« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của sự bổ sung acid glutamic lên tăng trọng, chất lượng quầy thịt, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ Californian tăng trưởng


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BỔ SUNG ACID GLUTAMIC LÊN TĂNG TRỌNG, CHẤT LƯỢNG QUẦY THỊT, TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỎ CALIFORNIAN TĂNG TRƯỞNG Trương Thanh Trung và Nguyễn Thị Kim Đông.
- Acid glutamic, tăng trọng, thỏ Caifornian, tỷ lệ tiêu hoá dưỡng chất.
- Một nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của các mức độ bổ sung acid glutamic trong khẩu phần lên tăng trọng, chất lượng quầy thịt, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ Californian tăng trưởng.
- Sáu mươi thỏ Californian được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.
- Năm nghiệm thức tương ứng với 5 khẩu phần bổ sung acid glutamic khác nhau trong khẩu phần là 0.
- Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm có 2 thỏ đực và 2 thỏ cái và thí nghiệm được thực hiện trong 10 tuần.
- Thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất được thực hiện trong 7 ngày liên tục khi thỏ 70 ngày tuổi.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy lượng dưỡng chất tiêu thụ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa các nghiệm thức.
- Tăng trọng thỏ thí nghiệm ở các nghiệm thức có bổ sung acid glutamic được cải thiện và đạt kết quả cao hơn có ý nghĩa thống kê (19,8 g/con/ngày) (P<0,05) ở nghiệm thức G0.4.
- Khối lượng quầy thịt, thịt đùi, thịt tuộc và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở nghiệm thức G0.4..
- Thí nghiệm có thể được kết luận là bổ sung 0,4g acid glutamic/ngày cho thỏ Californian tăng trưởng có thể cải thiện được tăng trọng, giá trị quầy thịt, tỷ lệ tiêu hóa và hiệu quả kinh tế..
- Ảnh hưởng của sự bổ sung acid glutamic lên tăng trọng, chất lượng quầy thịt, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ Californian tăng trưởng.
- Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn thức ăn có sẵn cho thỏ chưa đạt hiệu quả cao, do thiếu việc bổ sung các nguồn thức ăn cung cấp protein và năng lượng.
- Khẩu phần không cân bằng dưỡng chất là một trong những hạn chế trong chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL (Châu và ctv., 2015).
- Để đạt được năng suất tốt, thỏ cần được cung cấp khẩu phần cân đối về đạm, năng lượng và các acid amin thiết yếu..
- Trong những năm gần đây, các nghiên cứu trên thỏ tập trung cho nghiên cứu sự cân bằng các acid amin trong khẩu phần (Carabano et al., 2008).
- Nhưng việc bổ sung acid glutamic vào khẩu phần của thỏ như thế nào thì còn nhiều hạn chế và chưa có những nghiên cứu nhiều về vấn đề này ở ĐBSCL.
- Trên cơ sở đó, nghiên cứu “Ảnh hưởng của sự bổ sung acid glutamic lên tăng trọng, chất lượng quầy thịt, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ Californian tăng trưởng” được thực hiện với mục đích xác định mức độ tối ưu của của acid gluatamic trong khẩu phần lên tăng trọng, tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ Californian..
- 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.
- Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm khu vực Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
- Mẫu thức ăn được phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ..
- Chuồng để nuôi thỏ gồm có 1 dãy chuồng lồng, khung gỗ, bao lưới, được chia thành 15 đơn vị thí nghiệm.
- 2.3 Thỏ thí nghiệm.
- 2.4 Thức ăn thí nghiệm.
- Tất cả các thực liệu trong thí nghiệm đều được phân tích các thành phần hóa học trước khi tiến hành thí nghiệm và trong thời gian thí nghiệm để tính lượng dưỡng chất của khẩu phần thí nghiệm..
- 2.5 Bố trí thí nghiệm.
- Nghiên cứu gồm hai giai đoạn: thí nghiệm nuôi dưỡng và thí nghiệm tiêu hoá dưỡng chất, được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức tương ứng với 5 mức độ bổ sung acid glutamic trong khẩu phần là 0.
- Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm có 2 thỏ đực và 2 thỏ cái được bố trí vào mỗi ngăn chuồng, có khối lượng tương đương nhau..
- Thí nghiệm nuôi sinh trưởng được tiến hành trong 10 tuần.
- Thí nghiệm tiêu hóa được thực hiện ở thỏ lúc 70 ngày tuổi và được thực hiện trong 7 ngày..
- Bảng 1: Thành phần thức ăn của khẩu phần thí nghiệm (g/con/ngày).
- Nghiệm thức.
- Acid glutamic .
- Các loại thức ăn được cân trước khi cho ăn, thức ăn thừa được thu và cân vào sáng hôm sau..
- Mỗi hai tuần thức ăn và thức ăn thừa được thu và xử lý để phân tích thành phần hóa học.
- Thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất được thực hiện trong 7 ngày.
- Các mẫu thức ăn, thức ăn thừa của từng đơn vị thí nghiệm được cân để tính mức ăn vào/ngày.
- Mẫu phân và nước tiểu được thu và cân khối lượng theo từng đơn vị thí nghiệm.
- Các mẫu thức ăn, thức ăn thừa và phân được sấy khô ở 55 0 C, nghiền mịn.
- Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào, tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, hiệu quả kinh tế.
- và các chỉ tiêu quầy thịt của thỏ thí nghiệm nuôi tăng trưởng..
- Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất: DM, OM, CP, EE, NDF và ADF, lượng nitơ tích lũy (g/kgW 0,75 ) ở thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất..
- Thành phần hoá học của thức ăn gồm: vật chất khô (DM), vật chất hữu cơ (OM), đạm thô (CP), khoáng tổng số (Ash) theo AOAC (1990).
- Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất được xác định bằng phương pháp của McDonald et al.
- Để xác định mức độ khác biệt ý nghĩa của các nghiệm thức và so sánh giữa hai nghiệm thức dựa vào phương pháp Tukey của chương trình Minitab 13.1..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả thí nghiệm nuôi tăng trưởng Bảng 2: Thành phần hóa học của thức ăn trong thí nghiệm nuôi tăng trưởng (%DM).
- Bảng 2 trình bày thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm sinh trưởng.
- Qua đó cho thấy, vật chất khô của cỏ lông tây là 15,3% tương đương với vật chất khô của rau mơ sử dụng trong thí nghiệm là 14,5%..
- Các kết quả biểu bảng cho thấy cỏ lông tây và rau mơ là hai thực liệu cung cấp xơ, đậu nành ly trích và bã đậu nành là hai thực liệu cung cấp đạm, bắp là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trong khẩu phần..
- Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của thỏ ở thí nghiệm tăng trưởng.
- Lượng vật chất khô của cỏ lông tây, rau mơ, bã đậu nành, đậu nành ly trích, bắp tiêu thụ tương đương nhau ở các nghiệm thức (p>0,05).
- Kết quả.
- tổng lượng vật chất khô khá giống nhau giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm (p>0,05) với khoảng tiêu thụ từ 62,4 đến 65,4 g/con/ngày.
- Kết quả này thấp hơn kết quả ở thí nghiệm bổ sung bã dừa trong khẩu phần thỏ Californian của Đinh Thành Tân (2013) là g/con/ngày, tuy nhiên kết quả này tương đương với kết quả trong nghiên cứu của Lê Hồng Đình Huy (2014) là g/con/ngày.
- Lượng CP và ME tiêu thụ giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) lần lượt nằm trong khoảng tiêu thụ là g/con/ngày và MJ/con/ngày.
- Kết quả CP và ME khá phù hợp với kết quả của Nguyễn Lê Thu Hằng (2012) khi thí nghiệm các mức độ đạm trong khẩu phần của các giống thỏ là g/con/ngày và MJ/con/ngày..
- Bảng 3: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của thỏ ở TN tăng trưởng.
- Nghiệm thức ±SE/P.
- Tăng trọng, khối lượng cuối và hiệu quả kinh tế của thỏ thí nghiệm.
- Bảng 4 trình bày kết quả tăng trọng, hệ số chuyển hoá thức ăn và hiệu quả kinh tế của thỏ thí nghiệm.
- Kết quả tăng trọng thấp nhất ở nghiệm thức không bổ sung acid glutamic (G0) là 17,5 g/con/ngày, tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) khi tăng các mức độ bổ sung acid glutamic trong khẩu phần và đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức G0,4 là 19,8 g/con/ngày, sau đó giảm dần ở nghiệm thức G0,6 và G0,8.
- thí nghiệm có xu hướng tăng khi tăng mức acid glutamic từ nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 3 và giảm dần ở nghiệm thức thứ 4 và 5.
- Kết quả khối lượng cuối thí nghiệm cao nhất ở nghiệm thức G0.4 là 2089 g và thấp nhất ở G0 là 1913 g.
- Phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy, tổng thu nhập cao nhất ở nghiệm thức G0.4 là 167,120 đồng và thấp nhất ở nghiệm thức thỏ ăn khẩu phần không bổ sung acid glutamic (G0) là 153,040 đồng.
- Do đó, lợi nhuân cao nhất ở nghiệm thức G0.4 là 52,489 đồng/con..
- Bảng 4: Tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế thỏ thí nghiệm.
- KLĐTN: khối lượng đầu thí nghiệm, KLCTN: khối lượng cuối thí nghiệm, FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn.
- Kết quả các chỉ tiêu mổ khảo sát thỏ thí nghiệm.
- Các chỉ tiêu khảo sát thành phần quầy thịt của thỏ thí nghiệm được trình bày ở Bảng 5.
- Khối lượng thân thịt, thịt tuộc, khối lượng hai đùi sau và khối lượng thịt 2 đùi sau ở thỏ ăn khẩu phần G0.4 cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các.
- khẩu phần còn lại.
- Tỷ lệ thân thịt/khối lượng sống của thỏ trong thí nghiệm này dao động từ hơi thấp hơn so với nghiên cứu của Gidenne et al.
- (1998) trên thỏ lai giữa New Zealand và Californian được cho ăn khẩu phần có tỷ lệ giữa lignin/cellulose từ 0,8 - 0,2 thì cho kết quả .
- Bảng 5: Kết quả các chỉ tiêu thân thịt của thỏ thí nghiệm.
- Chỉ tiêu Nghiệm thức ±SE/P.
- Các giá trị chữ cái a, b trên cùng một hàng la ̀ khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05 Kết quả thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất.
- Lượng dưỡng chất tiêu thụ của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa.
- Lượng đạm thô ăn vào giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Kết quả này thấp nhất ở nghiệm thức G0 khi không bổ sung acid glutamic trong khẩu phần là 10,4 g/con/ngày,.
- tăng dần và cao nhất ở nghiệm thức G0.4 là 11,5 g/con/ngày.
- Lượng ME tiêu thụ giữa các nghiệm thức ít biến động nằm trong khoảng MJ/con/ngày..
- Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy của thỏ ở thí nghiệm tiêu hóa..
- Bảng 6: Lượng dưỡng chất tiêu thụ của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa.
- Chỉ tiêu Nghiệm thức.
- Bảng 7: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất.
- và nitơ tích lũy của thỏ ở TN tiêu hóa.
- Tỷ lệ tiêu hóa,.
- Dưỡng chất tiêu hóa được, g/con/ngày.
- Tỷ lệ tiêu hoá dưỡng chất, dưỡng chất tiêu hóa được và nitơ tích luỹ của thỏ trong giai đoạn thí nghiệm tiêu hóa được trình bày ở Bảng 7.
- Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất qua các nghiệm thức có ý nghĩa khác biệt thống kê (p<0,05).
- Các giá trị này cao nhất ở nghiệm thức G0.4 và thấp nhất ở nghiệm thức G0.
- Kết quả thấp nhất ở nghiệm thức không bổ sung acid glutamic (G0) là 0,67 g/kgW0,75, và cao nhất ở nghiệm thức G0.4 là 0,98 g/kgW0,75.
- Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Thanh Tùng (2012) là 0,75 và 0,91 g/kgW0,75 nhưng thấp hơn kết quả của Đinh Thành Tân (2013) trong thí nghiệm bổ sung bã dừa cho thỏ Californian là g/kgW0,75..
- Bổ sung acid glutamic ở mức độ 0,4 g/con/ngày trong khẩu phần thỏ Californian tăng trưởng cho kết quả tăng trọng, trọng lượng cuối, khối lượng thân thịt, tỷ lệ tiêu hóa và hiệu quả kinh tế cao nhất..
- Nuôi thỏ Californian tăng trưởng bằng khẩu phần có bổ sung 0,4 g acid glutamic /con/ngày để tăng trọng lượng và hiệu quả kinh tế.
- Có thể nghiên cứu thêm ảnh hưởng của acid glutamic trong khẩu phần thỏ sinh sản và các giống thỏ khác nhằm đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn cho người chăn nuôi thỏ..
- Ảnh hưởng của sự bổ sung bã dừa trong khẩu phần lên sự tiêu thụ dưỡng chất và tăng trọng của Californian.
- Ảnh hưởng của lá rau mơ (Paederia foetida) trong khẩu phần cỏ lông tây lên sự tiêu thụ thức ăn và tăng trưởng của thỏ lai..
- Ảnh hưởng của các mức độ đạm trong khẩu phần lên tăng trưởng, sự tiêu hóa dưỡng chất và đặc điểm phân mềm của các giống thỏ.
- Ảnh hưởng của các mức độ xơ trung tính (NDF) trong khẩu phần lên sự tiêu hóa dưỡng chất và đặc điểm phân mềm của các giống thỏ