« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM PHUN THIOUREA SAU KHI XỬ LÝ PACLOBUTRAZOL VÀ CHLORATE KALI TƯỚI QUA ĐẤT ĐẾN SỰ RA HOA, NĂNG SUẤT, VÀ PHẨM CHẤT MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) TẠI HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM PHUN THIOUREA SAU KHI XỬ LÝ PACLOBUTRAZOL VÀ CHLORATE KALI TƯỚI QUA ĐẤT ĐẾN SỰ RA HOA, NĂNG SUẤT,.
- Để xác định thời điểm phun Thiourea sau khi tưới Paclobutrazol (PBZ) và Chlorate kali (KClO 3.
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 7 nghiệm thức: (1) nghiệm thức đối chứng không phun thiourea cũng như áp dụng PBZ và KClO 3 .
- (2), (3), và (4) phun Thiourea 0,4% sau khi tưới PBZ (2 g a.i./m đường kính tán) 1, 2 và 3 tháng.
- (5), (6), và (7) phun Thiourea 0,4% sau khi tưới KClO 3.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy: thời điểm phun Thiourea có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa, năng suất, và phẩm chất trái.
- Phun thiourea 2 tháng sau khi áp dụng PBZ hoặc KClO 3 có tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây cao hơn phun lúc 1 và 3 tháng..
- thấy để có lợi nhuận cao từ măng cụt thì ngoài yếu tố năng suất, măng cụt phải ra hoa sớm vì vào đầu vụ măng cụt thường có giá cao.
- Làm thế nào cho cây măng cụt ra hoa sớm để hạn chế sự tập trung sản phẩm vào vụ thu hoạch chính và giảm hiện tượng xì mủ bên trong trái nhằm bán được giá cao là một trong những trở ngại chính của người trồng măng cụt.
- Vì thế, việc nghiên cứu xử lý ra hoa cho cây măng cụt ra hoa sớm là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu..
- Thiourea 0,4% được phun đều lên tán lá sau khi xử lý hình thành mầm hoa ở 3 thời điểm khác nhau: 1, 2 và 3 tháng.
- Các nghiệm thức NT1: đối chứng.
- NT2: Tưới PBZ 2 g a.i./m đường kính tán – phun Thiourea 1 tháng sau khi tưới NT3: Tưới PBZ 2 g a.i./m đường kính tán – phun Thiourea 2 tháng sau khi tưới NT4: Tưới PBZ 2 g a.i./m đường kính tán – phun Thiourea 3 tháng sau khi tưới NT5: Tưới KClO 3 40 g a.i./m đường kính tán – phun Thiourea 1 tháng sau khi tưới NT6: Tưới KClO 3 40 g a.i./m đường kính tán – phun Thiourea 2 tháng sau khi tưới NT7: Tưới KClO 3 40 g a.i./m đường kính tán – phun Thiourea 3 tháng sau khi tưới.
- Chọn bốn cành ở giữa tán cây chia đều về bốn hướng khác nhau, đánh dấu 20 chồi ngọn ở cành thứ cấp để theo dõi các chỉ tiêu: thời gian ra hoa (từ khi xử lý PBZ và KClO 3 cho đến khi nhú mầm hoa.
- và từ khi phun thiourea cho đến khi nhú mầm hoa), tỷ lệ ra hoa.
- và tỷ lệ đậu trái.
- pH được đo ngẫu nhiên trên trái ở giai đoạn 104-108 ngày sau khi hoa nở (trái có màu tím nhạt).
- Tỷ lệ xì mủ bên trong trái được ghi nhận bằng cách cắt ngẫu nhiên 100 trái ở lần ra hoa đầu tiên của cây..
- 2.3 Phương pháp xử lý số liệu và thống kê.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu và vẽ đồ thị, tính thống kê bằng chương trình MSTATC.
- Sau khi thu hoạch trái xong tiến hành cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành vượt và bón phân theo quy trình canh tác của nông dân:.
- KCl (60%K 2 O) Ghi chú: phun Thiourea 0,5% sau khi bón phân đợt 1 khoảng 1 tuần để kích thích cây ra đọt non đồng đều..
- 3.1 Ảnh hưởng của thời điểm phun thiourea sau khi xử lý paclobutrazol và chlorate kali tưới qua đất đến thời gian ra hoa.
- Thời gian ra hoa là một trong những yếu tố quyết định đến thu nhập của nhà vườn trồng cây măng cụt.
- Kết quả trình bày ở hình 1 cho thấy không có sự khác biệt thống kê về thời gian ra hoa ở các nghiệm thức, từ khi xử lý Thiourea đến khi nhú mầm hoa là 12,5 ngày.
- Trong khi đó, kết quả ở Hình 2 cho thấy thời điểm phun thiourea sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO 3 tưới vào đất làm cho cây ra hoa sớm hơn không phun Thiourea.
- hầu hết các nghiệm thức xử lý đều có 2 đợt ra roa.
- đợt ra hoa lần 1 chủ yếu do tác động của thời điểm kích thích Thiourea, thời điểm phun càng sớm thì cây ra hoa càng sớm, và đợt ra hoa lần 2 là đợt ra hoa tự nhiên theo mùa vụ.
- Ở đợt ra hoa lần 1, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm phun thiourea sau khi xử lý mầm hoa ở mức ý nghĩa.
- 1% qua phép thử Duncan, thời điểm phun thiourea 1 tháng có thời gian ra hoa ngắn nhất (51,7.
- 49,3 ngày), kế đến là phun Thiourea 2 (83,7.
- Trong khi đó, ở đợt ra hoa lần 2 chủ yếu là do tác động của yếu tố thời tiết làm cho cây ra hoa tự nhiên nên không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức..
- Thời gian ra hoa (ngày.
- Hình 1: Thời gian từ khi phun Thiourea đến khi cây măng cụt nhú mầm hoa, tại huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh, mùa vụ .
- Ra hoa đợt 1 Ra hoa đợt 2 (tự nhiên).
- Hình 2: Thời gian từ khi xử lý PBZ hoặc KClO 3 qua đất đến khi cây măng cụt nhú mầm hoa, tại huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh, mùa vụ P2: Tưới PBZ 2 g a.i./m đường kính tán.
- T1: phun thiourea 1 tháng sau khi tưới.
- T2: phun thiourea 2 tháng sau khi tưới.
- thiourea 3 tháng sau khi tưới).
- 3.2 Ảnh hưởng của thời điểm phun thiourea sau khi xử lý paclobutrazol và chlorate kali tưới qua đất đến tỷ lệ ra hoa.
- Kết quả trình bày ở Bảng 1 cho thấy các nghiệm thức phun Thiourea ở giai đoạn 2 tháng (32,50 và 35,42%) sau khi xử lý hoá chất hình thành mầm hoa có tỷ lệ ra hoa lần 1 cao hơn ở giai đoạn 3 (27,00 và 29,58%) và 1 tháng (7,33 và 9,58.
- điều này có thể do mầm hoa chưa được hình thành ở giai đoạn 1 tháng, và ở giai đoạn 3 tháng mầm hoa bắt đầu đi vào giai đoạn miên trạng nên khó kích thích ra hoa hoặc đã chuyển từ sinh sản sang sinh dưỡng, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuỳ Dung (2002) trên cây xoài Cát Hoà Lộc hay của Trần Văn Hâu và Lê Thanh Điền (2009) trên cây xoài Cát Chu đều cho thấy xử lý thiourea càng trễ sau khi xử lý hình thành mầm hoa thì càng khó ra hoa, và kết quả quan sát cho thấy có sự xuất hiện chồi mới ở các nghiệm thức phun thiourea.
- Trong khi đó, ở lần ra hoa đợt 2.
- (mùa vụ tự nhiên) thì nghiệm thức đối chứng (không xử lý kích thích ra hoa) có tỷ lệ ra hoa cao nhất (15,00.
- kế đến là các nghiệm thức phun Thiourea 1 tháng (10,83 và 8,33.
- điều nầy xảy ra có thể do mầm hoa được hình thành trên những chồi mới khi xử lý phun thiourea hay chồi chưa đủ điều kiện ra hoa lần 1..
- Bảng 1: Ảnh hưởng của thời điểm phun thiourea sau khi xử lý paclobutrazol và chlorate kali tưới qua đất đến tỷ lệ ra hoa măng cụt tại huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh, mùa vụ .
- Nghiệm thức Tỷ lệ ra hoa.
- Tỷ lệ ra hoa.
- (1) số liệu được cộng thêm 0,5 trước khi xử lý thống kê.
- T1: phun Thiourea 1 tháng sau khi tưới.
- T2: phun Thiourea 2 tháng sau khi tưới.
- T3: phun Thiourea 3 tháng sau khi tưới.
- Nhìn chung, tỷ lệ ra hoa cả vụ giữa các nghiệm thức xử lý 2 và 3 tháng so với 1 tháng và đối chứng có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 1%, phun Thiourea giai đoạn 2 tháng sau khi xử lý hình thành mầm hoa có tỷ lệ ra hoa cao nhất (37,08 và 40,83.
- kế đến là các nghiệm thức phun thiourea ở giai đoạn 3 tháng (30,83 và 32,50.
- không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức phun thiourea ở giai đoạn 1 tháng so với đối chứng.
- Sự khác biệt về tỷ lệ ra hoa giữa các nghiệm thức chủ yếu là do tác động của PBZ và KClO 3 lên sự hình thành mầm hoa, kết quả nghiên cứu xử lý thiourea và KNO 3 đến sự ra hoa của cây măng cụt của Lê Bảo Long và Lê Văn Hòa (2008) cũng cho thấy thiourea không có tác động lên sự hình thành mầm hoa mà chỉ có tác động thúc đẩy cây ra hoa..
- 3.3 Ảnh hưởng của thời điểm phun Thiourea sau khi xử lý Paclobutrazol và Chlorate kali tưới qua đất đến tỷ lệ đậu trái và loại trái.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy tuy có sự chênh lệch về tỷ lệ đậu trái giữa các nghiệm thức nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 2).
- Nguyễn Việt Khởi và Nguyễn Bảo Vệ (2005) cũng nhận thấy kích thước trái xoài Châu Hạng Võ không bị ảnh hưởng khi được xử lý ra hoa bằng paclobutrazol và thiourea..
- Bảng 2: Ảnh hưởng của thời điểm phun thiourea sau khi xử lý paclobutrazol và chlorate kali tưới qua đất đến tỷ lệ đậu trái và loại trái măng cụt tại huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh, mùa vụ .
- Nghiệm thức.
- Tỷ lệ đậu trái.
- 3.4 Ảnh hưởng của thời điểm phun rhiourea sau khi xử lý paclobutrazol và chlorate kali tưới qua đất đến năng suất.
- Năng suất cũng là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận thu được của nhà vườn trồng măng cụt cùng với thời gian ra hoa.
- Kết quả trình bày ở Bảng 3 cho thấy thời điểm phun thiourea có ảnh hưởng đến năng suất cây, nghiệm thức đối chứng không ra hoa trong đợt ra hoa lần 1, có sự khác biệt về năng suất giữa phun ở thời điểm 2 và 3 tháng so với 1 tháng và đối chứng ở mức ý nghĩa 1%..
- Bảng 3: Ảnh hưởng của thời điểm phun thiourea sau khi xử lý paclobutrazol và chlorate kali tưới qua đất đến năng suất măng cụt (kg/cây) tại huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh, mùa vụ .
- Ở đợt ra hoa lần 2, có sự khác biệt thống kê về năng suất giữa các nghiệm thức có phun thiourea so với đối chứng ở mức ý nghĩa 1%, nghiệm thức đối chứng có năng suất cao nhất (28,4 kg/cây), kế đến là các nghiệm thức phun thiourea ở thời điểm 1.
- tháng sau khi xử lý hình thành mầm hoa (11,2 và 11,4 kg/cây), không có sự khác biệt giữa phun Thiourea ở thời điểm 2 và 3 tháng.
- Khi xét về năng suất của cả 2 đợt ra hoa, kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức phun thiourea 2 và 3 tháng sau khi xử lý hình thành mầm hoa có năng suất (51,2.
- 44,1 kg/cây), khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% qua phép thử Duncan so với phun thiourea 1 tháng và đối chứng..
- Do không có sự khác biệt về tỷ lệ đậu trái và loại trái nên sự khác biệt về năng suất cây chủ yếu do khác biệt về tỷ lệ ra hoa, kết quả Hình 3 cho thấy có sự tương quan thuận rất chặt giữa tỷ lệ ra hoa và năng suất cây (r = 0,94.
- 3.5 Ảnh hưởng của thời điểm phun thiourea sau khi xử lý paclobutrazol và chlorate kali tưới qua đất đến phẩm chất trái.
- Kết quả phân tích một số chỉ tiêu phẩm chất trái như độ Brix, pH cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức xử lý hóa chất hình thành mầm hoa và kích thích ra hoa ở các thời điểm khác nhau so với đối chứng, và cũng như giữa các nghiệm thức có xử lý với nhau (Hình 4.
- Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu về xử lý KNO 3 và thiourea kích thích ra hoa măng cụt của Lê Bảo Long và Lê Văn Hoà (2008).
- (2005) cũng nhận thấy xử lý thiourea để kích thích ra hoa xoài sau khi xử lý PBZ cũng không làm ảnh hưởng đến hàm lượng tổng chất rắn hòa tan và acid tổng..
- Hình 3: Tương quan giữa tỷ lệ ra hoa và năng suất y = 1,141x + 9,5383.
- Năng suất (kg/cây).
- Hình 5: Ảnh hưởng của thời điểm phun thiourea sau khi xử lý paclobutrazol và chlorate kali tưới qua đất đến độ Brix của trái măng cụt tại huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh, mùa vụ P2: Tưới PBZ 2 g a.i./m đường kính tán.
- T2: phun thiourea.
- 2 tháng sau khi tưới.
- T3: phun thiourea 3 tháng sau khi tưới).
- Tỷ lệ xì mủ bên trong trái.
- Kết quả cũng cho thấy xử lý ra hoa càng sớm thì tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong càng giảm, có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% về tỷ lệ xì mủ bên trong trái giữa các nghiệm thức có xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO 3 và kích thích ra hoa bằng thiourea so với đối chứng (Hình 6)..
- Hình 4: Ảnh hưởng của thời điểm phun thiourea sau khi xử lý paclobutrazol và chlorate kali tưới qua đất đến chỉ số pH của trái măng cụt tại huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh (P2: Tưới PBZ 2 g a.i./m đường kính tán.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ xì mủ bên trong trái măng cụt có thể do xử lý ra hoa sớm làm hạn chế tác động của mưa đến xì mủ bên trong trái khi thu hoạch, vì theo Laywisadkul (1994) cho rằng sự dư thừa nước hay mưa nhiều trước khi thu hoạch là nguyên nhân gây ra xì mủ bên trong trái.
- 3.6 Ảnh hưởng của thời điểm phun thiourea sau khi xử lý paclobutrazol và chlorate kali tưới qua đất đến hiệu quả kinh tế.
- Kết quả trình bày ở Bảng 4 cho thấy có sự chênh lệch về tổng chi của các nghiệm thức, tổng chi thấp nhất là đối chứng (1,16 triệu đồng) và cao nhất là ở các nghiệm thức xử lý tạo mầm hoa bằng PBZ (1,509 triệu đồng), sự chênh lệch tổng chi chủ yếu do sự gia tăng chi phí sử dụng hoá chất tạo mầm hoa, kích thích ra hoa và công phun..
- Kết quả cũng cho thấy xử lý hình thành mầm hoa và thời điểm phun thiourea có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, tất cả các nghiệm thức có xử lý hình thành mầm hoa đều có tỷ suất lợi nhuận cao hơn không xử lý, bên cạnh đó kết quả cũng cho thấy thời điểm phun thiourea 2 tháng sau khi xử lý tạo mầm hoa cho tỷ suất lợi nhuận cao hơn phun thiourea ở giai đoạn 3 và 1 tháng (21,48.
- Sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ ra hoa đợt 1 và năng suất cây, trong đó giá bán trái măng cụt đợt 1 dao động từ 32.000 đồng/kg đến 40.000 đồng/kg, và giá bán đợt 2 dao động từ 13.000 đồng/kg đến 22.000 đồng/kg..
- Hình 6: Ảnh hưởng của thời điểm phun thiourea sau khi xử lý paclobutrazol và chlorate kali tưới qua đất đến tỷ lệ xì mủ trái bên trong trái măng cụt ở lần ra.
- Bảng 4: Chi phí vật tư, hóa chất và tổng thu của các nghiệm thức xử lý ra hoa măng cụt tại huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh, mùa vụ cây/1.000m 2.
- HC xử lý ra hoa .
- T3: phun thiourea 3 tháng sau khi tưới)..
- Thời điểm phun thiourea có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa, năng suất, và phẩm chất trái.
- Phun thiourea 2 tháng sau khi áp dụng PBZ hoặc KClO 3 có tỷ lệ ra hoa và năng suất cao hơn phun lúc 1 và 3 tháng, thời điểm phun thiourea càng sớm thì tỷ lệ trái măng cụt ở đợt ra hoa đầu tiên của cây bị xì mủ bên trong càng thấp..
- Cần có những nghiên cứu về ảnh hưởng của thời điểm phun thiourea sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng các biện pháp khác để có kết luận chính xác hơn, cũng như nghiên cứu tác động của PBZ hoặc KClO 3 lên rễ cây măng cụt trước khi khuyến cáo nhà vườn áp dụng..
- Ảnh hưởng của thiourea và nitrate kali sau khi phun paclobutrazol qua lá đến sự ra hoa, năng suất và phẩm chất măng cụt (Garcinia mangostana L.
- Khảo sát thời điểm kích thích ra hoa xoài Cát Hoà Lộc bằng thiourea sau khi xử lý paclobutrazol bằng phương pháp tưới gốc.
- Xử lý ra hoa trái vụ xoài Châu Hạng Võ bằng paclobutrazol và thiourea.
- Ảnh hưởng của thời điểm kích thích ra hoa bằng thiourea sau khi xử lý paclobutrazol trên sư ra hoa mùa ngịch trên xoài Cát Chu tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
- Thời điểm phun thiourea sau khi xử lý paclobutrazol bằng phương pháp phun qua lá và tưới vào đất ảnh hưởng đến sự ra hoa, năng suất và phẩm chất xoài Cát Hoà Lộc