« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ VẬN CHUYỂN ĐẾN STRESS CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) GIỐNG


Tóm tắt Xem thử

- Pangasianodon hypophthalmus, stress, cortisol, glucose, vận chuyển Keywords:.
- Hàm lượng cortisol trong huyết tương thường được sử dụng để đánh giá khả năng chịu đựng stress của nhiều loài cá nuôi.
- Ở Đồng bằng sông Cửu Long, cá tra được vận chuyển từ ao ương đến ao nuôi thương phẩm bằng ghe, cá bị stress tùy theo thời gian vận chuyển.
- Trong nghiên cứu này các chỉ số huyết học, hàm lượng cortisol và glucose của cá được đo ở thời gian vận chuyển 2, 4 và 6 giờ trong điều kiện thực tế và mô phỏng trong phòng thí nghiệm.
- Kết quả cho thấy, trong điều kiện thực tế hàm lượng cortisol và glucose của cá biến động từ 170 ng/ml to 249 ng/ml and 60mg/100 mL to 110 mg/100mL theo thứ tự.
- Hàm lượng cortisol của cá tăng có ý nghĩa khi cá ở trong sọt khi vận chuyển 4 giờ và 6 giờ (p<0,05).
- Trong điều kiện phòng thí nghiệm, thời gian vận chuyển 4 và 6 giờ, hàm lượng cortisol máu cá ở mật độ 4.000 con/m 3 cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với mật độ 3.000 con/m 3 .
- Sau 1 ngày, chỉ tiêu này vẫn còn cao cho thấy khi vận chuyển mật độ cao thì cá bị stress nhiều hơn và phục hồi chậm hơn..
- Hầu hết cá giống được vận chuyển xa từ trại ương đến trại nuôi bằng ghe trong thời gian từ 2 đến 6 giờ..
- Theo Tam et al (2010) thì tỷ lệ hao hụt cá giống sau khi thả vào ao nuôi thương phẩm cao và tập trung nhiều trong 7 ngày đầu sau khi thả, kết quả khảo sát thực tế cho thấy tỷ lệ chết sau khi vận chuyển có thể dao động từ 5-20%, thường có liên quan đến chất lượng cá giống và thời gian vận chuyển dài hay ngắn.
- Ở động vật thủy sản nói chung và cá tra nói riêng trong thời gian vận chuyển luôn bị stress do quãng đường vận chuyển từ ao ương đến ao nuôi thịt quá xa và đồng thời môi trường nước vận chuyển không tốt, điều đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh vật.
- Do đó, khảo sát ảnh hưởng của sự vận chuyển đến các chỉ tiêu tiêu sinh lý bên trong cơ thể cá như các chỉ số huyết học, hàm lượng cortisol và glucose trong huyết tương để đánh giá mức độ stress của cá khi vận chuyển từ đó đề xuất biện pháp giảm stress cho cá nhằm nâng cao chất lượng con giống..
- Thí nghiệm vận chuyển thực tế được thực hiện từ các ao ương cá tra giống đến các ao nuôi thương phẩm ở tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
- Thí nghiệm vận chuyển với mật độ khác nhau trong phòng thí nghiệm và các mẫu phân tích được thực hiện tại bộ môn Dinh dưỡng &.
- Thí nghiệm 1: Khảo sát sự thay đổi của các chỉ số huyết học, hàm lượng cortisol và glucose trong máu cá khi vận chuyển trong điều kiện thực tế..
- Chọn các ghe đục vận chuyển cá của dân ở huyện Bình Tân – Vĩnh Long, huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ và quận Ô Môn – thành phố Cần Thơ để thu mẫu.
- Mẫu cá được thu ở 3 khoảng thời gian vận chuyển khác nhau gồm: 2 giờ.
- Mỗi khoảng thời gian vận chuyển được thu mẫu trên 3 ghe đục tương ứng với 3 lần lặp lại..
- Mật độ cá giống vận chuyển dao động con/m 3.
- Nhịp thu mẫu: thu mẫu cá trong ao trước vận chuyển (cá đang được vèo trong lưới).
- trong quá trình vận chuyển (mỗi 2 giờ) tùy theo thời gian vận chuyển thì số lần thu mẫu sẽ khác nhau.
- số huyết học, hàm lượng cortisol và glucose trong máu cá khi vận chuyển với mật độ khác nhau (trong điều kiện phòng thí nghiệm)..
- Nghiên cứu thực hiện ở mật độ vận chuyển 3.000 con/m 3 và 4.000 con/m 3 trong thời gian vận chuyển 2 giờ, 4 giờ và 6 giờ.
- Vận chuyển đến ao nuôi bằng.
- sọt chuyển qua bể thí nghiệm và bố trí vận chuyển giống như vận chuyển ngoài thực tế bằng ghe đục..
- 3.1 Sự thay đổi về môi trường và các chỉ tiêu sinh lý của cá trong quá trình vận chuyển ở điều kiện thực tế.
- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước ở các thời điểm thu mẫu trong ghe có sự chênh lệch trước và sau khi thay nước.
- Trước khi thay nước hàm lượng oxy là 1,15 mg/L nhưng sau khi thay nước chỉ số này tăng lên đến 4 hoặc 6 hay 7 mg/L (Bảng 1)..
- Bảng 1: Hàm lượng oxy hòa tan (ppm) trong nước trong quá trình vận chuyển.
- Hàm lượng cortisol và glucose huyết tương là hai chỉ tiêu được sử dụng để đo mức độ stress của động vật nói chung và cá nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy hàm lượng cortisol của cá gia tăng khi vận chuyển ở quãng đường gần (thời gian vận chuyển khoảng 2 giờ), hàm lượng này gia tăng từ 107 đến 131 ng/mL (p>0,05, Hình 3).
- Khi vận chuyển với khoảng thời gian 4 giờ, thì trong khoảng 2 giờ đầu, hàm lượng cortisol của cá diễn biến tương tự như vận chuyển trong khoảng thời gian 2 giờ.
- Tuy nhiên, đến 2 giờ tiếp theo thì hàm lượng cortisol sai khác có ý nghĩa thống kê so với hàm lượng cortisol của cá trong lưới, hàm lượng này tăng cao 177 ng/mL, cao gấp 17 lần so với hàm lượng cortisol của cá trong điều kiện bình thường không bị stress (10 ng/mL).
- Tương tự, nếu gia tăng thời gian vận chuyển hai giờ nữa (6 giờ).
- thì cá bị stress nhiều hơn, thể hiện qua hàm lượng cortisol trong huyết tương tăng rất cao (249 ng/mL), tăng gấp 24 lần so với bình thường.
- Từ đó cho thấy cá bị stress rất nhiều nếu như thời gian vận chuyển quá xa từ ao ương đến nơi thả nuôi thịt..
- Nghiên cứu của Caldwell and Hinshaw (1994) cũng cho thấy hàm lượng cortisol của cá hồi gia tăng sau 3,5 giờ trong môi trường oxy thấp hơn 65% bão hòa.
- Hình 3: Sự thay đổi hàm lượng cortisol trong thí nghiệm vận chuyển thực tế.
- Ghi chú: Các chữ cái a, b, c trong cùng khoảng thời gian vận chuyển (2 giờ, 4 giờ hoặc 6 giờ) có cùng ký tự thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức p>0,05.
- Hình 4: Sự thay đổi hàm lượng glucose trong thí nghiệm vận chuyển thực tế.
- Trong quá trình vận chuyển hàm lượng glucose trong huyết tương của cá cũng gia tăng nhiều, kết quả này được trình bày ở Hình 4.
- Sự gia tăng hàm lượng glucose trong máu do bị stress cấp tính hay stress lâu dài là do quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose hay quá trình tạo glucose, quá trình này liên quan đến hàm lượng cathecolamin và cortisol theo thứ tự (Sjoerd, 1997).
- Theo kết quả nghiên cứu Hình 4 thì hàm lượng glucose của cá tra giống có sự biến động trong suốt quá trình vận chuyển, đặc biệt là ở thời gian vận chuyển 6 giờ.
- Ở nghiệm thức vận chuyển 2 giờ và 4 giờ, hàm lượng glucose có sự gia tăng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) qua các lần thu mẫu, dao động trong khoảng từ 99,2-107 mg/100 mL ở thời gian vận chuyển 2 giờ và từ 99,3-121 mg/100 mL ở thời.
- gian vận chuyển 4 giờ.
- Ở nghiệm thức 6 giờ, cá có hàm lượng glucose trong máu thấp hơn so với 2 nghiệm thức đầu.
- Tuy nhiên, khi so sánh theo thời gian thu mẫu thì hàm lượng glucose trong máu cá có gia tăng và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa cá đang trong lưới, trong ghe (6 giờ) và cá trong sọt trước khi đưa lên ao nuôi (hàm lượng glucose của cá tăng tương ứng là 56.
- Kết quả này cho thấy cá đã bị stress suốt quá trình vận chuyển từ khi cá bị dồn lại vào lưới cho đến khi thả xuống ao nuôi hàm lượng glucose trong máu không giảm.
- Điều này cho thấy trong quá trình vận chuyển cá phải hoạt động trong môi trường chật hẹp nên cá tiêu tốn một lượng năng lượng để đối phó với môi trường không thuận lợi.
- Một số tác giả đã nghiên cứu đo hàm lượng.
- triglycerides trong gan cá và thấy rằng hàm lượng này liên tục giảm xuống khi cá bị stress và sau 48 giờ vẫn còn do lượng glucose cần thiết cho quá trình thích ứng của cơ thể, điều này giải thích rằng năng lượng tiêu hao cho quá trình bị stress và sau quá trình stress là rất lớn, khoảng 70 mmol triglycerides tương đương với lượng glucose là 3,3 mmol (Moraes and Bidinotto, 2000)..
- Số lượng hồng cầu của cá gia tăng trong suốt quá trình vận chuyển ở cả 3 nghiệm thức, số lượng này biến động từ 1,6 đến tb/mm 3.
- Trong thời gian vận chuyển 2 giờ và 4 giờ thì số lượng hồng cầu có xu hướng gia tăng nhẹ (p>0,05) ở tất cả các thời điểm thu mẫu.
- Tuy nhiên, khi vận chuyển cá với khoảng thời gian dài 6 giờ thì số.
- Số lượng bạch cầu của cá gia tăng nhẹ theo thời gian vận chuyển (p>0,05, Hình 5b).
- Kết quả thí nghiệm cho thấy số lượng bạch cầu thường gia tăng từ thời điểm cá vèo trong lưới cho đến khi kết thúc quá trình vận chuyển: số lượng bạch cầu tăng từ 36,1±2,53 lên tb/mm 3 ) ở nghiệm thức 2 giờ.
- Điều này cho thấy cá có phản ứng với môi trường bất lợi, hàm lượng oxy thấp, mật độ quá cao có thể đã tạo ra những sây sát trên cơ thể cá, kết quả là cá gia tăng số lượng bạch cầu để tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
- 3.2 Sự thay đổi về môi trường và các chỉ tiêu sinh lý của cá trong quá trình vận chuyển mật độ 3.000 con/m 3 tại phòng thí nghiệm.
- Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong thời gian vận chuyển tại phòng thí nghiệm như nhiệt độ, pH, N-NH 3 , N-NO 2 ít biến động (Bảng 2)..
- Hàm lượng oxy cao nhất là lần thu trên bể trữ (4,6 mg/L) của nghiệm thức 4 giờ và thấp nhất là lần thu trước khi thay nước (2,1±0,06 và 2,1±0,15 mg/L) của nghiệm thức 2 giờ, 4 giờ và 6 giờ..
- Sự thay đổi hàm lượng cortisol và glucose trong quá trình vận chuyển tại phòng thí nghiệm.
- Hình 6: Sự thay đổi hàm lượng cortisol ở thí nghiệm vận chuyển mật độ 3.000 con/m 3.
- Qua Hình 6 cho thấy hàm lượng cortisol trong máu cá tra luôn rất cao trong suốt quá trình thí nghiệm ở cả 3 thời gian vận chuyển 2 giờ, 4 giờ và 6 giờ.
- Hàm lượng cortisol trong máu cá tra giống tăng qua các lần thu ở nghiệm thức vận chuyển 2 giờ, tăng cao nhất là lần thu trên sọt (từ bể thí nghiệm sang bể phục hồi), đạt 242±31,11 ng/mL và thấp nhất là lần thu mẫu phục hồi 166±10,28 ng/mL, giữa 2 lần thu thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Trong nghiệm thức 4 giờ, hàm lượng cortisol trong máu cá đạt cao nhất là lần thu mẫu trên sọt (từ bể thí nghiệm sang bể phục hồi), đạt 231±10,62 ng/mL và thấp nhất là lần thu mẫu phục hồi 150±18,03 ng/mL, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Nghiệm thức 6 giờ, hàm lượng cortisol trong máu cá ở nghiệm thức này tăng liên tục từ khi dồn cá lại trên bể trữ cho đến khi kết thúc quá trình vận chuyển, hàm lượng cortisol tăng cao nhất ở lần thu mẫu trên sọt (sang bể phục hồi) là 242±29,66 ng/mL, và thấp nhất là lần thu mẫu phục hồi ng/mL), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Theo kết quả của thí nghiệm này cho thấy cá tra luôn bị stress trong môi trường vận chuyển với mật độ cao trong khoảng thời gian vận chuyển càng lâu.
- Một nghiên cứu trên cá Ictalurus puntactus cho thấy hàm lượng cortisol trong máu cá không bị stress biến động từ 5 đến 51 ng/mL và cá bị stress cấp tính hoặc lâu dài biến động từ 30 đến 309 ng/mL (Barton and Iwama, 1991).
- với kết quả của thí nghiệm này cho thấy cá luôn trong tình trạng stress trong quá trình vận chuyển hoặc giữ cá trong bể với mật độ cao.
- Kết quả cho thấy hàm lượng cortisol trong máu đạt giá trị cao nhất ở thời điểm 30 phút (55 ng/mL) và trở lại giá trị ban đầu trong vòng 60 phút (16 ng/mL).
- Tương tự như hàm lượng cortisol, hàm lượng glucose có sự gia tăng liên tục ngay từ lúc thu mẫu đầu tiên (trên bể trữ) cho đến khi cá ở trên sọt (sang bể phục hồi) và đều giảm xuống ở lần thu mẫu phục hồi ở các nghiệm thức 2 giờ, 4 giờ và 6 giờ (Hình 7).
- Cụ thể ở nghiệm thức 2 giờ, ngay từ lúc thu mẫu đầu tiên hàm lượng glucose đạt 125±3,11 mg/100 mL và hàm lượng này đã gia tăng liên tục đến khi đạt giá trị cao nhất là 139±3,93 mg/100 mL ở lần thu mẫu trên sọt (sang bể phục hồi) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với thời điểm ban đầu.
- sau đó hàm lượng glucose giảm trở lại ở lần thu trên bể phục hồi 125±7,33 mg/100 mL.
- Hàm lượng glucose ở nghiệm thức vận chuyển 4 giờ cũng tương tự ở nghiệm thức 2 giờ, thấp nhất là ở lần thu mẫu phục hồi 124±6,25 mg/100 mL và cao nhất là lần thu trên sọt sang bể.
- Đối với nghiệm thức 6 giờ thì hàm lượng glucose trong máu cá tăng nhanh qua các lần thu, hàm lượng này cao nhất là khi thu mẫu trên sọt sang bể phục hồi 141±5,44 mg/100 mL và thấp nhất cũng là lần thu mẫu phục hồi 125±5,44 mg/100 mL, giữa hai lần thu khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05)..
- (2009) cho rằng glucose là một trong những chỉ thị stress phổ biến nhất trên cá và hàm lượng glucose sẽ tăng trong suốt giai đoạn bị sốc.
- Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy khi vận chuyển với thời dài làm cho hàm lượng glucose, cortisol tăng cao do cá bị stress, cá phải tiêu tốn nhiều năng lượng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cá..
- Hình 7: Sự thay đổi hàm lượng glucose ở thí nghiệm vận chuyển mật độ 3.000 con/m 3 Ghi chú: Các chữ cái a, b, c trong cùng khoảng thời gian vận chuyển (2 giờ, 4 giờ hoặc 6 giờ) có cùng ký tự thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức p>0,05.
- Số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu của cá cũng gia tăng trong quá trình vận chuyển sau đó giảm lại ở lần thu mẫu phục hồi nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) ở nghiệm thức 2 giờ và 4 giờ.
- Hình 8: Sự thay đổi số lượng hồng cầu (a) và bạch cầu (b) ở thí nghiệm mật độ 3.000 con/m 3 Ghi chú: Các chữ cái a, b, c trong cùng khoảng thời gian vận chuyển (2 giờ, 4 giờ hoặc 6 giờ) có cùng ký tự thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức p>0,05.
- Kết quả so sánh hàm lượng cortisol và glucose khi vận chuyển ở mật độ khác nhau.
- Hình 9: So sánh hàm lượng cortisol khi vận chuyển 2 giờ giữa hai mật độ Kết quả cho thấy với thời gian vận chuyển ngắn.
- (2 giờ) thì hàm lượng cortisol khi vận chuyển ở mật độ 4000 con/m 3 tăng cao hơn mật độ 3000.
- Hình 10: So sánh hàm lượng cortisol khi vận chuyển 4 giờ giữa hai mật độ.
- Kết quả so sánh hàm lượng cortisol ở nghiệm thức 4 giờ cho thấy hàm lượng cortisol của cá ở mật độ 4.000 con/m 3 luôn cao hơn ở mật độ 3.000.
- Hình 11: So sánh hàm lượng cortisol khi vận chuyển 6 giờ giữa hai mật độ.
- Thời gian thí nghiệm.
- Tương tự như nghiệm thức 4 giờ, hàm lượng cortisol mật độ 4.000 con/m 3 luôn cao hơn ở mật độ 3.000 con/m 3 ở tất cả các thời điểm thu mẫu (Hình 11).
- Sự khác biệt về hàm lượng cortisol giữa hai mật độ có ý nghĩa thống kê (p<0,05) từ lần thu mẫu ở thời điểm 2 giờ cho đến lần thu trên bể phục hồi.
- Ở nghiệm thức vận chuyển 4.000 con/m 3 , khả năng phục hồi chỉ tiêu này của cá rất chậm.
- Khi quãng đường vận chuyển càng xa (thời gian vận chuyển hơn 4 giờ) cùng với mật độ cao (4.000 con/m 3 ) đã làm hàm lượng cortisol của cá trong các thí nghiệm này có đôi khi gia tăng lên đến hơn 50 lần so với hàm lượng cortisol của cá trong điều kiện bình thường không bị stress (5 ng/mL).
- Kết quả cho thấy rằng cá trong điều kiện bình thường hàm lượng cortisol gần 100 ng/mL, cortisol tăng cao khi vận chuyển cá ở 3 mật độ cao kg/m 3.
- Hàm lượng glucose đạt đến 150-200 mg/dL (ở 3 mật độ cao nhất) so với 100 mg/dL (mật độ 78 kg/m 3.
- sau khi phục hồi 24 giờ thì hàm lượng cortisol và glucose trở về mức độ bình thường.
- Mật độ vận chuyển 78 kg/m 3 không cho thấy có sự sai khác hàm lượng cortisol và glucose trước và sau khi vận chuyển..
- Do đó, nên vận chuyển cá ở mật độ thấp 3000 con/m 3 với thời gian dài hơn 2 giờ, nếu vận chuyển trong thời gian ngắn hơn 2 giờ thì có thể vận chuyển với mật độ cao..
- Cá bị stress nhiều trong khi vận chuyển, hàm lượng cortisol và glucose tăng rất cao trong suốt quá trình vận chuyển cá..
- Số lượng bạch cầu chỉ gia tăng nhẹ và số lượng hồng cầu tăng cao khi thời gian vận chuyển dài (6 giờ)..
- Khi vận chuyển cá với thời gian dài (4 giờ hoặc 6 giờ) mật độ cao hơn 3000 con/m 3 sẽ làm cho cá bị stress nhiều hơn..
- Ảnh hưởng của độ mặn lên sự tăng trưởng và hàm lượng cortisol của cá tra nuôi (Pangasianodon