« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG SỞ HỮU ĐẤT ĐAI ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ: TRƯỜNG HỢP XÃ MỸ TÚ, HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG SỞ HỮU ĐẤT ĐAI ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ:.
- Sở hữu đất đai, thu nhập nông hộ.
- Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của sở hữu đất đai đến thu nhập của nông hộ, trường hợp nghiên cứu tại xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
- Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng phiếu câu hỏi cấu trúc.
- Kết quả phân tích cho thấy rằng hộ sở hữu đất khoảng 1,8 ha thì thu nhập bình quân/lao động đạt cao nhất, mặc dù các hộ này chỉ sản xuất nông nghiệp không kết hợp các hoạt động sản xuất khác.
- Khi đất sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì nguồn thu nhập nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập ổn định và quan trọng của nông hộ..
- Qui mô sở hữu đất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất tạo thu nhập của nông hộ và khả năng tạo thu nhập của nông hộ.
- Khi nông hộ sở hữu đất trên 1 ha thì tỷ lệ hộ có thu nhập trên 60 triệu đồng/năm đạt 100%..
- Đối với Việt Nam, đất đai là một trong những nguồn lực đóng vai trò quyết định khả năng phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nâng cao mức sống nông dân.
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên.
- đồng thời là yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất..
- Sự vận động của đất đai vừa chịu sự tác động của qui luật tự nhiên vừa chịu sự tác động của qui luật kinh tế.
- Các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và đất đai đều trở thành hàng hóa trong điều kiện kinh.
- Đối với vùng nông thôn, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, nguồn tạo thu nhập (Lệ và ctv, 2006).
- Do đó, tổng thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng bởi quy mô đất đai và tình trạng manh mún của đất.
- Trong thời đại ngày nay áp lực của thị trường không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực công nghiệp mà cũng đang diễn ra trong nông nghiệp, điều đó dẫn đến sự thay đổi cấu trúc và sở hữu nguồn lực đất đai của nông hộ trước các cơ hội sinh kế trong và ngoài nông nghiệp do quá trình phát triển mang lại..
- Các nông hộ có xu hướng tái phân bố nguồn lực đất đai và sử dụng linh hoạt nguồn lực đất đai để đa dạng hoá sinh kế.
- Tuy nhiên, việc sử dụng linh hoạt nguồn lực đất đai phụ thuộc rất lớn vào qui mô đất đai mà nông hộ đang sở hữu và có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông hộ..
- (ha) Tỷ lệ.
- Đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp .
- Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp khác .
- Đất phi nông nghiệp .
- Số người trong độ tuổi lao động chiếm 75% (tương đương 7.813 người) tập trung chủ yếu là lực lượng lao động nông nghiệp..
- Nghiên cứu được tiến hành theo hình thức phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng phiếu câu hỏi cấu trúc.
- Chọn hộ khảo sát dựa trên sự phân nhóm sở hữu đất đai của nông hộ và chia làm 3 nhóm: nhóm nông hộ có sở hữu diện tích đất dưới 0,5 ha, nhóm nông hộ có sở hữu diện tích đất từ 0,5 – 1 ha và nhóm nông hộ có sở hữu diện tích đất trên 1 ha với 90 nông hộ như sau:.
- Nông hộ Ấp Mỹ An Ấp Mỹ Lợi.
- Các số liệu tập trung khai thác thông tin về qui mô sở hữu đất đai, diện tích, năng suất, sản lượng lúa và các cây trồng, vật nuôi khác.
- Đặc biệt, số liệu thu thập chú ý đến thu nhập nông hộ bao gồm lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp để làm cơ sở xác định ảnh hưởng qui mô đất đai đến thu nhập của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu..
- để mô tả hiện trạng sở hữu đất đai và thu nhập nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.
- Song song đó, bài nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo và kiểm định χ 2 để chỉ ra sự khác biệt về thu nhập giữa các nhóm hộ sở hữu đất đai khác nhau..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hoạt động sản xuất tạo thu nhập Cuộc sống tại nông thôn ngày nay có nhiều chuyển biến và ngày càng có nhiều hoạt động sản.
- xuất ngoài nông nghiệp xuất hiện tại nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống đa dạng của người dân.
- Điều đó đồng nghĩa nhu cầu chi tiêu của nông dân cũng tăng lên.
- Do đó, để đảm bảo được chi phí cuộc sống, các nông hộ không cách nào khác phải đa dạng nguồn thu nhập từ các hoạt động sản xuất khác.
- Các hoạt động sản xuất tạo thu nhập của nông hộ được thể hiện qua Hình 1:.
- Hình 1: Diện tích và thu nhập nông hộ theo hoạt động sản xuất Kết quả từ Hình 1 đã cho thấy thu nhập nông.
- hộ tỷ lệ thuận với diện tích đất nông hộ sở hữu, cụ thể nhóm hộ sản xuất thuần nông (chuyên canh lúa, sản xuất lúa kết hợp canh tác vườn, sản xuất lúa kết hợp chăn nuôi) là nhóm hộ sở hữu đất nhiều nhất 1,8 ha và có thu nhập cao nhất 165 triệu đồng/hộ/năm.
- Tiếp theo là nhóm hộ làm nông nghiệp – phi nông nghiệp sở hữu diện tích bình quân 1,1 ha và có thu nhập 130 triệu đồng/hộ/năm..
- Hai nhóm hộ sở hữu đất ít là nông nghiệp- phi nông nghiệp-làm thuê nông nghiệp và nhóm hộ.
- nông nghiệp – làm thuê nông nghiệp đều có diện tích bình quân dưới 1 ha và thu nhập tương ứng 115 triệu đồng/hộ/năm và 97 triệu đồng/hộ/năm..
- Từ kết quả này cho thấy việc sở hữu có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
- Tuy nhiên, tổng thu nhập nông hộ chưa phản ánh hết vấn đề sinh kế của nông hộ vì điều đó còn phụ thuộc vào số nhân khẩu trong gia đình và đối tượng lao động tạo thu nhập thực tế trong gia đình.
- Dưới đây là Bảng 3 thể hiện rõ số nhân khẩu và lao động thực tế tạo thu nhập của nông hộ:.
- Bảng 3: Nhân khẩu, lao động, thu nhập bình quân/người Nghề nghiệp nông hộ Số nhân khẩu.
- Số lao động chính (người).
- Thu nhập bình quân/người/năm (triệu đồng).
- Thu nhập/lao động/năm (triệu đồng).
- Nông nghiệp - phi NN .
- Nông nghiệp - phi NN- làm thuê NN .
- Nông nghiệp - làm thuê NN .
- Kết quả phân tích từ Bảng 3 chỉ ra rằng, số nhân khẩu trong gia đình nông thôn ngày nay không quá cao, tại địa bàn khảo sát số nhân khẩu trong mỗi gia đình khoảng 5 nhân khẩu, trong đó số lao động chính có khả năng tạo thu nhập trong.
- gia đình là 3 hoặc 4 lao động.
- Nếu so sánh nhóm hộ thuần nông đất nhiều (1,8 ha) với nhóm hộ nông nghiệp - làm thuê nông nghiệp đất ít (0,7 ha) cho thấy thu nhập bình quân mỗi nhân khẩu của nhóm thuần nông cao gần 1,5 lần so với nhóm hộ nông.
- nghiệp - làm thuê trong nông nghiệp.
- Trong khi đó, nhóm hộ nông nghiệp - phi nông nghiệp (1,1 ha) và nhóm hộ nông nghiệp phi nông nghiệp - làm thuê nông nghiệp (0,8 ha) không có sự chênh lệch nhiều về thu nhập bình quân của mỗi nhân khẩu trong năm..
- Bên cạnh đó, khi xem xét nhóm hộ có diện tích đất dưới 1 ha, các nông hộ đã gia tăng hoạt động sản xuất bằng cách tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp và làm thuê trong nông nghiệp để tăng thêm thu nhập.
- Tuy nhiên, hiệu quả lao động đạt được thấp 28 triệu đồng/năm đến 32 triệu đồng/năm cho mỗi lao động chính của nông hộ.
- Nguồn thu nhập tăng thêm từ phi nông nghiệp và làm thuê nông nghiệp không cao vì các công việc này mang tính mùa vụ và nguồn thu nhập không ổn định trong năm.
- Các lao động tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp chủ yếu: chạy xe ôm, làm phụ hồ, buôn bán nhỏ tại nhà,… làm thuê trong nông nghiệp gồm:.
- Tuy nhiên, nhóm hộ sở hữu đất trên 1 ha có thu nhập bình quân trên mỗi lao động chính khá cao, đặc biệt là nhóm hộ có đất khoảng 1,8 ha, nhóm hộ này chỉ tập trung hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng có thu nhập cao 46 triệu đồng/năm cho mỗi lao động chính trong gia đình.
- Đối với nhóm hộ có sở hữu đất 1,1 ha thì phải làm thêm các công việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp và thu nhập bình quân của mỗi lao động chính là 42 triệu đồng/năm vẫn thấp hơn nhóm hộ sản xuất thuần nông..
- 3.2 Sở hữu đất đai và thu nhập nông hộ Qua kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các hộ đất ít có thu nhập thấp và nguồn thu nhập của nông hộ phụ thuộc dần vào các hoạt động sản xuất ngoài nông nghiệp như làm thuê hoặc các lĩnh vực phi nông nghiệp khác.
- Bảng 4: Thu nhập phi nông nghiệp.
- của nông hộ theo qui mô đất đai.
- Kết luận được sự khác biệt về thu nhập phi nông nghiệp của nông hộ theo qui mô đất đai là có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
- Sự khác biệt về thu nhập được thể hiện cụ thể như sau, có 60% số hộ có mức thu nhập phi nông nghiệp trên 60 triệu tập trung chủ yếu nhóm hộ sở hữu đất dưới 0,5 ha.
- Trong khi đó nhóm hộ sở hữu đất 0,5 ha đến 1 ha và nhóm hộ sở hữu trên 1 ha có tỷ lệ hộ đạt mức thu nhập phi nông nghiệp trên 60 triệu đồng không quá 30%.
- Với nhóm hộ sở hữu đất từ 0,5 ha đến 1 ha nguồn thu nhập phi nông nghiệp chủ yếu ở mức từ 30 triệu đồng đến 60 triệu đồng chiếm tỷ lệ 46%.
- Tương tự khi nông hộ sở hữu đất trên 1 ha thì có đến 47% nông hộ có nguồn thu nhập phi nông nghiệp dưới 30 triệu đồng.
- Điều này cho thấy một xu hướng chuyển biến thu nhập phi nông nghiệp của nông hộ, hộ sở hữu đất càng nhiều mức thu nhập phi nông nghiệp càng giảm vì có sự chuyển hướng lao động trong nông hộ từ phi nông nghiệp sang nông nghiệp.
- Vấn đề này được thể hiện rõ trong Bảng 5, mức thu nhập từ nông nghiệp có liên quan chặt chẽ với sở hữu đất của nông hộ tại nông thôn..
- Bảng 5: Thu nhập nông nghiệp.
- 0,01, điều này cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa đối với thu nhập nông nghiệp của nông hộ theo qui mô sở hữu đất đai và có độ tin cậy rất cao 99%.
- Cụ thể, với mức thu nhập trên 60 triệu đồng thì nhóm hộ sở hữu đất trên 1 ha chiếm tỷ lệ cao nhất 75%, trong khi đó mức thu nhập nông nghiệp dao động từ 30 triệu đồng đến 60 triệu đồng thì nhóm hộ có sở hữu đất từ 0,5 ha đến 1 ha chiếm tỷ lệ cao nhất 46%..
- Đối với mức thu nhập từ nông nghiệp dưới 30 triệu đồng thì nhóm hộ sở hữu diện tích đất dưới 0,5 ha chiếm tỷ lệ cao nhất 28%.
- Đặc biệt, không có hộ nào của nhóm hộ sở hữu đất trên 1 ha có thu nhập dưới 30 triệu đồng.
- Sự ảnh hưởng sở hữu đất đến thu nhập nông hộ càng được thấy rõ khi phân tích ở cấp độ tổng thu nhập của nông hộ.
- của qui mô đất dẫn đến sự khác biệt thu nhập của nông hộ càng được thể thể hiện rõ.
- Bảng 6 cho thấy sự ảnh hưởng của qui mô đất đai đến thu nhập nông hộ..
- Bảng 6: Thu nhập của nông hộ.
- theo qui mô đất đai.
- Kết quả sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo được trình bày trong Bảng 6 đã cho thấy tồn tại sự khác biệt rất lớn về thu nhập toàn nông hộ khi nông hộ sở hữu đất đai với qui mô khác nhau..
- 0,01 có thể kết luận sự khác biệt về thu nhập của nông hộ theo qui mô đất đai là có ý nghĩa với độ tin cậy đạt 99%.
- Chính vì vậy, nông dân tại nông thôn sở hữu càng nhiều đất thì thu nhập của nông hộ càng cao.
- Điều này được minh chứng rõ nhất đối với nhóm hộ sở hữu đất trên 1 ha vì tất cả 100% nông hộ đều có thu nhập trên 60 triệu đồng.
- Khi nông hộ sở hữu đất giảm dần (0,5 ha đến 1 ha) thì tỷ lệ nông hộ có thu nhập trên 60 triệu đồng cũng giảm, chỉ còn khoảng 73%.
- hộ, đồng thời bắt đầu xuất hiện những hộ có thu nhập dưới 60 triệu đồng thậm chí là dưới 30 triệu đồng.
- Tỷ lệ hộ có thu nhập dưới 30 triệu đồng tăng lên khi đất sở hữu của nông hộ thấp hơn 0,5 ha, cụ thể có tới 17% hộ có thu nhập dưới 30 triệu đồng và 23% hộ có thu nhập dao động từ 30 triệu đồng đến 60 triệu đồng..
- Hoạt động sản xuất tạo thu nhập của nông hộ phụ thuộc qui mô sở hữu đất.
- Khi qui mô sở hữu đất của nông hộ đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông thôn vẫn là nguồn thu nhập ổn định và quan trọng nhất.
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng với qui mô sở hữu đất trung bình 1,8 ha thì nông hộ sản xuất thuần nông có nguồn thu nhập cao nhất (46 triệu đồng/lao động/năm) so với hoạt động sản xuất khác..
- Qui mô sở hữu đất của nông hộ tỷ lệ nghịch nguồn thu nhập phi nông nghiệp và tỷ lệ thuận với nguồn thu nhập nông nghiệp.
- Khi qui mô sở hữu đất càng tăng thì tỷ lệ hộ đạt thu nhập trên 60 triệu đông/năm càng tăng và tỷ lệ hộ đạt thu nhập thấp (dưới 30 triệu đông/năm) giảm đáng kể.
- Đặc biệt khi nông hộ sở hữu đất trên 1 ha không có hộ nào có thu nhập dưới 60 triệu đồng/năm..
- Kinh tế học nông nghiệp bền vững.
- Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở Đồng bằng sông Hồng.
- Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn..
- Kinh tế nông nghiệp.
- Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn