« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA NGHÊU (MERETRIX LYRATA) GIAI ĐOẠN GIỐNG


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA NGHÊU.
- Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn tự nhiên (bổ sung gián tiếp) hoặc vào bể nuôi (bổ sung trực tiếp) trong quá trình ương nghêu.
- Nghêu giống Bến Tre với chiều dài mm được bố trí vào bể 100L với mật độ 40 con/bể.
- Thức ăn sử dụng là tảo Chlorella từ hệ thống nước xanh cá rô phi với mật độ 10000 tb/ml.
- Chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Bacillus subtillis và Lactobacillus acidophilus được bổ sung với lượng 0.5mg/L với chu kỳ 7 ngày/lần.
- Kết quả sau 90 ngày nuôi cho thấy tỷ lệ sống của nghêu đạt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung trực tiếp chế phẩm sinh học (98.33.
- khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (P<0.05).
- Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng nghêu giống cũng đạt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm sinh học trực tiếp vào môi trường.
- Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy việc bổ sung CPSH góp phần hạn chế tỷ lệ chết của ấu trùng và con giống các loài hai mảnh vỏ, ngoài ra CPSH còn góp phần kích thích sinh trưởng và tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.
- Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm sinh học đến các yếu tố môi trường, tăng trưởng và tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) ở giai đoạn giống..
- Nghêu giống (Meretrix lyrata) được thu từ huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang, chiều dài nghêu khoảng 12mm, khối lượng 2000con/kg, mật độ nuôi là 40 con/bể.
- Thí nghiệm được bố trí theo 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
- Các nghiệm thức được bố trí là: Chỉ cho ăn tảo Chlorella sp (NT1).
- Cho ăn tảo Chlorella sp có bổ sung chế phẩm sinh học 0,5mg/lít bắt đầu từ khi nuôi tảo (NT2).
- Cho ăn tảo Chlorella sp và bổ sung chế phẩm sinh học 0,5mg/lít trực tiếp vào bể nuôi 7 ngày/lần (NT3).
- Tảo Chlorella sp được gây nuôi từ hệ thống nước xanh cá rô phi với mật độ duy trì là 5x10 6 – 10x10 6 tế bào/lít.
- Tất cả các nghiệm thức được thay 50% nước sau mỗi 10 ngày để duy trì chất lượng nước trong quá trình thí nghiệm..
- 2.2 Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn.
- Đối với mẫu xác định mật độ vi khuẩn Bacillus, sau khi pha loãng đến nồng độ thích hợp mẫu được đem ủ ở 80 o C trong 20 phút.
- Dùng Micropipete hút 100µL dung dịch vi khuẩn cho vào các đĩa chứa môi trường thạch chuyên biệt rồi dùng que trải đều cho khô hoàn toàn.
- Số lượng vi khuẩn được tính theo công thức:.
- số khuẩn lạc x độ pha loãng x 10 2.3 Theo dõi các yếu tố môi trường.
- Bảng 1: Phương pháp thu thập các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm Yếu tố môi trường Lần thực hiện Dụng cụ Nhiệt độ 2 lần/ngày (6h và 14h) Nhiệt kế rượu pH 2 lần/ngày (6h và 14h) Máy đo HANA TAN (mg/L) 2 ngày/lần Test SERA (Đức) NO 2 - (mg/L) 2 ngày/lần Test SERA (Đức) 2.4 Theo dõi tăng trưởng và tỷ lệ sống của nghêu.
- Các số liệu thu thập về sinh học của nghêu:.
- Tăng trưởng chiều dài tương đối (%/ngày): L SGR.
- Tăng trưởng khối lượng tương đối (%/ngày): W SGR.
- Tỷ lệ sống.
- Sử dụng phương pháp phân tích ANOVA trong SPSS 16.0 để so sánh thống kê các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức ở mức tin cậy P<0,05..
- Trong quá trình thí nghiệm nhiệt độ ở các nghiệm thức dao động trong khoảng o C vào buổi sáng và o C vào buổi chiều.
- Nhìn chung nhiệt độ chênh lệch giữa buổi sáng và chiều trong ở các bể không quá 2,5 o C và nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của nghêu.
- Nhiệt độ thích hợp ở vùng phân bố của nghêu từ 28,1-30,5 o C..
- Hình 1: Biến động nhiệt độ buổi sáng và chiều trong quá trình thí nghiệm ( o C).
- Hình 2: Biến động pH buổi sáng và chiều trong quá trình thí nghiệm.
- Hàm lượng TAN trong các nghiệm thức dao động trong khoảng 0 – 2 mg/L, nằm trong giới hạn cho phép (Hình 3).
- Trong nghiệm thức bổ sung trực tiếp CPSH, hàm lượng NO 2 - thấp hơn so với đối chứng hoặc bổ sung gián tiếp.
- Mặc dù khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) nhưng việc bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể ương làm cho hàm lượng NO 2 - thấp và ít biến động hơn, điều này có thể do vi khuẩn Bacillus subtillis đã góp phần phân hủy thức ăn dư thừa và sản phẩm thải của nghêu tạo điều kiện cho quá trình chuyển hóa đạm của các nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter diễn ra theo chiều hướng thuận lợi hơn..
- Hình 3: Biến động hàm lượng TAN và NO 2 - trong quá trình thí nghiệm (mg/L).
- Độ kiềm ở các nghiệm thức tương đối ổn định và dao động trong khoảng 82-112 mg CaCO 3 /L.
- Giá trị này nằm trong khoảng giới hạn cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của nghêu giống.
- Bảng 2 cho thấy hàm lượng các loại đạm gây độc đối với thủy sinh vật như TAN và NO 2 trong các nghiệm thức bổ sung CPSH đều thấp hơn đáng kể so với nghiệm thức không được bổ sung CPSH.
- Tác dụng cải thiện môi trường của nhóm vi khuẩn Bacillus đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khác nhau trên các đối tượng thủy sản.
- Phạm Thị Tuyết Ngân và Trương Quốc Phú (2010) thu được kết quả là chất lượng nước trong các bể nuôi tôm sú có bổ sung vi khuẩn Bacillus nằm trong khoảng cho phép, ngược lại trong các bể không bổ sung Bacillus, các yếu tố môi trường như TAN và NO 2 đều ở mức gây bất lợi cho tôm..
- Bảng 2: Các yếu tố thủy hóa trong quá trình nuôi.
- 3.3 Biến động mật độ vi khuẩn trong nước 3.3.1 Mật độ vi khuẩn tổng trong nước (CFU/ml).
- Mật độ vi khuẩn ở các nghiệm thức dao động trong khoảng 4,8x10 4 – 6,4x10 6 (CFU/ml).
- Nghiệm thức bổ sung định kỳ CPSH có tổng vi khuẩn tương đối ổn định so với các nghiệm thức khác.
- Mật độ vi khuẩn tổng cộng trong tất cả các nghiệm thức đều có xu hướng tăng dần theo thời gian, tuy nhiên đạt thấp hơn ở nghiệm thức bổ sung CPSH trực tiếp vào môi trường (Hình 4)..
- Ở nghiệm thức sử dụng tảo có bổ sung CPSH làm thức ăn cho nghêu giống có thể do mật độ vi khuẩn Bacillus giảm dần theo thời gian nuôi nên hiệu quả tác động đến môi trường và tăng trưởng của nghêu không rõ ràng.
- Kết quả này cho thấy phương thức bổ sung chế phẩm sinh học trực tiếp hay gián tiếp vào môi trường đã ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của quần thể vi khuẩn trong bể nuôi.
- Taha (2008) cho thấy chất chiết xuất từ tảo Chlorella pyrenoidosa có tác dụng kháng lại sự phát triển của vi khuẩn Bacillus subtilis.
- Bổ sung gián tiếp thông qua tảo nuôi có thể đã làm giảm mật độ Bacillus dẫn đến khả năng phân hủy chất hữu cơ giảm và giá trị dinh dưỡng của phức hợp tảo – vi khuẩn sẽ giảm theo..
- Hình 4: Biến động mật độ vi khuẩn tổng trong nước.
- 3.3.2 Mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước (CFU/ml).
- Mật độ vi khuẩn Vibrio thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung CPSH vào bể ương (25- 3,5x10 2 CFU/ml) trong khi đó cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (9,8x10 3 CFU/ml)..
- và có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P<0,05).
- Việc bổ sung định kỳ CPSH có chứa vi khuẩn Bacillus subtilis có thể đã hạn chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio trong quá trình thí nghiệm (Hình 5).
- Theo Moriaty (1998) mật độ vi khuẩn Vibrio vượt quá 10 3 CFU/ml sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình ương nuôi các đối tượng thủy sản..
- Hình 5: Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio trong các nghiệm thức thí nghiệm.
- 3.3.3 Mật độ vi khuẩn Bacillus trong nước.
- Kết quả phân tích cho thấy việc bổ sung CPSH định kỳ vào bể ương đã dẫn đến mật độ vi khuẩn Bacillus tăng cao qua các đợt thu mẫu, dao động trong khoảng.
- 7,1x10 4 – 9,8x10 4 CFU/ml và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (P<0,05).
- Trong nghiệm thức không bổ sung CPSH, mật độ vi khuẩn Bacillus đạt thấp nhất và giảm dần qua các lần thu mẫu (Hình 6).
- Việc bổ sung CPSH khi nuôi tảo cũng góp phần làm cho mật độ vi khuẩn Bacillus cao hơn ở nghiệm thức đối chứng, tuy nhiên thấp hơn so với kết quả bổ sung trực tiếp vào bể ương..
- Hình 6: Biến động mật độ vi khuẩn Bacillus trong các nghiệm thức thí nghiệm.
- 3.4 Kích thước của nghêu theo thời gian.
- Chiều dài trung bình của nghêu trong các nghiệm thức gần như tương đương nhau trong 30 ngày đầu tiên, tuy nhiên từ ngày 45 - 90 chiều dài trung bình của nghêu có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (Hình 7), trong đó nghêu ở nghiệm thức bổ sung CPSH trực tiếp có kích thước lớn hơn (17,0 mm) so với nghiệm thức đối chứng (14,4 mm)..
- Chiều dài (mm).
- Hình 7: Chiều dài của nghêu theo thời gian (mm).
- Khối lượng của nghêu đạt cao nhất ở nghiệm thức có bổ sung CPSH vào bể ương (1,29 g), kế tiếp ở nghiệm thức bổ sung CPSH gián tiếp (0,93g), và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (0,76g).
- Kết quả này cho thấy việc bổ sung CPSH vào bể ương không chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển, giúp cải thiện môi trường mà có thể tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thức ăn hoặc kích thích tiêu hóa thức ăn của nghêu tốt hơn (Hình 8)..
- Khối lượng (g).
- Hình 8: Khối lượng của nghêu theo thời gian (g).
- 3.5 Tốc độ tăng trưởng của nghêu giống 3.5.1 Tốc độ tăng trưởng chiều dài.
- Nghêu đạt tốc độ tăng trưởng chiều dài cao nhất ở tháng nuôi đầu tiên và giảm dần theo thời gian thí nghiệm.
- Sau 90 ngày nuôi, tốc độ tăng chiều dài của nghêu đạt cao khi bổ sung trực tiếp CPSH vào môi trường (0,39%/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (0,23 %/ngày).
- Kết quả nghiên cứu của Trương Quốc Phú (1999) cho thấy tăng trưởng chiều dài của nghêu trong điều kiện bãi nuôi tự nhiên có thể đạt 7,3 %/tháng..
- Bảng 3: Tăng trưởng chiều dài tương đối (%/ngày).
- 3.5.2 Tốc độ tăng trưởng khối lượng.
- Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của nghêu cao nhất khi được bổ sung trực tiếp CPSH (1,37%/ngày), kế đến là bổ sung gián tiếp (1,25%/ngày) và thấp nhất khi không bổ sung CPSH (1,02 %/ngày).
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng của nghêu trong thí nghiệm này cao hơn so với kết quả tăng trưởng 27,02 %/tháng của nghêu tại vùng biển tỉnh Tiền Giang (Trương Quốc Phú, 1999).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung CPSH trong ương nghêu giống đã dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn về chiều dài và khối lượng..
- Bảng 4: Tăng trưởng khối lượng của nghêu (%/ngày).
- 3.6 Tỷ lệ sống.
- Tỷ lệ sống của nghêu ở các nghiệm thức có bổ sung CPSH được duy trì rất cao trong quá trình nuôi (Hình 9), ngược lại ở nghiệm thức đối chứng, tỷ lệ sống của nghêu giảm rất rõ.
- Sau 90 ngày nuôi, nghêu ở nghiệm thức bổ sung CPSH trực tiếp có tỷ lệ sống đạt cao nhất (98,3.
- và khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với không bổ sung CPSH (76,7.
- Bổ sung CPSH cũng đồng thời làm tăng khả năng kháng lại vi khuẩn Vibrio anguillarium của bào ngư khi thực hiện thí nghiệm cảm nhiễm (Macey &.
- bổ sung vào hệ thống ương hàu giống Crassostrea corteziensis và nhận thấy vi khuẩn này có khả năng tiết ra hoạt chất hạn chế sự phát triển của các nhóm vi khuẩn gây bệnh, đồng thời kích thích sinh trưởng và tăng hiệu quả hấp thu thức ăn của hàu..
- Hình 9: Tỷ lệ sống của nghêu theo thời gian nuôi.
- Chỉ số độ béo ở các nghiệm thức sau 90 ngày thí nghiệm giảm thấp so với mẫu ban đầu tuy nhiên đây là biểu hiện bình thường do đặc điểm sinh trưởng vượt trội của phần vỏ ở nghêu.
- Mặc dù không khác biệt thống kê (P>0,05) nhưng kết quả cho thấy độ béo của nghêu ở các nghiệm thức bổ sung CPSH dường như cao hơn so với nghiệm thức đối chứng..
- Điều này có thể do môi trường được bổ sung CPSH có chất lượng nước ổn định hơn và cũng không loại trừ khả năng vi khuẩn Bacillus cùng với tảo và vật chất hữu cơ trong bể nuôi tạo thành phức hợp thức ăn có giá trị dinh dưỡng cho nghêu giống..
- Bảng 5: Chiều dài, khối lượng và chỉ số độ béo của nghêu sau 90 ngày nuôi.
- Chiều dài (mm a ab b Khối lượng (g a ab b Độ béo.
- Mặc dù khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) nhưng hàm lượng TAN, NO 2 - ở các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm sinh học thấp và ổn định hơn so với nghiệm thức không bổ sung chế phẩm sinh học..
- Chế phẩm sinh học được bổ sung trực tiếp vào bể ương góp phần làm tăng trọng lượng và chiều dài của nghêu giống..
- Nghêu giống (chiều dài mm) đạt tỷ lệ sống cao nhất (98,3%) ở nghiệm thức có bổ sung chế phẩm sinh học vào bể ương và rất khác biệt (P<0,05) so với không bổ sung chế phẩm sinh học (76,7%)..
- Biến động các yếu tố môi trường và mật độ vi khuẩn Bacillus chọn lọc trong bể nuôi tôm sú (Penaeus monodon).
- Một số đặc tính sinh học chính của nghêu dưới ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái môi trường tự nhiên.
- Đặc điểm sinh trưởng của nghêu Meretrix lyrata vùng biển Gò Công Đông, Tiền Giang