« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước dưới đất tại vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA XÂM NHẬP MẶN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT.
- Trần Thị Lệ Hằng, Trần Văn Triển, Nguyễn Thái Ân và Văn Phạm Đăng Trí Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.
- Khai thác nước dưới đất, nước dưới đất, Sóc Trăng, xâm nhập mặn.
- Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
- trường hợp nghiên cứu tại hai huyện Long Phú và Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích, đánh giá các ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất tại địa phương.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian xâm nhập mặn (đặc biệt là mùa khô năm 2016), mặn đã gây ra khó khăn trong công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất (chủ yếu ở huyện Trần Đề), cụ thể là việc kiểm soát khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này.
- Các khu vực nuôi trồng thủy sản, người nuôi tôm đã tăng cường khai thác nước dưới đất để pha loãng nồng độ mặn của nước mặt trên các kênh sông/rạch.
- Ngược lại, đối với các hộ trồng lúa (chủ yếu ở huyện Long Phú), nhìn chung xâm nhập mặn không gây ảnh hưởng gì đến nhu cầu sử dụng hay khai thác nước dưới đất.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở hỗ trợ cho việc ra qua quyết định trong công tác quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước hướng đến tính liên kết vùng tại địa phương..
- Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước dưới đất tại vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng.
- Hình 1: Khu vực nghiên cứu Nước dưới đất (NDĐ) là một trong những tài.
- nguyên thiên nhiên quan trọng của hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt là trong bối cảnh nguồn tài nguyên nước mặt đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng (Anh, 2010).
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng rộng rãi nguồn tài nguyên NDĐ là do các nguồn nước mặt thường bị ô nhiễm và bị phụ thuộc vào sự biến động theo mùa (Zektser and Everett, 2004).
- Tại Việt Nam, NDĐ là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng đặc biệt là đối với vùng ven biển do tình trạng XNM ngày càng diễn ra nghiêm trọng và bất thường (Tuan et al., 2007).
- Hầu hết người dân ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL đã và đang khai thác nguồn tài nguyên NDĐ phục vụ các nhu cầu sử dụng nước khác nhau (Trung tâm Kỹ thuật Môi trường (CEE), 2010).
- 1 Dự án nghiên cứu Rise and Fall: Chiến lược thích ứng.
- tăng áp lực đối với nguồn tài nguyên NDĐ, nhất là khi nguồn tài nguyên nước mặt bị ô nhiễm và nhiễm mặn (Sở Tài nguyên và Môi trường (TN &.
- MT) tỉnh Sóc Trăng, 2010).
- Thêm vào đó, một số kết quả ban đầu của nhóm nghiên cứu 1 đã chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng sụt lún bề mặt đất là do khai thác nguồn NDĐ quá mức..
- Trần Đề và Long Phú là hai huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng (Error! Reference source not found.
- lượng nước ở thượng nguồn đổ về ít đã làm mặn xâm nhập sâu vào nội đồng đã gây ra các khó khăn nhất định trong công tác quản lý, khai thác nguồn tài nguyên NDĐ tại địa phương..
- Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm: đánh giá ảnh hưởng của XNM đến công tác quản lý khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên NDĐ vùng ven biển ĐBSCL.
- trường hợp nghiên cứu tại hai huyện Long Phú và Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, từ đó làm cơ sở giúp nhà quản lý có các giải pháp quản lý phù hợp thích ứng với tình trạng XNM gia tăng..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thu thập số liệu.
- MT và Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng.
- Các số liệu về hiện trạng sử dụng đất, tình hình sản xuất nông nghiệp, lịch thời.
- PTNT) tỉnh Sóc Trăng, và Phòng NN &.
- Các số liệu này làm cơ sở cho việc chọn vùng nghiên cứu (Bảng 1).
- Đối với cán bộ chuyên trách, nghiên cứu tiến hành một cuộc đánh giá có sự tham gia (PRA) và phỏng vấn nhóm người am hiểu nhằm đánh giá thực trạng, tác động của mặn đến công tác quản lý nguồn tài nguyên NDĐ vùng nghiên cứu.
- Đối với nông hộ, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 120 hộ dân trồng lúa và nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm) thuộc hai (02) huyện Trần Đề và Long Phú (Hình 1) (đây là 02 huyện điển hình trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng) (Bảng 1)..
- PTNT huyện Trần Đề và huyện Long Phú..
- Hiện trạng sử dụng đất, tình hình sản xuất nông nghiệp, lịch thời vụ, các báo cáo công tác quản lý nguồn tài nguyên NDĐ, về diện tích bị thiệt hại bởi XNM cuối năm 2015 và đầu năm 2016.
- PTNT tỉnh Sóc Trăng - Phòng NN &.
- PTNT huyện Trần Đề và huyện Long Phú.
- Số liệu thứ cấp là cơ sở để đánh giá thực trạng XNM vùng nghiên cứu, công tác quản lý nguồn tài nguyên nước của huyện: các giải pháp quản lý và điều tiết nguồn nước phục vụ cho sản xuất đầu năm 2016, những quy định trong khai thác, sử dụng.
- NDĐ, và công tác triển khai, thực thi, hiệu quả của các giải pháp..
- đánh giá các ảnh hưởng của XNM đến công tác quản lý nguồn tài nguyên NDĐ địa phương..
- Bản đồ không gian phản ánh địa điểm và vùng nghiên cứu được xây dựng dựa trên bộ số liệu nền của Bộ môn Tài nguyên Nước, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ bằng phần mềm QGIS..
- 3.1 Hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất vùng nghiên cứu.
- Vùng nghiên cứu nằm trong hệ thống thủy lợi Long Phú - Tiếp Nhật (xây dựng năm 1992) nhằm.
- mục đích kiểm soát mặn và cung cấp nước ngọt cho hai huyện Long Phú và Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng (trong đó huyện Long Phú là điểm đầu của việc lấy nguồn nước ngọt từ sông Hậu và huyện Trần Đề là điểm cuối tiếp nhận nguồn nước ngọt trước khi đổ ra biển Đông).
- Tại vùng nghiên cứu, NDĐ được các hộ gia đình sử dụng cho mục đích sinh hoạt chiếm 58% (Long Phú) và 56%.
- Hình 2: Hiện trạng sử dụng nước dưới đất tại vùng nghiên cứu 3.2 Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các.
- Hình 3: Diện tích đất trồng lúa bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn Đối với sản xuất nông nghiệp (trồng lúa): Hạn.
- Đối với nuôi trồng thủy sản: Kết quả khảo sát cho thấy hạn mặn năm 2016 chỉ gây thiệt hại về diện tích đất sản xuất lúa ở Long Phú mà ít ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là nuôi cá nước ngọt) do đa phần diện tích đất canh tác ở vùng này được sử dụng cho việc trồng lúa.
- Biện pháp mà người nuôi tôm sử dụng để hạ độ mặn trong nước là bơm nước giếng khoan vào ao nuôi để pha loãng nồng độ mặn trong nước.
- 3.3 Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất.
- Dựa trên kết quả báo cáo từ “Báo cáo quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên NDĐ tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020” được cung cấp bởi Sở TN.
- MT tỉnh Sóc Trăng thì nguồn NDĐ ở Long Phú và Trần Đề chủ yếu khai thác ở các tầng Pleistocene giữa trên (qp 2-3 ) và Pleistocene trên (qp 3 ) với lưu lượng khai thác lần lượt là 18.934 m 3 /ngày và 22.157 m 3 /ngày.
- Với trữ lượng và hiện trạng khai thác đó thì Long Phú nằm trong vùng thừa nước và Trần Đề nằm trong khu vực thiếu nước..
- Kết quả phỏng vấn bán cấu trúc các hộ gia đình tại vùng nghiên cứu về giải pháp bổ sung nguồn tưới kịp thời cho cây lúa.
- hưởng, chính vì vậy, trong thời gian mặn kéo dài, các hộ trồng lúa đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi XNM.
- Nguyên nhân là do người dân chưa từng sử dụng NDĐ phục vụ cho việc sản xuất lúa, tốn thời gian bơm nước và các chi phí có liên quan.
- Mặt khác, theo quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng số 11/2008/QĐ-UBND ngày 14/4/2008 về đăng ký khai thác, sử dụng NDĐ trong phạm vi gia đình, trong đó có nội dung quy định là không được sử dụng NDĐ phục vụ cho việc canh tác lúa được thực thi tại huyện Long Phú..
- Đối với các hộ nuôi tôm: Giải pháp được các hộ nuôi tôm (96% số hộ dân nuôi tôm) sử dụng là bơm thêm (pha thêm) nước giếng khoan có sẵn ở gia đình, một số khác có sử dụng thêm nguồn nước cấp..
- Do vậy, các hộ nuôi tôm rất ít bị ảnh hưởng bởi XNM..
- Dựa trên các giải pháp được chia sẻ bởi các hộ nuôi tôm, nhóm khảo sát đã tiến hành các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với 4 cán bộ quản lý cho biết, mặc dù biết rằng người dân có thực hiện việc bơm NDĐ lên các ao tôm, chính quyền địa phương (cấp xã) cũng đã có các cuộc khảo sát, rà soát và nhắc nhở các việc làm trên.
- Một câu hỏi được nhóm khảo sát đặt ra là địa phương đã có các công cụ pháp lý nào để quản lý vấn đề trên? Một chia sẻ khác từ cán bộ quản lý cho biết rằng, việc 96% hộ gia đình nuôi tôm thực hiện.
- việc bơm nước giếng khoan vào các ao nuôi tôm, xét về khía cạnh “luật” thì việc làm này là vi phạm về quy định xử phạt quy phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản tại điều 7 theo Nghị định số 33/2017/NĐ-CP.
- Từ đây, có thể thấy rằng, XNM kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước, nhất là nguồn tài nguyên NDĐ ở địa phương..
- 3.4 Sự tham gia của các bên có liên quan trong công tác quản lý nguồn NDĐ tại Sóc Trăng.
- Sự tham gia của các bên có liên quan trong công tác quản lý nguồn NDĐ tại Sóc Trăng được thể hiện qua việc đóng góp ý kiến vào dự thảo văn bản luật (quản lý), công việc hay nhiệm vụ được quy định cụ thể trong các văn bản quản lý (Luật số 80/2014/QH13, Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND) của các bên.
- Quy trình ban hành văn bản trong công tác quản lý về khai thác nguồn tài nguyên NDĐ được thể hiện ở Hình 6:.
- Hình 6: Quy trình ban hành văn bản hành chính trong công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất tại vùng nghiên cứu.
- Các bên có liên quan trong công tác quản lý nguồn tài nguyên NDĐ tại tỉnh Sóc Trăng bao gồm Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, Sở TN &.
- MT các huyện, các đơn vị khai thác và nông dân.
- Quy trình này được thực hiện dựa trên Nghị định 201/2013/NĐCP về quy định chi tiết của một số điều của luật tài nguyên nước, trong đó có điều 2 lấy ý kiến đại diện của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn theo quy định tại điều 6 của Luật tài nguyên nước..
- Hình 7: Hiện trạng đăng ký và cấp phép khoan giếng tại vùng nghiên cứu.
- Hình 8: Mức độ tham gia và hiểu biết của người dân về quản lý và khai thác NDĐ Xem xét mức độ tham gia của người dân trong.
- khai thác nguồn tài nguyên NDĐ thì có 90% số hộ dân được phỏng vấn biết quy định thực hiện đăng ký trong khai thác NDĐ.
- Tuy nhiên, mức độ tham gia của các nông hộ trong vấn đề đăng ký khai thác còn hạn chế.
- trong việc tham gia, tiếp xúc với cán bộ quản lý tại địa phương.
- Bên cạnh đó, sự hiểu biết và quan tâm của người dân về vấn đề khai thác và sử dụng NDĐ chưa cao (Hình 4).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 3% số hộ dân được phỏng vấn biết về việc khai thác NDĐ quá mức sẽ gây sụt lún.
- 63% hộ dân cho rằng khai thác NDĐ quá mức sẽ không gây sụt lún;.
- Ngoài ra, chỉ có 29% số hộ dân được phỏng vấn muốn tham gia vào công tác quản lý nguồn NDĐ tại.
- 61% số hộ dân còn lại cho rằng vấn đề quản lý NDĐ là thuộc quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương nên những hộ này không muốn tham gia hoặc thậm chí là không quan tâm (Hình 8).
- Điều này cho thấy sự tham gia của người dân trong quản lý khai thác NDĐ còn hạn chế..
- 3.5 Sự liên kết vùng trong việc chia sẻ nguồn nước mặt tại địa phương.
- Với hệ thống thủy lợi Long Phú - Tiếp Nhật, công tác quản lý nguồn nước mặt của hai huyện Long Phú và Trần Đề có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Cụ thể, nguồn nước mặt cung cấp cho huyện Trần Đề được lấy từ các cống ở huyện Long Phú..
- Trong đợt xâm nhập mặn đầu năm 2016, công tác quản lý nguồn nước trong hệ thống đã gặp một số khó khăn.
- Như vậy, hai huyện đã có sự tính toán và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác quản lý nguồn nước..
- Điều này giúp cho công tác điều tiết nguồn nước được diễn ra thuận lợi (có sự đồng thuận của hai bên) và nguồn nước được phân bổ cho cả hai khu vực trong cùng hệ thống thủy lợi trong bối cảnh xâm nhập mặn gia tăng..
- Xâm nhập mặn chủ yếu ảnh hưởng đến canh tác lúa, cụ thể là việc lúa bị thiệt hại do không đủ nước ngọt cung cấp.
- Công tác quản lý khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên NDĐ vẫn còn khó khăn, trở ngại.
- Cụ thể, vấn đề quản lý còn tập trung ở cấp chính quyền, mức độ tham gia của người dân chưa cao.
- Bên cạnh đó, việc đăng ký và kiểm soát khai thác NDĐ vẫn còn một số hạn chế (các hộ gia.
- đình vẫn còn e ngại trong việc tiếp xúc với cán bộ quản lý và việc sử dụng NDĐ trong nuôi tôm)..
- Trong thời gian xâm nhập mặn diễn ra, việc kiểm soát khai thác và sử dụng NDĐ vẫn chưa được thực hiện vì nhiều nguyên nhân.
- Ngoài ra, việc chia sẻ nguồn nước cũng được quan tâm thực hiện nhằm duy trì tốt hoạt động canh tác trong hệ thống thủy lợi Long Phú - Tiếp Nhật..
- Trong thời gian tới, công tác quản lý nguồn tài nguyên cần được chú trọng ở nhiều khía cạnh.
- Cụ thể, hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy lợi là cốt yếu trong việc cung cấp nguồn nước và duy trì hệ thống canh tác của vùng vì thế công tác nạo vét, bảo dưỡng công trình cần được quan tâm, nhất là vào mùa khô.
- Bên cạnh đó, việc phổ biến các quy định trong khai thác và sử dụng nguồn NDĐ cần được tiến hành theo chiều sâu để các chính sách được thực hiện một cách có hiệu quả, hạn chế tình trạng khai thác quá mức nguồn NDĐ.
- Ngoài ra, vai trò của người dân trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên NDĐ là rất quan trọng, vì vậy, việc tiếp xúc, trao đổi giữa cán bộ quản lý và người dân là rất cần thiết nhằm tạo ra cơ chế nhất quán trong việc khai thác và duy trì nguồn NDĐ tạo vùng nghiên cứu..
- Đánh giá sự thay đổi đặc tính đất và sử dụng đất 3 huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2010..
- Báo cáo quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Sóc Trăng..
- Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường nước ngầm tỉnh Sóc Trăng.