« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng độ mặn lên chu kỳ lột xác, sinh sản và tăng trưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG ĐỘ MẶN LÊN CHU KỲ LỘT XÁC, SINH SẢN VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii).
- Macrobrachium rosenbergii, ảnh hưởng độ mặn, lột xác, sinh sản.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến sự lột xác, sinh sản và sinh trưởng của tôm càng xanh, góp phần làm cơ sở cho việc phát triển nuôi tôm càng xanh trong môi trường nước lợ.
- Thí nghiệm được bố trí với các nghiệm thức độ mặn khác nhau (0, 5, 10 và 15‰) trong 4 bể composite thể tích 2 m3.
- Sau 120 ngày nuôi, số lần lột xác của tôm ở các độ mặn khác nhau dao động từ 8 - 10 lần và chu kỳ của các lần lột xác biến động từ ngày/lần.
- Ở độ mặn cao, tỉ lệ tôm mang trứng giảm dần, chu kỳ tái phát dục dài hơn và sức sinh sản cũng giảm dần.
- Đặc biệt ở độ mặn 15‰ tôm không tham gia sinh sản trong thời gian 120 ngày nuôi.
- Tốc độ tăng trưởng của tôm ở độ mặn 5‰ và 10‰ nhanh hơn và khác biệt có ý nghĩa so với độ mặn 0‰ và 15‰.
- Tỉ lệ sống của tôm ở độ mặn 5‰, 10‰.
- và 15‰ tốt hơn so với nghiệm thức 0‰.
- (2003) ở các thủy vực độ mặn 18‰, thậm chí 25‰ vẫn có thể thấy xuất hiện tôm..
- Đã có một số công trình nghiên cứu về tôm càng xanh nuôi ở môi trường nước lợ như nghiên cứu của Nguyễn Thị Em (2008) về đặc điểm sinh lý, sinh hóa và sinh trưởng của tôm ở độ mặn 0, 15 và 25‰.
- nghiên cứu của Yen and Bart (2008) về ảnh hưởng của độ mặn 0, 6, 18‰ lên sức sinh sản của tôm càng xanh… Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về sinh sản của tôm (chu kì sinh sản, sức sinh sản của tôm) cũng như các chỉ tiêu về lột xác ở độ mặn khác nhau vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết.
- Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá chi tiết hơn ảnh hưởng của độ mặn đến sự lột xác, sinh sản và sinh trưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) từ đó làm cơ sở khoa học để nuôi tôm càng xanh trong môi trường nước lợ..
- Thí nghiệm được bố trí với các nghiệm thức độ mặn khác nhau (0, 5, 10 và 15‰) trong 4 bể composite thể tích 2 m 3 .
- Tôm càng xanh sử dụng trong nghiên cứu có nguồn từ sinh sản nhân tạo, sản xuất tại Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ và được thuần hóa độ mặn bằng cách dùng nước ót.
- Trong thời gian thí nghiệm, định kỳ kiểm tra độ mặn hàng tuần để điều chỉnh độ mặn tương ứng với từng nghiệm thức và định kỳ thay nước 2 lần/tháng và mỗi lần thay 50% lượng nước trong bể nuôi.
- Các chỉ tiêu về sinh sản: (i) xác định tỉ lệ tôm đực và cái sau 60 ngày nuôi, bằng cách quan sát nhánh phụ đực nằm ở nhánh trong của chân bụng thứ 2 kết hợp với đặc điểm hình thái bên ngoài của tôm.
- (iv) Chu kỳ sinh sản là khoảng thời gian (ngày) giữa hai lần sinh sản trứng của tôm, được tính từ ngày tôm sinh sản trứng lần 1 đến ngày tôm sinh sản trứng lần 2 bằng cách quan sát từng cá thể tôm trong lồng nuôi và ghi nhận lại kết quả và (v) Sức sinh sản của tôm: quan sát thấy tôm sinh sản trứng, tiến hành cân khối lượng tôm mẹ mang trứng, khối lượng trứng và sau đó đếm số lượng trứng/tôm mẹ..
- Tăng trưởng của tôm nuôi được xác định bằng cách cân, đo chiều dài toàn bộ các cá thể ở các nghiệm thức 30 ngày/lần.
- Tốc độ tăng trưởng của tôm theo khối lượng và chiều dài được xác định theo các công thức sau:.
- Tỉ lệ sống của tôm được xác định bằng cách đếm số lượng tôm còn lại trong bể so với số lượng tôm bố trí ban đầu..
- Các số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng phần mềm Excel, so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng kiểm định mẫu độc lập (independent - test) thông qua phần mềm SPSS 16.0 ở mức ý nghĩa (p<0,05)..
- Kết quả Bảng 1 cho thấy, nhiệt độ trung bình trong thời gian thí nghiệm ở các nghiệm thức vào buổi sáng dao động từ o C và buổi chiều dao động từ o C.
- Nhìn chung, nhiệt độ và pH đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển bình thường của tôm.
- Hàm lượng nitrite trung bình ở các nghiệm thức dao động từ mg/L, cao nhất ở nghiệm thức 15‰ (1,25 mg/L) kế đến là nghiệm thức 5‰.
- (1,25 mg/L) và thấp nhất ở nghiệm thức 0‰ (0,63 mg/L).
- Do đó, hàm lượng nitrite ở nghiệm thức độ mặn 15 và 5‰.
- cao hơn các nghiệm thức còn lại, nhưng chúng vẫn còn nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi.
- Tương tự, hàm lượng TAN ở các nghiệm thức đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm, dao động trong khoảng mg/L.
- quá trình lột xác, tăng trưởng của tôm nuôi và độ kiềm thích hợp cho tôm nuôi trong khoảng 50 - 150 mg/L (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003;.
- Như vậy, độ kiềm ở các nghiệm thức thí nghiệm đều nằm trong khoảng phù hợp cho sự phát triển bình thường của tôm..
- Nghiệm thức Độ mặn.
- Bảng 2: Trung bình các yếu tố thủy hóa của các nghiệm thức.
- Độ mặn.
- 3.2 Lột xác của tôm.
- Số lần lột xác của tôm sau 120 ngày nuôi ở các nghiệm thức dao động từ 8 - 10 lần, ở nghiệm thức 0‰ số lần tôm lột xác nhiều nhất (10 lần) và thời gian của chu kỳ lột xác ngày) tăng dần qua các lần lột xác và có xu hướng dài hơn ở các độ mặn cao hơn.
- Ở nghiệm thức 15‰ với số lần lột xác 9 lần và ở nghiệm thức độ mặn 5‰, 10‰ có số lần tôm lột xác là 8 lần.
- Số lần lột xác của tôm càng xanh trong nghiên cứu này nhiều hơn số lần lột xác của tôm càng xanh trong một số nghiên cứu trước đây..
- (2010) số lần lột xác của tôm ở nghiệm thức 15‰ sai khác không có ý nghĩa so với nghiệm thức 0‰ (p>0,05)..
- Hình 1: Chu kỳ lột xác của tôm trong thời gian nuôi ở các nghiệm thức 3.3 Một số chỉ tiêu về sinh sản của tôm càng xanh.
- 3.3.1 Tỉ lệ tôm đực, cái và tỉ lệ tôm cái mang trứng Tỉ lệ tôm đực và tôm cái ở các nghiệm thức biến động từ Hình 2).
- Hình 2: Tỉ lệ tôm đực và cái ở các nghiệm thức n: là số con.
- Điều này cho thấy độ mặn ảnh hưởng đến sự mang trứng của tôm, độ mặn càng cao thì tỷ lệ tôm mang trứng càng giảm.
- độ mặn gia tăng, số lượng tôm cái mang trứng ở độ mặn lần lượt là con và ở độ mặn 18‰ không có tôm mang trứng.
- Hình 3: Tỉ lệ tôm cái mang trứng trong thời gian nuôi 3.3.2 Chu kỳ sinh sản và sức sinh sản của tôm.
- Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận: trong thời gian 120 ngày nuôi thì số lần tôm tham gia sinh sản ở các nghiệm thức dao động từ 0 - 4 lần, đặc biệt ở độ mặn 15‰ tôm không tham gia sinh sản.
- Thời gian tham gia sinh sản lần thứ 1 của tôm ở các nghiệm thức biến động từ 86 - 108 ngày, trong các nghiệm thức có tôm tham gia sinh sản thì nghiệm thức 10‰ có thời gian tham gia sinh sản là chậm nhất (108 ngày).
- Nhìn chung, độ mặn càng cao thì thời gian tái phát dụng càng chậm và tỷ lệ sinh sản càng giảm.
- Sức sinh sản tương đối của tôm trong các lần sinh sản ở các nghiệm thức dao động từ 339 - 456 trứng/g tôm cái, trong đó sức sinh sản của tôm ở nghiệm thức 10‰ thấp hơn so với nghiệm thức độ mặn 0‰ và 5‰.
- Theo Habashy and Hassan (2010), khi nuôi tôm ở các độ mặn khác nhau thì khối lượng tôm cái khác biệt không có ý nghĩa nhưng khối lượng buồng trứng ở độ mặn 0‰ cao hơn và sai khác có ý nghĩa so với.
- độ mặn 16‰.
- Tương tự, khi nuôi vỗ tôm càng xanh trong nước ngọt thì sức sinh sản trung bình của tôm dao động từ 970 - 975 trứng/g tôm cái, với khối lượng tôm dao động từ 20 - 35 g/con (Nguyễn Thanh Phương và Trần Văn Bùi, 2006).
- Theo Nguyễn Quang Trung (2004), với khối lượng tôm mẹ từ g/con thì sức sinh sản của tôm nuôi dao động từ trứng/g tôm..
- Tóm lại, trong 120 ngày nuôi ở các nghiệm thức 0‰, 5‰, và 10‰ tôm cái sinh sản 3 - 4 lần, trong khi ở nghiệm thức 15‰ tôm không sinh sản..
- Chu kỳ tái phát dục và sinh sản trứng của tôm ngắn dần ở các lần sinh sản sau và chu kỳ sinh sản của tôm ở độ mặn cao có xu hướng dài hơn so với độ mặn thấp.
- Nhìn chung, kết quả thí nghiệm cho thấy độ mặn ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ tôm mang trứng, chu kỳ sinh sản và sức sinh sản của tôm.
- Độ mặn cao, tỉ lệ tôm mang trứng giảm dần, chu kỳ tái phát dục và sinh sản kéo dài dần và sức sinh sản cũng giảm dần.
- Bảng 3: Chu kỳ sinh sản và sức sinh sản của tôm sau 120 ngày nuôi Độ mặn.
- Lần sinh sản.
- Thời gian sinh sản (ngày).
- Sức sinh sản (trứng/tôm).
- Sức sinh sản (trứng/g tôm.
- Thời gian sinh sản lần 1 sau khi nuôi và các lần sinh sản tiếp theo (ngày).
- 3.4 Tăng trưởng của tôm càng xanh trong 120 ngày nuôi.
- 3.4.1 Chiều dài và khối lượng của tôm càng xanh trong 120 ngày nuôi.
- Sau 120 ngày nuôi, chiều dài tôm trung bình ở các nghiệm thức dao động từ cm/con, trong đó tôm ở nghiệm thức độ mặn 5‰ đạt chiều dài lớn nhất (7,32 cm/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức khác (Hình 4).
- Chiều dài trung bình của tôm ở nghiệm thức 15‰ đạt giá trị thấp nhất 6,39 cm/con, kế đến là ở nghiệm thức độ mặn 0‰ (6,45 cm/con).
- Sự tăng trưởng về chiều dài của tôm trong nghiên cứu này tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thị Em (2008), khi nuôi tôm càng xanh ở độ mặn 0‰ thì tôm tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn ở độ mặn 15‰..
- Khối lượng của tôm ở các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm được thể hiện ở Hình 4, sau 120 ngày nuôi trung bình khối lượng tôm ở các nghiệm thức biến động từ g/con và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Trong đó, ở nghiệm thức 5‰ tôm đạt khối lượng lớn nhất (11,4 g/con), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức độ mặn 0‰ và 15‰.
- Điều này có thể do ở nghiệm thức 0‰ tỉ lệ tôm mang trứng cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức 5 và 10 và 15‰.
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) cho rằng, ở độ mặn 5‰ tôm lớn tương đối nhanh hơn so với độ mặn 0‰ và nhanh hơn nhiều so với độ mặn 15‰.
- Nghiệm thức 10‰ tôm cũng cần nhiều năng lượng cho quá trình điều hòa ASTT, nhưng trong thời gian đầu tốc độ tăng trưởng khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng (p>0,05), điều này cho thấy ở độ mặn này quá trình tiêu tốn năng lượng của tôm không làm ảnh hưởng đến sự tăng trọng của tôm nuôi.
- Tháng 4 tăng trọng của tôm ở nghiệm thức này cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức 0‰ (p<0,05), nguyên nhân chủ yếu là do nghiệm thức 0‰ tỉ lệ tôm mang trứng cao nên ảnh hưởng đến tốc độ tăng trọng của tôm.
- Ở độ mặn 15‰ trong thời gian đầu tôm mất nhiều năng lượng cho quá trình điều hòa ASTT để thích nghi với độ mặn của môi trường, tuy nhiên qua các tháng còn lại tôm không tốn nhiều năng lượng để điều hòa ASTT, vì ASTT của máu tôm tương đương với ASTT của môi trường.
- Chính vì thế, tốc độ tăng trưởng khối lượng tôm ở nghiệm thức 15‰ khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (p>0,05)..
- Hình 4: Trung bình chiều dài và khối lượng của tôm trong 120 ngày nuôi Các giá trị có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- 3.4.2 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng Tăng trưởng trung bình theo ngày về chiều dài của tôm trong 120 ngày nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm dao động cm/ngày, tương ứng với tăng trưởng đặc biệt về chiều dài là ngày.
- Trong đó, ở nghiệm thức độ mặn 5‰.
- tôm có tốc độ tăng trưởng lớn nhất (0,035 cm/ngày và 0,69%/ngày), nhưng sai khác không có ý nghĩa so với nghiệm thức độ mặn 10‰ (p>0,05).
- Tương tự, tốc độ tăng trưởng của tôm về khối lượng ở các.
- nghiệm thức biến động từ g/ngày ngày).
- Trong đó, ở độ mặn 5‰ tôm tăng trưởng nhanh nhất (0,092 g/ngày;.
- 2,63%/ngày), khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 10‰.
- tuy nhiên khác biệt có ý nghĩa thống kê so với độ mặn 0‰ và 5‰ (p<0,05)..
- Khi nuôi tôm càng xanh ở độ mặn từ 0 - 10‰ thì tôm tăng trưởng bình thường, nhưng độ mặn trên 10‰ thì tốc độ tăng trưởng của tôm giảm dần (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003.
- Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của tôm sau 120 ngày nuôi.
- Nghiệm thức Chiều dài Khối lượng.
- Tỉ lệ sống của tôm sau 120 ngày nuôi ở các nghiệm thức độ mặn khác nhau, dao động từ trong đó tỉ lệ sống cao nhất (100%) là ở 2 nghiệm thức 10 và 15‰ và thấp nhất là nghiệm.
- Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Em (2008), tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức 15‰ đạt 96,6% khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức 0‰.
- Hình 5: Tỉ lệ sống của tôm càng xanh trong thời gian nuôi 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
- Trong 120 ngày nuôi, số lần lột xác của tôm ở các độ mặn khác nhau dao động từ 8 - 10 lần và chu kỳ của các lần lột xác biến động từ ngày/lần..
- Độ mặn có ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ tôm mang trứng, chu kỳ sinh sản và sức sinh sản của tôm.
- Đặc biệt ở độ mặn 15‰ tôm không tham gia sinh sản trong thời gian 120 ngày nuôi..
- Ở độ mặn 5‰ và 10‰, tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và khác biệt có ý nghĩa so với độ mặn 0‰ và 15‰..
- Tỉ lệ sống của tôm ở độ mặn 5‰,10‰ và 15‰ tốt hơn so với nghiệm thức 0‰..
- Ảnh hưởng của kích cỡ tôm mẹ lên sức sinh sản và sự phát triển ấu trùng tôm càng xanh.
- Ảnh hưởng của nguồn tôm mẹ lên sức sinh sản và chất lượng ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).
- Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và sinh trưởng của tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii