« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của tỉ lệ cho ăn lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giai đoạn giống


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ CHO ĂN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita) GIAI ĐOẠN GIỐNG.
- Ốc bươu đồng, Pila polita, sinh khối, sinh trưởng, tỉ lệ cho ăn.
- Các tỉ lệ cho ăn khác nhau đã được thử nghiệm để đánh giá tăng trưởng và tỉ lệ tăng sinh khối của ốc bươu đồng (Pila polita) trong quá trình ương giống..
- Thí nghiệm gồm có 4 tỉ lệ cho ăn khác nhau và được lặp lại 3 lần là: 1) Cho ăn với tỉ lệ 3% khối lượng ốc trong 5 tuần (F3-3), 2) Cho ăn 3% trong tuần đầu và 5% ở tuần thứ 2 đến thứ 5 (F3-5), 3) Cho ăn 3% trong tuần đầu, 5%.
- tuần thứ 2 và 7% tuần thứ 3 trở đi (F3-7), 4) Cho ăn 3% tuần đầu, 5% tuần 2, 7% tuần 3, 10% từ tuần thứ tư trở đi (F3-10).
- Ốc bươu đồng với khối lượng g và chiều cao vỏ từ mm được ương trong bể PVC (40×80 cm), với mật độ 300 con/m 2 và cho ăn thức ăn công nghiệp (18%.
- Sau 5 tuần nuôi, tỉ lệ sống của ốc khi cho ăn với các tỉ lệ khác nhau không có sự khác biệt (p>0,05).
- Tuy nhiên, khi cho ăn ở nghiệm thức F3-10 (1,66 g và 20,2 mm) thì cao hơn so với các nghiệm thức khác (p<0,05).
- Với tỉ lệ cho ăn cao nhất, tỉ lệ tăng sinh khối của ốc (1369%) cũng đạt cao hơn so với cho ăn ít hơn (p<0,05).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ cho ăn cần phải được điều chỉnh phù hợp để cải thiện tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ tăng sinh khối của ốc bươu đồng Pila polita giai đoạn giống..
- Ảnh hưởng của tỉ lệ cho ăn lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giai đoạn giống.
- Ngày nay ốc bươu đồng là loài động vật thân mềm nước ngọt có giá trị kinh tế mang lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở nông thôn.
- Tuy nhiên, loài ốc nước ngọt này trong tự nhiên đang ngày một giảm sút do sự khai thác, môi trường ngày càng ô nhiễm do chưa quản lí chất thải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hóa chất trong nông nghiệp, đặc biệt là do sự xâm nhập và cạnh tranh về nơi sống, cũng như thức ăn của ốc bươu vàng (Ngô Thị Thu Thảo và Trần Ngọc Chinh, 2016).
- Việc sử dụng thức ăn với chất lượng và kích cỡ phù hợp, chế độ cho ăn hợp lí có thể sẽ nâng cao hiệu quả trong quá trình ương, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm chi phí thức ăn, công lao động mà vẫn đảm bảo tăng trưởng và tỉ lệ sống của ốc ương (Haniffa, 1987.
- Các nghiên cứu trước đây đã đề cập đến khẩu phần ăn có ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của động vật thân mềm (Dorgelo et al., 1995.
- Những nghiên cứu về thức ăn viên hay thức ăn chế biến trong việc ương, nuôi ốc bươu đồng khá phong phú (Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2013 và 2014;.
- Le Van Binh and Ngo Thi Thu Thao, 2018), tuy nhiên chưa có nghiên cứu về tỉ lệ cho ăn trên ốc bươu đồng mà chỉ có một số nghiên cứu trên các loài ốc như: ốc hương, ốc sên và ốc bươu vàng.
- (1999) khi nghiên cứu trên ốc bươu vàng đã.
- cho thấy rằng, khi sử dụng thức ăn chế biến với tỉ lệ cho ăn 2%/ngày thì ốc có tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 13,93 mm và tăng lên đến 19,23 mm khi khẩu phần ăn tăng lên 6%/ngày.
- Tương tự, ở ốc hương Babylonia areolata (Chaitanawisuti et al., 2001) khi ương với tỉ lệ cho ăn 3%/ngày thì sẽ đạt tăng trưởng 2,18 g và mức tăng trưởng tăng lên gần 2,4 lần khi tỉ lệ cho ăn tăng lên 15%/ngày.
- Nghiên cứu trên ốc ma Archachatina marginata cũng được ghi nhận là ốc ăn thức ăn chế biến với tỉ lệ cho ăn 5%/ngày chỉ đạt tăng trưởng 330 g (Chika et al., 2018), trong khi đó tỉ lệ cho ăn tăng lên 15%/ngày ốc đạt tăng trưởng lên đến 347 g.
- Từ những vấn đề trên cho thấy, việc tìm ra được tỉ lệ cho ăn thích hợp để ương ốc bươu đồng đạt hiệu quả cao, đồng thời tiết kiệm chi phí và giảm tác động đến chất lượng môi trường là một trong những hướng nghiên cứu cần được quan tâm, kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất giống loài ốc này..
- Trứng ốc bươu đồng được thu từ thủy vực tự nhiên ở tỉnh Đồng Tháp và được ấp nở tại Trại Thực nghiệm động vật thân mềm - Bộ môn Kĩ thuật nuôi hải sản - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ để ấp nở thành ốc con sau 15 - 20 ngày tuổi (khối lượng trung bình g và chiều cao mm) thì chọn lựa để bố trí thí nghiệm ương giống..
- Ốc bươu đồng được cho ăn thức ăn công nghiệp (loại sử dụng cho cá có vẩy, 18% đạm) với các tỉ lệ cho ăn khác nhau là: 1) Cho ăn với tỉ lệ 3% khối lượng ốc theo thời gian (F3-3), 2) Cho ăn 3% trong tuần đầu và 5% ở tuần thứ 2 đến thứ 5 (F3-5) và 3) Cho ăn 3% trong tuần đầu, 5% tuần thứ hai và 7%.
- Mỗi ngày ốc được cho ăn 2 lần vào lúc 7 giờ 30 sáng và 17 giờ chiều..
- Bảng 1: Tỉ lệ cho ăn.
- Tiến hành thu mẫu định kì 7 ngày/lần, từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc quá trình ương, đếm số lượng ốc trong bể để xác định tỉ lệ sống, đo chiều cao và cân khối lượng 50 con/bể để tính tốc độ tăng trưởng, xác định tỉ lệ tăng sinh khối của ốc theo các công thức sau đây:.
- Tăng trưởng khối lượng, chiều cao tương đối (SGR W, L .
- Tăng trưởng khối lượng, chiều cao tuyệt đối (DWG-mg/ngày.
- W 2 , L 2 : khối lượng và chiều cao tại thời điểm thu mẫu.
- Tỉ lệ tăng sinh khối.
- Tỉ lệ sống (SR.
- Theo Nguyễn Thị Bình (2011), ốc bươu đồng giai đoạn còn nhỏ sống tốt khi nhiệt độ 27,0 o C vào buổi sáng và 30,0 o C buổi chiều.
- Trong nghiên cứu này, nhiệt độ buổi sáng ổn định 25,7 o C, buổi chiều biến động o C là nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ốc bươu đồng..
- Khoảng biến động của pH trong thời gian thí nghiệm từ 7,6 - 8,9 là phù hợp cho sự sinh trưởng của ốc bươu đồng giống.
- Theo Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo (2013), ốc bươu đồng có thể được ương ở pH 7,5 - 8,3..
- Bảng 2: Biến động các yếu tố môi trường trong các nghiệm thức Tỉ lệ cho ăn.
- (2013) cho rằng, các loài ốc tăng trưởng nhanh sẽ có nhu cầu canxi lớn hơn để phục vụ cho quá trình cấu tạo.
- 3.2 Tăng trưởng của ốc bươu đồng Chiều cao của ốc theo thời gian.
- Kết quả tăng trưởng về chiều cao ốc được trình bày ở Bảng 3.
- Sau 35 ngày ương, chiều cao của ốc ở nghiệm thức F3-10 (20,2 mm) đạt cao nhất và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức F3- 3 (14,8 mm), F3-5 (18,2 mm) và F3-7 (19,3 mm)..
- Kết quả cho thấy, ở nghiệm thức F3-10 ốc có tốc độ tăng trưởng chiều cao gấp 1,4 lần so với F3-3.
- Chiều cao trung bình của ốc ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm tăng liên tục và nhanh nhất ở nghiệm thức F3-10, trong khi F3-3 tăng trưởng chậm lại sau ngày thứ 14 đến kết thúc thí nghiệm (Hình 2)..
- Theo nghiên cứu của Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo (2013).
- thì với chiều cao vỏ là mm, mật độ 300 con/m 2 , với tỉ lệ cho ăn 5%/ngày ở hai tuần đầu và sau đó giảm xuống chỉ còn 3%/ngày đến cuối thời gian ương, sau 35 ngày ương chiều cao vỏ đạt mm.
- Việc so sánh với ốc bươu vàng Pomacea bridgesii của Mendoza et al.
- (1999) đã cho thấy rằng, ốc bươu vàng được sử dụng thức ăn chế biến có hàm lượng đạm 30% và tỉ lệ cho ăn là 2%/ngày có tốc độ tăng trưởng chiều cao chỉ đạt 13,93 mm, tốc độ tăng trưởng chiều cao lên đến 19,23 mm khi tỉ lệ cho ăn tăng lên 6%/ngày.
- Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước đây khi cho ăn thức ăn với tỉ lệ 3 - 5%, tuy nhiên khi khẩu phần ăn tăng lên 7 - 10%, ốc có tốc độ tăng trưởng chiều cao vượt trội hơn rất nhiều..
- Bảng 3: Khối lượng và chiều cao của ốc bươu đồng ương ở các tỉ lệ cho ăn khác nhau.
- Chỉ tiêu theo dõi Tỉ lệ cho ăn.
- Chiều cao ngày 1 (mm a 8,00±0,11 a 8,03±0,05 a 7,92±0,08 a Chiều cao ngày 35 (mm a b c d Tăng chiều cao (mm a b c d Khối lượng ngày 1 (g a 0,11±0,00 a 0,11±0,00 a 0,11±0,00 a Khối lượng ngày 35 (g a 1,23±0,02 b 1,45±0,02 c 1,66±0,03 d Tăng khối lượng (g a 1,11±0,02 b 1,34±0,02 c 1,55±0,03 d Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).
- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao của ốc ở các nghiệm thức tương đối ổn định và tăng dần trong suốt quá trình thí nghiệm (Bảng 4).
- tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao của ốc ở nghiệm thức F3-10 là cao nhất (0,27 mm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với F3-3 (0,18 mm/ngày), F3-5 (0,23 mm/ngày) hay F3-7 (0,24 mm/ngày)..
- Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao tuyệt đối và tương đối của ốc bươu đồng theo thời gian ương ở các tỉ lệ cho ăn khác nhau.
- Ngày ương Tỉ lệ cho ăn.
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao tuyệt đối (mm/ngày).
- Trung bình a b b c Tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối (%/ngày).
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối của ốc tương đối ổn định trong suốt thời gian ương và khác biệt (p<0,05) theo sự gia tăng tỉ lệ cho ăn (Bảng 4)..
- Trung bình tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối của ốc đạt thấp ở nghiệm thức F ngày) trong khi đó lại cao hơn và tăng dần từ tỉ lệ cho ăn F ngày) đến F ngày)..
- Khối lượng của ốc theo thời gian.
- Sau 35 ngày ương, khối lượng trung bình của ốc ở nghiệm thức F3-10 (1,66 g) cao hơn (p<0,05) so với nghiệm thức F3-7 (1,45 g), F3-5 (1,23 g) hoặc F3-3 (0,69 g).
- Tương tự tăng trưởng về chiều cao, ốc ở nghiệm thức F3-10 có tốc độ tăng trưởng khối lượng cao hơn gấp 2,4 lần so với F3-3.
- Trong 35 ngày thí nghiệm, khối lượng trung bình của ốc ở các nghiệm thức tăng liên tục và tăng nhanh nhất ở nghiệm thức F3-10, trong khi đó khối lượng ốc luôn thấp ở nghiệm thức F3-3 (Hình 2 và Bảng 3)..
- Hình 2: Chiều cao và khối lượng ốc bươu đồng ương ở các tỉ lệ cho ăn khác nhau Khi ương ốc hương Babylonia areolata với tỉ lệ.
- cho ăn 3%/ngày thì chỉ đạt tăng trưởng 2,18 g, trong khi đó tỉ lệ cho ăn tăng lên 15%/ngày ốc đạt tăng trưởng lên đến 5,12 g (Chaitanawisuti et al., 2001)..
- (2018) cho rằng khi cho ăn thức ăn chế biến với tỉ lệ cho ăn 5%/ngày thì chỉ đạt tăng trưởng 330 g, trong khi đó tỉ lệ cho ăn tăng lên 15%/ngày ốc đạt tăng trưởng lên đến 347 g.
- dinh dưỡng của ốc bươu Pila globosa cho thấy, khi bỏ đói ốc trong 1 tháng thì ốc giảm khối lượng khô trên khối lượng tươi là 79,5 mg/g và thời gian để ốc tăng trọng trở lại khối lượng cơ thể ban đầu ước tính là và 23 ngày khi khẩu phần ăn được tăng từ 8 - 20%.
- Từ kết quả nghiên cứu này và so sánh với các nghiên cứu trước đây, cho phép nhận định rằng tỉ lệ cho ăn có sự tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng của nhóm Chân bụng trong đó có ốc bươu đồng..
- Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối và tương đối của ốc bươu đồng theo thời gian ương ở các tỉ lệ cho ăn khác nhau.
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (mg/ngày).
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối (%/ngày).
- Chiều cao (mm).
- Khối lượng (g).
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của ốc có xu hướng tăng liên tục trong suốt quá trình ương (Bảng 5).
- Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối ổn định và giảm dần trong suốt quá trình ương ở nghiệm thức F3-3, tuy nhiên có xu hướng tăng đến cuối thời gian ương ở các nghiệm thức còn lại.
- Trung bình tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về khối lượng của ốc ở nghiệm thức F3- 10 là cao nhất (24,4 mg/ngày.
- Các kết quả tăng trưởng chiều cao và khối lượng của ốc bươu đồng trong nghiên cứu này cho thấy, việc tăng khối lượng thức ăn từ 3% đến 10% trong thời gian 5 tuần ương giống là rất cần thiết để có thể đạt kết quả cao..
- 3.3 Tỉ lệ sống, tỉ lệ tăng sinh khối và năng suất Tỉ lệ sống của ốc đều đạt cao sau 35 ngày ương (từ 98,0 đến 98,7%) và không khác biệt giữa các tỉ lệ cho ăn khác nhau (p>0,05).
- Khi cho ăn cùng loại thức ăn công nghiệp cho cá có vảy với tỉ lệ 3% trong suốt 35 ngày ương thì Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo (2013) cũng thu được tỉ lệ sống của ốc bươu đồng đạt từ .
- Một kết quả ghi nhận cũng tương tự của Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo (2017) cũng thu được kết quả tỉ lệ sống .
- (2001) cho rằng, ốc hương Babylonia areolata đã ảnh hưởng đáng kể với tỉ lệ cho ăn khác nhau, cụ thể: khi cho ăn với tỉ lệ thức ăn 3%/ngày thì tỉ lệ sống chỉ đạt 49,5%, trong khi đó tỉ lệ cho ăn tăng lên 15%/ngày tỉ lệ sống lên đến 97,3%..
- Bảng 6: Tỉ lệ sống, tăng sinh khối và năng suất của ốc bươu đồng trong các nghiệm thức.
- Tỉ lệ sống.
- Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Kết quả Bảng 6 cho thấy, ốc bươu đồng ở.
- nghiệm thức F3-10 cho tỉ lệ tăng sinh khối và năng suất cao nhất (1369%.
- Kết quả tỉ lệ tăng sinh khối và năng suất của ốc bươu đồng trong nghiên cứu này cao hơn so với các nghiên cứu đã nêu, có thể do kích thước ban đầu của ốc giống lớn hơn.
- Mặt khác, các nghiên cứu trước đây tỉ lệ cho ăn 3 - 5%, trong khi nghiên cứu này tỉ lệ cho ăn lên đến 5 - 7%, cũng là nguyên nhân làm ốc giống lớn nhanh, kéo theo tăng sinh khối hay năng suất tăng cao hơn so với các nghiên cứu trước đây..
- Các tỉ lệ cho ăn khác nhau trong quá trình ương giống 35 ngày không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của ốc bươu đồng..
- Khối lượng và chiều cao trung bình của ốc khi cho ăn lượng thức ăn tăng từ 3% tuần đầu đến 10%.
- ở tuần thứ tư đạt cao hơn so với các tỉ lệ cho ăn thấp hơn..
- Năng suất ốc bươu đồng cho ăn theo tỉ lệ từ 3%.
- Trong vòng 5 tuần ương ốc bươu đồng, tỉ lệ cho ăn hàng tuần cần được thay đổi theo tỉ lệ từ 3 đến 10% khối lượng ốc bươu đồng trong bể ương nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và tăng trưởng của ốc bươu đồng..
- Nghiên cứu tỉ lệ cho ăn ở giai đoạn ốc bươu đồng trưởng thành..
- Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita).
- Ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giống.
- Xác định hàm lượng canxi trong khẩu phần ăn của ốc bươu đồng (Pila polita) giai đoạn giống.
- Hiệu quả của việc bổ sung canxi vào thức ăn trong quá trình ương giống ốc bươu đồng (Pila polita).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita).
- Ảnh hưởng của rau xanh và thức ăn công nghiệp đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc bươu đồng giống.
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng Pila polita và thử nghiệm kĩ thuật sản xuất giống.
- Ảnh hưởng thức ăn và mật độ nuôi đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita)