« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của việc bổ sung bột tảo Spirulina với các liều lượng khác nhau lên tỷ lệ sống, tăng trưởng và sinh sản của Artemia franciscana


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT TẢO Spirulina VỚI.
- CÁC LIỀU LƯỢNG KHÁC NHAU LÊN TỶ LỆ SỐNG, TĂNG TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA Artemia franciscana.
- Artemia fraciscana Vĩnh Châu được cho ăn bằng thức ăn chế biến dành cho Artemia (30% độ đạm) đồng thời bổ sung bột tảo Spirulina với các hàm lượng tương ứng với các nghiệm thức 1, 2, 3 và 4..
- Kết quả cho thấy hàm lượng bột tảo Spirulina đã ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống, tăng trưởng và sinh sản của Artemia.
- Các nghiệm thức có bổ sung bột tảo Spirulina đều có tỷ lệ sống và tăng trưởng tốt hơn so với không bổ sung, đặc biệt nghiệm thức bổ sung 9% cho tỷ lệ sống và tăng trưởng cao nhất, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác sau hai tuần nuôi (p<0,05).
- Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy ở nghiệm thức không bổ sung bột tảo, tuổi thọ của Artemia thấp hơn so với nghiệm thức có bổ sung bột tảo.
- Ngoài ra, khi so sánh hoạt động sinh sản giữa các nghiệm thức cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các chỉ tiêu sinh sản và ở nghiệm thức 9% bột tảo có các thông số sinh sản cao hơn so với các nghiệm thức còn lại..
- Ảnh hưởng của việc bổ sung bột tảo Spirulina với các liều lượng khác nhau lên tỷ lệ sống, tăng trưởng và sinh sản của Artemia franciscana.
- Atemia thuộc lớp giáp xác, được biết đến vào những năm đầu thập niên 30 và sau đó chúng đã trở thành nguồn thức ăn tươi sống lý tưởng trong.
- Trong nuôi Artemia truyền thống, thức ăn chính cho Artemia là từ ao bón phân (phân vô cơ và phân hữu cơ) kích thích tảo phát triển hay ao gây màu (Rothuis, 1986.
- Việc sử dụng hỗn hợp tảo trong tự nhiên làm thức ăn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sinh khối và trứng bào xác vì giá trị dinh dưỡng của chúng, nhất là các acid béo được phản ánh trong chính thành phần thức ăn mà chúng tiêu thụ (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2014).
- Ngoài việc gây nuôi tảo làm nguồn thức ăn cho Artemia thì thức ăn chế biến cũng được sử dụng như nguồn thức ăn bổ sung, hiện nay thức ăn chế biến đã được quan tâm nhiều vì nó không tốn nhiều công nuôi tảo và bị ảnh hưởng bởi thời tiết (Dương Thị Mỹ Hận và ctv., 2016).
- Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn thức ăn này là thiếu hụt các acid béo mạch cao không no do thành phần thức ăn chủ yếu là từ bột cá, cám gạo (Sorgeloos et al., 1980) trong khi tảo có thể đáp ứng yêu cầu này.
- Đối với nuôi Artemia trên bể, việc duy trì quần thể tảo để làm thức ăn cho Artemia không phải lúc nào cũng thành công.
- Do đó, trong sản xuất sinh khối Artemia trên bể, bên cạnh kết hợp thức ăn chế biến, cám gạo, bột bắp… làm thức ăn chính cho Artemia, sử dụng tảo cô đặc hay tảo khô làm thức ăn bổ sung để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và nâng cao giá trị dinh dưỡng sinh khối Artemia là rất thiết thực..
- Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu khả năng sử dụng Spirulina ở dạng khô làm thức ăn bổ sung trong khẩu phần ăn của Artemia để đạt tối ưu về cả giá thành và hiệu quả sử dụng cho Artemia thông qua các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản..
- Trứng bào xác Artemia fraciscana dòng Vĩnh Châu, thức ăn chế biến dùng cho Artemia (30%.
- Thí nghiệm sử dụng thức ăn chế biến (TACB) dùng cho Artemia có hàm lượng protein 30% là thức ăn chính cho Artemia, tảo Spirulina khô dạng bột được sử dụng làm thức ăn bổ sung TACB với tỷ lệ 3%, 6% và 9% tương ứng với 4 nghiệm thức, trong đó không bổ sung bột tảo là nghiệm thức đối chứng, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần trong nuôi quần thể và 30 cặp trong nuôi đơn..
- Giai đoạn 2: Khi quần thể Artemia ở giai đoạn nuôi chung xuất hiện bắt cặp khoảng 70-80%, bắt ngẫu nhiên 30 cặp của mỗi nghiệm thức (con đực và con cái) và nuôi riêng biệt từng cặp cá thể trong ống Facol 50 mL đến khi Artemia chết (con cái chết) để xác định các chỉ tiêu vòng đời và đặc điểm sinh sản..
- Artemia được cho ăn thức ăn Artemia (30% đạm) theo bảng công thức của Hoa (1993) có điều chỉnh theo nhu cầu của Artemia.
- Thức ăn Artemia được cân khối lượng, trong đó các nghiệm thức bổ sung bột tảo thì lượng TACB được giảm theo tỷ lệ bổ sung tương ứng..
- Sau đó, thức ăn được hòa vào nước và lọc qua lưới 50 µm tạo thành dung dịch thức ăn cho Artemia ăn trong ngày..
- Nhiệt độ và pH được đo hằng ngày bằng bút đo Hanna, độ mặn được đo hằng ngày bằng khúc xạ kế và giữ ổn định trong từng nghiệm thức..
- Tỷ lệ sống và tăng trưởng chiều dài của Artemia được xác định vào ngày thứ 7 và 14 ở thí nghiệm nuôi chung.
- Thời gian tiền sinh sản: Thời gian từ khi nuôi đến lứa đẻ đầu tiên..
- Thời gian sinh sản: Thời gian từ khi con cái bắt đầu đẻ cho đến lần đẻ cuối cùng..
- Chu kì sinh sản: Thời gian giữa hai lần sinh sản của con cái..
- Sức sinh sản: Bình quân số phôi/lần đẻ của con cái..
- Phân tích ANOVA tìm sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức bằng phép thử Tukey ở mức ý nghĩa (p<0,05) sử dụng phần mềm SPSS 13.0..
- 3.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột tảo Spirulina lên tỷ lệ sống và sinh trưởng của Artemia.
- Nghiệm thức Nhiệt độ ( o C) pH.
- Tỷ lệ sống và tăng trưởng của Artemia qua hai tuần tuổi được thể hiện trong Bảng 2.
- Tỷ lệ sống của Artemia sau 7 ngày nuôi đạt rất cao dao động trong khoảng 92-96% và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nghiệm thức.
- nuôi thứ 14, tỷ lệ sống của Artemia có khuynh hướng tăng theo mức bột tảo bổ sung .
- trong đó nghiệm thức 9% bột tảo đạt cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng (85,0%)..
- Bảng 2: Tỷ lệ sống.
- Nghiệm thức Tỷ lệ sống.
- Các chữ cái trong cùng một cột khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Chiều dài trung bình của Artemia có sự khác.
- biệt giữa các nghiệm thức ở ngày nuôi thứ 7 và thứ.
- Kết quả cho thấy lượng bột tảo bổ sung 3% trong khẩu phần ăn Artemia thì tăng trưởng về chiều dài của Artemia không khác biệt so.
- với khẩu phần ăn 100% TACB, nhưng khi bổ sung bột tảo Spirulina ở mức 6% và 9% thì chiều dài tăng trưởng của Artemia sau 7 ngày và 14 ngày nuôi khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với chiều dài tăng trưởng của Artemia cho ăn 100%.
- TACB cùng ngày tuổi, ngoại trừ ở nghiệm thức bổ sung 6% Spirulina vào khẩu phần ăn của Artemia có chiều dài tăng trưởng sau 14 ngày nuôi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức cho ăn 100% TACB.
- Trong đó, Artemia ở nghiệm thức bổ sung 9% bột tảo có sự tăng trưởng nhanh nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức bổ sung 3% bột tảo và nghiệm thức đối chứng nhưng không khác biệt (p>0,05) với nghiệm thức bổ sung 6% bột tảo..
- Từ những kết quả về tỷ lệ sống và chiều dài cho thấy bổ sung 9% bột tảo Spirulina vào khẩu phần ăn của Artemia là thích hợp nhất cho chúng sinh trưởng và phát triển so với không bổ sung và bổ sung bột tảo với các hàm lượng thấp hơn.
- Điều này có thể giải thích là do nhược điểm thiếu hụt dinh dưỡng của thức ăn chế biến, Artemia có thể đã được bột tảo Spirulina khắc phục nên hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cho Artemia tăng lên..
- ăn bổ sung trong khẩu phần ăn cho Artemia..
- (2014), Spirulina chứa khoảng 59,8% đạm và 8,13 % lipids và nhiều amino acid, trong khi thức ăn chế biến dành cho Artemia chỉ chứa 30% đạm và 9% lipids.
- Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng thì yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng không kém đến sự sinh trưởng và phát triển của Artemia.
- Qua các vấn đề trên có thể nhận thấy rằng khi bổ sung một loài tảo có hàm lượng protein cao, giàu acid amin và acid béo như bột tảo Spirulina vào thức ăn của chúng với kết quả thu được là tỷ lệ sống và sinh trưởng của Artemia đã tăng lên..
- 3.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung tảo Spirulina lên vòng đời và các chỉ tiêu sinh sản của Artemia.
- Tuổi thọ (thời gian sống) của cả con đực và con cái, thời gian tiền sinh sản và thời gian sinh sản trong vòng đời của Artemia cái được thể hiện trong Bảng 3..
- Bảng 3: Các chỉ tiêu về vòng đời và sinh sản của Artemia.
- Thời gian tiền sinh sản (ngày) 16,5±1,2 a 16,3±1,5 a 16,3±1,5 a 15,9±1,4 a Thời gian sinh sản (ngày) 23,5±3,7 a 25,7±3,0 b 26,2±3,0 b 28,8±2,7 c.
- Sức sinh sản 102±13 a 103±11 a 100±9 a 103±9 a.
- Chu kì sinh sản (ngày) 2,1±0,2 a 2,1±0,2 a 2,0±0,1 a 2,0±0,1 a.
- Các chữ cái trong cùng một hàng khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Nhìn chung, Artemia ở nghiệm thức bổ sung.
- 9% bột tảo có tuổi thọ của cả con cái và con đực cao nhất và có ý nghĩa thống kê.
- Nghiệm thức có tuổi thọ của cả con đực và con cái thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (lần lượt là 29,3.
- ngày và 40,8 ngày), nghiệm thức 3% bột tảo (lần lượt là 30,4 ngày và 42,6 ngày) và nghiệm thức 6%.
- bột tảo (lần lượt là 30,5 ngày và 43,2 ngày) khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Thời gian tiền sinh sản của con cái tương tự giữa các nghiệm thức thức ăn (p>0,05) dao động trong khoảng 15,9-16,5 ngày.
- Qua đó cho thấy bổ sung bột tảo Spirulina với mức từ 3% đến 9%.
- không ảnh hưởng nhiều đến thời gian tiền sinh sản của Artemia cái..
- (2011) khi nuôi Artemia trong phòng thí nghiệm ở điều kiện bình thường thì thời gian tiền sinh sản trung bình của Artemia là 16,2 ngày..
- Thời gian sinh sản của Artemia cái tăng theo mức tăng tỷ lệ bột tảo Spirulina bổ sung vào thức ăn, trong đó bổ sung 9% bột tảo có thời gian tham gia sinh sản dài nhất (28,8 ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (p<0,05).
- Nghiêm thức đối chứng có thời gian tham gia sinh sản ngắn nhất (23,5 ngày) và cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05).
- Hai nghiệm thức bổ sung bột tảo ở mức 3% và 6% có thời gian tham gia sinh sản không khác nhau nhiều (p>0,05) dao động từ ngày..
- Tỷ lệ bột tảo Spirulina bổ sung khác nhau trong thức ăn đã ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh sản của Artemia.
- Các chỉ tiêu sinh sản chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các nghiệm thức bao gồm: tổng số phôi/con cái, số lứa đẻ, số trứng cyst hoặc số nauplii trên lứa đẻ, tỷ lệ.
- Tổng số phôi/con cái có xu hướng tăng dần theo tỷ lệ bổ sung bột tảo (976-1221 phôi/con cái), và cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng (848 phôi/con cái).
- Nghiệm thức bổ sung 3% và 6% có tổng số phôi không chênh lệch nhiều (p>0,05) và thấp hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức bổ sung 9% bột tảo..
- Tương tự, tổng số cyst/con cái và tổng số nauplli/con cái trung bình ở các nghiệm thức bổ sung bột tảo cao hơn nghiệm thức đối chứng, dao động lần lượt là 68-151 phôi cyst.
- Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức.
- Ngoài ra, ở tất cả các nghiệm thức thức ăn có tổng số phôi cyst thấp hơn nhiều lần so với tổng số phôi nauplli dẫn đến tỷ lệ phần trăm trứng cyst thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ % nauplii .
- Tỷ lệ đẻ cyst của Artemia cũng khá phụ thuộc vào thức ăn, theo Vartak và Joshi (2002), Artemia cho ăn bằng tảo (Chaetoceros sp..
- cám và bột mì) đơn thuần thì số lượng trứng cyst/cái sinh sản trong vòng 15 ngày chỉ trong khoảng 56-109 cysts, trong đó con cái sinh cyst cao nhất là ở nghiệm thức Artemia được cho ăn bằng tảo Spirulina sp.
- Trong thí nghiệm hiện tại, TACB vẫn chưa đủ dinh dưỡng cho con cái có thể sinh sản tối đa số lượng cyst, nhưng khi lượng tảo bổ sung tăng dần từ và 9% thì kết quả mong đợi là con cái mang trứng cyst cũng tăng dần lên theo lượng tảo bổ sung, tuy nhiên điều này chỉ đúng ở các nghiệm thức có lượng bột tảo tăng từ 0% đến 6%.
- Nhưng ở nghiệm thức, Spirulina bổ sung vào cao nhất lên đến 9% lại có số lượng và tỷ lệ % trứng cyst thấp nhất so với các nghiệm thức còn lại.
- Điều này có thể giải thích là do hàm lượng bột tảo cao dẫn đến thức ăn giàu dinh dưỡng đủ để chúng phát triển và duy trì nòi giống bằng phương thức đẻ con mà không sợ thiếu nguồn thức ăn.
- Mặt khác, nhiệt độ cũng phần nào tác động đến phương thức sinh sản của Artemia, tuy thí nghiệm được bố trí ở độ mặn 80‰ là độ mặn thích hợp để Artemia đẻ trứng cyst (Nguyễn Văn Hòa, 2002) nhưng nhiệt độ lại là một trong các yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và sinh sản của Artemia.
- Số lứa đẻ của con cái ở nghiệm thức bổ sung 9% tảo đạt cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại..
- Nghiệm thức bổ sung 3% và 6% bột tảo có số lứa đẻ trung bình tương tự nhau và cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (8,4±1,3)..
- Sức sinh sản trung bình của Artemia cái ở 4 nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê (p>0,05), dao động trong khoảng 100-103 trứng/lứa.
- Số lứa đẻ của con cái phụ thuộc vào chu kỳ tái thành thục của từng cá thể ở mỗi nghiệm thức, và điều này lại phụ thuộc vào thể trạng của con cái và sự thông qua dinh dưỡng trong thức ăn và các yếu tố môi trường..
- Từ những kết quả trên cho thấy khi bổ sung bột tảo Spirulina vào thức ăn cho Artemia thì sự sinh sinh trưởng và sinh sản của nó đã có những khác biệt rõ rệt theo chiều hướng tốt.
- Điều này cũng hợp lý khi xét về mặt dinh dưỡng của tảo Spirulina, khi bổ sung bột tảo vào thức ăn chế biến (30% đạm và 9% lipids) sẽ khắc phục được một số nhược điểm của thức ăn chế biến như thiếu hụt các acid béo không no và acid amin….
- nâng cao chất lượng của thức ăn về mặt dinh dưỡng qua đó làm tăng khả năng sinh trưởng và sinh sản của Artemia..
- Tóm lại, cả 4 nghiệm thức đều cho các kết quả tương đối cao về tỷ lệ sống, tăng trưởng và sinh sản của Artemia, nhưng nghiệm thức bổ sung bột tảo Spirulina với tỷ lệ 9% là cho kết quả tốt và cao nhất so với các nghiệm thức còn lại.
- Tuy nhiên, bổ sung bột tảo Spirulina với tỷ lệ 9% xét trên số liệu thu được thì phần trăm đẻ con lại nhiều trong khi phần trăm đẻ trứng cyst lại thấp.
- Xét về mặt duy trì quần thể thì với tỷ lệ bổ sung 9% rất phù hợp để Artemia phát triển quần thể nhanh chóng và vì vậy thích hợp cho việc nuôi sinh khối trên bể hoặc ngoài ao.
- Tuy nhiên, đối với người nuôi thu trứng thì với giá thành bột tảo cao (360.000đ/40g) khi bổ sung vào thức ăn Artemia (27.000đ/kg) ở hàm lượng 9% mà tỷ lệ phần trăm trứng cyst thu được lại thấp hơn so với nghiệm thức bổ sung bột tảo là không có ý nghĩa về mặt kinh tế, do đó chỉ nên bổ sung ở mức 6%..
- Tỷ lệ sống, tăng trưởng và tuổi thọ của Artemia tăng ở các nghiệm thức có bổ sung của hàm lượng bột tảo vào khẩu phần cho ăn Artemia..
- Bổ sung bột tảo Spirulina vào khẩu phần ăn của Artemia có ảnh hưởng tích cực lên sinh sản của Artemia tổng số phôi/con cái cao số lứa đẻ cao ở nghiệm thức bổ sung 9%.
- bột tảo, ở nghiệm thức cho ăn 100% thức ăn chế biến thì có tổng số phôi/cái (848±108) và số lứa đẻ (8,4±1,3 lần) thấp hơn.
- Khả năng đẻ con của Artemia cũng tăng lên khi bổ sung 9% bột tảo.
- Spirulina vào thức ăn so với các nghiệm thức được bổ sung bột tảo Spirulina ở tỷ lệ thấp hơn (3% và 6%)..
- Nên nghiên cứu khả năng ứng dụng vào thực tiễn của thức ăn có bổ sung 6% và 9% bột tảo.
- Chỉ nên bổ sung bột tảo Spirulina ở mức 9% cho việc nuôi sinh khối, nuôi thu trứng nên xem xét bổ sung ở mức 6% vừa tiết kiệm được chi phí vừa thu được nhiều trứng..
- Ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn lên sinh trưởng và sinh sản của Artemia franciscana Vĩnh Châu..
- Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và sinh sản của hai dòng Artemia San Francisco bay (SFB_VC) và Great Salt Lake (GSL)