« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP GIÁ THỂ ĐẤT FERALIT VÀNG ĐỎ PHÚ QUỐC VÀ XƠ DỪA DASA X0 LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CẢI MẦM (RAPHANUS SATIVUS L.)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP GIÁ THỂ ĐẤT FERALIT VÀNG ĐỎ PHÚ QUỐC VÀ XƠ DỪA DASA X 0 LÊN SỰ.
- SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CẢI MẦM (RAPHANUS SATIVUS L.).
- Hai thí nghiệm được thực hiện để xác định loại giá thể tốt trồng cải mầm (Raphanus sativus L.) cho năng suất cao.
- Chiều cao cây và năng suất thương phẩm của cải mầm ở giá thể đơn thuần mụn xơ dừa (0% đất PQ - 100% DASA X 0 ) cao nhất (6.17 kg/m 2 ) và đơn thuần đất Phú Quốc (100% đất PQ-0% DASA X 0 ) với phối trộn 50% đất PQ-50% DASA X 0 thấp nhất (4,76 và 4,88 kg/m 2 , tương ứng) có ý nghĩa thống kê.
- Năng suất cải mầm trên giá thể tái sử dụng chỉ bằng 12-13% so với giá thể sử dụng lần đầu..
- Tuy nhiên, việc trồng rau mầm hiện nay vẫn chưa được phổ biến, còn nhỏ lẻ nên năng suất chưa.
- cao, đặc biệt trồng rau mầm cần có giá thể (Nguyễn Thị Bích Vân et al., 2005 và Phạm Ngọc Tuấn et al., 2009), với mong muốn tìm ra loại giá thể phù hợp cho sinh trưởng và phát triển để tạo ra năng suất cao đồng thời rẻ tiền, dễ tìm có thể tận dụng được nguồn vật liệu sẵn có tại Phú Quốc nên đề tài “Ảnh hưởng của tổ hợp giá thể đất feralit vàng đỏ Phú Quốc và xơ dừa DASA X 0 lên sự sinh trưởng và năng suất cải mầm (Raphanus sativus L.
- Vật liệu thí nghiệm: giá thể là tổ hợp của đất Feralit vàng đỏ được lấy từ ấp Suối Cát, xã Cửa Dương, huyện đảo Phú Quốc có hàm lượng dinh dưỡng gồm 3,85 mg/kg NH 4_ N.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: gồm 2 thí nghiệm đều được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 5 nghiệm thức là 5 loại giá thể với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2.000 cm 2.
- Giá thể 100% đất Phú Quốc-0% xơ dừa (100% đất PQ-0% XD) 2.
- Giá thể 70% đất Phú Quốc-30% xơ dừa (70% đất PQ-30% XD) 3.
- Giá thể 50% đất Phú Quốc-50% xơ dừa (50% đất PQ-50% XD) 4.
- Giá thể 30% đất Phú Quốc-70% xơ dừa (30% đất PQ-70% XD) 5.
- Giá thể 0% đất Phú Quốc-100% xơ dừa (0% đất PQ-100% XD) Kỹ thuật canh tác:.
- Chuẩn bị hệ thống trồng: pha dung dịch chlorin nồng độ 2% rồi phun thật đều lên toàn hệ thống trồng cải mầm sau đó để khô tự nhiên..
- Chuẩn bị giá thể: giá thể được phối trộn đúng theo nghiệm thức, những phần thô trong giá thể được làm nhuyễn, sau đó bố trí vào hệ thống trồng dùng cây thẳng, sạch phả nhẹ làm đều bề mặt giá thể với độ cao giá thể là 1 cm.
- Phun nước cho ẩm giá thể (dùng tay vắt mạnh giá thể thấy có một ít nước chảy ra kẻ tay).
- Tiếp theo đậy lên bề mặt giá thể 2 lớp giấy thấm và tiến hành rãi hạt.
- Xử lý giá thể tái sử dụng: giá thể sau khi thu hoạch nhặt hết rễ, thân, lá cải mầm đem phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời khoảng 2-3 ngày, sau đó giá thể được bỏ vào túi ni lông tưới dung dịch chlorin nồng độ 2% thật ẩm, trộn.
- đều giá thể và cột túi lại ủ khoảng 1 ngày và 1 đêm, lấy ra phơi giá thể trực tiếp với ánh nắng mặt trời khoảng 3-4 ngày đến khi giá thể thật khô thì sử dụng lại..
- Từ ngày thứ 3 cây con đã đứng thẳng, rễ đã mọc dài có thể đâm xuống giá thể để hút nước không phun nước trên hạt mà cung cấp nước vào giá thể bằng biện pháp tưới nhỏ giọt..
- Thu hoạch: ngày thứ 6 sau khi gieo tiến hành thu hoạch đồng loạt, dùng kéo hoặc lam thật bén cắt ngang gốc cải nơi tiếp giáp bề mặt giá thể, cân năng suất tổng, sau đó phân loại năng suất thương phẩm và không thương phẩm..
- Chiều cao cây được đo bằng cách dùng thước nhựa dẻo để đo từ gốc thân, nơi tiếp giáp với bề mặt giá thể đến đỉnh cao nhất của cây (đo ở thời điểm 3 đến 6 ngày sau khi gieo).
- Tính năng suất tổng bằng cách cân toàn bộ cây thu hoạch được trong lô (cắt bỏ rễ).
- Loại bỏ cây cải mầm bị thối nhũng hoặc có vết đen li ti trên lá to khoảng 1 mm, mắt thường trông thấy được để tính năng suất thương phẩm.
- Hàm lượng chất khô cải mầm khi thu hoạch, cân trọng lượng tươi, sấy ở nhiệt độ 60 0 C khoảng 3-4 ngày đến khi trọng lượng không đổi..
- 3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của tổ hợp giá thể đất feralit vàng đỏ Phú Quốc và xơ dừa DASA X 0 lên sự sinh trưởng và năng suất cải mầm (Raphanus sativus L.).
- Trong thời gian thực hiện thí nghiệm, phòng trồng cải mầm được che bớt ánh sáng, ở cường độ 60-75 lux, song song đó thí nghiệm thực hiện vào những ngày mưa nhiều nên nhiệt độ bên trong phòng trồng cải mầm tương đối thấp (25 ± 3 0 C) và ẩm độ không khí khá cao (dao động 82,4-96,6.
- Với nhiệt độ này khá thích hợp cho cải mầm phát triển, nhưng ẩm độ không khí cao là điều kiện cho bệnh phát triển (Hình 1)..
- Hình 1: Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trong phòng qua 6 ngày khảo sát trên tổ hợp giá thể đất feralit vàng đỏ Phú Quốc và xơ dừa DASA X 0 , nhà lưới trường ĐHCT.
- Chiều cao cây cải mầm ở 4 thời điểm khảo sát trên 5 loại giá thể khác nhau có khác biệt qua phân tích thống kê (Bảng 1), ở các giai đoạn từ 3-6 NSKG (thu hoạch) giá thể 0% đất PQ-100% XD luôn cao nhất (7,5-11,8 cm, tương ứng) nhưng khác biệt không ý nghĩa với giá thể 30% đất PQ-70% XD (7,3-10,9 cm, tương ứng), thấp nhất là giá thể 100% đất PQ-0% XD (dao động 5,0- 9,2 cm), giá thể 70% đất PQ-30% XD và giá thể 50% đất PQ-50% XD luôn ở mức trung gian (dao động 5,7- 10,2 cm).
- Xơ dừa DASA X 0 là loại giá thể chuyên dụng sản xuất cải mầm, có độ thoáng khí là 22%, khả năng giữ nước là 70%, được bổ sung thêm một lượng dinh dưỡng và dưỡng chất này ở dạng sẵn sàng hữu dụng, khi rễ phát triển thì có thể hút lấy ngay, giúp gia tăng sinh khối.
- Như vậy, xơ dừa DASA không những làm tốt vai trò của một giá thể mà còn cung cấp thêm dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cải mầm, kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu Nguyễn Văn Đém (2007).
- Trong khi đất Phú Quốc không có độ tơi xốp, khả năng giữ nước kém, khi gặp nước đất bị nén dẽ đã hạn chế khả năng cung cấp không khí cho cải mầm sinh trưởng tốt.
- Bảng 1: Chiều cao cây cải mầm qua 4 giai đoạn khảo sát trên 5 loại giá thể tổ hợp từ đất Feralit vàng đỏ Phú Quốc và xơ dừa DASA X .
- Giá thể Chiều cao cây (cm) qua các ngày khảo sát.
- 100% Đất PQ - 0% XD 70% Đất PQ - 30% XD 50% Đất PQ - 50% XD 30% Đất PQ - 70% XD 0% Đất PQ - 100% XD.
- Đất PQ: đất Feralit vàng đỏ Phú Quốc, XD: Xơ dừa.
- 3.1.3 Năng suất.
- Năng suất tổng: cải mầm trên 5 loại giá thể khác biệt qua phân tích thống kê ở thời điểm thu hoạch (6 NSKG), cao nhất ở giá thể 0% đất PQ-100% XD (6,76 kg/m 2.
- Các loại giá thể tổ hợp từ đất và xơ dừa năng suất tuy không cao như giá thể thuần xơ dừa (0% đất PQ-100% XD) nhưng sự khác biệt không ý nghĩa thống kê do tỉ lệ cây nẩy mầm cao và phát triển rất đồng đều trong khi đó đất Phú Quốc nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương không tốn chi phí mua, xơ dừa DASA phải mua và chi phí vận chuyển từ đất liền ra đảo cao, giảm được tỉ lệ xơ dừa phối trộn là giảm giá thành đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt ở tổ hợp giá thể có tỉ lệ đất tổ hợp cao nhất như giá thể 70% đất PQ-30% XD..
- Năng suất thương phẩm và tỉ lệ năng suất thương phẩm: cải mầm thu được có khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, cao nhất vẫn là giá thể 0% đất PQ-100% XD (6,17 kg/m 2 và 92,1.
- thấp nhất là giá thể 100% đất PQ-0% XD (4,76 kg/m 2 và 82,9%) và 50% đất PQ-50% XD (4,88 kg/m 2 và 83,3.
- Như vậy, tổ hợp đất Phú Quốc và xơ dừa đã làm gia tăng năng suất tổng và năng suất thương phẩm cho thấy tổ hợp giá thể phù hợp cho cải mầm phát triển..
- 100% Đất PQ - 0% XD.
- 70% Đất PQ - 30% XD.
- 50% Đất PQ - 50% XD.
- 30% Đất PQ - 70% XD.
- 0% Đất PQ - 100% XD Loại giá thể.
- Năng suất tổng (kg/m2) Năng suất thương phẩm (kg/m2).
- Hình 2: Năng suất và tỉ lệ năng suất thương phẩm/ năng suất tổng của cải mầm trên tổ hợp giá thể đất feralit vàng đỏ Phú Quốc và xơ dừa DASA X 0 tại nhà lưới, ĐHCT.
- Hàm lượng chất khô của cải mầm trên 5 loại giá thể không khác biệt qua phân tích thống kê dao động từ Bảng 2), kết quả phù hợp với nghiên cứu của Meyerowitz (2002) trong 100 g cải mầm tươi có hơn 90% là nước.
- Như vậy, giá thể xơ dừa tuy có khả năng giữ ẩm tốt nhưng đã không làm giảm hàm lượng chất khô cây cải mầm, cho thấy giống là yếu tố quan trọng quyết định hàm lượng dinh dưỡng trong cải mầm..
- Bảng 2: Hàm lượng chất khô của cải mầm trồng trên 5 loại giá thể tổ hợp từ đất Feralit vàng đỏ Phú Quốc và xơ dừa DASA X .
- Đất PQ: đất Phú Quốc, XD: xơ dừa..
- Thí nghiệm trồng cải mầm trên 5 loại giá thể tổ hợp từ đất ferallit vàng đỏ Phú Quốc và xơ dừa DASA X 0 được thực hiện trong nhà lưới với hiệu quả kinh tế trình.
- Giá thể Hàm lượng chất khô.
- Năng suất (kg/m2).
- Năng suất tổng/năng suất thương phẩm.
- bày ở Bảng 3 cho thấy tổng chi ở giá thể 0% đất PQ-100% XD cao nhất (73.600 đồng/m 2.
- giảm dần khi tỉ lệ xơ dừa phối trộn giảm, giá thể 100% đất PQ-0% XD thấp nhất (68.600 đồng/m 2 ) do xơ dừa phải mua và chi phí vận chuyển cao, trong khi đó đất Phú Quốc sẵn có tại địa phương.
- Năng suất thương phẩm của cải mầm trên giá thể 0% đất PQ-100% XD cao nhất nên tổng thu cũng cao nhất (185.100 đồng/m 2.
- kế đến là giá thể 70% đất PQ-30% XD (155.400 đồng/m 2 ) và 30% đất PQ-70% XD (156.300 đồng/m 2.
- thấp nhất là giá thể 100% đất PQ-0% XD, với giá bán 30.000 đồng/kg.
- Tỷ suất lợi nhuận của mô hình thu được cao nhất ở giá thể 0% đất PQ-100% XD là 1,51 tức là đầu tư 1 đồng vốn thì thu được 1,51 đồng lời, kế đến là giá thể 70% đất PQ-30% XD đầu tư 1 đồng vốn thu được 1,22 đồng lời và 30% đất PQ-70% XD đầu tư 1 đồng thu được 1,17 đồng, tương tự, thấp nhất ở giá thể 50% đất PQ-50% XD là 1,06 và 100% đất PQ-0% XD là 1,08..
- Bảng 3: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cải mầm (1.000 đồng/m 2 ) trong nhà lưới ĐHCT .
- Giá thể Thu-chi.
- 100% Đất PQ-0%.
- 70% Đất PQ-30%.
- 50% Đất PQ-50%.
- 30% Đất PQ-70%.
- 0% Đất PQ-100%.
- Kệ trồng cải mầm Thùng chứa nước Ống tưới nhỏ giọt Bình phun sương Hột giống.
- PQ: đất Phú Quốc, XD: xơ dừa DASA, NSTP: năng suất thương phẩm.
- 3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của tổ hợp giá thể đất feralit vàng đỏ Phú Quốc và xơ dừa DASA X 0 tái sử dụng lên sự sinh trưởng và năng suất cải mầm (Raphanus sativus L.).
- Do ảnh hưởng bởi nhiệt độ không khí bên ngoài cao (28-38 0 C), dẫn đến nhiệt độ trong phòng trồng cải mầm cũng cao gây bất lợi cho sự sinh trưởng của cây.
- Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2008) cải mầm sống trong môi trường nhiệt độ cao và ẩm độ cao với ánh sáng nhẹ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển..
- Hình 3: Nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trung bình qua 3 ngày khảo sát của cải mầm trồng trên 5 loại giá thể tái sử dụng .
- 3.2.2 Năng suất.
- Năng suất tổng của cải mầm ở thời điểm 4 NSKG trên 5 loại giá thể tái sử dụng (100% đất PQ-0% XD.
- 70% đất PQ-30% XD.
- 50% đất PQ-50% XD.
- 30% đất PQ- 70% XD.
- 0% đất PQ-100% XD) khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê dao động 0,36-1,65 kg/m 2 (Bảng 4).
- Như vậy đối với cải mầm không nên tái sử dụng giá thể vì mầm bệnh trong giá thể rất khó tiêu diệt và việc xử lý giá thể cũng khá phức tạp, tốn nhiều công sức và thời gian..
- Bảng 4: Năng suất tổng của cải mầm trên tổ hợp giá thể đất Feralit vàng đỏ Phú Quốc và xơ dừa DASA X 0 tái sử dụng .
- Giá thể Năng suất tổng (kg/m 2 ) 100% Đất PQ - 0% XD.
- 70% Đất PQ - 30% XD 50% Đất PQ - 50% XD 30% Đất PQ - 70% XD 0% Đất PQ - 100% XD.
- Đất PQ: đất Phú Quốc, XD: Xơ dừa.
- Hình 4: Cải mầm bi nấm bệnh tấn công khi tái sử dụng giá thể, giá thể 0% đất PQ-100%.
- Giá thể 0% đất PQ-100% XD có chiều cao cây và năng suất thương phẩm (6,17 kg/m 2 ) cải mầm cao nhất, tăng 29,6% năng suất thương phẩm so với giá thể 100% đất PQ-0% XD, 1 kg hột giống tạo ra 9 kg cải mầm, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với tỉ suất lợi nhuận 1,51..
- Giá thể 30% đất PQ-70% XD có chiều cao cây và năng suất thương phẩm không khác biệt với giá thể 0% đất PQ-100% XD, tăng 15,8% so với giá thể 100% đất PQ-0% XD,1 kg hột giống tạo ra 8,6 kg cải mầm, tỉ suất lợi nhuận 1,17..
- Giá thể 70% đất PQ-30% XD có chiều cao cây và năng suất thương phẩm không khác biệt với giá thể 0% đất PQ-100% XD, tăng 8,8% so với giá thể 100% đất PQ-0% XD, 1 kg hột giống tạo ra 8,2 kg cải mầm, tỉ suất lợi nhuận 1,22..
- Giá thể 50% đất PQ-50% XD và giá thể 100% đất PQ-0% XD kém hơn các loại giá thể khác về chiều cao cây, năng suất tỉ suất lợi nhuận lần lượt 1,06 và 1,08..
- Tái sử dụng giá thể không phù hợp cho sản xuất cải mầm..
- Giá thể 0% đất PQ-100% XD hoặc giá thể 30% đất PQ-70% XD hoặc giá thể 70%.
- đất PQ-30% XD có thể sử dụng trong sản xuất cải mầm bằng phương pháp tưới nhỏ giọt để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
- Không nên tái sử dụng giá thể cũ cho sản xuất cải mầm..
- Nghiên cứu quy trình sản xuất cải mầm gia đình.
- Phạm Ngọc Tuấn, Cao Kỳ Sơn, Lê Thị Minh Lương và Hoàng Văn Quyết (2009), Nghiên cứu sử dụng giá thể nền hữu cơ GT 05 trồng rau an toàn, Tạp chí khoa học Đất, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội khoa học đất Việt Nam, 24/2006, trang 53-56.