thay đổi hàng tuần theo sinh khối ốc trong bể.
- Mỗi ngày ốc được cho ăn 2 lần vào lúc 7 giờ sáng và 17 giờ chiều..
- Khối lượng và chiều cao của ốc trong bể được cân, đo hàng tuần để xác định tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về khối lượng và chiều cao, đồng thời xác định tỷ lệ tăng sinh khối của ốc trong bể thí nghiệm:.
- Tỷ lệ tăng sinh khối.
- Tỷ lệ sống được xác định hàng tuần theo công thức:.
- Tỷ lệ sống (SR.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn: FCR = m/P.
- Trong đó: m là tổng lượng thức ăn đã cho ăn (g).
- Hiệu quả sử dụng thức ăn (FE.
- (Khối lượng tăng trọng (g)/ Khối lượng thức ăn cho ăn (g.
- Sử dụng phần mềm Excel để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phân tích ANOVA một nhân tố trong SPSS 16.0 để so sánh thống kê các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức ở mức p<0,05 bằng phép thử Duncan..
- Trong quá trình thí nghiệm nhiệt độ buổi sáng hoặc buổi chiều biến động ở mức thấp và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (Bảng 1).
- (1989) cho rằng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của ốc bươu đồng từ 20-32 o C..
- Bảng 1: Giá trị trung bình một số yếu tố môi trường trong các nghiệm thức.
- Chỉ tiêu Nghiệm thức.
- Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Trung bình giá trị pH của nghiệm thức cho ăn.
- rau xanh (7,80) cao hơn so với cho ăn rau + TACN (7,62) hoặc TACN (7,54), tuy nhiên không khác biệt nhau (p>0,05).
- Nhìn chung, pH trong quá trình thí nghiệm không biến động lớn và nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của ốc.
- Nguyễn Thị Diệu Linh (2011) thực nghiệm nuôi thương phẩm ốc bươu đồng trong môi trường có pH biến động từ 7,1-8,4.
- Hàm lượng TAN trong các nghiệm thức cho ăn TACN (0,26 và 0,29 mg/L) tương đối cao hơn so với chỉ cho ăn rau xanh (0,25 mg/L), tuy nhiên rất ít biến động qua các đợt thu mẫu và không khác biệt giữa các nghiệm thức (p>0,05).
- Hàm lượng NO 2 - trong nghiệm thức cho ăn TACN đạt cao nhất (0,42 mg/L) và khác biệt (p<0,05) so với các nghiệm thức cho ăn kết hợp rau+TACN (0,33 mg/L) hoặc chỉ cho ăn rau (0,27 mg/L).
- Vào những ngày cuối của chu kỳ thay nước, ốc bươu đồng trong các bể TACN thường có biểu hiện mở rộng chân và treo mình lơ lửng trên bề mặt nước..
- Đây có thể là biểu hiện phản ứng của ốc đối với những biến động bất lợi của điều kiện môi trường đặc biệt là hàm lượng NO 2 - cao dần khi sử dụng TACN làm thức ăn trong quá trình ương..
- Trung bình độ kiềm đạt cao nhất ở nghiệm thức cho ăn rau xanh (87,02 mg/L) và khác biệt rất rõ.
- Các nghiệm thức cho ăn TACN có độ kiềm thấp có thể do tốc độ tăng trưởng của ốc nhanh hơn và nhu cầu hấp thu canxi lớn hơn để hình thành vỏ cho quá trình phát triển.
- 3.2 Tăng trưởng của ốc bươu đồng 3.2.1 Tăng trưởng về chiều cao.
- Trung bình tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của ốc bươu đồng đạt 0,17±0,01 mm/ngày khi cho ăn rau đến 0,31±0,02 mm/ngày khi cho ăn TACN.
- Quá trình ương trong 35 ngày cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao của ốc đạt thấp khi chỉ cho ăn rau xanh, trong khi đó nếu cho ăn bổ sung TACN hoặc hoàn toàn là TACN thì tốc độ tăng chiều cao được cải thiện rất rõ (Bảng 2).
- Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình (2011) khi thu được kết quả tốc độ tăng trưởng chiều cao tuyệt đối của ốc bươu đồng đạt 0,22-0,32 mm/ngày khi ương trong bể.
- Trung bình tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối của ốc đạt cao trong nghiệm thức TACN (4,64%/ngày) tương đương với cho ăn kết hợp (4,33%/ngày) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với cho ăn rau xanh (2,87%/ngày)..
- Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao tuyệt đối và tương đối của ốc theo thời gian.
- Ngày ương Tăng trưởng tuyệt đối (mm/ngày) Tăng trưởng tương đối (%/ngày).
- Trung bình 0,17±0,01 a 0,29±0,01 b 0,31±0,02 b 2,87±0,20 a 4,49±0,22 b 4,64±0,50 b Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- 3.2.2 Tăng trưởng về khối lượng.
- Kết quả Bảng 3 cho thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của ốc cho ăn TACN đạt cao nhất (13,78 mg/ngày), khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với ốc được cho ăn khẩu phần kết hợp.
- Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của ốc trong các khẩu phần TACN (11,36%) tương đương với khẩu phần kết hợp (10,62%) và khác biệt rất rõ (p<0,05) so với ốc chỉ cho ăn rau xanh (6,74%)..
- Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về khối lượng của ốc bươu đồng.
- Ngày ương Tăng trưởng tuyệt đối (mg/ngày) Tăng trưởng tương đối (%/ngày).
- Trung bình a b c 6,74±0,09 a b b Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Sau 35 ngày ương, chiều cao và khối lượng trung bình của ốc cho ăn TACN (15,69 mm và 0,83 g) cao hơn (p<0,05) so với cho ăn rau kết hợp TACN (14,66 mm và 0,69 g) hoặc chỉ cho ăn rau (11,08 mm và 0,29 g).
- Kết quả chiều cao và khối lượng ốc (Bảng 4) cao hơn kết quả mà Nguyễn Thị Bình (2011) thu được (11,52 mm và 0,38 g) khi ương ốc bươu đồng trong bể và cho ốc ăn cám mịn có bổ sung thêm lá sắn từ ngày 15 đến ngày 28.
- Mặc dù tập tính ăn của ốc bươu đồng thiên về thực vật và mùn bã hữu cơ nhưng kết quả tăng trưởng chiều.
- cao cũng như khối lượng của ốc trong thí nghiệm này cho thấy nếu trong khẩu phần có hàm lượng đạm tương đối cao (~18.
- (2005) nghiên cứu trên ốc Archachatina marginata và thấy rằng loài ốc này có nhu cầu cao về canxi (6-8%) để sinh trưởng khối lượng, phát triển chiều dài và sử dụng thức ăn tốt hơn..
- Bảng 4: Trung bình chiều cao và khối lượng của ốc bươu đồng trong các nghiệm thức Nghiệm thức.
- Chiều cao sau 35 ngày (mm a b c.
- Khối lượng ban đầu (g) 0,03±0,0 a 0,03±0,0 a 0,03±0,0 a.
- Khối lượng sau 35 ngày (g a b c Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Hình 1: Trung bình khối lượng và chiều cao của ốc theo thời gian.
- 3.3 Tỷ lệ sống.
- Tỷ lệ sống của ốc bươu đồng đạt cao nhất khi cho ăn TACN (93,1.
- kế đến là khẩu phần kết hợp (92,0%) và thấp nhất khi cho ăn rau xanh (89,8.
- sau 28 ngày ương thì tỷ lệ sống ốc bươu đồng ương trong bể đạt 90,9%.
- trình ương, các cá thể ốc trong nghiệm thức cho ăn rau+TACN duy trì tỷ lệ sống ổn định và cao hơn so với các nghiệm thức khác (Hình 2).
- Kết quả này có giá trị thực tiễn trong quá trình ương giống ốc bươu đồng nhằm nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ốc..
- Hình 2: Trung bình tỷ lệ sống của ốc theo thời gian.
- 3.4 Tỷ lệ tăng sinh khối và hiệu quả sử dụng thức ăn của ốc bươu đồng.
- Tỷ lệ tăng sinh khối cao nhất khi cho ăn TACN (2847%) và khác biệt (p<0,05) so với cho ăn kết hợp (2305%) hoặc rau xanh đơn thuần (830%)..
- Hiệu quả sử dụng thức ăn của ốc bươu trong nghiệm thức cho ăn kết hợp tương đối ổn định tuy nhiên ở nghiệm thức cho ăn TACN hoặc rau xanh thì có xu hướng giảm theo thời gian ương (Hình 3)..
- Hiệu quả sử dụng thức ăn đạt cao nhất khi cho ăn.
- TACN (565,4%) và rất khác biệt (p<0,05) so với cho ăn kết hợp (201,2%) hoặc rau xanh đơn thuần (85,5.
- Hệ số thức ăn thấp khi ương bằng TACN (0,25) hoặc khẩu phần kết hợp (0,41) trong khi cao hơn ở khẩu phần rau xanh (1,25).
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Đạt (2010) thì hệ số thức ăn khi nuôi ốc bươu đồng từ 1,85-5,59 trong thời gian 4 tháng..
- Kết quả thí nghiệm cho thấy ốc bươu đồng giai đoạn nhỏ có hệ số thức ăn thấp, đặc biệt là khi sử dụng TACN..
- Bảng 5: Trung bình tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng sinh khối, hệ số thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của ốc bươu đồng trong các nghiệm thức.
- Nghiệm thức.
- Tỷ lệ sống.
- Hệ số thức ăn 1,25±0,13 a 0,41±0,01 b c.
- Hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Hình 3: Hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ tăng sinh khối của ốc theo thời gian.
- Tỷ lệ sống của ốc bươu đồng giống khi cho ăn thức ăn công nghiệp đạt 93,1% cao hơn rau kết hợp thức ăn công nghiệp (92,0%) hoặc rau xanh (89,3.
- Chiều cao và khối lượng trung bình của ốc cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (15,69 mm và 0,83 g) cao hơn so với cho ăn rau kết hợp thức ăn công nghiệp (14,66 mm và 0,69 g) hoặc chỉ cho ăn rau (11,08 mm và 0,29 g)..
- Tỷ lệ tăng sinh khối cao nhất khi cho ăn thức ăn công nghiệp (2847%) và khác biệt (p<0,05) so với cho ăn kết hợp (2305%) hoặc rau đơn thuần (830%)..
- Sử dụng thức ăn công nghiệp đạt hiệu quả cao nhất trong ương ốc bươu đồng, tuy nhiên có thể kết hợp với rau xanh (tỷ lệ <50% trong khẩu phần) để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, duy trì chất lượng nước trong bể ương và giảm chi phí ương giống..
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng Pila polita và thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống.
- Ảnh hưởng của mật độ và một số loài thức ăn lên tốc độ trăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng Pila polita trong nuôi thương phẩm.
- Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ đến tỷ lệ sống và tốc độ trăng trưởng của ốc bươu đồng Pila polita nuôi trong giai ở ao nước ngọt Thành phố Vinh