« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỶ LỆ SỐNG ẤU TRÙNG GHẸ XANH(PORTUNUSPELAGICUS)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỶ LỆ SỐNG ẤU TRÙNG GHẸ XANH (Portunus pelagicus).
- Hai thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn và mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng Ghẹ Xanh (Portunus pelagicus ) đã được tiến hành tại Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
- Thí nghiệm này gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần gồm thức ăn là luân trùng được giàu hóa bằng tảo Chlorella, luân trùng được giàu hóa nhủ tương ICES (30/4/C), luân trùng được giàu hóa Frippak (thức ăn ấu trùng tôm Sú), ấu trùng Artemia giai đoạn bung dù.
- Luân trùng giàu hóa được cho ăn 10–20 cá thể/ml nước và ấu trùng Artemia bung dù với mật độ là 5–7 cá thể/ml nước.
- Từ giai đoạn zoae-3 đến ghẹ-1 tất cả các nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia mới nở với mật độ 5–7 cá thể/ml nước ương.
- Thí nghiệm 2 về sự ảnh hưởng của các mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng trùng Ghẹ Xanh.
- cả 4 nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia bung dù (thức ăn tốt nhất mà tìm ra ở thí nghiệm 1) cho các giai đoạn zoae-1 và zoae-2 và Artemia mới nở cho các giai đoạn từ zoae-3 đến ghẹ-1.
- 1 Trong thí nghiệm 1, ghẹ-1 xuất hiện sau 13–14 ngày ương và tất cả ấu trùng đều chuyển sang ghẹ-1 từ 1–2 ngày sau đó.
- Từ khóa: Ghẹ Xanh, luân trùng, ấu trùng Artemia..
- Nghiên cứu về thức ăn cho ấu trùng giai đoạn đầu, nhất là giai đoạn bắt đầu ăn thức ăn ngoài và mật độ ương thích hợp luôn là những chủ đề quan trọng trong việc hoàn thiện qui trình ương..
- Cả 2 thí nghiệm đều dùng bể ương là bể compsite có tổng thể tích là 100 lít nhưng thể tích nước ương ấu trùng là 50 lít.
- 2.2 Vật liệu nghiên cứu 2.2.1 Nguồn ấu trùng zoea-1.
- Ấu trùng zoea-1 được thu từ Ghẹ Xanh mẹ được nuôi vỗ thành thục trong bể nhựa vá cho đẻ..
- Luân trùng được giàu hóa bằng thức ăn ấu trùng tôm sú Frippak (thức ăn được cà mịn và rây qua lưới phiêu sinh động vật) với liều dùng 1 g cho 1 triệu luân trùng..
- 2.2.3 Dinh dưỡng ấu trùng ghẹ.
- Trong thí nghiệm 1, ấu trùng Ghẹ Xanh được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 7-8 và 16-17 giờ..
- Từ giai đoạn zoea-3 đến ghẹ-1 tất cả các nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia mới nở với mật độ cho ăn 5-7 con/ml nước ương.
- Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn megalopa thì cho vào bể ương các chùm dây nylon để làm giá thể..
- Ảnh hưởng của thức ăn lên sự phát triển và tỉ lệ sống ấu trùng Ghẹ Xanh (Thí nghiệm 1): Thí nghiệm này nhằm xác định thức ăn phú hợp cho ấu trùng Ghẹ Xanh giai đoạn zoea-1 và 2.
- Mật độ ấu trùng Ghẹ Xanh thả vào bể ương là 100 zoea- 1/lít.
- Thức ăn cho ấu trùng Ghẹ Xanh được chuẩn bị tùy từng nghiệm thức..
- Bảng 1: Các nghiệm thức thức ăn của thí nghiệm 1.
- Ảnh hưởng mật độ ương lên sự phát triển và tỉ lệ sống ấu trùng Ghẹ Xanh (Thí nghiệm 2): Thí nghiệm được tiến hành với 4 nghiệm thức gồm và 400 zoea-1/lít nước ương và mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần..
- Các chỉ tiêu sinh học để đánh giá kết quả được theo dõi ở hai thí nghiệm là tỷ lệ sống qua các giai đoạn ấu trùng zoea-4, megalopa và ghẹ-1.
- Tỉ lệ sống của giai đoạn zoea-4 và megalopa được xác định bằng cách dùng cốc 1.000 ml thu ở 3 vị trí trong bể ương và đếm số ấu trùng từ 3 mẫu thu để tính ra tỉ lệ sống căn cứ vào thể tích bể ương.
- Chiều dài ấu trùng ở các giai đoạn zoea-4 và megalopa được đo dưới kính hiểm vi có thước đo và độ rộng mai của ghẹ- 1 được xác định bằng cách dùng kẹp đo giữa hai đỉnh của hai gai nhọn lớn nhất trên mỗi cạnh của mai (đo 10 mẫu/lần).Giai đoạn phát triển của ấu trùng được quan sát và ghi nhận mỗi ngày..
- 3.1 Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng Ghẹ Xanh (Thí nghiệm 1).
- Zeng và Li (1992b) cho biết ấu trùng giai đoạn zoea phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ 25-30 o C.
- Tuy nhiên, các ông cho rằng ở giai đoạn đầu thì ấu trùng chịu đựng tốt hơn ở nhiệt độ thấp, trong khi giai đoạn megalopa có thể sống tốt ở nhiệt độ cao khoảng 32 o C.
- Swingle (1969) cho biết, pH thích hợp cho ương nuôi giáp xác trong khoảng 6,5-9,0 và hàm lượng oxy hòa tan trong bể ương ấu trùng nên giữ ở mức lớn hơn 5 mg/l..
- Bảng 2: Biến động một số yếu tố môi trường trong thời gian ương ấu trùng Ghẹ Xanh ở thí nghiệm 1.
- Chỉ tiêu Nghiệm thức.
- Như vậy trong suốt quá trình ương, các yếu tố nhiệt độ, pH và oxy hòa tan nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng.
- (2000) trong thí nghiệm ương nuôi ấu trùng cua biển.
- (2003) cho biết khi ương ấu trùng tôm càng xanh trong mô hình nước xanh cải tiến thì vào cuối chu kỳ ương N-NO 2 - có thể đạt mức 2 mg/l nhưng không thấy ảnh hưởng đến ấu trùng.
- Điều này có lẽ do ấu trùng thích nghi cao với sự thay đổi dần của môi trường ương nuôi..
- 3.1.2 Biến thái của ấu trùng Ghẹ Xanh.
- Thời gian biến thái của ấu trùng từ zoea-1 đến ghẹ-1 ở nghiệm thức 1, 2 và 3 không khác nhau và sau 15 ngày thì tất cả ấu trùng của 3 nghiệm thức đều chuyển sang ghẹ-1.
- Ở nghiệm thức 4 tất cả ấu trùng chuyển sang ghẹ-1 sớm hơn 1 ngày (ngày thứ 14) (Hình 1) so với các nghiệm thức còn lại.
- Như vậy, ấu trùng ở nghiệm thức 4 có thời gian biến thái từ zoea-1 đến ghẹ-1 cũng như thời gian tồn tại đồng thời hai giai đoạn ấu trùng (zoea-3 và zoea-4 và megaopa và ghẹ-1) ngắn hơn các nghiệm thức còn lại..
- Nghiệm thức 1.
- Giai đoạn.
- Nghiệm thức 2.
- Nghiệm thức 3.
- Nghiệm thức 4.
- Hình 1: Tỷ lệ biến thái của ấu trùng Ghẹ Xanh ở thí nghiệm 1.
- Nghiệm thức 1: Luân trùng giàu hóa bằng tảo Chlorella .
- 3.1.3 Tỷ lệ sống của ấu trùng Ghẹ Xanh.
- Tỉ lệ sống của ấu trùng có sự khác nhau theo loại thức ăn sử dụng mặc dù tất cả các nghiệm thức đều có ấu trùng biến thái đến giai đoạn ghẹ-1 (Bảng 3).
- Chỉ có tỉ lệ sống của ấu trùng ở nghiệm thức 1 và 3 là khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Tỷ lệ sống ấu trùng giai đoạn zoea-4 là 49,3% (nghiệm thức 1) và 41,5% (nghiệm thức 4) tương tự ở mức cao.
- Kết quả này có thể là do ở nghiệm thức 3 luân trùng được giàu hóa bằng thức ăn ấu trùng tôm sú (Frippak) không cung cấp đủ dinh dưỡng cho ấu trùng Ghẹ Xanh.
- Nghiệm thức 2 thì luân.
- trùng giàu hóa nhũ tương ICES (30/04/6) có chứa chủ yếu là các HUFA (DHA và EPA) và Vitamnin có lẽ cũng chưa thỏa mãn nhu cầu vật chất dinh dưỡng chất cần thiết khác cho ấu trùng Ghẹ Xanh làm tỷ lệ sống ở hai nghiệm thức này đều thấp.
- Tảo Chlorella có tổng hàm lượng các HUFA là 26,1%, trong đó 20:5n-3 (EPA) là axít béo thiết yếu giúp duy trì tỷ lệ sống của ấu trùng chiếm 25,9% (Pechmanee và ctv.,1993) và Artemia có khoảng 3-15 % HUFA (Granvia, 2000).
- Ngoài hàm lượng HUFA, ở tảo Chlorella và Artemia bung dù có thể còn có các dưỡng chất cần thiết như là đạm ở Artemia và vitamin ở tảo tốt cho sự phát triển của ấu trùng Ghẹ Xanh nên kết quả cho tỷ lệ sống cao.
- Mặt khác, kích cỡ của ấu trùng Artemia bung dù cũng đáp ứng kích cỡ con mồi cho ấu trùng Ghẹ Xanh giai đoạn zoea-1 và 2.
- Granvia (2000) khuyến cáo nên sử dụng ấu trùng Artemia ngay sau khi chúng nở vì lúc này dưỡng chất dự trữ trong cơ thể chúng còn nguyên vẹn.
- Trong thí nghiệm ương ấu trùng cua biển thì Nghĩa và ctv.
- (2001) cũng nhận thấy ấu trùng Artemia bung dù làm thức ăn cho tốt ấu trùng cua bởi vì chúng ở trạng thái lơ lửng nên ấu trùng cua dễ bắt được mồi..
- Bảng 3 cũng cho thấy tỷ lệ sống trung bình của ấu trùng Ghẹ Xanh giai đoạn megalopa và ghẹ-1 ở nghiệm thức 4 cao hơn các nghiệm thức còn lại và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức 4 với các nghiệm thức 2 và 3 (p<0,05).
- Mặc dù ở giai đoạn zoea-4 thì tỷ lệ sống trung bình của ấu trùng ở nghiệm thức 1 cao hơn nghiệm thức 4, nhưng đến giai đoạn megalopa và ghẹ-1 thì tỷ lệ sống trung bình của ấu trùng ở nghiệm thức 4 cao hơn và đạt 10,3% ở giai đoạn ghẹ-1.
- Thời gian biến thái nhanh và đồng loạt của ấu trùng ở nghiệm thức 4, đặc biệt là các giai đoạn cuối có lẽ hạn chế được khả năng ăn nhau và cải thiện được tỷ lệ sống của ấu trùng trong quá trình ương..
- của ấu trùng Ghẹ Xanh ở thí nghiệm 1.
- Nghiệm thức Zoea-4 Megalopa Ghẹ 1.
- 3.1.4 Kích cỡ của ấu trùng Ghẹ Xanh.
- Ấu trùng zoae-4 có chiều dài trung bình từ 3,20-3,43 mm, megalopa từ 2,40-2,67 mm và ghẹ-1 có độ rộng mai trung bình 2,40-2,45 mm.
- Sự tăng trưởng về chiều dài trung bình của ấu trùng zoea-4 ở nghiệm thức 2 và 3 nhỏ hơn ở nghiệm thức 1 và 4 (khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05 giữa nghiệm thức 2 với nghiệm thức 1 và 4) có thể do ảnh hưởng của thức ăn ban đầu.
- Từ giai đoạn zoea-3 trở đi ấu trùng ở tất cả các nghiệm thức đều được cho ăn bằng ấu trùng Artemia bung dù nên sự khác biệt về chiều dài trung bình của ấu trùng giai đoạn megalopa và độ rộng mai trung bình của ghẹ-1 giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 4).
- Kết quả nghiên cứu trên ấu trùng cua biển của Zeng và Li (1992a) cho thấy luân trùng là khẩu phần ăn thích hợp cho ấu trùng cua biển giai đoạn đầu và ở giai đoạn cuối việc cung cấp Artemia sẽ cho kết quả tốt..
- Sự biến thái, tỷ lệ sống và kích cỡ của ấu trùng Ghẹ Xanh qua các giai đoạn cho thấy hai nghiệm thức cho ăn luân trùng giàu hóa tảo Chlorella và ấu trùng Artemia bung dù cho kết quả không khác biệt nhau và tốt hơn hai nghiệm thức còn lại.
- Tuy nhiên, việc sử dụng Artemia bung dù sẽ có nhiều thuận tiện hơn so với luân trùng được giàu hóa, vì khi sử dụng ấu trùng Artemia bung dù sẽ chủ động được nguồn thức ăn hơn và dinh dưỡng trong ấu trùng Artemia bung dù cũng ổn định hơn luân trùng giàu hóa và còn thuận tiện trong.
- việc bảo quản, chăm sóc, cho ăn… Kết quả tỷ lệ sống ở giai đoạn ghẹ-1 đạt 10,3% của nghiệm thức sử dụng Artemia bung dù làm thức ăn cho giai đoạn zoea-1 và 2 nên được sử dụng trong ương ấu trùng cua Ghẹ Xanh..
- Bảng 4: Kích cỡ (mm) của ấu trùng Ghẹ Xanh ở thí nghiệm 1 Nghiệm thức Zoea-4 Megalopa Ghẹ 1.
- 3.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển và tỷ lệ sống ấu trùng Ghẹ Xanh (Thí nghiệm 2).
- Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường được trình bày ở bảng 5 cho thấy giữa các nghiệm thức không có sự biến động lớn và đều nằm trong khoảng cho phép để ương ấu trùng Ghẹ Xanh..
- 3.2.2 Sự phát triển của ấu trùng Ghẹ Xanh.
- Hình 2: Biến thái của ấu trùng Ghẹ Xanh ở thí nghiệm 2 a) nghiệm thức 1: 100 zoea-1/l.
- b) nghiệm thức 2: 200 zoea-1/lít;.
- c) nghiệm thức 3: 300 zoea-1/l.
- và d) nghiệm thức 4: 400 zoea-1/l (Me: Megalopa).
- Sự biến thái của ấu trùng qua các giai đoạn tương đối đồng loạt ở các mật độ ương khác nhau (Hình 2).
- Hầu hết các nghiệm thức đều có thời gian tồn tại mỗi giai đoạn ấu trùng tương đương nhau, trừ nghiệm thức 1 có thời gian tồn tại ấu trùng zoea-4 (ngày thứ 6-9) ngắn hơn ở nghiệm thức 2, 3 và 4 (ngày thứ 6-10)..
- 3.2.3 Tỷ lệ sống của ấu trùng Ghẹ Xanh.
- Tỷ lệ sống trung bình của ấu trùng Ghẹ Xanh ở giai đoạn zoea-4 từ khá cao và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nghiệm thức (Bảng 6).
- Tuy nhiên, ở giai đoạn megalopa thì ở nghiệm thức 1, 2 và 3 có tỷ lệ sống của ấu trùng cao hơn nghiệm thức 4 nhưng chỉ có sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nghiệm thức 1 và 4.
- Giai đoạn ghẹ-1 thì nghiệm thức 1 và 2 có tỷ lệ sống cao hơn nghiệm thức 3 và 4 (p<0,05)..
- Như vậy, càng về giai đoạn cuối tỷ lệ sống của ấu trùng giảm khi mật độ thả ương tăng..
- (1994a,b) khi nghiên cứu về mật độ ương ấu trùng ương cua biển cũng cho kết quả tương tự.
- Tỷ lệ sống thấp ở nghiệm thức ương với mật độ cao vào giai đoạn cuối có lẽ là do ảnh hưởng bởi không gian hoạt động dẫn đến khả năng ăn nhau của ấu trùng..
- của ấu trùng Ghẹ Xanh ở thí nghiệm 2.
- 3.2.4 Kích cỡ của ấu trùng Ghẹ Xanh.
- Kích thước trung bình của ấu trùng ở các giai đoạn zoea-1, megalopa và ghẹ-1 có xu hướng giảm dần từ nghiệm thức có mật độ ương thấp 100 zoea-1/lít đến mật độ cao 400 zoea-1/lít.
- Tuy nhiên, chỉ có ấu trùng giai đoạn zoea-4 có chiều dài trung bình khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nghiệm 1 và 2 so với nghiệm thức 3 và 4.
- Bảng 7: Kích cỡ của ấu trùng Ghẹ Xanh ở thí nghiệm 2.
- Nghiệm thức Zoea-1 Zoea-4 Megalopa Ghẹ 1.
- 3.2.5 Số lượng ấu trùng/lít qua các giai đoạn.
- Hình 3: Số lượng ấu trùng/lít qua các giai đoạn ương.
- Ương ấu trùng Ghẹ Xanh trong nước xanh cho ăn ấu trùng Artemia bung dù hoặc luân trùng giàu hóa bằng tảo Chlorella ở giai đoạn zoea-1 và 2 và từ zoea-3 trở đi cho ăn ấu trùng Artemia mới nở đều cho kết tốt.
- Ảnh hưởng của mật độ lên sự phát triển và tỉ lệ sống của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) trong mô hình nước xanh